Việt Nam: Một quan hệ tay ba đang hình thành?

Định Nguyên, Thông tín viên RFA

clip_image001  

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đang duyệt hàng quân danh dự. Screen cap. China Central TV

 

Ngày 11/10/2011 chủ tịch nước Trương Tấn Sang chính thức thăm Ấn Độ; ngày 11/10/2011 TBT Nguyễn Phú Trọng cũng công du Trung Quốc.

Chuyến đi của hai nhà lãnh đạo cao cấp nhất VN đến hai quốc gia có dính líu đến vấn đề biển Đông, tạo thành mối quan hệ tay ba, làm cho dư luận trong nước cũng như trên thế giới đặc biệt chú ý. Định Nguyên có bài tìm hiểu sau đây:

Ấn Độ thế đối trọng cân bằng với Trung Quốc

Khi tuyên bố đường lưỡi bò trên Biển Đông, Trung quốc không ngừng áp lực lên VN bằng nhiều cách.Về kinh tế:  hăm dọa các quốc gia có ý định hợp tác khai thác dầu khí trên thềm lục địa VN như trường hợp của các hãng BP, Exxon Mobile… Cho tàu Ngư chính giám sát toàn bộ ngư trường mà Trung Quốc tuyên bố là của Trung Quốc, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam. Gần đây nhất là phản đối sự hợp tác khai thác dầu khí giữa Việt Nam và Ấn Độ. Về quân sự họ không ngần ngại tuyên bố sẵn sàng dùng chiến tranh để bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của họ. Bài viết của Long Tao trên tờ Thời Báo Hoàn Cầu Trung quốc, sẵn sàng chiến tranh vói Việt Nam và Phillipines, là một minh chứng.

Phản ứng trước thái độ hung hăng của Trung Quốc, nhà cầm quyền Việt Nam ứng xử khá “mềm dẻo” mà dư luận cho là nhu nhược, nhưng dù thế nào người ta cũng dễ nhìn ra là Việt Nam “chưa thể” phản ứng cứng rắn nếu có muốn.

Khi quyết định cho Ấn Độ sử dụng cảng Nha Trang, gần cảng Cam Ranh và nằm cùng kinh độ cảng Hải Nam của TQ, cùng quyết tâm hợp tác với Ấn Độ trong lãnh vực dầu khí, giới quan sát cho rằng có thể Việt Nam đang tìm thế cân bằng đối trọng với Trung Quốc từ Ấn Độ.

Về kinh tế, Trung Quốc hiện là đối tác lớn nhất của VN, tổng kim ngạch trên 20 tỷ USD mỗi năm, chưa kể những hợp đồng xây dựng và khai thác khác mà nguồn vốn đa phần được vay từ Trung Quốc.

INDIA-VIETNAM-POLITICS

Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang (trái) bắt tay Thủ tướng Ấn Độ Manmmohan Singh khi ông sang thăm New Delhi vào ngày 12 tháng 10 năm 2011. AFP

Về quân sự, tiềm năng của Việt Nam so với Trung Quốc là không đáng kể, đặc biệt là khí tài quân sự. Kể từ sau năm 1975 đến nay việc bổ sung khí cụ hiện đại cho quân đội VN không có tính đột phá lớn và liên tục.

Khi quyết định cho Ấn Độ sử dụng cảng Nha Trang, gần cảng Cam Ranh và nằm cùng kinh độ cảng Hải Nam của TQ, cùng quyết tâm hợp tác với Ấn Độ trong lãnh vực dầu khí, giới quan sát cho rằng có thể Việt Nam đang tìm thế cân bằng đối trọng với Trung Quốc từ Ấn Độ. Nhất là hiện nay Ấn Độ quyết tâm thực hiện kế hoạch “Hướng Đông” của mình. Thêm nữa,Trung Quốc và Ấn Độ vẫn đang có tranh chấp trong vấn đề biên giới.

Trong khi nếu tìm đối trọng từ hướng khác, như Mỹ chẳng hạn, thì với chính quyền Việt Nam, Mỹ không đáng tin cậy, còn đối với Mỹ, Mỹ không hài lòng với chính sách “đu giây” của VN bên cạnh vấn đề nhân quyền mà dù muốn hay không vẫn đang là cái gai khó gỡ cho cả Việt Nam lẫn chính quyền Barack Obama.

Sự tình như có vẻ rõ ràng hơn khi hai nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, một Tổng bí thư, một Chủ tịch nước, cùng thời gian thực hiện hai chuyến công du sang hai quốc gia : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Ấn Độ.

Giới quan sát quốc tế đưa ra nhận xét việc ông Trương Tấn Sang công du Ấn Độ cùng lúc với Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng công du Trung Quốc là cố tạo một đối trọng với sức mạnh của Bắc Kinh.

Tại Trung Quốc, giới quan sát nhận thấy giọng điệu có vẻ hòa hoãn hơn của lãnh đạo Trung Quốc và sau cuộc họp ngắn ngủi giữa hai Tổng bí thư văn bản “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa VN và Trung Quốc” gồm 6 điểm được ký kết. (TTXVN)

Đồng thời gian tại Ấn Độ, sau cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Trương Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, ngày 12/10, hai bên đã ký một thỏa thuận khai thác dầu khí trên Biển Đông, bao gồm các khoản đầu tư mới cũng như cung cấp dầu thô và khí đốt cho hai nước. Chủ tịch Việt Nam còn cam kết sẽ bảo vệ lợi ích «chính đáng» của các công ty ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam.

Đồng thời theo tờ The Times Of India: “các vấn đề quốc phòng và chiến lược sẽ bao trùm những cuộc hội đàm nhân chuyến viếng thăm Ấn Độ của chủ tịch Trương Tấn Sang”.

Vladimir Putin visits China

Thủ tướng Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. AFP

Những dấu hiệu này đã khiến giới quan sát quốc tế đưa ra nhận xét việc ông Trương Tấn Sang công du Ấn Độ cùng lúc với Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng công du Trung Quốc là cố tạo một đối trọng với sức mạnhcủa Bắc Kinh. Hai chuyến đi cùng lúc còn có mục đích giảm căng thẳng trước áp lực của trí thức trong nước về điều mà họ gọi là sự nhẫn nhục thái quá đối với Trung Quốc.

“các vấn đề quốc phòng và chiến lược sẽ bao trùm những cuộc hội đàm nhân chuyến viếng thăm Ấn Độ của chủ tịch Trương Tấn Sang”.

The Times Of India

Việt Nam sẽ không bỏ biển Đông

Từ trong nước, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cho rằng đó là việc tất nhiên khi mà Trung Quốc ngày càng quyết đoán trong vấn đề Biển Đông. Ông nói:

“Theo tôi, chuyện Việt Nam là đối tác chiến lược với Ấn Độ và tăng cường hợp tác với Ấn Độ gần đây là do có những bước chuyển biến mới. Tất cả những chuyện thế giới gần đây Mỹ và các nước trong Asean có thái độ nầy, thái độ kia chủ yếu là do phía Trung Quốc gây ra. Trong tháng 3/2010 họ tuyên bố Biển Đông là lợi ích cốt lõi của họ, mà lợi ích cốt lõi thì sẽ như Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương, tức là có thể đánh nhau. Từ chỗ đó khiến cho Việt Nam, Philippines, Nhật, Hàn Quốc, .v.v. người ta phải làm thôi. Chuyện nầy chỉ là chuyện phản ứng tất nhiên của các nước có liên quan”.

Ông Trương Tấn Sang thăm Ấn Độ chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc mạnh mẽ phản đối việc Hà Nội và New Dehli khai thác dầu khí là dấu chỉ cho thấy dù có liều lĩnh thế nào đi nữa thì Hà Nội không thể hy sinh Biển Đông để đổi lấy những quyền lợi riêng tư như dư luận vẫn đồn đoán.

Chuyện Ấn Độ có phải là một đối trọng với Trung Quốc trong chiến lược của Việt Nam hay không phải cần thêm thời gian mới lộ rõ. Nhưng chắc một điều nhà cầm quyền Việt nam nếu cố gắng tạo một đối trọng với Trung Quốc sẽ là một bước ngoặc vô cùng quan trọng làm nhụt chí Trung Quốc trong cách ứng xử tại Biển Đông cũng như trên những hồ sơ khác.

Tàu chiến bắn hỏa tiễn trong cuộc tập trận chung Nga - Trung Quốc hồi tháng 8/2005 tại vùng biển đảo Sơn Đông. AFP PHOTO/Xinhua.

Tàu chiến bắn hỏa tiễn trong cuộc tập trận chung Nga - Trung Quốc hồi tháng 8/2005 tại vùng biển đảo Sơn Đông. AFP PHOTO/Xinhua

Trong thế giới đa cực ngày nay, việc ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc trùng hợp với chuyện Thủ tướng Vladimir Putin sang Bắc Kinh không làm người ta so sánh, thế nhưng ông Trương Tấn Sang thăm Ấn Độ chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc mạnh mẽ phản đối việc Hà Nội và New Dehli khai thác dầu khí là dấu chỉ cho thấy dù có liều lĩnh thế nào đi nữa thì Hà Nội không thể hy sinh Biển Đông để đổi lấy những quyền lợi riêng tư như dư luận vẫn đồn đoán.

Biển Đông không chỉ là tài nguyên không thôi, nó còn ẩn chứa nhiều điều mà các cường quốc ngày càng nhận ra tầm quan trọng sống còn của vị trí mà họ đang nắm giữ. Bài diễn văn mới nhất của Ngoại trưởng Hillary Clinton một lần nữa cho thấy quyết tâm của Hoa kỳ đối với khu vục Châu Á Thái Bình Dương như thế nào. Việt Nam, với vị trí địa chiến lược quan trọng sẽ không thể thoát khỏi vòng kềm toả của Trung Quốc nếu không nhanh nhạy nắm được những yếu tố sống còn trong trận địa ngày một rối rắm hơn giữa cuộc cờ Biển Đông ngày nay.

Đ.N.

Nguồn: rfa.org

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn