Thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Đức về tình hình biển Đông

Tiến sĩ Dương Hồng Ân (Diễn Đàn Việt Nam 21)

Kính gửi:

Bộ trưởng ngoại giao liên bang

Tiến sĩ  Frank-Walter Steinmeier

Auswärtiges Amt

11013 Berlin

Stuttgart, ngày 06.01.2014

Tranh chấp biển đảo gây căng thẳng ở Đông Nam Á

Kính thưa ông bộ trưởng,

Những ngày sắp tới, nhân dân Việt Nam sẽ tưởng niệm lần thứ 40 cuộc hải chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa chống Trung Quốc xâm lược. Nhân biến cố trọng đại này, chúng tôi muốn chuyển đến ông một số nhận định liên hệ đến các cuộc tranh chấp hiện nay về chủ quyền trên các đảo, quần đảo giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng và kính mong ông lưu tâm.

Tranh chấp về các quần đảo mà công luận thế giới trước đây chưa hề biết đến đã là nguyên nhân tạo ra xung đột mãnh liệt giữa Trung Quốc với Nhật Bản và nhiều quốc gia trong vùng như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Đải Loan và Brunei. Chẳng hạn đảo Điếu Ngư (Hoa ngữ) hay Senkaku (Nhật ngữ) ở biển đông Hoa, đảo Hoàng Sa (Việt ngữ) và Trường Sa (Việt ngữ) hay còn gọi là Xisha (Hoa ngữ) và Nansha (Hoa ngữ) hoặc Paracel và Spratly ở biển đông Việt.

Để xác định chủ quyền Trung Quốc đã có những hảnh vi quân sự hiếu chiến. Vào tháng 11/2013 Trung Quốc ngang nhiên thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Đông Hải để khiêu khích Nhật, Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Đối đầu với Việt Nam, từ 40 năm nay Trung Quốc liên tục dùng vũ lực xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Một cuộc hải chiến giữa Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Trung Quốc đã xảy ra vào năm 1974. Hải quân VNCH đã chiến đấu rất hào hùng, nhưng cuối cùng vì quân trang hạn chế nên không đủ sức bảo vệ các hải đảo và từ đó Trung Quốc chiếm giữ Hoàng Sa một cách bất hợp pháp. Năm 1988 Trung Quốc lại mở cuộc hải chiến mới nhằm chiếm thêm 10 đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa. Số đảo còn lại ở Trường Sa hiện nay đang được Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Đài Loan quản lý.

Trong nhiều năm qua các thuyền đánh cá của Việt Nam hoạt động trong vùng lãnh hải Trường Sa luôn bị tàu chiến Trung Quốc tấn công. Tháng 6.2013 Trung Quốc khiêu khích cắt giây cáp của tầu thăm dò dầu của Việt nam.

Với thái độ ngang ngược và xem thường công pháp quốc tế khi Trung Quốc đơn phương công bố một bản đồ mở rộng biên giới lãnh hải và xác định chủ quyền trên 80% diện tích biển Đông. Ranh giới mới được vẽ ở dạng chữ U mà báo giới gọi là dạng lưỡi bò, bao gồm cả những vùng cách xa Trung quốc hàng ngàn cây số (xem bản đồ). Hành vi độc đoán này cho thấy Trung Quốc coi thường chủ quyền các quốc gia láng giềng.

Theo sự thẩm định của nhiều chuyên viên, các quần đảo nói trên không mang lại nhiều lợi ích kinh tế dù có tiềm năng dầu khí. Như vậy Trung Quốc hung hãn, ngạo mạn không vì ý nghĩa kinh tế của các quần đảo mà chỉ muốn diễu võ dương oai, điệu bộ của một cường quốc mới phất lên. Trung Quốc có ý đồ khai thác ưu thế quân sự và kinh tế để trở thành một đế quốc trong thế kỳ 21 nên sẵn sàng chấp nhận rủi ro của một cuộc chiến toàn cầu. 

Từ những nhận định trên, chúng tôi kêu gọi phải ngăn chặn tham vọng đế quốc của Trung Quốc.

• Trung Quốc phải chấm dứt ngay mọi hành vi hiếu chiến và đe dọa các quốc gia làng giềng

• Trung Quốc phải đình chỉ các vụ đụng độ bạo lực với Việt Nam.

• Dù Trung Quốc đã nhiều lần từ chối thương thảo trên bình diện đa phương, Trung Quốc cũng phải hợp tác với các phe tranh chấp liên hệ thông qua sự hỗ trợ của Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) và cộng đồng quốc tế để tìm một giải pháp hòa bình. Cơ sở đàm phán là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) mà chính Trung Quốc đã ký kết công nhận vào năm 1996.

• Trung Quốc phải nhận thức rõ là giải quyết ôn hòa sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn mọi biện pháp quân sự.

• Chính quyền Hà Nội phải từ bỏ thái độ nhu nhược trước Trung Quốc và có quyết tâm đối đầu chống xâm lược Trung Quốc. Bằng các phương thức ôn hòa Hà Nội phải tìm cách thúc đẩy những người cầm quyền ở Bắc Kinh chấp nhận giải pháp thương thảo trên bình diện đa phương.

• Hà Nội phải chấm dứt đàn áp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ở trong nước. Công dân Việt Nam có quyền biểu tình ôn hòa mà không phải lo sợ bị bắt giữ như đã từng xảy ra nhiều lần trong các năm qua.

Mong rằng nhận định và những yêu cầu của chúng tôi sẽ nhận đươc sự ủng hộ của ông. Mối quan tâm và hỗ trợ của ông sẽ góp phần gìn giữ hòa bình không chỉ ở Á Châu mà còn trên toàn thế giới.

Trân trọng

Tiến sĩ Dương Hồng-Ân (Điều hợp viên – Diễn Đàn Việt Nam 21)

clip_image002

https://sites.google.com/site/forumvietnam21/deutschenfr/beitrag/briefanamsteinmeier

Forum Vietnam 21

An den

Bundesminister des Auswärtigen

Herrn Dr. Frank-Walter Steinmeier

Auswärtiges Amt

11013 Berlin

Dr. Hong-An Duong

forumvietnam21@gmail.com

Stuttgart, den 06.01.2014

Konflikte um Inseln sorgen für höchste Spannung in Südostasien

Sehr geehrter Herr Minister, dieser Tage jährt sich zum 40.Mal der Seekrieg um die Paracel-Inseln zwischen China und Vietnam. Anlässlich dieses Ereignisses möchten wir eine Stellungnahme zu den aktuellen Konflikten um kleine Inselgruppen zwischen China und seinen Nachbarländern abgeben und bitten Sie herzlich um Kenntnisnahme Um der Weltöffentlichkeit bis vor kurzem noch völlig unbekannte Inselgruppen ist ein heftiger Streit entbrannt. Es sind, um einige Namen zu nennen, die Inselgruppe Diaoyu (chinesisch) bzw. Senkaku (japanisch) im ostchinesischen Meer, um die Peking und Tokyo heftig streiten, und die Paracel- und Spratly-Inseln im südchinesischen Meer (chinesisch) oder Ostmeer (vietnamesisch), auf die China, Vietnam, die Philippinen, Malaysia, Taiwan und Brunei Anspruch erheben. Chinas Haltung dabei ist höchst militant-aggressiv. Ganz aktuell hat China Japan im November 2013 mit der Einrichtung einer Luftüberwachungszone über das ostchinesische Meer provoziert. Im Konflikt mit Vietnam um die Paracel- und Spratly-Inseln tritt China bereits seit 40 Jahren als Aggressor auf. So kam es 1974 zu heftigen Seeschlachten zwischen China und Vietnam. Damals hat die (nicht kommunistische) Republik Vietnam ihre territoriale Souveränität zu verteidigen versucht. China hat am Ende den Seekrieg gewonnen und hält seither die Paracel-Inseln besetzt. Der Konflikt um die Spratly-Inseln setzte sich nach der Eroberung Südvietnams durch Nordvietnam, mit Unterstützung durch China, fort. 1988 kam es erneut zu einem Seegefecht zwischen den zwei kommunistischen Bruderländern. Zwei vietnamesische Kriegsschiffe wurden von der chinesischen Marine versenkt. 70 vietnamesische Soldaten fielen. China besetzt seither neben den Paracel-Inseln auch zehn Inseln der Spratly-Gruppe. Die restlichen zur Spratly-Inselgruppe gehörenden Kleininseln, werden u.a. von Vietnam, den Philippinen, Malaysia und Taiwan besetzt gehalten. In den letzten Jahren wurden immer wieder vietnamesische Fischerboote im Gebiet der vietnamesischen Spratly-Inseln von chinesischen Kriegsschiffen angegriffen. Im Juni 2013 provozierte China erneut, in dem es Seekabel von vietnamesischen Ölerkundungsschiffen kappte. Einseitig verschob China die Seegrenzen zu seinen Gunsten und beansprucht völkerrechtswidrig 80% der Seefläche des südchinesischen Meeres. Die in chinesischen Landkarten eingezeichnete U-förmige, gestrichelte Linie, von Vietnamesen als Rinderzunge bezeichnet, wird von China als Grenzmarkierung seines Seegebietes angesehen, obwohl dieses Gebiet teilweise  über 1000 km von China entfernt liegt (siehe Landkarte) Diese willkürliche Grenzziehung zeugt von einem rücksichtlosen Verhalten Pekings gegenüber seinen Nachbarländern, um deren Souveränitätsansprüche sich China nicht schert. Nach Schätzung vieler Experten sind die oben genannten unbewohnten Inselgruppen wirtschaftlich trotz vermuteter Öl- und Gasvorkommen uninteressant. Es ist also nicht vorrangig die wirtschaftliche Bedeutung der Inseln, die die arrogante und aggressive Haltung Chinas erklärt, sondern das Großmachtgehabe eines Neureichen. China, in der Rolle eines Imperialisten des 21.Jahrhunderts, will seine wirtschaftliche und militärische Überlegenheit ausspielen und nimmt dabei die Gefahr eines Weltkrieges in Kauf. Wir rufen daher auf, dem imperialistischen Treiben Chinas Einhalt zu gebieten.                              

• China soll unverzüglich seine Aggressivität und militärische Drohungen gegen die Nachbarländer beenden.

• China soll seine kriegerischen Akte gegen Vietnam beenden.

• Obwohl China schon seit jeher eine multinationale Lösung für den Konflikt ablehnt, sollen  China und andere Konfliktparteien unter Einbeziehung der ASEAN-Länder und der internationalen Gemeinschaft an einer friedlichen Konfliktlösung arbeiten. Basis dazu ist das Seerechtsübereinkommen der Vereinten Nationen (United Nations Convention on the Law of the Sea UNCLOS), dem China selbst 1996 beigetreten ist.

• China soll überzeugt werden, dass eine friedliche Reglung besser, profitabler ist als jede militärische Maßnahme.

• Wir verlangen von der Regierung in Hanoi ihre zaghafte Haltung gegenüber China aufzugeben und entschieden gegen die chinesische Aggression vorzugehen. Hanoi muss mit allen friedlichen Mitteln versuchen, die Pekinger Machthaber zu einer multinationalen Lösung des Konflikt zu bewegen

• Hanoi darf nicht gegen antichinesische Demonstrationen im eigenen Land vorgehen. Vietnamesische Bürger sollen friedlich gegen China protestieren dürfen - ohne Gefahr von der eigenen Regierung verhaftet zu werden, wie es in den letzten Jahren vielfach geschehen ist.

Bitte unterstützen Sie unsere Forderungen. Damit helfen Sie den Frieden nicht nur in Asien sondern in der ganzen Welt zu wahren. Mit freundlichen Grüßen Dr. Hong-An Duong (Koordinator – Forum Vietnam 21)

clip_image003

https://sites.google.com/site/forumvietnam21/deutschenfr/beitrag/briefanamsteinmeier#B20140106-Steinmeier-EN

Forum Vietnam 21

To:

The honorable Dr. Frank-Walter Steinmeier

Federal Foreign Minister

Auswärtiges Amt - Ministry of Foreign Affairs

D-11013 Berlin

Dr. Hong-An Duong

forumvietnam21@gmail.com

Stuttgart, January 1st 2014

Subj.: Dispute on territorial waters and islands leading to regional tensions in S.E. Asia

Dear Mr. Minister,

In the few days to come, the Vietnamese people will conduct a commemorating ceremony for the 40th anniversary of the armed resistance against the invasion of the PRC on the Paracel Group of Islands in the East Sea, within Vietnamese waters. We would like to take this opportunity to present to you a summary with different considerations pertained to the so-called "issue of territorial dispute" as brought forth by China's false claim vs. neighboring countries in the related area. We very much hope to have your attention on the issue.

The laying a claim on islands, or groups of islands, that the world until nowadays has very little knowledge of, has been the cause for hot tension between China and Japan, as well as with other countries in the area like VietNam, the Phillippines, Malaysia, Taiwan, Brunei ... For instance, the island named Diaoyu (in Chinese) and Senkaku (in Japanese); or HoangSa, TruongSa (in Vietnamese) now renamed by Chinese as Xisha, Nansha (in the old days known by Western sea-goers as Paracels and Spratlys..)

To enforce its unilateral territorial claim, China resorted to using aggressive military measures. In November 2013, China declared, unilaterally, the setting up of what it called ADIZ, which the US, Japan and South Korea considered to be a provocative act. With Vietnam, in the last 40 years, China pushed forth continuously its armed invasions to seize more islands within the groups HoangSa - TruongSa. There already existed a military clash between naval forces of the RSVN and the PRC in 1974. But at the end, due to the lack of troops and weaponry, the Vietnamese Navy, despite valiant fights, lost the remaining islands of HoangSa in the hands of the PRC who, since then, occupied that island group in an illegitimateway. In 1988 China launched several new naval attacks and came to seize 10 more islands in the archipelago TruongSa. But the remaining islands of the group are now, still, under the sovereignty of Vietnam, Taiwan, Malaysia and the Phillippines.

For years in the past Vietnamese fishing boats were attacked by Chinese armed vessels. In 6/2013 Chinese forces even stepped up their provocation by cutting cables of a Vietnamese oil exploration vessel.

In choosing to make an unilateral proclamation before the world to expand its own territorial waters and sovereignty areas for more than 80% of the East Sea, China has only shown a reckless disregard of any international laws. The new boundary line for "Chinese territorial waters" is drawn in the form of an U, labeled by international Media as "a cow's tongue" and embraces vast remote areas thousand miles away from mainland China (see Map) Such an attitude translated how much due respect China really has toward its neighboring countries.

Based on evaluations by expert specialists, the archipelagos in question do not hold much economic benefits as thought despite some potentials for natural gas and oil. So, the aggressive belligerence, as shown by China, carries only a meaning: it puts up a show-off only in the aim to promote itself as a "new" world power. With the intention to make use of its superior military and economic power so as to become an empire in the 21 century, even at the risks of another World War.

Based on such viewpoints, as presented above, we appeal to the world to prevent all the imperialistic ambitions of China by making demands as follows:

• China is to stop all threats and aggressions directed at neighboring countries;

• China is to stop all armed clash with Vietnam;

• Despite its refusal, many times, to conduct discussions on a multilateral basis, China must show its co-operation spirit with the ASEAN countries to find solutions in a peaceful way, in case there is a dispute. The basis for all discussions must be the international Convention UNCLOS of 1996 with China itself also as signatory.

• It's more in the interest of China if an overall agreement is reached through negotiation rather than through military aggression.

• The Hanoi Regime is to show more determination in the resistance against aggressions from China. Especially through diplomatic channels and non-violent measures, Hanoi should  have Chinese rulers in Beijing come to the negotiation table to conduct discussions on a multilateral basis;

• Hanoi must stop all the moves to crack-down on the in-country dissident demonstrations since Vietnamese citizens have their right to express their nationalism in non-violence.

We do hope that our points of views and our requests will get your approval, Mr Minister. Your attention, as well as your support, will contribute greatly to a peaceful prospective, not only for Asia but also for the whole world. Thank you.

Respectfully yours,

Dr. Hong-An Duong

(Coordinator – Forum Vietnam 21, Germany)

clip_image004

clip_image006 clip_image008

Sinh viên VN biểu tình chống Trung cộng xâm lăng Hoàng Sa, thủ đô Bonn CHLB Đức 26/01/1974

Tác giả trực tiếp gửi cho BVN

clip_image009

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn