Cựu Thủ tướng Nhật Naoto Kan lên án điện hạt nhân: “Tốt hơn cả là nên vứt nó đi”

Martin Fackler

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng lược dịch từ The New York Times

clip_image001

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan, đứng giữa, phát biểu trong một phiên điều trần của Quốc hội tại Toyko hôm thứ Hai

TOKYO - Với sự cảnh báo mạnh bạo bất thường, vị Thủ tướng Nhật của giai đoạn khủng hoảng hạt nhân năm ngoái đã nói trong cuộc điều trần tại Quốc hội hôm thứ Hai rằng Nhật Bản cần phải huỷ bỏ điện hạt nhân vì nó quá nguy hiểm. Ông tuyên bố rằng thảm họa Fukushima đã đẩy Nhật Bản đến gần kề vực thẳm của “sự sụp đổ có mức độ quốc gia”.

Trong cuộc điều trần trước Ủy ban điều tra về phong cách làm việc của chính phủ Nhật Bản nhằm giải quyết thảm họa hạt nhân, cựu Thủ tướng Naoto Kan cũng cảnh báo rằng các phe nhóm thuộc kỹ nghệ điện hạt nhân đầy quyền lực đang cố gắng đẩy Nhật Bản trở lại với điện hạt nhân mà “không bày tỏ sự hối tiếc” về thảm họa hạt nhân xảy ra tại Fukushima.

Buổi điều trần của ông Kan được mọi người quan tâm nhiều nhất trong cuộc điều tra sẽ kéo dài 6 tháng, bắt đầu bởi cuộc điều trần trước cơ quan lập pháp mà cơ quan này cảm thấy rằng lần điều tra nội bộ thực hiện bởi chính phủ đã có vẻ như có hành động bao che cho những sai phạm của chính phủ. Ông Kan dùng lần điều trần này để đả kích vị Thủ tướng đương nhiệm - Yoshihiko Noda, người thay thế ông vào tháng Tám 2011, là người có lập trường ủng hộ điện hạt nhân.

Ông Noda đã từng kêu gọi cho tái vận hành những nhà máy điện hạt nhân không bị hư hại nhưng phải ngưng hoạt động từ khi xảy ra thảm họa vì công chúng lo lắng cho sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân. Ông Noda tuyên bố Nhật Bản cho phép các nhà máy điện hạt nhân hoạt động để tránh kinh tế không bị tê liệt do tình trạng thiếu nguồn điện. Ông Noda đã phải đối mặt với sự chống đối kịch liệt từ nhiều cử tri Nhật Bản. Họ nói chính phủ đang hấp tấp cho chạy trở lại các nhà máy điện nguyên tử mà không chứng minh được rằng những nhà máy này an toàn, yêu cầu hãy để cho công chúng có đủ thời gian bàn thảo về vấn đề Nhật Bản có thật sự cần điện hạt nhân hay không.

Trong phiên điều trần, Ông Kan tuyên bố rằng mức độ an toàn của cá nhà máy điện hạt nhân không đạt yêu cầu vì chính sách điện năng đã bị “nhóm lợi ích điện hạt nhân” tước đoạt – nhóm từ dùng cho các công ty quyền thế, những cơ quan quản lý và những nhà khoa học ủng hộ điện hạt nhân cùng nhau liên kết chặc chẽ nhằm thúc đẩy thực hiện điện hạt nhân. Ông tuyên bố rằng chỉ có một cách duy nhất để phá vỡ sự lũng đoạn của “nhóm lợi ích” này là thành lập một tổ chức điều hành quản lý hạt nhân mới với thành phần nhân lực điều động từ nước ngoài như các chuyên viên người Mỹ và Âu châu.

“Gorbachev đã từng nói trong tập hồi ký của ông ta rằng thảm họa Chenobyl đã phơi bày những căn bệnh trầm kha của hệ thống Soviet”, ông Kan tuyên bố, khi đề cập đến thảm họa nổ lò phản ứng hạt nhân tại Ukraine, vụ nổ đã làm cả một vùng rộng lớn của Âu Châu bị nhiễm phóng xạ. “Thảm họa Fukushima cũng gây ra tình trạng nhiễm phóng xạ tương tự cho Nhật Bản”.

...

Ông Kan đã dùng phần lớn thời gian của ba giờ điều trần để phát biểu chống lại những phê phán về cách thức giải quyết thảm họa hạt nhân năm ngoái – thảm họa làm cho cả một vùng Đông Bắc rộng lớn của Nhật Bản bị bao phủ bởi phóng xạ.

Ông chê trách các cơ quan kiểm soát hạt nhân và tập đoàn chủ nhân nhà máy, Tokyo Electric Power, gọi là Tepco, đã giữ kín không cung cấp kịp thời cho ông các chi tiết quan trọng về thảm họa trong những ngày ngay sau khi trận động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 phá hư toàn bộ hệ thống làm nguội tại khu nhà máy Fukushima Daiichi, làm cho các lò phản ứng hạt nhân bị nóng chảy.

Ông nói rằng ông đã rất lo sợ tình trạng nóng chảy bổ sung có thể “làm thoát ra không khí và nước biển một lượng phóng xạ vượt nhiều lần, không, vượt nhiều tá lần, nhiều trăm lần so với mức độ phóng xạ thoát ra do thảm họa Chernobyl”.

...

Nhưng những nhận xét mạnh bạo nhất được ông phát biểu vào cuối buổi điều trần, khi đoàn điều tra hỏi ông về việc ông có lời nhắn nhủ gì cho vị Thủ tướng đương nhiệm. Ông Kan trả lời rằng thảm họa nổ nhà mày điện hạt nhân Fukushima đã làm cho Nhật Bản đến sát với quyết định di tản cư dân của thành phố Tokyo và 30 triệu dân chúng vùng chung quanh, và sự mất đi thủ đô Tokyo có thể làm tê liệt toàn bộ chính quyền nhật Bản, đưa đến “sự sụp đổ toàn bộ khả năng hoạt động của cả nước Nhật”.

Ông nói rằng viễn cảnh mất đi Tokyo đã làm ông nhận ra rằng điện hạt nhân quả thật là quá

nguy hiểm, những hậu quả của một tai nạn hạt nhân quá to lớn không thể chấp nhận được.

“Không thể nào bảo đảm an toàn một cách tuyệt đối hoàn toàn để quyết đoán chắc là ngăn ngừa nguy cơ sụp đổ của cả nước”. Ông Kan tuyên bố “ kinh nghiệm với thảm họa hạt nhân đã làm cho tôi tin chắc rằng cách thức tốt nhất để làm cho nhà máy điện hạt nhân an toàn là đừng lệ thuộc vào nó, mà hãy vứt bỏ nó đi”.

Tuy nhiên, ông Noda dường như đã không chú ý đến các cảnh báo. Vài giờ sau đó, Thủ tướng chỉ ra rằng ông có thể sớm đưa ra quyết định khởi động lại nhà máy hạt nhân Oi ở phía tây Nhật Bản, ông hy vọng đó sẽ là bước đầu tiên hướng tới việc vận hành lại các nhà máy đang tạm dừng hoạt động của Nhật Bản.

M.F.

N.T.H. - N.X.D. - N.H. lược dịch

Các dịch giả gửi trực tiếp cho BVN

Nguyên văn:

Japan’s Former Leader Condemns Nuclear Power

By MARTIN FACKLER

Published: May 28, 2012

TOKYO — In an unusually stark warning, Japan’s prime minister during last year’s nuclear crisis told a parliamentary inquiry on Monday that the country should discard nuclear power as too dangerous, saying the Fukushima accident had pushed Japan to the brink of “national collapse.”

In testimony to a panel investigating the government’s handling of the nuclear disaster, the former prime minister, Naoto Kan, also warned that the politically powerful nuclear industry was trying to push Japan back toward nuclear power despite “showing no remorse” for the accident.

Mr. Kan’s was the most closely watched testimony in the six-month inquiry, which was started by lawmakers who felt an earlier internal investigation by the government had papered over problems. Mr. Kan used the appearance to criticize the relatively pronuclear stance of the current prime minister, Yoshihiko Noda, who replaced him in August.

Mr. Noda has called for restarting Japan’s undamaged nuclear plants, which have all been idled since the accident because of public safety concerns. He says the plants are needed to avoid economically crippling power shortages. Mr. Noda has met stiff resistance from many Japanese voters, who say the government is rushing to restart the plants without proving that they are safe or allowing time for a proper public dialogue over whether Japan actually needs nuclear power.

In his testimony, Mr. Kan said that Japan’s plant safety was inadequate because energy policy had been hijacked by the “nuclear village” — a term for the power companies and pronuclear regulators and researchers that worked closely together to promote the industry. He said the only way to break their grip was to form a new regulatory agency staffed with true outsiders, like American and European experts.

“Gorbachev said in his memoirs that the Chernobyl accident exposed the sicknesses of the Soviet system,” Mr. Kan said, referring to the 1986 explosion of a reactor in Ukraine, which spewed radiation across a wide swath of Europe. “The Fukushima accident did the same for Japan.”

Since resigning from office last August, Mr. Kan has kept a low profile. Despite the pointed comments, it seems unlikely that he is trying to stage a political comeback, given the widely shared perception here that his government bungled its response to the accident, covering up the true extent of the danger. Rather, he seemed to be trying to improve his own tarnished legacy.

Mr. Kan spent much of his three-hour testimony fending off criticisms of his handling of the accident, which covered a wide area in northeastern Japan with radiation.

He complained that nuclear regulators and the plant’s operator, Tokyo Electric Power, or Tepco, kept him in the dark about crucial details in the days immediately after a huge earthquake and tsunami on March 11, 2011, knocked out cooling systems at the Fukushima Daiichi plant, causing three of the plant’s reactors to melt down.

He said he tried to be fully open with the public and hid nothing. But he seemed to undermine that claim when he disclosed that in the early days of the crisis he feared it could spiral out of control, even as his own ministers were giving public reassurances that they had the plant under control.

He said he feared additional meltdowns could “release into the air and sea many times, no, many dozens of times, many hundreds of times the radiation released by Chernobyl.”

Those fears led to the most extraordinary moment of the crisis, when Mr. Kan walked into Tepco’s headquarters after being told the company wanted to evacuate its staff from the crippled plant. He demanded that they stay, saying he was prepared to put his own life on the line to prevent the disaster from worsening.

He also defended his visit to the plant on the day after the earthquake, which has been widely criticized for distracting plant personnel at a crucial juncture in their efforts to save the overheating reactors. Mr. Kan told the panel that he wanted to get an assessment directly from the plant manager because he felt Tepco officials in Tokyo were not giving him enough information.

But his strongest comments came at the end of his testimony, when a panel member asked if he had any advice for the current prime minister. Mr. Kan replied that the accident had brought Japan to the brink of evacuating metropolitan Tokyo and its 30 million residents, and that the loss of the capital would have paralyzed the national government, leading to “a collapse of the nation’s ability to function.”

He said the prospect of losing Tokyo made him realize that nuclear power was just too risky, that the consequences of an accident too large for Japan to accept.

“It is impossible to ensure safety sufficiently to prevent the risk of a national collapse,” Mr. Kan said. “Experiencing the accident convinced me that the best way to make nuclear plants safe is not to rely on them, but rather to get rid of them.”

However, Mr. Noda apparently did not the heed the warning. Hours later, the prime minister indicated that he may soon make a decision on restarting the Oi nuclear plant in western Japan, which he hopes will be a first step toward turning on Japan’s other idled plants.

Nguồn: The New York Times

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn