Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cam kết cho thị trường đóng “vai trò quyết định” trong nền kinh tế Trung Hoa

Cary Huang (South China Morning Post – Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)

Bản dịch của BVN

Tôi vừa đọc qua nghị quyết họp của Trung Quốc, nên cũng muốn hiểu họ đã quyết định gì. Dưới đây là vài nhận xét của tôi.

Bài báo này ở Hồng Kông tóm tắt đầy đủ các điểm chính trong thông cáo của Hội nghị, tốt hơn cả báo Trung Quốc (tôi copy ở dưới). scmp.com

Báo China Daily của Trung Quốc viết tóm tắt tiểu tựa như sau:

clip_image002Third Plenum speaks in broad but telling strokes (Hội nghị toàn thể lần thứ ba nói khái quát nhưng gây ấn tượng)

clip_image002[1]Reform: To set up central leading team (Cải cách: Thiết lập tổ lãnh đạo cải cách)

clip_image002[2]Security: To establish state committee (An ninh: Thiết lập hội đồng an ninh quốc gia)

clip_image002[3]Economy: Market to be 'decisive' (Kinh tế: Thị trường là quyết định)

clip_image002[4]Economy: To diverse forms of ownership (Kinh tế: đa sở hữu)

clip_image002[5]Finance: To set up modern financial system (Tài chính: thiết lập hệ thống tài chính tiên tiến)

clip_image002[6]Justice: To overhaul judicial system (Tư Pháp: thay đổi hệ thống tư pháp)

Nội dung tiểu tựa có thể đọc ở dưới trong bài báo ở Hồng Công.

Tôi chưa thấy họ xuất bản bản đầy đủ, nhưng cách Trung Quốc nhìn vấn đề là họ nói tổng quát về hướng đi, không đi vào chi tiết, và có thể chưa biết chắc chắn sẽ làm gì cụ thể, do đó tạo sự mù mờ, nhưng đồng thời sau này nó cho phép họ diễn giải tùy tình hình. Cái này là khôn. Nếu nhìn vào Hiến pháp Mỹ thì cũng thấy là nó chỉ đưa ra nguyên tắc chung, còn áp dụng cụ thể thì có thể thay đổi theo thời đại tùy diễn giải của Tòa án Tối cao. Đây là điều Việt Nam ta vẫn chưa học được, viết thì cụ thể, không thể thay đổi khi cần và cũng không có cơ chế như Tòa án Tối cao để diễn giải.

Vài điểm chính:

1. Quyền lực tập trung vào Chủ tịch nước qua Hội đồng An ninh Quốc gia, cao hơn quân ủy Trung Quốc chỉ nắm quân đội. Với Hội đồng An ninh Quốc gia, Tập sẽ nắm toàn quyền lực về quân đội, an ninh, ngoại giao. Thủ tướng chỉ là người thực hiện. Bộ chính trị có thể sẽ thành nơi tư vấn, dù Bộ Chính trị có thể đề nghị cách chức Tổng Bí thư nếu họ muốn. Ở Việt Nam thì quyền lực phân tán, ngày càng chia bè đánh nhau, ngay cả quyền bổ nhiệm tướng lãnh cũng chia thành hai (một phần do Chủ tịch nước bổ nhiệm, một phần do Thủ tướng).

2. Với tổ cải cách, Tập cũng sẽ thống lãnh toàn bộ về kinh tế và hành chính.

3. Coi thị trường có vai trò chủ đạo (decisive role). Cái này chắc là khác với Việt Nam coi kinh tế nhà nước là chủ đạo. Cả khu vực công và khu vực tư là quan trọng ngang nhau (the same important components of a socialist market economy and the important bases of our nation's economic and social development). Tuy nhiên, ý định trên lại có vẻ mâu thuẫn với câu sau là giữ gìn địa vị thống trị của sở hữu công, trừ trường hợp ta hiểu là sản xuất thì bình đẳng nhưng tư bản thì nhà nước nắm. (Maintain the dominance of public ownership while encouraging development of non-public sectors to spur the economy's vitality and creativity.).

4. Cho phép nông dân được hưởng quyền lợi như thị dân, bảo đảm cho họ có nhiều quyền tư hữu hơn. (Allow farmers to enjoy the same benefits of urbanisation as urban residents. Grant farmers more property rights and push for equal resource allocation among urban and rural areas.) Như thế có thể tiến tới việc xóa chính sách hộ khẩu và cho nông dân bán nhà bán đất thì mới bình đẳng được (hiện nay ở thành phố, hợp đồng sử dụng đất là 75 năm và có thể kéo dài)?

Các câu này khi viết bằng ngôn ngữ chính thức là tiếng Hán mù mờ hơn rất nhiều so với bản dịch tiếng Anh chính thức.

“公有制为 主体、多种所有制经济共同发展的基本经济制度“、“赋予农民更多财产权利”。Công hữu là chủ thể, (lấy) đa sở hữu làm chế độ kinh tế cơ bản cho phát triển kinh tế cộng đồng, giao cho nông dân nhiều quyền lợi (về) tài sản.

Câu trên không dùng chữ "quyền sở hữu" mà dùng chữ "quyền lợi tài sản".

5. Bảo đảm việc sử dụng độc lập quyền của tòa án và công tố. Cái này mù mờ nhưng ít ra họ nói tới tính độc lập của tòa án (guarantee the independent use of authority by the judiciary and prosecutors in accordance with the law). Giao cho nông dân nhiều hơn quyền về tài sản,

Vũ Quang Việt

Hội nghị toàn thể lần thứ ba hứa hẹn sự thay đổi về kinh tế và thông báo sẽ tung ra những cơ quan mới đầy quyền lực để thúc đẩy các cuộc cải tổ và điều phối chiến lược an ninh.

clip_image004

Chủ tịch Tập Cận Bình (giữa) và Thủ tướng Lý Khắc Cường (bên trái Tập) tại hội nghị toàn thể lần ba ngày 12/11/2013 cùng với các ủy viên Bộ Chính trị khác (từ bên trái) Trương Cao Lệ, Lưu Vân Sơn, Trương Đức Giang, Du Chính Thanh và Vương Kỳ Sơn. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Hôm qua, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản cam kết cho cạnh tranh thị trường có một “vai trò quyết định” trong nền kinh tế và tăng cường sự độc lập về tư pháp, trong một kế hoạch cải tổ được phát biểu với những lời lẽ mơ hồ.

Bản thông cáo phát ra khi kết thúc cuộc họp kín kéo dài bốn ngày của Đảng đưa ra đường lối chỉ đạo chung nhưng có ít điều cụ thể.

Tiêu điểm của việc tái cấu trúc hệ thống kinh tế... là cho phép (các lực lượng) thị trường đóng một “vai trò quyết định” trong việc phân phối tài nguyên.

Thông cáo của hội nghị toàn thể lần thứ ba

Chuyển động cụ thể duy nhất là thiết lập hai cơ quan đầy quyền lực – một để thúc đẩy các cuộc cải tổ và một để định thức một chiến lược an ninh quốc gia được điều phối.

Mục tiêu chính của hội nghị định ra chính sách then chốt của quốc gia, được gọi là hội nghị toàn thể, là tạo sự đồng thuận trong giới tinh hoa của Đảng và định ra một phong thái chung cho sự phát triển của đất nước.

Hội nghị có 204 ủy viên chính thức và 169 ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương tham dự. Các biện pháp cụ thể hơn về chính sách sẽ được thông báo trong mấy tháng tới.

Bản thông cáo – kế hoạch đầu tiên về đường lối chính sách được công bố bởi ban lãnh đạo mới do Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường cầm đầu – có giọng điệu nhấn mạnh cải tổ về kinh tế nhưng bảo thủ trên mặt trận chính trị.

Các nhà lãnh đạo cam kết tăng cường sự độc lập tư pháp và cải tiến cơ chế chống tham nhũng.

Nhưng những biện pháp này là nhắm chống đỡ cho tính chính đáng và sự kiểm soát của đảng cầm quyền. Không có ý tưởng cải tổ chính trị nào kiểu phương Tây được nêu lên.

Sự nhấn mạnh vẫn đặt vào phát triển kinh tế mà ban lãnh đạo tin là chìa khoá cho những vấn đề mà Trung Quốc phải đối mặt.

Đã thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đất nước này đang phải vật lộn với những thử thách chưa từng có, như tăng trưởng chậm lại, bất công xã hội lan rộng, và tham nhũng không kiềm chế được.

clip_image006

Tập Cận Bình phát biểu trước hội nghị toàn thể. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Phiên họp này hôm qua đã được Tập đích thân giám sát. “Tiêu điểm của việc tái cấu trúc hệ thống kinh tế... là cho phép (các lực lượng) thị trường đóng một “vai trò quyết định” trong việc phân phối tài nguyên”, bản thông cáo nói.

Lần đầu tiên, Đảng cũng nói rằng khu vực tư nhân phải được đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước. “Cả hai khu vực công và tư đều là thành phần quan trọng của thị trường xã hội chủ nghĩa và là cơ sở quan trọng của nền kinh tế và sự phát triển xã hội của quốc gia”.

Đảng quyết định thiết lập một cơ quan đầy quyền lực để điều khiển chiến dịch cải tổ. “Nhóm lãnh đạo trung ương về cải tổ sâu xa toàn diện sẽ có trách nhiệm thiết kế cuộc cải tổ toàn bộ... và thực thi các chính sách cải tổ”.

Trên các mặt trận khác, Đảng nguyện “thúc đẩy nền pháp trị và sự tôn trọng Hiến pháp, đó là mấu chốt để hệ thống kinh tế theo định hướng thị trường nảy nở”.

Một số nhà phân tích đặt câu hỏi liệu các sáng kiến trên có thể phát huy mà không có sự thay đổi tương tự về chính trị hay không.

“Tôi thấy rằng không có nỗ lực thực chất trong việc tự do hóa về chính trị thì cải tổ kinh tế thị trường khó có thể thành công”, Trương Minh, một nhà nghiên cứu chính trị ở Trường Đại học Nhân dân nói.

Ban lãnh đạo cũng thông báo việc hình thành một ủy ban an ninh quốc gia “nhằm hoàn thiện hệ thống an ninh quốc gia và chiến lược an ninh quốc gia, và bảo đảm an ninh quốc gia.”

Những nét nổi bật của hội nghị toàn thể lần thứ ba

1. Đạt được “những thành tích quyết định” trên các lĩnh vực chủ yếu, xây dựng một hệ thống thiết chế lành mạnh, khoa học và hiệu quả trên mọi khu vực vào 2020.

2. Cải tổ kinh tế là chìa khoá cho những cải tổ toàn diện. Làm cho suôn sẻ mối quan hệ giữa chính quyền và thị trường. Thị trường sẽ đóng một “vai trò quyết định” trong việc phân phối tài nguyên.

3. Bảo vệ uy quyền của hiến pháp và pháp luật. Đưa cuộc cải tổ việc thi hành luật pháp vào chiều sâu, bảo đảm quyền độc lập của toàn án và công tố viên hợp với pháp luật; cải tiến việc bảo hộ quyền con người trong phạm vi hệ thống tư pháp.

4. Thiết lập các quy tắc thị trường mở và minh bạch; để cho thị trường đóng vai trò chủ yếu trong việc định giá. Thiết lập một thị trường thống nhất về xây dựng đất đai ở đô thị và nông thôn; cải tiến hệ thống tài chính; đưa cuộc cải tổ trong các khu vực khoa học và công nghệ vào chiều sâu.

5. Thiết lập một ủy ban an ninh quốc gia.

6. Thiết lập một ủy ban lãnh đạo cải tổ toàn diện ở cấp trung ương để lãnh trách nhiệm thiết kế tổng thể công cuộc cải tổ, điều phối, thực thi và giám sát.

7. Thiết lập một chế độ bảo vệ toàn diện môi trường, bao gồm việc hoạch định tốt hơn các quyền sở hữu tài nguyên thiên nhiên và điều tiết việc sử dụng tài nguyên; thiết lập cơ chế thu tiền đối với việc sử dụng tài nguyên.

8. Cho phép nông dân hưởng các lợi ích của đô thị hóa ngang với cư dân đô thị. Cho nông dân thêm quyền về tài sản và thúc đẩy việc phân phối tài nguyên công bằng giữa các vùng đô thị và nông thôn.

9. Duy trì ưu thế của khu vực công hữu trong khi khuyến khích sự phát triển của khu vực phi-công nhằm khích lệ tính sống động và sáng tạo của nền kinh tế. Tăng cường bảo hộ các quyền tài sản và đưa các doanh nghiệp nhà nước vào việc áp dụng những phương pháp hiện đại trong điều hành công ty.

10. Thay đổi vai trò của chính quyền và đưa các cải tổ về hành chính vào chiều sâu. Cải tiến sự khả tín của chính quyền bằng việc làm cho nó dựa nhiều hơn vào luật pháp và hướng nhiều hơn đến chức năng phục vụ.

11. Minh bạch hóa các trách nhiệm trong chính quyền; cải tổ hệ thống thuế; cải tiến độ minh bạch của ngân sách chính quyền.

12. Mở ngỏ sự tiếp cận thị trường; đẩy nhanh sự phát triển các vùng tự do thương mại, và mở ngỏ các đô thị nội địa dọc các biên giới.

13. Xây dựng một quân đội mạnh bằng việc vun trồng lòng trung thành với Đảng, năng lực và tinh thần chiến đấu.

Nguồn: scmp.com

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn