‘Không phải trò lòe đâu’: dọa dùng vũ khí nguyên tử, huy động quân dự bị… Tại sao Putin lại phiêu lưu

Đức Tâm

NGA MỚI LÀ QUỐC GIA SỢ HÃI VŨ KHÍ HẠT NHÂN

Lê Xuân Nghĩa

Họ nói và tuyên truyền kiểu như thế giới có duy nhất Nga sở hữu vũ khí hạt nhân (VKHN) ấy.

Vì vậy họ sung sướng, mãn nguyện và tự hào đến ngất ngây khi cùng lúc bộ 3 quyền lực nhất của Nga gồm TT Putin, Phó chủ tịch Hội đồng an ninh Quốc gia Nga Madvedev và Thư ký báo chí Nga ra tuyên bố sẽ sử dụng VKHN để xâm lược chủ quyền lãnh thổ quốc gia khác

Thế nhưng họ quên mất rằng ai cũng sợ hãi VKHN, trong đó có cả Nga. Và Nga biết bấm nút hạt nhân thì các cường quốc hạt nhân họ không biết bấm chắc?

Có một thực tế rõ ràng không thể chối cãi là nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân thì chính Nga phải chịu tổn thất là lớn nhất, còn đối thủ chính của Nga lại thiệt hại là nhỏ nhất. Lý do:

- Bao bọc quanh Nga và sát nách Nga là tất cả các hệ thống rada cảnh báo và tên lửa đánh chặn tối tân nhất của NATO. Vì vậy, tỷ lệ đánh chặn khi Nga phóng tên lửa đến các đối thủ chính của Nga là Mỹ, Anh, Đức sẽ là gần như tuyệt đối. Trong khi đó, khi đối phương trả đũa thì Nga gần như bó tay chịu trận.

- Về phương tiện tấn công VKHN bằng đường không thì Nga thua tuyệt đối trên bầu trời trước sức mạnh của không quân NATO. Trong khi NATO đủ điều kiện xuyên thủng và tấn công trực tiếp các lớp phòng thủ trên không của Nga.

- Về phương tiện tấn công VKHN bằng hải quân thì cũng tương tự đường không khi mà sức mạnh hải quân của NATO áp đảo hoàn toàn Nga.

Điều cốt lõi quyết định cho những nhận định trên nó nằm ở chỗ Mỹ và đồng minh có hàng nửa thế kỷ chỉ có nhiệm vụ ăn và lên kế hoạch tấn công Liên Xô, nay là Nga. Ở chiều ngược lại thì Nga chỉ có thể nằm ở thế thủ.

Vì vậy, kẻ tấn công sẽ luôn có nhiều kế hoạch và phương án để lựa chọn. Còn kẻ ở thế thủ chỉ duy nhất phương án phòng thủ. Đó là cơ sở và điều kiện để bên tấn công khai thác được điểm yếu và sở hở của bên phòng thủ. Đặc biệt, phía tấn công vượt trội bên phòng thủ về khoa học công nghệ và các vũ khí chính xác.

Tất cả đều đã được chứng minh ở chiến trường Ukraine, khi mà chưa có bất cứ vũ khí tinh vi nào của Mỹ và NATO xung trận mà Nga đã gần như tê liệt hoàn toàn cả về phòng không, không quân và hải quân.

Đồng thời, chúng ta nên nhớ rằng không phải tự nhiên mà NATO đã hoàn thành việc dự trữ lượng thuốc chống phóng xạ đủ cấp phát cho người dân của họ. Và những lời đe doạ sặc mùi khủng bố của Nga không hề làm cho thế giới lo sợ.

Kết luận: Chính Nga mới là quốc gia sợ hãi VKHN nên mới lấy VKHN ra đe doạ các quốc gia khác

clip_image001

Ảnh: Bạn ở lại chơi một mình nhé

FB Xuân Nghĩa Lê

Ngày 21/09/2022, tổng thống Nga thông báo huy động hàng trăm lính dự bị đi chiến đấu ở Ukraina, đồng thời dọa nạt phương Tây về vũ khí nguyên tử. Với vẻ mặt nghiêm trọng, nguyên thủ Nga dằn giọng: «Đây không phải là trò lòe bịp đâu». Báo Pháp Le Parisien ngày 21/09/2022 giải mã các động thái này.

clip_image003

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói về lệnh động viên lính dự bị, Matxcơva, Nga, ngày 21/09/2022. AP

Ngày 24/02/2022, Vladimir Putin thông báo trên truyền hình việc phát động «chiến dịch quân sự đặc biệt» tại Ukraina. Thế giới theo dõi từng câu nói của Putin, còn người dân Ukraina thì cảm thấy như trời sụp. Rồi phải đợi thêm 7 tháng nữa và việc quân đội Nga tháo chạy toán loạn thì mới lại thấy ông chủ điện Kremlin ngồi sau bàn làm việc, sẵn sàng chứng tỏ cho toàn thế giới thấy là ông ta không từ bỏ cuộc chiến.

Mười phút phát biểu, đó là mười phút dọa nạt và tuyên truyền chống phương Tây, bao gồm một thông báo gây sốc: huy động một phần người dân vào cuộc chiến tranh, nhưng ông vẫn tránh không nói thẳng ra là chiến tranh. Tình trạng leo thang được công bố ngày 20/09 đi kèm với thông báo trưng cầu dân ý, được tổ chức từ ngày 23 đến 27/09 để sáp nhập vào Nga bốn vùng lãnh thổ của Ukraina nhưng bị Matxcơva kiểm soát một phần. 

Tìm cách hù dọa phương Tây

Với thái độ hận thù, ông Putin đã hằn học chỉ trích, tố cáo phương Tây muốn «làm suy yếu, chia rẽ nhằm phá hủy» nước Nga. Theo Adrien Nonjon, đang làm tiến sĩ tại Viện Ngôn ngữ và Văn minh phương Đông (Inalco) thì đây là giọng điệu của kẻ thua. Putin là nạn nhân của chính vụ việc mà ông ta gây ra: ông không hiểu nổi làm thế nào mà quân đội Nga lại bị vấp cản trong cuộc chinh phục lãnh thổ Ukraina. Đối với ông ta, chính các thế lực phương Tây đã trực tiếp can dự và là nguyên nhân dẫn đến việc huy động bán phần lực lượng dự bị Nga.

Phương Tây đương nhiên không có cái nhìn tương tự. Chiều ngày 21/09, tổng thống Mỹ Joe Biden, trên diễn đàn Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, đã lên án Nga phải chịu trách nhiệm trong việc muốn dùng vũ lực để chiếm lãnh thổ của nước láng giềng và ông kêu gọi tất cả các quốc gia hãy đoàn kết ủng hộ Ukraina. Cũng theo hướng này, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi cộng đồng quốc tế «gây áp lực tối đa» với tổng thống Nga.

Trong vidéo truyền tải thông điệp, ông Putin nêu ra việc phương Tây bắt bí dọa nạt dùng vũ khí nguyên tử, nhưng chính bản thân ông cũng dọa nạt: «Nếu sự toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta bị đe dọa, chúng ta chắc chắn sẽ sử dụng tất các phương tiện có trong tay để bảo vệ đất nước và người dân Nga. Tôi nói rõ là tất cả phương tiện… Và đây không phải là trò lòe bịp».

Có đáng tin vào mối đe dọa hạt nhân hay không?

Nói đến «toàn vẹn lãnh thổ» thật là thâm hiểm, bởi vì Nga dự tính sáp nhập bốn vùng lãnh thổ Ukraina trong những ngày tới, trong khi quân đội Nga không hề kiểm soát được toàn bộ các vùng này. Thông điệp của Nga rất rõ ràng: ngay sau khi sáp nhập, chiến sự diễn ra tại những nơi này, trên thực tế, sẽ được coi là một cuộc xâm nhập vào lãnh thổ Nga.

Nếu như tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky nói rằng ông không tin Matxcơva sẽ sử dụng vũ khí nguyên tử, thì Washington lại xem xét đe dọa này một cách nghiêm túc. Bà Tatiana Kastouéva-Jean, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (Ifri) nhận định: «Putin tìm kiếm lợi thế, cố duy trì tình hình có lợi cho ông ta, ngăn chặn được cuộc tấn công của Ukraina và sự ủng hộ của phương Tây».

Việc biến các vùng chiếm được thành những «cứ địa» là nhằm đối phó với tình trạng sa lầy chiến tranh mà ông Putin không làm chủ được nữa.

Chuyên gia quân sự Thibault Fouillet cho rằng «tình trạng bất khả xâm phạm lãnh thổ Nga cũng chỉ là lý thuyết. Các vụ oanh kích vào Crimée đã không dẫn đến leo thang đáp trả. Đây chỉ là một tính toán chiến lược và chính trị để dẫn đến đàm phán. Vả lại việc đàm phán luôn luôn được nhắc đến trong các tuyên bố».

Tại sao lại bây giờ?

Diễn văn của Putin lẽ ra được phát vào tối thứ Ba, 20/09. Cuối cùng, các nhà báo được mời ra về đi ngủ và không có lời giải thích nào. Và để thức dậy vào khoảng «8 giờ sáng». Việc hoãn lại như vậy rất hiếm khi xảy ra ở điện Kremlin đã bị phía Ukraina chế giễu và các chuyên gia đưa ra nhiều diễn giải. Thương lượng, vấn đề kỹ thuật? Tướng Dominique Trinquand nêu giả thuyết: «Puntin lẽ ra phát biểu vào tối thứ Ba (20/09), với sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng. Thế nhưng ông ta chỉ phát biểu hôm thứ Tư (21/09). Khi làm như vậy, do lệch giờ, lúc đó nước Mỹ đang ngủ và phía đông của nước Nga thì nhận được thông điệp. Như vậy, Putin muốn nói chuyện trước hết là với người dân Nga».

Trên chiến trường, quân đội của Putin hứng chịu nhiều thất bại. Cuộc phản công gần đây của Ukraina đã cho phép Kiev giành lại được những thành phố chiến lược và hàng ngày cây số vuông và thậm chí làm thay đổi các phát biểu chính thức trên các phương tiện truyền thông. Cựu đại sứ Pháp tại Matxcơva, Jean de Gliniasty nhấn mạnh: «Tổng thống Nga đang trong vị thế khó khăn và ông ta phải đưa các bảo đảm cho cánh cực hữu. Thời điểm được lựa chọn cũng mang tính biểu tượng, ngay trước khi có diễn văn của Joe Biden và Volodymyr Zelensky hôm thứ Tư tại Liên Hiệp Quốc».

Trấn an người Nga bằng mọi giá

Để duy trì trật tự tại các vùng mà ông ta hy vọng sáp nhập, Vladimir Putin đã thông báo lệnh động viên bán phần lực lượng dự bị, ngay hôm thứ Tư 21/09, một cách rất thận trọng. Ông ta nhấn mạnh: «Chúng ta chỉ nói đến việc động viên bán phần» trong lúc tin đồn về tổng động viên đã làm dấy lên mối lo ngại của nhiều người Nga. Mối lo này đã dẫn đến tình trạng nhiều người ngay lập tức đổ xô truy cập vào các website của các hãng hàng không: tất cả các vé máy bay trong ngày trên các tuyến bay đến những nơi gần nước Nga nhất đã được bán hết. 

Chuyên gia Thibault Fouillet giải thích: «Putin đang trong tình thế mạo hiểm, khó khăn. Đa số dân Nga ủng hộ chính sách của ông ta… Chừng nào điều này không liên quan đến họ». Thận trọng cũng không đủ: tối thứ Tư 21/09 tại Matxcơva và ở nhiều thành phố lớn khác trên nước Nga, hàng trăm người đã biểu tình, hô vang khẩu hiệu «không tiến hành chiến tranh». Theo các tổ chức phi chính phủ, hàng trăm người đã bị bắt giữ.

Đ.T.

Nguồn: RFI Tiếng Việt

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn