Một dự án đầu voi, đuôi chuột của Vinashin tại Hậu Giang

Binh Huyền

clip_image001

 

Chẳng ai ngờ đây là công trường của một dự án 1.700 tỷ đồng.

 

Nhà máy Đóng tàu Hậu Giang có vốn đầu tư 1.100 tỷ đồng, có khả năng đóng tàu trọng tải 30.000 tấn. Tuy nhiên, từ khi khởi công đến nay, nhà máy chỉ xuất xưởng được vài chiếc tàu loại nhỏ và giải quyết việc làm cho 2 lao động trong tổng số 25 người mà Vinashin đưa đi đào tạo tại Hải Phòng về...

Theo quốc lộ Nam sông Hậu sắp chính thức thông xe, sáng 14/7, PV Báo CAND có mặt tại khu vực thuộc dự án cụm công nghiệp tàu thủy và Nhà máy Đóng tàu Hậu Giang (xã Đông Phú, huyện Châu Thành, Hậu Giang). Cách đây hơn 3 năm, cũng tại đây, lễ khởi công đã diễn ra hoành tráng. Sổ tay, máy ghi âm của tôi và nhiều đồng nghiệp vẫn ghi, lưu đầy đủ thông tin mà đại diện chủ đầu tư - Vinashin, công bố tại lễ: Đây là cụm công nghiệp tàu thủy và nhà máy đóng tàu đầu tiên, lớn nhất tại ĐBSCL và lớn thứ 9 trên cả nước hiện nay. Quy mô 290ha, tổng vốn đầu tư 1.700 tỷ đồng.

Riêng Nhà máy Đóng tàu Hậu Giang có vốn đầu tư 1.100 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1, đầu tư 766 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích 60ha, có khả năng đóng mới tàu trọng tải 30.000 tấn. Giai đoạn 2 nâng cấp và mở rộng với số vốn 350 tỷ đồng, đóng tàu có trọng tải 50.000-70.000 tấn; thời gian để đưa vào sản xuất của nhà máy đóng tàu và cụm công nghiệp tàu thủy Hậu Giang là bốn năm (2007-2010); trong năm 2008, nhà máy sẽ đóng tàu 20.000 tấn…

Nơi tôi đứng cách sông Hậu chỉ vài trăm mét. Và đấy cũng nằm trong KCN sông Hậu với quy mô gần 340ha. Trước mắt chúng tôi hiện chủ yếu vẫn là bãi đất trống đầy cát và cỏ dại. Vật liệu, máy móc, thiết bị và thực tế thi công của các nhà thầu hết sức lèo tèo trên một diện tích rất khiêm tốn. "Công trường chỉ có mấy người kiểu này không biết bao giờ mới xong" - một người dân địa phương thở dài.

Cán bộ huyện thì cho chúng tôi thông tin cụ thể hơn: "Từ khi khởi công đến nay, nhà máy đóng tàu chỉ xuất xưởng được vài chiếc tàu loại nhỏ và giải quyết việc làm cho 2 lao động trong tổng số 25 người mà Vinashin đưa đi đào tạo tại Hải Phòng về".

Tìm hiểu thêm về đời sống của người dân (chủ yếu là nông dân) trong vùng dự án, chúng tôi được biết: Vào ngày 26/9/2006, nhiều bà con được Nhà nước phát tiền bồi thường quyền sử dụng đất với giá 50.000 đồng/m2 nhưng tới nay vẫn chưa được bồi thường tiền vật kiến trúc, chưa được tái định cư. Chưa nhận hết tiền thì không thể đi (mà nếu đi thì cũng chẳng biết đi đâu). Ở lại trong tình trạng không đất sản xuất, không có công ăn việc làm nên bà con chỉ bám víu vào khoản tiền bồi thường đất. Hơn 3 năm trôi qua, đã có nhiều hộ gần như trắng tay.

Chủ tịch UBND xã Đông Phú - ông Phạm Văn Chởm cho biết, dự án của Vinashin tính đến nay có 958 hộ dân của xã bị ảnh hưởng, kinh phí bồi thường được cấp có thẩm quyền phê duyệt là 229 tỷ, trên diện tích 163ha. Ông Chởm cũng xác nhận những điều mà bà con đã trình bày với chúng tôi là đúng. Theo ông Chởm, khó khăn nhất của bà con trong vùng giải tỏa hiện nay là không có việc làm mới, đất sản xuất thì không còn. Vì vậy, nhiều hộ dân phải sống chủ yếu bằng nghề làm mướn qua ngày, ai mướn gì làm nấy.

"Việc bỏ trống diện tích đất lớn như thế là rất lãng phí" - ông Chởm phân tích thêm: "Trước khi giao đất cho Vinashin, trung bình mỗi năm người dân Đông Phú thu nhập được 68 triệu (tính giá lúa chỉ 2.000 đồng/kg). Như vậy, với 80ha đất mà Vinashin đã giải phóng mặt bằng rồi để cho cỏ mọc như hiện nay thì mỗi năm người dân trong vùng dự án mất hơn 5,4 tỷ; ba năm con số trên 16 tỷ, bằng tổng thu ngân sách của xã trong 10 năm".

Sáng 14/7, ông Nguyễn Phong Quang - Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết, theo Quyết định số 926/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/6 vừa qua về việc tái cơ cấu Vinashin, dự án Khu công nghiệp và Nhà máy Đóng tàu Hậu Giang được chuyển giao về cho Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và đang trong giai đoạn làm thủ tục bàn giao giữa hai bên nên tỉnh vẫn phải chờ. Khi nào Vinalines tiếp nhận xong, tỉnh sẽ làm việc với chủ dự án mới. Nếu Vinalines tiếp tục triển khai dự án theo đúng quy hoạch được duyệt thì khỏi phải bàn tính gì thêm; nếu không sử dụng hết diện tích giải phóng mặt bằng, hay có điều chỉnh dự án theo ý của Vinalines thì tỉnh sẽ phải báo cáo cấp có thẩm quyềnclip_image002

BH

Nguồn: CAND

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn