Không vì bất cứ lý do gì để Cam Ranh rơi vào tay Trung Quốc

Bùi Văn Bồng

Từ lâu, Mỹ, Nga, Nhật, Úc, Ấn Độ và nhiều nước khác rất quan tâm đến Cam Ranh và muốn được sử dụng Cam Ranh làm quân cảng. Phân tích mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), dựa trên những hình ảnh được thu thập từ vệ tinh và nhận diện tiềm lực quân sự của Trung Quốc cho thấy, sau khi 3 sân bay trên các đảo nhân đạo phi pháp tại đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn được đưa vào hoạt động sẽ cho phép quân đội Trung Quốc kiểm soát toàn bộ không phận trên Biển Đông.

clip_image002

Một góc ven biển Cam Ranh chụp từ máy bay, 8-2015 (Ảnh: Bùi Văn Bồng)

Đặc biệt, nghiêm trọng hơn, theo đồ họa mà CSIS vừa đăng tải, tầm tác chiến của các máy bay tại sân bay trên đá Chữ Thập hoàn toàn bao trùm lên căn cứ quân sự Cam Ranh, căn cứ hải quân đặc biệt quan trọng của Việt Nam.

Cũng theo hình ảnh đồ họa được CSIS đăng tải, toàn bộ khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép đã gần như “bất khả xâm phạm” khi được bảo vệ bằng hệ thống phòng không HQ-9 đặt trên đảo Phú Lâm.

Chuyên gia bình luận chính trị Hiroyuki Noguchi của Nhật Bản thì cho rằng Cam Ranh là khắc tinh của “đường lưỡi bò”. với địa thế độc đáo trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, Vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” Trung Quốc.

Báo Asahi Nhật Bản ngày 7/11 đưa tin, Nhật Bản và Việt Nam nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng để chống lại những mối đe dọa trên Biển Đông, bao gồm các bài diễn tập chung trên biển và việc tàu quân sự Nhật Bản được phép cập cảng Cam Ranh của Việt Nam từ năm 2016 để sử dụng các dịch vụ hậu cần, kỹ thuật, tiếp tế nhu yếu phẩm.

Thủ tướng Shinzo Abe có thể tính toán rằng làm như vậy cũng là vì lợi ích của chính Nhật Bản. Đó là một khoản đầu tư chiến lược bảo vệ lợi ích của Nhật trong khu vực, đặc biệt là tuyến hàng hải huyết mạch qua Biển Đông. Mặt khác duy trì liên minh quân sự với Hoa Kỳ là việc quan trọng.

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc cũng tỏ ra quan tâm tới sự kiện này. Tờ Tin tức Bành Báo, Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc ngày 6, 7/11 cũng có bài viết đề cập tới chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Gen Nakatani.

Tờ Hoàn Cầu đánh giá, hành động của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản là nhằm tăng cường quan hệ với quân đội Việt Nam.

Theo bài báo, đây là lần tiếp theo quan chức cấp cao Nhật Bản thăm căn cứ quân sự Vịnh Cam Ranh, sau cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera.

Có lẽ khó có nơi nào có được cảng nước sâu tự nhiên với vị trí địa lý tưởng như cảng Cam Ranh. Tạp chí Tuần tin tức của Trung Quốc từng cho rằng cả châu Á cũng không thể tìm kiếm được quân cảng nào độc đáo và nguy hiểm như quân cảng Cam Ranh của Việt Nam.

Còn chuyên gia bình luận chính trị Hiroyuki Noguchi của Nhật Bản thì cho rằng Cam Ranh là khắc tinh của “đường lưỡi bò”. với địa thế độc đáo trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, Vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” Trung Quốc.

Thành phố Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa, nơi đây có bán đảo Cam Ranh chạy từ bắc xuống nam được bao bọc bởi rất nhiều các đảo to nhỏ khác nhau, lợi thế lớn ấy đã biến Cam Ranh thành một cảng nước sâu tránh gió tuyệt vời.

Quân cảng nơi đây có diện tích 60km2, nước sâu 16 - 25m, có nơi sâu 32m, cửa nước sâu hơn 30m, cửa vịnh rộng 4.000m. Cảng Cam Ranh nằm lọt thỏm dưới những ngọn núi cao 400 m nên kín gió, vũ khí đặt ở những điểm cao trên núi có thể khống chế được tất cả khu vực xung quanh quân cảng. Nước sâu, vịnh rộng nơi lý tưởng có thể tập trung 100 chiến hạm cỡ lớn (10.000 tấn).

Hệ thống radar và giám sát điện tử nơi đây có thể kiểm soát được khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Persia, biển Hoa Đông và Biển Đông (gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa). Nơi đây cũng gần đường vận tải biển quốc tế nên cũng trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần quan trọng. Từ Cam Ranh, có thể kiểm soát tuyến đường vận tải biển quan trọng bậc nhất thế giới, kết nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Năm 1966 cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson ghé thăm cảng Cam Ranh, Trong chuyến thăm đó, báo chí Mỹ đã ca ngợi Cam Ranh rằng: “Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc, có thể kiểm soát được tuyến đường vận tải biển huyết mạch Á – Âu”.

Hãng tin Reuters Anh ngày 6/11 cũng quan tâm đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, cho rằng tàu chiến Nhật Bản thăm căn cứ quân sự Vịnh Cam Ranh có thể tiếp tục làm Trung Quốc tức giận, bởi nơi này gần với quần đảo Trường Sa - quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng Trung Quốc luôn tìm cách chiếm đoạt toàn bộ.

Mặc dù Nhật Bản chưa thông qua hành động ở Biển Đông tương tự tàu chiến Mỹ để chọc giận Trung Quốc, nhưng vẫn đang phát triển quan hệ an ninh với các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines.

Việt Nam từng cho phép tàu thuyền của các nước khác như Mỹ và Nga đậu ở Vịnh Cam Ranh, nhưng tàu thuyền nước ngoài thăm căn cứ quân sự Vịnh Cam Ranh thực sự hiếm hoi.

Tờ Đại công báo Hồng Kông cho rằng, Nhật Bản muốn điều tàu chiến đến đậu ở Vịnh Cam Ranh của Việt Nam là để kiềm chế hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc với bản chất bành trướng khu vực và mở tầm bành trướng toàn cầu lăm le, nhòm ngó cảng Cam Ranh đã từ lâu đời. Hết Pháp, đến Mỹ rồi Liên Xô đứng chân sử dụng quân cảng tại Cam Ranh khiến Trung Nam Hải lồng lộn lên mà không thẻ làm gì được. Nay, Trung Nam Hải đang dựa thế “Ý thức hệ” và “16 chữ vàng, 4 tốt” để đưa các nhà lãnh đạo Việt Nam vào tròng, hòng lấn dần từng bước ‘hớt tay trên’ của các nước khác nhằm làm chủ Cam Ranh. Nếu như lãnh đạo Việt Nam mất cảnh giác, không tỉnh táo mắc mưu thâm hiểm của Trung Quốc để Cam Ranh rơi vào tay Trung Quốc là có tội lớn với dân tộc và sẽ vô cùng nguy hiểm đến an ninh, chủ quyền, lãnh hải của đất nước.

B.V.B.

Nguồn: http://web.archive.org/web/20160413203109/http://bongbvt.blogspot.com/2016/04/khong-vi-bat-cu-ly-do-gi-e-cam-ranh-roi.html

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn