Bản Tuyên bố của tín đồ PGHH về dự thảo luật Tín ngưỡng, Tôn giáo

Nguyễn Bắc Truyển

Kính thưa Quý Niên trưởng và Thân hữu,

Vừa qua, một nhóm Tín đồ PGHH (độc lập) tại Đồng bằng sông Cửu Long đã đồng ký tên vào bản Tuyên bố về bản dự thảo luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (1.9.2016). 

Sau đó, bản Tuyên bố (cùng 109 chữ ký sống, đợt 1) được gởi đến bà Nguyễn Thị Kim Ngân - chủ tịch Quốc hội và Giáo hội Ban trị sự PGHH Trung ương (do nhà cầm quyền dựng lên).

Kính chuyển bản Tuyên bố (tiếng Việt và tiếng Anh) đến Quý Niên trưởng và Thân hữu để xem và giúp chuyển tiếp.

Chân thành cám ơn.

Kính mến,

Nguyễn Bắc Truyển

*

Ông N.B.T. gửi BVN

Tây nam bộ, ngày 08/11/2016

Kính gởi: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội CHXHCN Việt Nam

Trích yếu: Đóng góp ý kiến với bản Dự thảo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (1.9.2016)

Thưa Bà,

Chúng tôi, khối tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, xin gởi đến Bà và Quốc hội một số ý kiến về bản Dự thảo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (1.9.2016).

Những ý kiến này được đúc kết trong bản “Tuyên bố của các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo về Dự thảo luật Tín ngưỡng, Tôn giáo” viết ngày 25/10/2016 và đã được 109 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đồng ý ký tên. Chúng tôi đính kèm trong thư bản tuyên bố này cùng danh sách chữ ký.

Kính mong bà và quốc hội hoan hỉ xem xét lại Dự thảo luật Tín ngưỡng, Tôn giáo để tín đồ PGHH chúng tôi và các tôn giáo khác ở Việt Nam được sống và hành đạo

đúng tinh thần tự do tôn giáo của Hiến pháp 2013.

Trân trọng cám ơn Bà và quốc hội.

TM. Khối tín đồ Phật giáo Hòa Hảo.

Nguyễn Văn Lía

và Võ Văn Thanh Liêm.

Tuyên bố của khối tín đồ Phật giáo Hòa Hảo về Dự thảo luật Tín ngưỡng, Tôn giáo

Chúng tôi, khối tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) không chấp nhận tham gia vào tổ chức PGHH nhà nước. Vì muốn tu tập theo đúng lời dạy của Đức Huỳnh Giáo chủ. Tuy không được nhà nước mời tham gia đóng góp ý kiến cho các Dự thảo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (Dự thảo 01.9.2016) nhưng chúng tôi thấy cần lên tiếng về quan điểm quản lý nhà nước chật hẹp trong vấn đề tôn giáo để khẳng định sự hiện hữu của chúng tôi trên đất nước Việt Nam. Trong quá khứ và hiện tại chúng tôi là nạn nhân của các pháp lệnh, nghị định và chỉ thị trong lãnh vực tín ngưỡng và tôn giáo, khiến cho chúng tôi không thực hiện được quyền tự do tôn giáo của mình.

Dự thảo 01.9.2016 hiện nay không đáp ứng các nhu cầu về tự do tôn giáo của PGHH. Được sáng lập vào năm 1939, PGHH theo quan niệm “học Phật tu nhân” để giúp cho tín đồ tu tại gia biết con đường giải thoát. Đức Huỳnh Giáo Chủ dạy rằng tư gia là nơi để tín đồ tự tu học và khuyến khích tín đồ tu tập. Trong hoàn cảnh, hầu hết các cơ sở tôn giáo bị nhà nước chiếm dụng sau năm 1975 và được giao một số rất ít cho Ban trị sự Giáo hội PGHH (nhà nước) sử dụng. Tư gia là nơi duy nhất còn lại để cho tín đồ PGHH nằm ngoài giáo hội thực hiện quyền tự do thờ phượng, thực hành, tuân thủ giáo lý/giáo luật và truyền đạo/giảng đạo chiếu theo Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã tham gia.

Nếu hiểu theo định nghĩa của Dự thảo 01.9.2016 thì tư gia của chúng tôi vừa là cơ sở tôn giáo và vừa là cơ sở tín ngưỡng, vừa là nơi sinh hoạt tôn giáo tập trung, vừa là nơi hoạt động tôn giáo của chúng tôi. Việc phân biệt giữa tôn giáo và tín ngưỡng, phân biệt giữa cơ sở tôn giáo và cơ sở tín ngưỡng, phân biệt giữa sinh hoạt tôn giáo và hoạt động tôn giáo và phân biệt giữa sinh hoạt tôn giáo và sinh hoạt tín ngưỡng theo dự luật này không phù hợp với đạo PGHH của chúng tôi và sẽ khiến cho các sinh hoạt tôn giáo tại gia của chúng tôi phải chịu nhiều tầng áp bức.

Chúng tôi cần các quyền tự do tôn giáo sau đây mà Pháp Lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo 2004 và Dự thảo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 01.9.2016 không đáp ứng được:

1. Quyền tự do có tôn giáo tự chọn

Đây là quyền bất khả xâm phạm và bao gồm cả quyền không tham gia vào các Ban trị sự Giáo hội PGHH (quốc doanh) dù là ở trung ương hay địa phương.

2. Quyền thành lập giáo hội

Mọi hành vi bắt buộc tín đồ PGHH phải đăng ký với Ban trị sự Giáo hội PGHH (quốc doanh) để được phép sinh hoạt và hoạt động tôn giáo là vi phạm vào quyền tự do có tôn giáo tự chọn của chúng tôi. Quyền này bao gồm quyền tự do thành lập giáo hội hay tổ chức tôn giáo riêng. Việc hình thành tổ chức tôn giáo không cần phải đăng ký nếu tổ chức tôn giáo không cần có tư cách pháp nhân để hoạt động.

3. Quyền tự do tổ chức các buổi lễ tôn giáo và treo đạo kỳ

Vì theo triết lý lấy nhà làm chùa nên ngoài 3 ngày Đại lễ : Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn (25/2 âm lịch), ngày Khai sáng đạo PGHH(18/5 âm lịch), ngày Đản sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ (25/11 âm lịch), tín đồ PGHH còn thường xuyên tổ chức các ngày kỵ giỗ tại tư gia với sự tham dự của hàng trăm, hàng ngàn đồng đạo từ các nơi khác đến tham dự.

4. Quyền tự do tập trung cầu nguyện, truyền bá giáo lý tại tư gia, đạo tràng và các cơ sở thờ phượng khác

Tín đồ PGHH đã kết hợp sinh hoạt tôn giáo và hoạt động tôn giáo thành sinh hoạt tôn giáo một cách hài hòa từ khi thành lập đạo cho đến nay. Mỗi buổi lễ nghi được tổ chức tại tư gia hay chùa PGHH là một cơ hội để các bậc Niên trưởng truyền bá giáo lý PGHH, có thuyết trình và giải đáp giáo lý cho tín đồ PGHH hoặc người đang tìm hiểu về đạo.

5. Quyền xây dựng mới hoặc phục hồi các chùa, độc giảng đường, hội quán, đạo tràng

Ngoài tư gia tín đồ PGHH cần có quyền xây dựng mới hoặc phục hồi các chùa, độc giảng đường, hội quán, đạo tràng để phục vụ cho việc truyền bá đạo, sinh hoạt tôn giáo.

6. Quyền tự do suy cử, bổ nhiệm, bầu cử chức sắc tôn giáo

Việc suy cử, bổ nhiệm, bầu cử chức sắc tôn giáo là công việc hoàn toàn nội bộ của tôn giáo và không cần được sự cho phép của nhà nước. Khi có nhu cầu giao dịch với các cơ quan công quyền, PGHH sẽ thông báo người đại diện.

7. Quyền tự do in ấn, phát hành Thi văn Sấm giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ, kinh sách và các tác phẩm tôn giáo, …

Hiện nay có một số ấn bản Thi văn Sấm giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ bị cắt xén cho nên tín đồ PGHH cần in ấn, phát hành Thi văn Sấm giảng, kinh sách và các tác phẩm tôn giáo.

8. Quyền tự do làm công tác xã hội và từ thiện

PGHH có truyền thống lthực hiện công tác xã hội và từ thiện qua việc thành lập các phòng thuốc Nam, khám và điều trị bệnh theo phương pháp dân gian cổ truyền.

9. Quyền tự do tôn giáo trong trại giam

Tù nhân là tín đồ PGHH có quyền sinh hoạt tôn giáo trong nhà tù.

Việt Nam, ngày 25 tháng 10 năm 2016.

* Đính kèm 109 tín đồ PGHH ký tên (đợt 1) đồng ý nội dung của Bản tuyên bố đã được gởi đến Chủ tịch Quốc hội - Bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Southwestern Region of Vietnam, November 08, 2016

To: The Honorable Nguyen Thi Kim Ngan

Chair of the National Assembly of Vietnam

Re: Comments to the Draft Law on Belief and Religion (version 1.9.2016) Dear Madam,

We, the Hoa Hao Buddhist Bloc, would like to present to you and Members of the

National Assembly a number of comments regarding the Draft Law on Belief and

Religion (version 1.9.2016).

These comments have been summarized in the "Statement of Hoa

Hao Buddhists regarding the draft law on Belief and Religion" written on October

25, 2016 and signed by 109 Hoa Hao Buddhists. We are attaching to this letter the

Statement and the list of the signees.

We sincerely hope that you and Members of the National Assembly would reconsider the draft Law on Belief and Religion so that Hoa Hao Buddhist members and members of other religions could live and practice our respective religions in the true spirit of religious freedom as stipulated in the 2013 Constitution.

Our sincere thankfulness to you and Members of the National Assembly

Respectfully;

On behalf of the Hoa Hao Buddhist Bloc, Nguyen Van Lia

and Vo Van Thanh Liem

Statement of the Hoa Hao Buddhist Bloc on the Draft Law on Belief and Religion

We, the followers of Hoa Hao Buddhism (HHB), do not join the State-sanctioned Hoa Hao Buddhist organization because we want to practice in accordance with the teachings of Prophet Huynh, the founder of our religion. Even though the State did not invite us to contribute ideas to the current draft Law on Belief and Religion (Draft law version 1.9.2016), we saw the need to speak out on the State’s strictly

control on religious matters and to affirm our existence in the country of Vietnam. In the past and at present we have been victims of the ordinances, decrees and directives on belief and religion, such that we are unable to exercise our freedom of

religion.

The current Draft law version 1.9.2016 does not meet the needs of HHB’s religious freedom. Founded in 1939, HHB follows the concept of "study Buddhism in order to improve yourselves" to help lay members realize the path to liberation. Prophet Huynh, our religion founder, taught us that the home is the place for the faithful to learn by him-/herself and to encourage practice of religion. In a situation where most of the religious establishments were confiscated and utilized by the State since

1975, and the State assigned a very small number of these facilities to the State- sanctioned Hoa Hao Administrative Council for their use, our homes are the only

places left for the independent Hoa Hao Buddhist members who do not join the

State-sanctioned Hoa Hao Buddhist church to exercise the right to freedom of worship, practice, observation of the doctrine and religious principles, propagating

and preaching as stipulated in the International Covenant on Civil and Political

Rights of which Vietnam is a state party.

According to the definitions in the Draft law version 1.9.2016, our homes are simultaneously “facilities for activities related to belief”, “facilities for activities related to religion”, "places for common religious activities” and “places for religious operations”. The distinction between religion and belief; between “facilities for activities related to belief” and “facilities for activities related to religion”; between “religious activities” and “religious operations”; and between “belief activities” and “religious activities” as defined in this draft law is not in line

with our HHB’s guidance, and it will make religious activities at our homes subjected to multiple layers of oppression.

We wish to have the following rights to freedom of religion which are not met by the Ordinance on Belief and Religion of 2004 and the Draft Law on Belief and Religion (version 1.9.2016):

1. The right to have a religion of one’s choice

This is a non-derogable right which includes the right to not participate in the State- sanctioned Hoa Hao Administrative Council, whether at headquarter or local level;

2. The right to establish churches

Any action requiring Hoa Hao Buddhists to register with the State-sanctioned Hoa Hao Administrative Council in order to receive permit to conduct religious activities or religious operations is a violation of our right to freely choose a religion. This right includes freedom to establish churches or religious organizations. The establishment of religious organizations should not be bound to a registration requirement if such organizations do not need for a legal entity status for their operations.

3. The right to organize religious ceremonies and to display religious flags In accordance with the philosophy of making a home into a temple, in addition to the following three major commemorative ceremonies: the Day of Prophet Huynh’s Disappearance, (on the 25th of the 2nd month of the lunar calendar), the Hoa Hao Buddhist Church Day of Initiation (on the 18th of the 5th month of the lunar calendar), the Sacred Birthday of Prophet Huynh (on the 25th of the 11th month of

the lunar calendar), Hoa Hao Buddhists regularly commemorate death anniversaries at home with the participation of hundreds, even thousands of members coming from different locations.

4. The right to gather for praying and propagation of the religious doctrine at home, at prayer hall, and at other worship facilities

Since the establishment of our religion the Hoa Hao followers have incorporated “religious activities and religious operations” into religious activities in a harmonized manner. Each religious ceremony held at private home or at HHB’s

temple is also an opportunity for the seniors to propagate Hoa Hao Buddhist doctrine through lectures and interpretation of the teachings to the believers or to those who wish to learn about our religion.

5. The right to construction or restoration of temples, lecture halls, assembly halls, prayer halls

In addition to their private homes, Hoa Hao Buddhists should have the right to build or restore temples, lecture halls, assembly halls, prayer halls for the purpose of

preaching and conducting religious activities.

6. The right to freedom of nomination, appointment, election of religious dignitaries

The nomination, appointment and election of religious dignitaries are entirely internal affairs of the religious organization and shall not require the permission of the State. If the need to communicate with the government authorities arises, HHB will then inform the State of our representatives.

7. The right to publish and distribute the Literary Oracles written by Prophet

Huynh, his teachings, and other religious works....

Currently there are several printed versions of Prophet Huynh’s Literary Oracles

which have been abridged or modified; therefore, HHB followers need to be able to

reprint and distribute the original Literary Oracles, scriptures, and other religious works.

8. The right to conduct social and charitable works

It is the tradition of HHB to conduct social and charitable works, such as the establishment of herbal medical clinics to examine and treat sick persons using the traditional methods.

9. The right to religious freedom in prisons

Hoa Hao prisoners shall have the right to conduct religious activities in prison.

Vietnam, October 25, 2016.

* Attached are signatures of 109 Hoa Hao Buddhists (phase 1) who have agreed "Statement of Hoa Hao Buddhists regarding the draft law on Belief and Religion", which had been sent to the Chair of the National Assembly – The Honorable Nguyen Thi Kim Ngan.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn