Lá thư thứ ba của Nhóm Nguyễn Hùng gửi đến Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ

Anh Nguyễn Hùng ở Australia vừa chuyển đến BVN lá thư thứ ba, đại diện cho nhiều người Việt Nam trong và ngoài nước gửi Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ (NGS), bày tỏ thái độ chưa thỏa mãn đối với bản Thông báo của NGS về những sai sót mới đây khi tổ chức này ghi chú chữ “China” dưới địa danh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc cướp đoạt từ năm 1974, trên tấm bản đồ thế giới mà họ vừa phát hành. Cùng lúc, TS và họa sĩ Nguyễn Đình Đăng cũng gửi thư cho BVN đề nghị cho đính chính lại đoạn cuối bản dịch lời Thông báo của NGS mà theo ông, bản dịch trên bee.net được BVN đăng lại trong ngày 17/03/2010 chưa thật sáng nghĩa.
Xin vui lòng đáp ứng hai yêu cầu chính đáng ấy.
Bauxite Việt Nam



Bản đồ châu Á do Hội Địa lý Mỹ ấn hành ghi chú quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng và Việt Nam tuyên bố chủ quyền
I. Bức thư gửi NGS của Nhóm Nguyễn Hùng

March 17, 2010
National Geographic Society
1145 17th St, NW
Washington, D.C  20036-4688
cbeidel@ngs.org
Tel : 202-862-5286
Attn: Ms. Cindy Beidel
Dear Ms. Beidel:
Thank you very much for putting out a press release concerning the Paracel Islands in the East Sea (South China Sea) early this morning. As you are aware, we have been writing to Mr. Chris Johns, the Editor In Chief of the National Geographic Magazine, outlining the reasons why the current designations (Paracel Islands, China for World Map and Xisha Qundao, Administered by China and Claimed by Vietnam for regional map) used by your society in connection with the Paracel Islands are viewed as biased and in favor of China which in 1974, taking advantage of the withdrawal of the American forces in the Vietnam War, invaded the Islands and wrestled them away from Vietnam, a tiny country compared to China.

You stated in the press release that your designations are in compliance with the de facto policy of National Geographic Society. Unfortunately, your de facto policy runs afoul of the de jure situation as far as the Paracel Islands are concerned. Vietnam has historical legal documents establishing our sovereignty on the Islands for centuries. Vietnam also had established living communities on the Islands when China used naked force to take the Islands . By hanging your hat on the de facto policy not only you violated the de jure principle, you also incurred a gross injustice to the Vietnamese people. In fact, you appeared to endorse and condone and approve an act of expansionist invasion and greed of the Chinese. Furthermore, your de facto policy must take into account a fact that Vietnam has been vigorously disputing the claim of the Chinese of the Paracel Islands, not only to China but also to the United Nations. As long as Vietnam is rigorously and vigorously contesting the ownership of the Paracel Islands , your organization must take into account that fact and simply adheres to the principle of impartiality and stays with the more commonly known name Paracel Islands . By using the current designations, you give a very clear impression not only to the Vietnamese, but also to onlookers and disinterested parties that you are siding with the Chinese.
In the last paragraph of the release, you admitted that the notation “ China ” in parenthesis under Paracel Islands in the World Map may be misleading and may be misinterpreted and that a corrective action is contemplated “in the future’. May we know when the future will be? Please understand that while we wait for a corrective action on your part, your map out there is creating an impression favorable to China and damaging to the cause that Vietnam is pursuing.
National Geographic Society is a highly respected organization and its maps do have an aura of authority and scholarship. People do buy and consult them for references. The longer the existing designations of the Paracel Islands stay without a corrective action which is fair and impartial to all parties concerned, the more the Vietnamese suffer and the more injurious to their cause of reclaiming sovereignty of the Islands .
We ask you to be fair and just and impartial. Thus, please revert the designation back to Paracel Islands , without any additional notation, on the World Map and the regional map. A copy of this letter will be sent to the Vietnamese people back home to keep them abreast of our communication with your organization.
Thank you for your prompt consideration.
On behalf of concerned Vietnamese,
Khoa Ba Ngo, Hung Nguyen, Quang Long Le
Name of co-signers:
Khoa Ba Ngo (Houston, TX, USA) Quang Long Le (Auckland, New Zealand)
Huu Han Huynh (USA) Van Tu Nguyen (Auckland, New Zealand)
Judy Huynh (USA) Dinh Lan Le (Switzerland)
Huu Kho Nguyen (Houston, TX, USA) Ngoc Bich Tran (Houston, TX, USA)
Hong Le (Sydney, Australia) Ngoc Hung Dang ( Brisbane, Australia)


Vinh Tuong Tran (California, USA) Anh Tuan Mai (Canada)
Hung Nguyen (Sydney, Australia) Gia Tuyen Do (Houston, USA)
Mui Dinh (Sydney, Australia) Anh Lan Dinh (Sydney, Australia)
Thi Tan Nguyen (Sachse, TX, USA) Thi Sung Nguyen (Dallas, USA)
Thuy Mai Nguyen (Queensland, Australia) Thi Bach Linh Nguyen (Chicago, IL, USA)


Bich Lien Nguyen (Garland, TX, USA) Dinh Khai Tran (Las Vegas, Nevada, USA)
Yen Mikelis (Henderson, Nevada, USA) Van Nguyen (Las Vagas, Nev, USA)
Thi Phung Nguyen (Las Vagas, Nev, USA) Hai Nguyen (Washington D.C., USA)
Mai Tran (Melbourne, Australia) Phuong Tran (Melbourne, Australia)
Hưng Nguyen (Houston, TX, USA) Thi Thuoc Nguyen (Sydney, Australia)


Peter Nguyen (Louisiana, USA) Thi Hoa Nguyen (Louisiana, USA)
Thi Chau Nguyen (Sydney, Australia) Khac Hong Do (Dussendoff, Germany)
Tracy Trang Nguyen (Sydney, Australia) Khac Tai Do (Dussendoff, Germany)
Dan Nguyen (Sydney, Australia) Thanh Nguyen (Sydney, Australia)
Julie Minh Nguyen (Sydney, Australia) Dennis Nhat Nguyen (Sydney, Australia)


Khoa Tong Ngo (Saigon, Vietnam) Khoa Bach Ngo (Houston, TX, USA)
Kim Hue Ngo (Houston, TX, USA) Phuong Mai Ngo (Houston, TX, USA)
Thi Tuyet Ngo (Houston, TX, USA) Thi Hanh Ngo (Houston, TX, USA)
Thi Guong Ngo (Houston, TX, USA) Thi Hanh Nguyen (Louisiana, USA)
Peter Binh Nguyen (Sydney, Australia) Thach Le (California, USA)


Vinh Tran (California, USA) Hong Nguyen (California, USA)
Huynh Trinh (California, USA) Huy Trinh (California, USA)
Tu Duong Tran (California, USA) Dung Trinh (California, USA)
Ngoc An Nguyen (California, USA) The Hung Nguyen (Prof, University of Danang ,Vietnam)
Thang Manh Nguyen (Melbourne, Australia) Vo Tiep Nguyen (San Jose, California, USA)


Quoc Phan (WA, USA) Hoang Diep Do ( Thanh Tri, Hanoi Vietnam)
Quoc Ngu (Thanh Tri, Hanoi, Vietnam) Dang Dinh Dinh ( Dakrlak, Daknong, Vietnam)
The Van Phan ( Saigon, Vietnam) Truong Ngoc Tien Nguyen (Tuy an, Phu Yen, Vietnam)
Dinh Hoan (Saigon, Vietnam) Viet Ha Van (California, USA)
Duc Toan Nguyen Ngoc Huyen Vu (Hanoi, Vietnam)


Duc Thien Kieu (Hanoi, Vietnam) Thi Huyen Nguyen (Hanoi, Vietnam)
Vien Huyen Vu (Hanoi, Vietnam) Quan Van Quan (Hanoi, Vietnam)
Vien Tran (Hanoi, Vietnam) Thi Minh Do (Hanoi, Vietnam)
Tuan Anh Nguyen (Hanoi, Vietnam) Cuong Sing (Hanoi, Vietnam)
Thanh Tam Trinh (Hanoi, Vietnam) Gia Phuong Nguyen


Thi Thuy Pham Chat Phuong
Thi Nhung Do (Golden, Co, USA) Hung Do (Thanh Nien newspaper, HCM City Vietnam)
Hong Luan Nguyen (Canada) Duc Trong Hoang (Go Vap, HCM City, Vietnam)
Thanh Son Nguyen (Dong Nai, Vietnam) Ngoc Diep (HCM City, Vietnam)
Thi Hong Tham Pham (HCM City, Vietnam) Thi Phuong Linh (HCM City, Vietnam)


Thi Dung Hoang (HCM City, Vietnam) Thi Yen Nguyen (HCM City, Vietnam)
Thuy Trang Nguyen (HCM City, Vietnam) Hoang Minh Phuong (HCM City, Vietnam)
Thanh Binh Tran (HCM City, Vietnam) Thi Thuy Trang Nguyen Tran (HCM City, Vietnam)
Thi Trang Nguyen (HCM City, Vietnam) Thi Kieu Van Nguyen (Binh Duong, Vietnam)
Thi Kim Thoc Nguyen (Dong Nai,Vietnam) Thi Tuyet Nguyen (Hà Noi, Vietnam)


Thi Hong Van Luong(HCM City, Vietnam) Thi Hang Nga Pham (HCM City, Vietnam)
Thi Lan Vu (Ba Ria, Vung Tau, Vietnam) Van The Nguyen (HCM City, Vietnam)
Phuong Nam Nguyen (Lang Son, Vietnam) Thi Giang Truong ( HCM City, Vietnam)
Tan Thanh Hien Huynh (HCM City, Vietnam) Dat Tien Nguyen (Melbourne, Victoria, Australia)

Bản phỏng dịch ra tiếng Việt của lá thư trả lời Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ

Ngày 17 tháng 03 măm 2010
Hội Địa dư quốc gia Hoa Kỳ
1145 17th St, NW
Washington, D.C  20036-4688
cbeidel@ngs. org
Tel : 202-862-5286
Lưu ý: Ms. Cindy Beidel
Trân trọng cám ơn bà đã phổ biến bài thông báo qua báo chí về vấn đề quần đảo Paracel Islands (Hoàng Sa) trong Biển Đông (Biển Nam Hải) vào sáng sớm hôm nay. Như bà biết rõ, chúng tôi đã liên tục viết cho ông Chris Johns, Trưởng ban Biên tập của tập san National Geographic, trình bày những lý do tại sao các chú thích “Paracel Islands, China” cho World Map, và “Xisha Qundao, Administered by China and Claimed by Vietnam” cho bản đồ khu vực, mà quý Hội đang dùng cho quần đảo Paracel Islands được xem là không khách quan và thiên vị Trung Quốc, một nước mà vào năm 1974,  đã lợi dụng việc rút quân của Chánh phủ Hoa Kỳ khỏi cuộc chiến Việt Nam, xâm chiếm quần đảo này và giành chủ quyền khỏi Việt Nam, một nước rất nhỏ so với Trung Quốc.
Bà tuyên bố rằng những ghi chú là theo đúng với chính sách riêng của Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ. Thật đáng tiếc, chính sách riêng của Hội đã đưa đến sự vi phạm nguyên tắc trên phương diện pháp lý cho trường hợp của quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands). Việt Nam có nhiều tài liệu lịch sử chính thức xác nhận chủ quyền của chúng tôi trên quần đảo Hoàng Sa từ nhiều thế kỷ trước. Việt Nam cũng đã có cộng đồng cư dân người Việt sinh sống trên quần đảo khi Trung Quốc trắng trợn dùng sức mạnh quân sự chiếm đóng quần đảo này. Với điều lý luận gọi là chính sách riêng, không những quý Hội đã vi phạm nguyên tắc chung, mà quý Hội còn gây ra một sự bất công rất tai hại cho người dân Việt Nam. Như vậy quý Hội hình như đồng thuận và thừa nhận hành động xâm lược và tham vọng của Trung Quốc. Hơn nữa, chính sách riêng của quý  Hội phải để ý đến việc Việt Nam đã liên tục cực lực phản đối sự chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa trực tiếp với Trung Quốc và trước Liên Hiệp Quốc. Trong khi Việt Nam còn đang quyết liệt và kiên trì đấu tranh giành lại chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, thì xin quý Hội phải ghi nhận điều này, chấp hành nguyên tắc vô tư và tiếp tục dùng danh xưng thông dụng Pareacel Islands. Với cách dùng các chú thích hiện nay, quý Hội đã tạo ra một ấn tượng sai lệch rõ ràng không những với người Việt Nam nói riêng, mà còn cả  với thế  giới nói chung rằng quý Hội đang theo đuổi một chính sách không công bằng và thiên vị Trung Quốc.
Trong đoạn cuối thư, quý Hội đã thừa nhận rằng chữ “China” ghi dưới Paracel Islands   trong  World Map có thể gây ngộ nhận và có thể bị diễn dịch sai lầm, và công tác sửa sai được dự định tiến hành trong “tương lai”. Nếu có thể, xin mạn phép hỏi bà cho chúng tôi biết thời điểm nào trong tương lai? Xin bà thấu hiểu rằng trong khi chúng tôi chờ đợi sự sửa sai của quý Hội, bản đồ hiện tại đã và đang tạo ra ấn tượng là quý Hội đang nghiêng về phía Trung Quốc, và chắc chắn một Hội danh tiếng như quý Hội không muốn bị công luận thế giới hiểu lầm.
Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ là một cơ quan được kính trọng và những bản đồ do Hội phát hành có giá trị cao và súc tích. Dân chúng luôn mua và dùng nó để tham khảo làm tài liệu. Những ghi chú sai sót này trên vùng quần đảo Hoàng Sa nếu tồn tại càng lâu mà không được chỉnh sửa để thể hiện sự công bằng và vô tư cho mọi phía, công cuộc đấu tranh đòi lại chủ quyền quần đảo này của người Việt Nam chúng tôi càng bị thương tổn nhiều hơn.
Chúng tôi yêu cầu Hội cư xử công bình, đúng đắn và vô tư. Do đó đề nghị Hội trở lại dùng danh xưng Paracel Islands, không chú thích thêm, trong bản đồ thế giới và bản đồ khu vực.
Bản sao bức thư này được gởi cho các cơ quan truyền thông trong nước Việt Nam để toàn dân đọc biết và hiểu rõ những trao đổi của chúng tôi với quý Hội.
Thay mặt những người Việt quan tâm
Ngô Khoa Bá, Lê Quang Long, Nguyễn Hùng
Danh sách người Việt Nam trong ngoài nước đồng tham gia ký tên
(Xin xem thư trả lời bằng tiếng Anh bên trên)

II. Thư và bản dịch mới của ông Nguyễn Đình Đăng về đoạn cuối trong Thông báo của NGS

Kính gửi Bauxite Việt Nam và GS Nguyễn Huệ Chi,
Tôi vừa đọc phát ngôn của Hội Địa lý quốc gia (NGS) Mỹ về vụ bản đồ Hoàng Sa tại
http://boxitvn.wordpress.com/2010/03/18/hội-dịa-ly-quốc-gia-mỹ-phat-ngon-về-vụ-bản-dồ-hoang-sa/
Theo tôi, bản dịch tiếng Việt đoạn kết của bức thư chưa được chính xác. Vì đoạn này có tuyên bố khá quan trọng của NGS, tôi nghĩ cần dịch càng sát với nguyên văn tiếng Anh bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Dưới đây là bản dịch đoạn văn đó của tôi để quý Bauxite Việt Nam và GS tham khảo.
1) Nguyên văn tiếng Anh (từ website của Bauxite Việt Nam):
We have recently received complaints about the particular depiction on our World Map, the scale of which makes it difficult to include detailed information about a small land mass such as the Paracel Islands. We have carefully reviewed the situation and recognize that simply denoting the archipelago with the Chinese name and the word “China” in parenthesis without further explanation can be misleading and misinterpreted. In the future, we will either provide the additional explanation that is included on our other maps as described above, or we will omit any designation. We hope this better clarifies the de facto situation that is described on our other maps in greater detail.
2) Bản dịch của Nguyễn Đình Đăng:
Gần đây chúng tôi đã nhận được những lời phàn nàn về cách mô tả cặn kẽ trên Bản đồ Thế giới của chúng tôi, mà kích thước của nó gây khó khăn cho việc đưa vào những thông tin chi tiết về một vùng đất nhỏ như các đảo Paracels. Chúng tôi đã xem xét lại cẩn thận tình huống này và thừa nhận rằng việc ghi chú quần đảo này đơn thuần chỉ bằng cái tên Trung Quốc với từ “Trung Quốc” đặt trong ngoặc đơn mà không có giải thích gì thêm có thể là sai lạc và gây hiểu lầm. Trong tương lai, chúng tôi hoặc là sẽ cung cấp các giải thích thêm có trong các bản đồ khác của chúng tôi như đã mô tà trên đây, hoặc là chúng tôi sẽ bỏ hẳn mọi cách gọi tên. Chúng tôi hy vọng điều này làm sáng tỏ tình trạng trên thực tế hiện đang được mô tả chi tiết hơn trên các bản đồ khác của chúng tôi.
3) Ngoài ra đoạn ở khổ trước khổ cuối cùng
With respect to the Paracel Islands (the traditional name),
phải được dịch là
Đối với các đảo Paracels (tên gọi truyền thống),
vì trong bức thư NGS coi tên Hoàng Sa là cách gọi khác của Việt Nam:
we specifically also recognize and designate the alternative Vietnamese name Hoàng Sa“.
Trong bức thư có thể thấy rõ NGS coi tên “quần đảo Paracels” là tên gọi truyền thống, “quần đảo Hoàng Sa” là tên gọi của Việt Nam, còn “quần đảo Tây Sa” là tên gọi của Trung Quốc.
Trân trọng
Nguyễn Đình Đăng

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn