Múa “vụng” nên bị “lộ” hàng!

Tô Văn Trường

Trên diễn đàn Quốc hội trong kỳ họp lần thứ tư khóa XIII, khai mạc ngày 22/10 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, thừa nhận có lỗi với Dân, Quốc hội, Đảng trong công tác quản lý điều hành là điều dễ hiểu. Ngoài các khuyết điểm của cá nhân người đứng đầu Chính phủ đã được thừa nhận, trong cơ chế còn nhiều khuyết tật của hệ thống chính trị, Thủ tướng cũng có thể làm tốt hơn nhưng rất tiếc ông đã không làm được. Trong đó, còn có nguyên nhân nhiều cộng sự của Thủ tướng thiếu hẳn khả năng kỹ trị, điển hình như các ông Đinh La Thăng, Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Bình… càng làm cho người dân mất lòng tin vào sự điều hành của Chính phủ.

Cách đây không lâu, tôi viết bài “Không chuẩn cần phải chỉnh” phê bình phát ngôn của ông Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đăng trên trang nhất báo Thanh Niên. Báo đã được in phát hành rộng rãi nhưng đến buổi trưa, người ta thương lượng với nhau xin rút bài báo ấy trên online vì ngại ảnh hưởng lớn đến uy tín vị thượng thư “tay hòm, chìa khóa” của đất nước. Mới đọc thông tin ông Vương Đình Huệ báo cáo trước Quốc hội cho biết, do ngân sách năm 2013 khó khăn, Chính phủ đề nghị hoãn việc tăng lương tối thiểu cho 22 triệu công chức và người làm việc trong khu vực Nhà nước! Thế là mọi oán giận của người dân lại được dịp trút lên đầu ông Thủ tướng.

Người dân có quyền nghi ngờ các con số thống kê công khai ở xứ Đại Cồ Việt ta vì các con số nhảy múa, đá nhau, gây cảm giác khó tin cậy. Ngay cả trường hợp cho rằng con số 22 triệu người hưởng lương ngân sách là đúng cũng là quá nhiều! Trước cách mạng tháng Tám, toàn Đông Dương chỉ có 5 ngàn viên chức ăn lương chính quyền thuộc địa, còn bây giờ… Thế thì ngân sách nào chịu nổi!? Hệ thống chính trị phình lớn, quá tải, bất cập như hiện nay tất cả đều đổ lên đầu tiền thuế của người dân có trách nhiệm lớn của Đảng (lãnh đạo tối cao và toàn diện)!

Ngay ở Niên giám thống kê nói trên, con số sơ bộ năm 2011 tổng cộng cũng chỉ là 5250,6 nghìn người. Chắc chắn, nếu có tính cả những người hưởng lương hưu và những người được trợ cấp (người có công, thân nhân liệt sĩ vv...) cũng không thể đào đâu cho đủ con số 22 triệu người như ông Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã “úm ba la” báo cáo trước Quốc hội?!

Mặt khác, nếu “chẻ hoe” con số theo báo cáo của ông Vương Đình Huệ, thấy ngay sự ngụy biện, cố tình lừa Quốc hội. Nói có sách, mách có chứng, chúng ta cùng nhau xem lại bảng thống kê số người làm việc trong khu vực nhà nước in ở Niên giám thống kê 2011. Từ bảng này, có thể thấy số người ăn lương ngân sách gồm quản lý nhà nước (kể cả bộ máy Đảng, các đoàn thể), an ninh, quốc phòng , giáo dục & đào tạo, khoa học & công nghệ, y tế, hành chính và dịch vụ hỗ trợ (1541,2+ 1731,8 + 220,2 + 480,8 + 32,3 nghìn người ), tổng cộng 4006,3 nghìn người. Xin lưu ý những người thuộc khu vực nhà nước nhưng làm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thì không ăn lương từ ngân sách nhà nước.

Ngay ở Niên giám thống kê nói trên, con số sơ bộ năm 2011 tổng cộng cũng chỉ là 5250,6 nghìn người. Chắc chắn, nếu có tính cả những người hưởng lương hưu và những người được trợ cấp (người có công, thân nhân liệt sĩ vv...) cũng không thể đào đâu cho đủ con số 22 triệu người như ông Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã “úm ba la” báo cáo trước Quốc hội?!

Ông Bộ trưởng đã quên rằng lương hưu do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả phần lớn, còn khoản trợ cấp cho người có công, thân nhân liệt sĩ thường là nhỏ, nếu có tăng theo tỷ lệ tăng lương cũng không bao nhiêu so với tiền lương. Vì vậy, việc nhập tất cả vào số người được tăng lương và trợ cấp, coi như nhau là một cách dùng con số không sòng phẳng, cốt gây ấn tượng và biện hộ cho chủ trương hoãn tăng lương.

Tham khảo bảng lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong khu vực Nhà nước phân theo ngành kinh tế (trích từ số liệu thống kê trên trang mạng của Tổng cục Thống kê)

 

Nghìn người

2005

2008

2009

2010

TỔNG SỐ

4967.4

5059.3

5040.6

5107.4

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

207.9

193.2

187.0

184.1

Khai khoáng

101.3

98.1

94.4

96.6

Công nghiệp chế biến, chế tạo

636.7

588.2

649.4

635.4

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

70.0

90.4

92.4

101.2

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

25.9

31.1

31.7

33.7

Xây dựng

488.8

422.0

437.8

435.2

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

112.2

87.8

88.1

82.7

Vận tải, kho bãi

181.6

199.1

200.4

199.7

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

34.2

38.6

40.1

38.3

Thông tin và truyền thông

25.3

28.4

29.3

32.6

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

72.7

80.5

76.1

78.0

Hoạt động kinh doanh bất động sản

3.0

3.2

3.2

3.0

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

64.2

71.2

72.1

69.4

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

25.0

26.6

26.8

30.6

Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc

1568.5

1604.2

1503.8

1523.6

Giáo dục và đào tạo

1070.1

1205.2

1213.8

1251.3

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

209.4

229.1

230.0

244.4

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

24.1

28.2

29.6

29.7

Hoạt động dịch vụ khác

46.6

34.5

34.7

37.9

Trước đây khoảng 5 năm, số người hưởng lương hưu trí là 4 triệu người.

Nếu kiểm tra lại số liệu thống kê cũ xuất bản những năm 2005-2007, số người làm cho hành chính, hoạt động đảng, v.v năm 2005 không phải là 1568.5 mà thấp hơn nhiều (so với số của Tổng cục thống kê xuất bản hiện nay). Chắc chắn người ta đã “xào nấu” lại con số cho mục đích riêng của mình.

Theo tôi hiểu, con số những người nhận lương của Nhà nước là:

1. Hành chính, công an, quân đội: 1,5 triệu.

2. Giáo dục: có thể đến 90% số 1,3 triệu (1 phần là giáo dục tư nhân)

3. Một số công chức y tế, nghiên cứu, nghệ thuật 0,2

4. Hưu trí: 4 triệu

Tổng cộng 7 triệu.

GDP = 122 tỷ US, khoảng 40% là đầu tư, trong đó từ Nhà nước là 30%. Vậy đầu tư nhà nước là 122 x 0,4 x 0,3= 14,64. Nếu lấy đi 20% để trả lương thì là 2,9 tỷ USD. Số này chia cho 7 triệu thì mỗi người được 418 USD. Nếu chỉ 1/2 hay 1/4 cũng đã tốt chán.

Có nhiều giải pháp để tăng lương như rà soát tiết kiệm tối đa các khoản chi không cần thiết như đi nước ngoài, hội họp, lễ hội, đầu tư vào các công trình chưa cấp bách, hiệu quả kinh tế không rõ lại tác động lớn đến môi trường, mạnh dạn cắt giảm biên chế ở nơi quá cồng kềnh, chồng chéo, v.v.

Nhìn ra thế giới ở các nước, vấn đề ưu tiên số 1 chỉ trả lương ngân sách cho công chức là khu vực thực sự cung cấp dịch vụ công cho dân. Ở ta trả cả cho Đảng và các khối đoàn thể - chỉ lãnh đạo chung chung và hô khẩu hiệu (“bình hoa tốn kém” như nhận xét của TS Lê Đăng Doanh), nên bộ máy phình ra hơn gấp 3 lần. Đây là nguyên nhân cốt lõi nhất (thuộc lỗi hệ thống) khiến cho Chính phủ lúng túng không thể cải cách tiền lương được. Ông Bộ Nội vụ cứ múa may thế thôi, không thuộc tầm của mình cho nên nếu múa vụng mà hở bụng thì có lẽ chỗ này là chỗ “hàng lộ nhất”!

Các chính sách ban hành ra thay đổi như có bàn tay ai cố tình cười trên nỗi khổ của người dân và doanh nghiệp. Ví dụ như chính sách về lãi suất ngân hàng cao nhất thế giới, chính sách thu – chi ngân sách, chính sách đất đai, chính sách độc quyền doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo), chính sách “độc quyền vàng miếng SJC”, v.v. Ai cũng biết là “duy ý chí” nhưng chẳng nhẽ cứ im lặng và đành bất lực đứng nhìn…

Vấn đề thứ hai được đặt ra, tại sao cứ phải đầu tư nhiều công trình quá mức, toàn khủng và dàn trải, chưa cấp bách, chưa rõ hiệu quả, chậm thu hồi, ngốn hết ngân sách? Phải chăng các công trình này chủ yếu là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, lãng phí, mà không ưu tiên cho việc tăng lương theo thời hạn vừa đúng đạo lý, vừa hợp lòng dân? Trong khi đó, rõ ràng là đời sống của người làm công ăn Lương ngân sách không được ưu tiên bằng các dự án (được hưởng %) nên người ta sẵn sàng trì hoãn lời hứa tăng Lương khi gặp khó khăn. Còn nói tăng lương thì phải in tiền là cách nói thiếu trách nhiệm chỉ làm tăng lạm phát, khổ người dân.

Trước đây, tôi đã viết một số bài liên quan đến kinh tế như “Đường sắt cao tốc kim tự tháp của Việt Nam”; “Đường sắt cao tốc và đằng sau các con số thống kê”; “Bài toán kinh tế dự án Bauxite Tây Nguyên”; “Nợ công đại vấn đề”; “Chỉ số GDP và ICOR”, v.v. để thấy sự khó tin của các con số biết “nhảy múa” ở xứ ta. Nếu con số mà biết nói năng, không hiểu ông Bộ trưởng Vương Đình Huệ sẽ đối đáp ra sao nhỉ? Nói chung, thống kê ở Việt Nam vẫn còn mang nặng tính phụ họa cho chính sách của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ở đây, vấn đề không may là Bộ trưởng họ Vương múa "vụng" nên bị "lộ” hàng!

Việt Nam ta như đang trong “cơn sóng cả”, sóng lớn xô đẩy nền kinh tế xã hội nghiêng ngã. Các chính sách ban hành ra thay đổi như có bàn tay ai cố tình cười trên nỗi khổ của người dân và doanh nghiệp. Ví dụ như chính sách về lãi suất ngân hàng cao nhất thế giới, chính sách thu – chi ngân sách, chính sách đất đai, chính sách độc quyền doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo), chính sách “độc quyền vàng miếng SJC”, v.v. Ai cũng biết là “duy ý chí” nhưng chẳng nhẽ cứ im lặng và đành bất lực đứng nhìn…

Viết đến đây, tự nhiên thấy mắt hoa, đầu váng, quyết định đóng bàn phím vì nhớ lời nhắn của Anh Bảy Nhị, một người bạn đồng tâm: “Tôi thật thông cảm và e ngại cho sức khỏe của anh. Bởi từ tôi suy ra mà biết: động não nhiều quá, nhất là những vấn đề… thì tổn thọ ghê lắm anh Trường ạ! Cuộc sống đi tới chầm chậm, "lừng lững" như nhà văn Nguyên Ngọc nói mà ta nóng lòng chạy trước nai lưng kéo chiếc xe đang đổ thì ích lợi gì?”.

T.V.T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn