Viễn ảnh khủng hoảng kinh tế đưa Việt Nam vào quỹ đạo đồng nhân dân tệ

Đoàn Hưng Quốc

image Ý chính: Trung Quốc đã đưa đề nghị dùng đồng nhân dân tệ làm phương tiện mậu dịch trong vùng Đông Nam Á. Tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu dẫn đến một cơn khủng hoảng, tạo điều kiện để Bắc Kinh có thí điểm thực hiện ý định phát huy vai trò của đơn vị tiền tệ này.

Nhiều sự kiện đáng chú ý trong nền kinh tế Việt Nam đã xảy đến trong thời gian gần đây:

1. Vinashin, một tập đoàn lớn, bị phanh phui làm thất thoát khoảng 4.5 tỷ USD, tức gần 5% GDP. Nhiều người cho rằng trường hợp Vinashin chỉ là phần nhỏ bề nổi của tình trạng thất thoát chi thu trong những công ty quốc doanh và toàn bộ ngân sách nhà nước.

2. Công ty lượng giá Fitch giảm mức độ tín dụng của Việt. Nam từ BB- xuống còn B+ vào cuối tháng 06-2010[1].

3. Việt Nam phá giá đồng bạc 2% vào tháng 08-2010 để giúp đỡ xuất cản

g. Thâm thủng mậu dịch lên đến 7.5 tỷ USD trong bảy tháng đầu năm nghĩa là gấp đôi cùng kỳ so với 2009[2]. Các chuyên viên cũng đánh giá rằng đồng bạc Việt Nam sẽ tiếp tục xuống giá trong thời gian sắp tới.

4. Vừa mới tuần này viên tân Tổng Giám đốc của tập đoàn Vinashin lại bị nhà cầm quyền cách chức chỉ 2 tháng sau khi nhận trách nhiệm. Điều này cho thấy nhà nước còn lúng túng chưa kiểm soát được mức độ thiệt hại.

Các sự kiện này xảy ra gần giống như tình hình Thái Lan trước cuộc khủng hoảng tài chánh năm 1997. Chúng ta phải chờ trong những ngày sắp tới xem những công ty định lượng (Moody’s, Standard & Poor’s và Fitch) lại có tiếp tục hạ điểm tín dụng của Việt Nam hay không.

Trong trường hợp này mức lãi suất của tư bản nước ngoài cho Việt Nam vay mượn sẽ tăng vọt để bù đắp độ rủi ro. Các công ty Việt Nam thiếu nợ bằng đô-la, hay cần ngoại tệ để nhập cảng vật liệu sản xuất sẽ cuống cuồng mua bán Mỹ kim theo chợ đen. Nếu nhà nước không đủ ngoại tệ để tung ra thị trường thì đồng bạc sẽ bị phá giá, nhiều công ty sẽ vỡ nợ dẫn đến tình trạng khủng hoảng chung.

Khác biệt giữa hiện tại và những năm 1997-98 là Hoa Kỳ vẫn chưa phục hồi kinh tế nên khó lòng đảm nhận vai trò cấp cứu. Trái lại Trung Quốc đang có trữ lượng ngoại tệ dồi dào và hiện đang chiếm ưu thế tuyệt đối trong cán cân mậu dịch chênh lệch với Việt Nam nên có nhiều khả năng can thiệp.

Bắc Kinh sẽ giúp Việt Nam bằng cách thúc đẩy mua bán dùng nhân dân tệ. Như vậy Việt Nam sẽ không lệ thuộc đồng đô-la, còn Hoa Lục tạo được một đầu cầu cho sự bành trướng tiền tệ.

Nước nào giúp cũng có điều kiện – như Hoa Kỳ qua cánh tay của IMF đã cứu giúp Đông Á thoát khỏi khủng hoảng kinh tế năm 1997 nhưng các biện pháp thắt lưng buộc bụng ngặt nghèo đã dẫn đến sự sụp đổ của những chế độ độc tài tại Nam Dương, Đài Loan và Nam Hàn. Trường hợp Trung Quốc giúp Việt Nam khi rơi vào khủng hoảng sẽ là cơ hội để Bắc Kinh tăng cường ảnh hưởng.

Việt Nam nằm trong vùng Đông Á nên trước sau gì cũng phải có chính sách dự trữ nhân dân tệ (song song với đô-la) để mua bán với cường quốc kinh tế trong vùng là Hoa Lục. Nhà nước cần chủ động cân nhắc, tính toán trước để quyết định này có lợi cho cả hai bên, thay vì thụ động để ngoại bang áp đặt vào tình trạng ngặt nghèo.

Đ. H. Q.

Bài do tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Outlook for an economic crisis would bring Vietnam into the orbit of Chinese’s Renminbi

Hung Quoc Doan

Sypnosis: China has suggested using the Renminbi as the currency of trade in Southeast Asia. Vietnam's economic situation has led to signs of a crisis, providing an opportunity for Beijing to expand the role of its currency

Many notable events in the economy of Vietnam have happened in the past few months:

  1. An unreported loss of 4.5 billion USD - or nearly 5% of GDP – was recently uncovered in the large state-managed conglomerate of Vinasin. Many observers however believe that this is only the tip of an iceberg, and there are widespread abuses in many other state-run companies and in the entire national budget.
  2. The international agency Fitch reduced the credit rating of Vietnam from B + to BB-down in 06-2010 1.
  3. Vietnam devalued its currency the dong by 2% in 08-2010 in order to stimulate exports. Trade deficit was at 7.5 billion dollars in the first seven months, doubling the amount compared to the same period in 20092. Many observers believe that Vietnam dong will continue to fall in the near future.
  4. Just this week the new CEO of Vinasin was dismissed just two months after his appointment. This suggests that the state is not yet in full control of the level of damage.

These events are very similar to the situation Thailand before the financial crisis in 1997. We have to wait a few more days to see if the international agencies Moody's, Standard & Poor's and Fitch will further lower the credit rating Vietnam or not.

In that case the interest rates of foreign loans will surge to offset the risks. Vietnamese companies that are indebted in foreign denominations or those who need dollars to import materials and machineries would become panic and accrue dollars in the black market. If the state does not have enough currency reserve then the value of Vietnam dong will drop precipitously. Many local companies could become insolvent leading to a general crisis.

The difference between now and the years of 1997-98 is that the U.S. economy is not fully recovered therefore it is difficult for Washington to come for the rescue. In contrast China has a large foreign currency reserve, and is currently the pre-dominant trading partner with huge imbalance against Vietnam, therefore is more likely to intervene.

Beijing will convince Vietnam to reduce the trade imbalance by converting part of its reserve to RMB. Vietnam will not be so dependent on the dollar, China also creates a bridgehead for monetary expansion.

An economic crisis in Vietnam would be the opportunity for Beijing to enhance its influence in the region.

Vietnam is located in East Asia therefore must be prepared to have currency reserves in RMB (together with dollar) for trade with the economic powerhouse in the neighborhood. The state however should actively consider this policy to be beneficial to both parties, instead of passively waiting until foreign governments impose unfavorable conditions in a crisis.


[1] Wall Street Journal 30-6-2010 Fitch Cuts Vietnam Ratings

[2] Financial Times 18-08-2010 Vietnam devaluation fails to stem dong’s fall

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn