Albert Clavier, một đời phục vụ chủ nghĩa quốc tế

Claude Collin, sử gia

Nguyễn Huệ Chi dịch

Tôi mới nhận được tin buồn là anh Albert Clavier đã qua đời vào ngày 8-3-2011 tại thị xã Saint Laurent, miền Nam nước Pháp. Tôi lên mạng tìm đọc tin tức từ các báo Việt Nam, nhưng tuyệt nhiên không (hay chưa) tìm thấy một dòng chia buồn nào. Nhân đây, tôi xin gửi đến trang Bauxite Việt Nam của các bạn một bài viết ngắn về anh ấy, do nhà sử học Claude Collin thực hiện. Với nhiều người Việt Nam trong thời kháng chiến chống Pháp, cái tên Albert Clavier có thể không xa lạ, song cũng không ít người Việt ngày nay chưa có cơ hội biết đến người bạn Pháp thân thiết này.

Albert Clavier là người đã hy sinh hết tuổi trẻ của mình cho sự độc lập tự do của Việt Nam, ngay trên mảnh đất này. Anh đã bị tử hình vắng mặt ở Pháp do theo Việt Minh, dù anh là một Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, dù Bác Hồ đã có vài lần gửi thư khen ngợi vì sự hy sinh của anh cho cách mạng Việt Nam, dù anh đã có vợ người Việt và con tại Việt Nam. Nhưng do phản đối chính sách Cải cách ruộng đất tại miền Bắc (mà ảnh hưởng từ chính sách Cải cách ruộng đất của Trung Quốc), anh buộc phải rời khỏi mảnh đất anh yêu mến sang tị nạn ở Hungary cùng gia đình.

Tôi may mắn đã gặp anh tại nhà của anh ở Pháp vào năm 2005 và thật xúc động khi suốt buổi trò chuyện, anh vẫn dành tình cảm sâu nặng với Việt Nam, coi như một phần máu thịt của mình.

André Menras Hồ Cương Quyết (Trích yếu lá thư viết bằng tiếng Việt)

Albert Clavier vừa qua đời hôm thứ Năm, 8 tháng Ba.

imageSinh năm 1927, quá trẻ và là trụ cột gia đình, ông không thể tham gia như ông mong muốn vào cuộc Kháng chiến [chống Phát xít Đức], nhưng ông đã sống rất gần cuộc kháng chiến ấy, thông qua người anh Henry của mình, một chiến sĩ cộng sản, người bị bắt giữ tại cuộc biểu tình ở Grenoble vào ngày 11 tháng Mười một năm 1943, bị giải đến Buchenwald, rồi được giải thoát, được thưởng Huân chương Bắc đẩu bội tinh, Huy chương Quân công và Huân chương Chiến tranh cho những hoạt động kháng chiến của mình.

Năm 1945, trong niềm phấn khích trước công cuộc giải phóng, nhưng cũng không nghi ngờ gì về cái máu thích phiêu lưu và nhằm thoát khỏi những khó khăn của cuộc sống – ông xuất thân trong một gia đình rất nghèo – Albert nhập ngũ vào ngành pháo binh thuộc địa. Được người anh em của ông trở về từ trại tập trung giảng giải, ông đã cố gắng liên tục nhiều lần và bằng nhiều cách khác nhau để tránh bắt đầu [sự nghiệp] ở Đông Dương, điều đó khiến ông hai phen được điều ra trước một tòa án quân sự và nhiều dịp được vào cư ngụ trong xà lim. Trong tháng Ba năm 1947, ông bị xếp lên tàu đi sang Viễn Đông.

Đến cái nơi lúc ấy đang là một thuộc địa của Pháp, ông nhận thức ra rất nhanh sự bất công của hệ thống [chính quyền] sở tại và tìm thấy những hành vi tàn bạo và đôi khi đẫm máu của lực lượng viễn chinh. Rõ ràng là cuộc chiến tranh này không phải của mình. Ông bèn tìm cách bắt mối với các thành viên của người dân địa phương ủng hộ Việt Minh. Đúng vào lúc sắp bị phát hiện bởi cơ quan An ninh quân sự của Pháp, ông quyết định gia nhập vào hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam. Đánh dấu cho bước ngoặt này của đời ông là một ấn phẩm mà tiêu đề tóm đúng cuộc đời Albert Clavier: Từ thuộc địa Đông Dương đến Việt Nam tự do. Tôi chẳng luyến tiếc gì [1]. Tài liệu này rất quý giá, là một trong những bằng chứng hiếm hoi của phương Tây về sức sống của các bưng biền Việt Minh [thời đó]. Ông tham gia chủ yếu vào công tác tuyên truyền, nhắm đến những binh sĩ của quân đoàn viễn chinh Pháp, đặc biệt là những người đến từ các thuộc địa, mời họ "gia nhập hàng ngũ". Có một thời gian ông nói tiếng Pháp trên đài phát thanh bí mật của Việt Minh, rồi sau đó ông chịu trách nhiệm về một trại gồm các thành viên "gia nhập hàng ngũ" từ nhiều nguồn gốc khác nhau, từ những người lính lê dương thuộc tất cả các dân tộc, những anh lính biệt kích Sénégal... Không một lần nào ông tham dự vào các hoạt động vũ trang chống lại những kẻ vốn từng là đồng chí của mình; vả chăng những người Việt Nam cũng sẽ không bao giờ yêu cầu ông làm điều đó. Mặc dù đã gia nhập Việt Minh, Albert chưa lúc nào từ bỏ sự gắn bó thân thiết của mình đối với quê hương xứ sở đã sinh ra ông. Hơn nữa, chính là nhân danh cái nước Pháp đó – nước Pháp của năm 1789, nước Pháp của châm ngôn "Tự do, Bình đẳng, Bác ái”, nước Pháp của cuộc Kháng chiến [chống Đức quốc xã], mà ông đã thực hiện sự lựa chọn của mình. Với hàm ý tượng trưng, ông đặt tên "France" cho cô con gái đầu tiên sinh ra từ cuộc hôn nhân giữa ông với một phụ nữ Việt Nam.

Sau chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Genève (1954), Albert sống mười năm ở miền Bắc Việt Nam như là một nhà báo. Ông tham dự các công việc thường nhật của "công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội" với những phấn khích của nó cũng như cả những sự cực đoan của nó, nhất là trong việc tiến hành Cải cách ruộng đất. Ông đã không hề giấu giếm điều gì trước những cung cách làm việc đôi khi khó chịu của các đồng chí mình trong Đảng Việt Nam, đặc biệt là vào thời kỳ [chịu ảnh hưởng nặng nề] chủ nghĩa Mao. Điều này sẽ dẫn ông đến việc rời khỏi cái đất nước ông hết mực yêu thương và chính nó đã trở thành Tổ quốc thứ hai của ông (cho đến cuối đời ông vẫn là thành viên của Hội hữu nghị Pháp-Việt và của Trung tâm Thông tin về Việt Nam ngày nay). Tiếp theo đó, ông sẽ là Ủy viên thường trực của Liên đoàn Thanh niên thế giới tại Budapest, cho đến khi có lệnh ân xá năm 1968. Thế là cuối cùng ông cũng đã có thể quay trở lại nước Pháp, ở đó ông kết thúc việc hành nghề của mình trong Công ty Interagra, đặc biệt là ở Hungary.

Cam kết làm cộng sản, can đảm tận trong khí chất, và là con người trí tuệ, chính trực, chân thành, Albert Clavier là như vậy đấy.

C.C.

[1] Nhà xuất bản Les Indes savantes, Paris, 2008.

Nguyên văn:

Albert Clavier, une vie au service de l’internationalisme

Claude Collin, historien

Albert Clavier est décédé jeudi, 8 mars.

Né en 1927, trop jeune et soutien de famille, il n’a pu s’engager comme il l’aurait souhaité  dans la Résistance, mais il l’a vécue de très près par l’intermédiaire de son frère Henri, militant communiste, arrêté lors de la manifestation grenobloise du 11 novembre 1943,  déporté à Buchenwald, rescapé, décoré de la Légion d’honneur, de la Médaille militaire et de la Croix de guerre pour faits de Résistance.

En 1945, dans l’enthousiasme de la Libération, mais aussi sans doute par esprit d’aventure et pour échapper aux difficultés de la vie – il est issu d’une famille très pauvre – Albert s’engage dans l’artillerie coloniale. Sermonné par son frère de retour de déportation, il essaie à plusieurs reprises et par divers moyens d’échapper au départ en Indochine, ce qui lui vaudra de passer à deux reprises devant un tribunal militaire et d’effectuer plusieurs séjours en cellule. En mars 1947, il est embarqué pour l’Extrême-Orient.

Arrivé dans ce qui était à l’époque une colonie française, il prend très vite conscience de l’injustice du système en place et constate le comportement brutal et parfois sanguinaire du corps expéditionnaire. Il est évident que cette guerre n’est pas la sienne. Il tisse des liens avec des membres de la population locale favorables au Viêt-minh. Sur le point d’être repéré par la Sécurité militaire française, il décide de rejoindre les rangs de l’Armée populaire vietnamienne. Cet épisode marquant de sa vie a fait l’objet d’une publication dont le titre résume la vie d’Albert Clavier : De l’Indochine coloniale au Vietnam libre. Je ne regrette rien[i]. Ce document, précieux, est un des rares témoignages occidentaux sur la vie des maquis Viêt-minh. Il participera notamment à la propagande menée en direction des militaires du corps expéditionnaire français, en particulier ceux issus des colonies, les invitant à « se rallier ». Il sera un moment la voix française de la radio clandestine du Viêt-minh, puis il aura la responsabilité d’un camp de « ralliés » de diverses origines, légionnaires de toutes nationalités, tirailleurs sénégalais… À aucun moment, il ne participera à des actions armées contre ceux qui avaient été ses camarades, d’ailleurs les Vietnamiens ne le lui demanderont jamais. Bien qu’ayant rejoint le Viêt-minh, Albert ne se départira jamais de son attachement à son pays natal. C’est d’ailleurs au nom de cette France, celle de 1789, celle de la devise « Liberté, égalité, fraternité », celle de la Résistance, qu’il a fait son choix. Symboliquement, il prénommera « France » la première fille qui lui naîtra de son mariage avec une Vietnamienne.

Après Dien Bien Phu et Genève (1954), Albert va vivre pendant une dizaine d’années au Nord Vietnam comme journaliste. Il assiste au quotidien de « la construction du socialisme », avec ses enthousiasmes, mais aussi ses excès, notamment lors de la mise en place de la réforme agraire. Il ne cache rien des pratiques parfois détestables de ses camarades du Parti vietnamien, en particulier dans sa période maoïste. Cela va l’amener à quitter ce pays qu’il a beaucoup aimé et qui était devenu sa deuxième patrie (jusqu’à la fin de son existence, il était membre de l’Association d’amitié franco-vietnamienne et du Centre d’information sur le Viêt Nam contemporain). Par la suite, il sera permanent de la Fédération mondiale de la jeunesse à Budapest, jusqu’à l’amnistie de 1968. Il peut alors enfin revenir en France, où il achèvera sa vie professionnelle au sein de la compagnie Interagra, notamment en Hongrie.

Engagement communiste, courage physique et intellectuel, honnêteté, sincérité, tel était Albert Clavier.

C.C.

[i] Éditions Les Indes savantes, Paris, 2008

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn