Dữ kiện thực tế liên quan đến cuộc tranh chấp lãnh hải ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)

Việt-Long - RFA

Nhiều diễn biến vừa xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến chủ quyền vùng biển Nam Trung Hoa (tên gọi trên bản đồ thế giới, hay Biển Đông theo cách gọi của người Việt Nam). Sau đây là một số dữ liệu thực tế về vấn đề này.

clip_image001

Hải quân Việt Nam huấn luyện tác xạ đại liên 12 ly 7 trên đảo Phan Vinh, Trường Sa, 13 tháng 6/ 2011. AFP/VNA photo

Địa lý

Biển Nam Trung Hoa, hay Biển Đông, có diện tích 648 ngàn dặm vuông, hay 1,7 triệu cây số vuông. Trong đó có tới trên 200 đảo nhỏ, Đá, bãi không thể cư trú. Biển Đông giáp giới Trung Quốc và Đài Loan ở hướng bắc, Việt Nam ở hướng tây, Malaysia, Brunei, Indonesia và Singapore ở hướng nam và tây nam, và Philippines ở phía đông. 

clip_image003

Bản đồ của Hòa Lan năm 1754 vẽ bờ biển Trung Quốc và Việt Nam. Wikipedia photo

(Chú thích: Theo tài liệu “Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa” của tác giả Vũ Hữu San, từ ngữ Đảo, Đá được dùng để chỉ những nơi cao hơn mặt nước lớn, được tính chủ quyền hải phận. Tài liệu trong Ocean Year Book tháng 10/1993 liệt kê thành 4 loại, gồm  Island, Cay, Dune, Rock, viết tắt là I, C, D, R). 

Tầm quan trọng chiến lược

Là thủy lộ ngắn nhất giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Biển Đông chứa đựng những hành lang đường Biển Đông đúc nhất thế giới. Hơn một nửa số lượng tàu chở dầu của toàn thế giới lưu thông qua nơi ấy. Hầu hết hàng hóa chuyên chở là vật liệu, nguyên liệu thô, như dầu thô chở từ vùng Vịnh (Ba Tư) sang các quốc gia Đông Á. Vùng biển này còn chứa đựng hải phận đánh cá quý báu, và là khu vực những mỏ dầu khí lớn lao mà đến nay phần lớn chưa được khai thác.

Cuộc tranh cãi

Sáu bên liên quan đến những cuộc tranh cãi phức tạp về lãnh hải, dựa trên lịch sử Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan, Trung Quốc, và Việt Nam. Trung Quốc xác lập chủ quyền trên vùng rộng lớn nhất, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng hầu hết diện tích biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

Quân đội Trung Quốc chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, cùng khoảng 9 đảo và Đá trong quần đảo Trường Sa, trong đó có Đá Gạc Ma (Johnson South Reef),  Đá Hughes và Đá Subi.

Việt Nam trấn giữ mấy chục đảo san hô và Đá của quần đảo Trường Sa, và có căn cứ quân sự trên một số đảo khác lớn hơn.

Đài Loan chiếm giữ đảo Ba Bình (Itu Aba) và Đá Ban Than trong quần đảo Trường Sa. Cựu Tổng thống Trần Thủy Biển của Đài Loan cùng một hải đội thăm đảo này năm 2008. Đài Loan làm một sân bay nhỏ trên đảo.

Malaysia cũng có đường băng cho máy bay và có cơ sở nghỉ mát để bơi lặn trên đảo Layang Layang, hay Swallow Reef, Việt Nam gọi là Đá Hoa Lau. Hải quân Malaysia duy trì một căn cứ trên đảo này. Những vị trí khác do Malaysia chiếm giữ gồm có bãi Kiệu Ngựa (Ardasier Reef), Đá Kỳ Vân (Marivales Reef), Đá “Erica” và bãi Thám Hiểm (Investigator Shoal).

Philippines chiếm giữ nhiều đảo ở Trường Sa, đáng kể nhất là đảo Thị Tứ (Thitu Island), được đặt tên lại là Pagasa, nghĩa là Hy Vọng.

Brunei không chiếm được đảo nào ở Trường Sa.  

clip_image005

Thủy thủ Việt Nam lên đảo Trường Sa Đông hôm 6 tháng 6/ 2011. AFP/VNA photo

Hành động quân sự

Hai cuộc xung đột vũ trang lớn nhất xảy ra lần đầu vào năm 1974, khi Trung Quốc tấn công chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ở vùng biển phía tây của Biển Đông, và lần thứ nhì vào năm 1988, khi Trung Quốc và Việt Nam giao tranh trong một trận hải chiến ngắn ngủi ở quần đảo Trường Sa, 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng.

Gần đây Việt Nam đặt mua của Nga 6 tàu ngầm chạy bằng diesel loại Kilo, một phần trong thương vụ chính yếu về vũ khí, mà giới phân tích  coi như một nỗ lực để tạo thế cân bằng với hoạt động phát triển  hải quân để vươn xa ra biển của  Trung Quốc.

Việt Nam và Trung Quốc dành nhau những khoảng biển được phân lô trên Biển Đông có tiềm năng dầu khí chưa khai thác, qua những lời tranh cãi về chủ quyền tại những nơi đó. Giới kinh doanh và giới ngoại giao cho biết Trung Quốc đã gây áp lực các công ty ngoại quốc làm ăn với Việt Nam, đòi những công ty này không được khai thác trong những lô biển đó.

Năm 2007, công ty BP Inc của Anh quốc đã ngưng kế hoạch khai thác ngoài khơi Việt Nam vì cuộc tranh cải chủ quyền giữa Hà Nội với Bắc Kinh.

Tàu cá của Việt Nam thường bị chặn, ngư dân Việt bị tàu tuần của Trung Quốc bắt giữ tại các vùng biển có tranh chấp, khiến Hà Nội rất bất mãn. Trong  nhiều trường hợp, tin tức cho hay ngư dân Việt chỉ được trả tự do sau khi chính phủ Việt Nam phải trả tiền cho Trung Quốc.

Năm 2002 các quốc gia hội viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN đã cùng Trung Quốc ký kết một văn kiện không có tính ràng buộc về pháp lý. Đó là Bản Tuyên bố về Ứng xử của các “bên” trong vấn đề biển nam Trung Hoa, hay Biển Đông. Bản tuyên bố kêu gọi các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông hãy thể hiện tự kềm chế, tránh những hành động có thể gây thêm sự căng thẳng, như xây dựng cơ sở quân sự hay tổ chức tập trận.

Hầu hết các nước có xác lập chủ quyền trong khu vực này đều tổ chức những tour du lịch tới những đảo họ chiếm giữ hay quanh đó, nhằm mục đích củng cố lời xác lập chủ quyền.

Luật quốc tế

Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982 (viết tắt là 1982 UNCLOS, hay UNCLOS, United Nations Convention on the Law of the Sea) cho phép những nước có bờ biển được xác lập chủ quyền trên hai khu vực: (1) Vùng lãnh hải: là lãnh hải giáp giới bờ biển tính từ bờ biển ra xa 12 hải lý, bao gồm vùng bờ biển của các hải đảo ngoài khơi, và (2) Vùng đặc quyền kinh tế, viết tắt là EEZ (Exclusive Economic Zones), tính từ bờ biển ra xa 200 hải lý.

Theo Công ước UNCLOS, những vùng xác lập chủ quyền chồng lấn lên nhau cần được giải quyết qua những thể thức trọng tài đặc biệt (ad hoc arbitration) hoặc giải quyết qua các tòa án quốc tế.

Vị thế của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ không phê chuẩn UNCLOS, phản đối một điều khoản về việc khai thác khoáng sản dưới thềm lục địa. Tuy nhiên khi lên án Trung Quốc liên quan đến vấn đề gọi là đi lại bất hợp pháp trong lãnh hải được coi là có chủ quyền, Mỹ viện dẫn điều khoản cho phép các nước được hoạt động thu thập tin tức tình báo trong các vùng đặc quyền kinh tế. Máy bay và tàu thủy tuần thám của Hoa Kỳ vẫn thi hành những cuộc thăm dò trên biển từ lâu nay. Mối quan tâm chính yếu của về an ninh của Mỹ trong khu vực Biển Đông này là các hành lang giao thông trọng yếu đối với việc vận chuyển thương mại cũng như đối với tàu chiến phải được mở tự do.

Trung Quốc

Trung Quốc có ký kết và phê chuẩn UNCLOS.  Bắc Kinh tuyên bố tất cả hải đảo, quần đảo trong Biển Đông đều là của Trung Quốc từ thời cổ xưa.

Malaysia

Malaysia tuyên bố sự xác lập chủ quyền của họ trong khu vực Biển Đông đều phù hợp với những nguyên tắc của luật pháp quốc tế theo như một bản đồ của Malaysia miêu tả. Bản đồ này được Kuala Lumpur công bố năm 1979, xác định ranh giới thềm lục địa của Malaysia. 

Philippines

Năm 1978, cựu Tổng thống Philippines Ferdinamd Marcos ký một sắc luật xác định toàn thể lãnh hải (khu vực Trường Sa) thuộc về Philippines, và vẽ lại bản đồ Philippines. Manila cũng là nước ký kết và phê chuẩn công ước UNCLOS, và thông qua đạo luật xác nhận tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.

Đài Loan

Hiến pháp Đài Loan xác định chủ quyền trên các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và Đông Sa (nhóm đảo Pratas, ở 340 km đông nam Hồng Kông).

clip_image007

Vị trí đảo Hòn Ông, nơi hải quân Việt Nam tập trận hôm 13 tháng 6, 2011. RFA file

Việt Nam

Hà Nội phê chuẩn Công ước UNCLOS. Năm 2009, Việt Nam và Malaysia cùng phối hợp đệ trình Liên Hiệp Quốc một văn kiện pháp lý trình bày sự xác lập chủ quyền, nhấn mạnh ở điểm  Trung Quốc muốn thương lượng với từng nước xác lập chủ quyền ở Biển Đông trên căn bản song phương, trong khi các quốc gia liên quan thúc đẩy một giải pháp đa phương cho cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Brunei

Brunei xác lập chủ quyền một phần Biển Đông, coi đó là Vùng đặc quyền kinh tế của vương quốc, trong đó có bao gồm Đá Louisa (Louisa Reef).

V. L.

Nguồn: rfa.org

clip_image008

Ảnh: voanews.com

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn