Loại bỏ dần, đập bỏ và đóng cửa – Một tuần lễ tệ hại cho điện hạt nhân

Justin McKeating - Greenpeace International, September 14, 2012

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng dịch

clip_image002

Nhà máy điện hạt nhân Santa Maria de Goranã của Tây Ban Nha

Thông tin có tính cách lịch sử về việc Nhật Bản sẽ loại bỏ dần điện hạt nhân lại kết thúc một tuần lễ tồi tệ cho kỹ nghệ điện nguyên tử thế giới.

Quyết định của chính phủ Nhật Bản sẽ chấm dứt sự lệ thuộc của nước này vào điện hạt nhân vào thập niên 2030 có nghĩa là Nhật Bản sẽ gia nhập những quốc gia như Đức và Thụy Sĩ vừa quay lưng từ bỏ điện hạt nhân sau thảm họa Fukushima vào năm ngoái.

Đây là một bước tiến không thể tưởng tượng được đối với một quốc gia từng phụ thuộc 30% nhu cầu điện năng vào điện hạt nhân và là kết quả của làn sóng biểu tình liên tục chống điện hạt nhân trong một quốc gia trước đó không hề biết gì về sự bất tuân dân sự.

Quyết định này đã xảy ra trong khi hai lò phản ứng hạt nhân tại Bỉ phải ngừng hoạt động sau khi các vết nứt được tìm thấy trong các lò phản ứng hạt nhân.

Và tăng thêm vào sự không may mắn của công nghệ [điện hạt nhân] trong tuần này, Tây Ban Nha tuyên bố sẽ đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Garõna vào tháng Bảy năm 2013, trong khi đó chính phủ mới của tiểu bang Quebec, Canada, vừa xác nhận rằng tiểu bang này cũng sẽ đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Gentilly-2.

Đây là những thời điểm quan trọng của ngành điện hạt nhân

Tổ chức Hòa Bình Xanh (Greenpeace) đã hoan nghênh một cách dè dặt “chiến lược năng lượng và môi trường” mới của Nhật Bản, quyết định này đã đến sau thời gian chờ đợi quá lâu. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng thời gian chờ đợi 18 năm để cho năng lượng hạt nhân được loại bỏ hoàn toàn là quá dài.

Trong mùa hè này, Nhật Bản đã chứng tỏ được rằng nước Nhật vẫn có thể sống không cần điện hạt nhân, không xảy ra tình trạng thiếu điện hay mất điện mặc dầu chỉ có hai trong số 50 nhà máy điện hạt nhân hoạt động.

Con đường năng lượng trước mắt thật rất rõ ràng.

Tổ chức Hoà Bình Xanh (Geenpeace) đã chứng minh trong bài “tình huống Cách mạng năng lượng” của tổ chức rằng với sự tiếp cận nhanh chóng năng lượng tái tạo và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng hiện hữu, Nhật Bản có thể tận hưởng sự phục hồi kinh tế và đáp ứng được mục tiêu giảm thiểu khí thải nhà kính vào năm 2020 của nước này.

Nhật Bản không cần phải tái khởi động bất kỳ nhà máy điện hạt nhân bị ngưng hoạt động sau thảm họa hạt nhân Fukushima.

Tại Âu Châu, việc hai lò phản ứng hạt nhân Doel 3 và Tihange 2 tại Bỉ bị ngưng hoạt động sau khi các cuộc kiểm tra tìm thấy các vết nứt trong các lò phản ứng minh chứng rằng nguy cơ đối với an toàn phóng xạ nguyên tử của dân chúng về điện hạt nhân vẫn tiếp tục diễn ra.

Có thể xác định rằng những hư hại là rất nghiêm trọng, dẫn đến hậu quả là các lò phản ứng hạt nhân này sẽ không bao giờ được phép tái hoạt động.

Nếu vụ việc này không đủ để làm người ta run sợ, thì khả năng còn có một số lò phản ứng hạt nhân khác trên khắp thế giới có thể bị hư hại tương tự như vậy còn ghê sợ hơn. Vì tất cả các lò phản ứng này đều dùng các bồn kim loại tương tự do công ty của Hà Lan, nay đã ngưng hoạt động, chế tạo - công ty Rotterdamche Droogdok Maatschappij (RDM).

Cơ quan giám sát hạt nhân Bỉ Quốc FANC đã tổ chức một phiên họp của những viên chức phụ trách an toàn hạt nhân tại thành phố Brussels vào tháng rồi để bàn thảo vấn đề này. Các viên chức từ Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Mỹ và Achentina đã tham gia các buổi hội thảo

Tuy nhiên, tổ chức Greepeace đang lo âu rằng khi các chủ nhà máy và các nhân viên giám sát lò phản ứng hạt nhân của các nước này lại cho rằng những lò phản ứng hạt nhân này không có trục trặc gì.

Chúng tôi đang kêu gọi hãy cho những lò phản ứng hạt nhân này ngừng hoạt động ngay lập tức để cho phép các cuộc kiểm tra nghiêm chỉnh được thực hiện hầu bảo đảm an toàn cho dân chúng.

Tuy nhiên, một điều rất khích lệ vừa xảy ra, trong tuần rồi mức độ an toàn của dân chúng tại Tây Ban Nha vừa bước được bước tiến bộ khi công chúng được thông báo rằng nhà máy điện hạt nhân Garonã sẽ được đóng cửa vĩnh viển vào tháng Bảy 2013.

Những chủ nhân của nhà máy này đã từng hy vọng họ có thể gia hạn thời gian hoạt động của nhà máy củ kỷ này đến năm 2019, với khoảng 120 triệu Euro (153 triệu USD) có thể cần được sử dụng để tân trang và cải tiến độ an toàn của nhà máy; nhưng vào tuần này họ cuối cùng đã thừa nhận bị thất bại.

Sự kiện này báo hiệu bước khởi đầu của tương lai năng lượng tái tạo và bền vững, và là một chiến thắng rất to lớn cho những tổ chức vận động chống điện hạt nhân tại Tây Ban Nha liên tục đấu tranh trong 20 năm qua.

Tất cả sự việc này làm cho chúng ta tự hỏi ngành kỹ nghệ hạt nhân có thể chịu đựng bị đánh thêm bao nhiêu lần mới ngã quỵ? Kỹ nghệ điện hạt nhân đang chiến đấu chống lại các nguồn năng lượng khác trẻ hơn và tốt hơn như là năng lượng mặt trời và gió - một trận chiến mà điện hạt nhân không thể nào thắng.

Nguồn bản gốc:

greenpeace.org

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn