Kiến nghị 117: Yêu cầu hủy bỏ 3 điều của Bộ luật Hình sự 2015

Xin mở link sau đây để ký tên hưởng ứng:

https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSf5bTQIsffMCyQeJ6SUEAKr5CWBRSyW9x4cJoxQ3wHbdBfdUQ/viewform

Kính gửi:

– Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Nguyễn Xuân Phúc;

– Chủ tịch Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Vương Đình Huệ;

– Các Đại biểu Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thưa quý vị,

1) Bốn mươi năm trước, năm 1982, Việt Nam đã tham gia Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Đây là luật quốc tế và Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam phải có nghĩa vụ thực thi và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam thực thi – và ngăn chặn các cơ quan chấp pháp vi phạm – các quyền dân sự và chính trị của mình được quy định trong luật quốc tế này.

2) Hiến pháp 2013 của CHXHCN Việt Nam quy định:

– “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (Điều 14.1).

– “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25).

Nghĩa vụ của Quốc hội là phải ban hành các (điều) luật để đảm bảo cho công dân có thể thực thi các quyền của mình. Các (điều) luật này có 2 khía cạnh. Một mặt (2.a) liên quan đến các hạn chế quyền, thì luật phải nêu chi tiết rõ ràng không thể hiểu lầm, nếu nêu quá rộng hay mơ hồ thì chính quốc gia tham gia ICCPR, tức là CHXHCN Việt Nam, vi phạm Điều 2 của luật quốc tế ICCPR. Mặt khác (2.b) liên quan đến những cá nhân và cơ quan vi phạm và cản trở các quyền của công dân, thì nhất thiết phải có quy định để trừng trị (nếu Quốc hội thực sự muốn người dân và các cơ quan công quyền tôn trọng Hiến pháp).

3) Đáng tiếc, Quốc hội đã không ra những luật cụ thể tạo thuận lợi cho công dân thực thi các quyền theo các Điều 14.1 và 25 của Hiến pháp và các hạn chế cụ thể, trong khi đó lại thông qua nhiều điều luật của các luật khác nhau liên quan đến hạn chế quyền, những điều luật này vi phạm đúng điều đã nêu ở điểm (2.a) nói trên: quá rộng và mơ hồ, dẫn đến những sự vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế, bị các cơ quan của Liên Hiệp Quốc (LHQ) lên án gay gắt. Liên quan đến khía cạnh trừng phạt nêu ở điểm (2.b) nói trên, thì cũng không có quy định rõ ràng. Điển hình là 3 điều của các bộ luật Hình sự (1999 và 2015) hết sức mơ hồ và có thể bị một số cá nhân và cơ quan chấp pháp lạm dụng để cản trở công dân thực hiện các quyền hiến định của mình cũng như các quyền được quy định trong ICCPR, như thế chính những cá nhân và cơ quan chấp pháp vi phạm luật quốc tế, vi phạm hiến pháp và vi phạm luật chứ không phải công dân bị vu cho các tội ấy. Những kẻ lạm dụng, cản trở lại không bị trừng trị vì thiếu vế (2.b) trong các điều luật. Các vị đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua các luật này không thể thoái thác trách nhiệm của mình!

Ba điều đó là Điều 79 (BLHS 1999) tương ứng với Điều 109 (BLHS 2015), Điều 88 (BLHS 1999) tương ứng với Điều 117 (BLHS 2015) và Điều 258 (BLHS 1999) tương ứng với Điều 331 (BLHS 2015).

Do Quốc Hội còn nợ các luật liên quan đến Điều 25 Hiến pháp cho nên không có cơ sở pháp lý cho 3 điều này của Bộ Luật Hình sự.

3.1) Các Điều 79 (BLHS 1999) và 109 (BLHS 2015) về “tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” không được quy định rõ ràng nên trong thời gian qua đã có 52 người bị bắt tù theo hai điều luật này với 3 án tù chung thân, 2 người chưa xử và 47 người bị kết án tổng cộng hơn 550 năm tù giam; sự mơ hồ của điều luật này đã tạo cớ cho những sự vi phạm luật quốc tế, vi phạm Hiến pháp một cách nghiêm trọng và vì thế cần được hủy bỏ (hay sửa đổi với quy định rất rõ để không ai có thể hiểu lầm được). “Lật đổ” theo từ điển Tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học) có nghĩa là “làm cho sụp đổ bằng bạo lực”. Tuyệt đại đa số những người bị tuyên án về tội này đều sử dụng các biện pháp ôn hòa và các quyền hiến định của họ [ngay cả Hồ Chí Minh khi nói “dân có quyền đuổi chính phủ” chắc cũng bị vu cho tội này nếu như ông còn sống].

3.2) Các Điều 88 (BLHS 1999) về “tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và Điều 117 (BLHS 2015) về “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (điều này vẫn hết sức mơ hồ, và nặng hơn Điều 88 trước kia) với 59 người bị bắt vì các tội nêu trong hai điều trên, trong số đó 7 người chờ xử và 52 người còn lại đã bị kết án tổng cộng 400 năm tù giam. Quy định mơ hồ, dễ cho các cơ quan chấp pháp diễn giải và vu cho bất kể ai thực hiện các quyền hiến định trong Điều 25 của Hiến pháp là vi phạm pháp luật, có thể bị bắt, bị kết án tù nặng. Vì thế cần hủy bỏ Điều 117 và không quy kết bất cứ ai theo Điều 88 nữa (Phạm Đoan Trang đã bị quy kết theo Điều 88 khi Điều 117 đã có hiệu lực).

3.3) Kỳ lạ hơn nữa là các Điều 258 (BLHS 1999) và 331 (BLHS 2015) về “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Cho đến nay đã có 23 người bị bắt trong đó 11 người đã bị tuyên phạt hơn 50 năm tù giam. Những điều luật này nhằm hạn chế các quyền được nêu trong các Điều 24 và 25 của Hiến pháp, rõ ràng vi phạm ICCPR. Việc lợi dụng các quyền trên từ phía công dân là vô nghĩa, và giả như ai đó (tổ chức, cá nhân) bị xâm phạm lợi ích thì người bị hại đó nên kiện người bị cho là xâm phạm ra tòa án dân sự. Trong tất cả các phiên xử 11 người theo Điều 258 hay Điều 331 không có sự hiện diện của bất cứ “người bị hại” nào bất chấp yêu cầu của các luật sư. Phải hủy bỏ hoàn toàn Điều 331 phi lý, vi hiến và vi phạm luật quốc tế này.

Những quy định mơ hồ của các Điều 109, 117 và 331 của Bộ luật Hình sự đã mở đường cho các cơ quan chấp pháp vi phạm nghiêm trọng Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, vì thế Việt Nam bị các tổ chức quốc tế, các nước dân chủ và cả các cơ quan LHQ lên án (thí dụ các phán quyết của Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của LHQ, Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền gần đây, nhất là vụ liên quan đến nhà báo Phạm Đoan Trang) làm tổn hại nghiêm trọng đến danh dự của Việt Nam trước thế giới.

Trong số 134 người bị bắt và bị bỏ tù vì 3 điều này, số bị tù trong 5 năm qua (2017-2021) lên đến 93 người, trong đó trong hai năm (2020-2021) lên đến 35 người và chỉ riêng từ 14 đến 31 tháng 12 năm 2021 đã có 5 người bị tuyên các bản án hết sức nặng nề (Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, Đỗ Nam Trung và Lê Trọng Hùng) khiến dư luận quốc tế hết sức bất bình.

Vì các lý do nêu trên, nhằm tôn trọng các quyền hợp pháp của công dân Việt Nam được nêu trong Hiến pháp, các luật quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, cũng như bảo vệ danh dự của Việt Nam trước thế giới, chúng tôi, các tổ chức và cá nhân ký tên sau đây yêu cầu trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và đồng kiến nghị quý vị làm tròn bổn phận của mình bằng việc:

– Hủy bỏ các Điều 117 và 331 của Bộ luật Hình sự 2015;

– Hủy bỏ (hoặc sửa đổi bằng quy định rõ ràng để không ai có thể hiểu lầm) Điều 109 của Bộ luật Hình sự 2015.

Xin trân trọng cảm ơn

PETITION 117

To Abolish Three (3) Articles in Vietnam’s 2015 Criminal Code

January 1, 2022

To:

- Nguyen Xuan Phuc – President of the Socialist Republic of Vietnam; Chairman of the Committee on Judiciary Reform

- Vuong Dinh Hue Chairman of the National Assembly

- All Delegates to the National Assembly

Subject: Request that Article 117 and Article 331 of the 2015 Criminal Code be abolished, and Article 109 be either abolished, amended or modified.

Dear Sirs and Madams,

Exactly forty years ago, in 1982, the Socialist Republic of Vietnam became a signatory to the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR). Consequently, Vietnam has an obligation to abide by the rules set forth therein, to make it easier for its citizens to exercise those rights which are protected by the Covenant, and to prevent law enforcement from violating those rights. The 2013 Constitution of Vietnam specifically states:

- “In the Socialist Republic of Vietnam, human rights and the rights of citizens in the political, economic, cultural and social spheres are acknowledged, respected, protected, and guaranteed by the Constitution and the law.” (Article 14.1)

- “Citizens have freedom of speech, freedom of the press, freedom to seek information, to meet, to form associations, to protest. Their ability to exercise these freedoms shall be encoded by legislations. (Article 25)

The National Assembly has the duty to create laws guaranteeing that citizens can exercise those constitutional rights. These laws have two main requirements. The first is to define the limits of a person’s rights — the laws must spell out precisely what’s not allowed so that there won’t be any confusion. If the laws are too broad or too vague then they won’t comply with Article 2 of the ICCPR. The second requirement is to make clear the consequences for those who violate or obstruct the rights of citizens..

Up to now, the National Assembly has not created any laws with enough specificity to make it easy for citizens to exercise their rights according to Articles 14.1 and 25 of the Constitution with clearly defined limitations therewith. At the same time, it has passed laws that limit citizens’ rights; these laws in fact violate the first requirement stated above: they are too broad and too vague, which have led to serious infractions of international rules and thus have been severely criticized by the UN.

Regarding appropriate punishment, as pointed out in the second requirement, there still are no clear guidelines. This can easily be seen in three Articles in the Criminal Codes of 1999 and 2015. Those articles are so opaque and so ill-defined that they can easily be, and indeed have been, abused by law enforcement to prevent citizens from exercising not only their constitutional rights but also those defined by the ICCPR. As a matter of fact, the people guilty of breaking international laws have been individuals who work in law enforcement and not the citizens whom they have wrongly accused.

Specifically, three Articles that must immediately be addressed are: Article 79 of the 1999 Criminal Code (1999-CC) equivalent to Article 109 of the 2015 Criminal Code (2015-CC); Article 88 (1999-CC) or Article 117 (2015-CC); and Article 258 (1999-CC) or Article 331 (2015-CC). Because the National Assembly have yet to produce the required statutes related to Article 25 of the Constitution, there is no legal basis for the existence for these three articles at all.

Articles 79 (1999-CC) and 109 (2015-CC) — “activities aimed to overthrow the people’s government” — are so vague that in the past some 52 people have been convicted for them — three life sentences, two have yet to be tried, and 47 prison sentences with a total of more than 550 years combined. Article 88 (1999-CC), “propaganda against the Socialist Republic of Vietnam,” and Article 117 (2015-CC), “create, store, distribute or propagate information, documents, products to oppose the Socialist Republic of Vietnam” (which is even more vague and much more severe than its 1999 version) have resulted in 59 arrests. Of those, seven are awaiting trial, the other 52 have been sentenced to 400 years in prison in total.

But most bizarre are Articles 258 (1999-CC) and 331 (2015-CC). The articles state that “Whoever abuses the freedom of speech, freedom of the press, freedom of faith and religion, freedom of meeting, association and other freedom of democracy that violate the interests of the State, rights, legal interests of organizations, individuals [victims], shall be given warning, re-educated, detained no more than 03 years, or imprisoned from 06 months to 03 years.” As of today, twenty-three (23) individuals have been arrested for this; of those, eleven (11) have been sentenced to a total of more than 50 years in prison.

These laws are written to restrict the rights afforded by Articles 24 and 25 of the Constitution and therefore violate the ICCPR. The vagueness of Articles 109, 117 and 331 of the Criminal Code has opened up an avenue for law enforcement agencies to trample on the International Covenants on Civil and Political Rights.

Based on the above stated reasons, with the desire to respect the legal rights of Vietnamese citizens as stated in the Constitution and enshrined in international covenants which Vietnam is a signatory, and to protect the reputation of Vietnam before the world — we, the undersigned, respectfully request that all political prisoners be immediately released, and collectively recommend that this government fulfill its governing duties by doing the following:

- Abolish Articles 117, 331 in the 2015 Criminal Code

- Abolish (or modify in such a way to eliminate abuse by misinterpretation) Article 109 of the 2015 Criminal Code.

Thank you kindly.

The list of individuals and organizations signing this petition is attached below.

DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN KHỞI XƯỚNG

TỔ CHỨC:

  1. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Võ Văn Thôn, nguyên Gíam đốc Sở Tư Pháp TP HCM
  2. Ban vận động Văn đoàn độc lập. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc
  3. Diễn đàn Xã hội dân sự. Đại diện: TS Nguyễn Quang A
  4. Lập quyền dân. Đại diện: Nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Khắc Mai
  5. Trung tâm nghiên cứu văn hóa Minh Triết. Đại diện: Nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Khắc Mai
  6. Diễn đàn Bauxite Vietnam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm
  7. Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh. Đại diện: TS Mạc Văn Trang

CÁ NHÂN:

  1. Nguyễn Khắc Mai, Hưu trí Hà Nội
  2. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An, Quảng Nam
  3. Lê Xuân Khoa, nguyên GS Thỉnh giảng, ĐH Johns Hopkins, Hoa Kỳ
  4. Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý, Paris, Pháp
  5. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
  6. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
  7. Phan Hoàng Oanh, TS Hóa Học, Sài Gòn
  8. Nguyễn Mai Oanh, Ths Kinh tế Phát triển, Sài Gòn
  9. Hoàng Hưng, Nhà thơ, cựu Tù nhân lương tâm (1982-1985), Sài Gòn
  10. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng
  11. Hồ Ngọc Nhuận, Nhà báo, nguyên Phó chủ tịch MTTQVN TP HCM, nguyên Ủy viên trung ương MTTQVN, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng
  12. Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Tin học, Hà Nội
  13. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, thành viên CLB Nguyễn Trọng Vĩnh, Hà Nội
  14. Vũ Trọng Khải, Phó GS TS Nông nghiệp, TP HCM
  15. Phạm Đình Trọng, Nhà văn, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  16. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó TBT báo SGGP, Ban Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  17. Mạc Văn Trang, Nhà giáo, Sài Gòn
  18. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ, Đạo diễn, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  19. Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm), Hà Nội
  20. Hoàng Dũng, PGS TS Ngữ văn, TP HCM
  21. Phùng Hoài Ngọc, Thạc sỹ, cựu giảng viên đại học, Hà Nội
  22. Trần Bang, Kỹ sư, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  23. Ngô Kim Hoa, Nhà báo tự do, Sài Gòn
  24. Trần Minh Thảo, Viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
  25. Lê Thân, Nhà hoạt động xã hội, Ban Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  26. Phan Trọng Khang, Thương binh 2/4, Hà Nội
  27. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang
  28. Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập, Đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội
  29. André Menras (Hồ Cương Quyết) thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Paris, Pháp
  30. Bùi Nghệ, Công dân, Sài Gòn
  31. Nguyễn Thị Thanh Bình, Nhà văn, Hoa Kỳ
  32. Vũ Ngọc Tiến, Nhà văn, Hà Nội
  33. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  34. Hoàng Thị Hà, Hưu trí, Thanh Xuân, Hà Nội
  35. Lê Nguyên Hoàng, Nghề tự do, Hà Nội
  36. Nguyễn Tiến Dân, Nhà giáo về hưu, Hà Nội
  37. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Nghiên cứu viên, hưu trí, TP HCM
  38. Đỗ Như Ly, Hưu trí, Sài Gòn
  39. Hà Dương Tường, Nhà giáo về hưu, Paris, Pháp
  40. Phạm Tư Thanh Thiện, Nhà báo, Paris, Pháp
  41. Nguyễn Ngọc Giao, Nhà giáo, Paris, Pháp
  42. Hoàng Cường, Kỹ sư giao thông, Hà Nội
  43. Vũ Mạnh Hùng, Nhà giáo, Hà Nội
  44. Nguyễn Xuân Diện, TS Hán Nôm, Hà Nội
  45. Nguyễn Trường Thịnh, Nghệ sĩ tự do, Hà Nội
  46. Bùi Minh Quốc, Nhà thơ, Đà Lạt, Lâm Đồng
  47. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhà văn, Hoa Kỳ
  48. Tô Lê Sơn, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  49. Trần Huy Quang, Nhà văn, Hà Nội
  50. Hà Quang Vinh, Hưu trí, TPHCM
  51. Nguyễn Đức Tùng, Nhà thơ, Vancouver, Canada
  52. Nguyễn Hồng Hưng, Nghệ sĩ thị giác, Sài Gòn
  53. Trần Kế Dũng, Australia
  54. Nguyễn Văn Tạc, Nhà giáo về hưu, Hà Nội
  55. Đinh Đức Long, Tiến sĩ-Bác sĩ, Sài Gòn
  56. Hồ Sĩ Quyết, youtube Creator, Nghệ An
  57. Nguyễn Thanh Hà, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội
  58. Phạm Thị Lân, Hạ Đình, Thanh Xuân , Hà Nội
  59. Nguyễn Thị Lành, Quảng Xương, Thanh Hóa
  60. Cao Vĩnh Thịnh, Nghệ An
  61. Tạ Mạnh Hưng, Nghệ An
  62. Phạm Đức Nguyên, Phó GS TS
  63. Phan Quốc Tuyên, Kỹ sư tin học, Thụy Sĩ
  64. Hà Dương Tuấn, nguyên chuyên gia CNTT, Paris, Pháp
  65. Trần Hải Hạc, nhà giáo về hưu, Paris, Pháp
  66. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt, Lâm Đồng
  67. Lê Phú Khải, Nhà báo, ban chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  68. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Lạt, Lâm Đồng
  69. Tử Đinh Hương, Nhà giáo, Hà Nội
  70. Châu Văn Phận, nguyên Giảng viên Đại học, Sài Gòn
  71. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội
  72. Nguyễn Viễn, Kỹ sư, Hải Phòng
  73. Lê Quốc Quân, Luật gia, Hà Nội
  74. Đặng Bích Phượng, Hưu trí, Hà Nội
  75. Trần Thị Băng Thanh, PGS TS Ngữ văn, Hà Nội
  76. Phan Tấn Hải, Nhà văn, California, Hoa Kỳ
  77. Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng thuộc Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ
  78. Mai Thái Lĩnh, Nhà nghiên cứu văn hoá, Đà Lạt, Lâm Đồng
  79. Ngô Thị Hồng Lâm, Hưu trí, Vũng Tàu

(Danh sách tới ngày 1/1/2022)

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn