LUẬT VỀ ĐẶC KHU KINH TẾ CỦA LIÊN BANG NGA

Nhng vn đ mu cht qui đnh rt khác d tho lut ca Việt Nam

TS Nguyễn Thành Sơn

Nga là liên bang của 83 chủ thể, có diện tích hơn 17 triệu km2 (lớn nhất thế giới, lớn hơn Việt Nam 51,6 lần). Trước đây, thời Sa hoàng, Nga đã từng làm bá chủ khắp châu Âu. Ngày nay, Nga đang có điều kiện và có nhu cầu phát triển kinh tế và phát triển các đặc khu kinh tế hơn bất cứ quốc gia nào. Nhiều vùng đất màu mỡ, đặc biệt vùng Sibir và vùng Viễn Đông (giáp TQ) của Nga luôn được nhiều đối tác nước ngoài nhòm ngó, sẵn sàng “xin chết”. Nhưng, Nga luôn chủ trương hạn chế đến mức thấp nhất sự có mặt của nước ngoài. Luật về Đặc khu kinh tế của Nga (nguyên văn như cột bên trái trong bảng kèm theo) là một minh chứng.

Nội dung dịch một số điều khoản quan trọng của Luật về đặc khu kinh tế của Nga (trình bày ở cột bên phải) cho thấy:

1/ Các loại đặc khu kinh tế chủ yếu của Nga gồm: sản xuất công nghiệp và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật;

2/ Thời hạn tồn tại của các đặc khu kinh tế không quá 20 năm. Các đặc khu kinh tế không được xem xét kéo dài thời hạn. Luật chỉ qui định các trường hợp chấm dứt trước thời hạn của Đặc khu kinh tế;

3/ Diện tích tối đa của Đặc khu kinh tế không quá 20 km2;

4/ Đặc khu kinh tế không được nằm trên lãnh thổ của nhiều khu dân cư, không được bao trùm toàn bộ một đơn vị hành chính; Lãnh thổ của Đặc khu kinh tế không được nằm trên lãnh thổ của hơn 2 đơn vị hành chính;

5/ Trong lãnh thổ của Đặc khu kinh tế không cho phép triển khai các công trình thuộc quỹ nhà ở;

6/ Trong Đặc khu kinh tế cấm các hoạt động kinh doanh như: khai thác tài nguyên khoáng sản, luyện kim; tuyển khoáng, chế biến kim loại đen, kim loại mầu; sản xuất và gia công các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ ô tô con và xe máy);

7/ Chính sách thuế và phí của các đặc khu kinh tế phải tuân theo Luật liên bang về Thuế và Phí. Các đặc khu kinh tế chỉ được ưu tiên về thủ tục hành chính, không được ưu đãi đặc biệt về thuế.

v.v.

(cụ thể xem bảng dưới đây):

Федеральный закон от 22 июля 2005 г. N 116-ФЗ Об особых экономических зонах в Российской Федерации

Принят Государственной Думой 8 июля 2005 года
Одобрен Советом Федерации 13 июля 2005 года

Luật Liên bang ngày 22/7/2005 số N 116-LLB Về các đặc khu kinh tế ở Liên bang Nga

Được Duma Quốc gia thông qua ngày 8/7/2005

Được Hội đồng Liên bang phê chuẩn ngày 13/7/2005

clip_image002[9]

Глава 1. Общие положения

Chương 1. Những quy định chung

Статья 1. Законодательство Российской Федерации об особых экономических зонах

Điều 1. Pháp luật Liên bang Nga về các vùng kinh tế đặc biệt

1. Законодательство Российской Федерации об особых экономических зонах состоит из настоящего Федерального закона, указов Президента Российской Федерации, постановлений Правительства Российской Федерации и принимаемых в соответствии с ними иных нормативных правовых актов.

2. В случае если международным договором Российской Федерации установлены иные правила, чем те, которые предусмотрены настоящим Федеральным законом, применяются правила международного договора.

1. Pháp luật của Liên bang Nga về các khu kinh tế đặc biệt bao gồm các Luật liên bang hiện tại, các sắc lệnh của Chủ tịch Liên bang Nga, các Nghị quyết của Chính phủ Liên bang Nga và quy phạm pháp luật khác được thông qua có liên quan.

2. Trong trường hợp, nếu các công ước quốc tế của Liên bang Nga có những quy định khác so với những quy định của Luật liên bang này, thì các quy định của công ước quốc tế của Liên bang Nga sẽ được áp dụng.

Статья 2. Понятие особой экономической зоны

Điều 2. Khái niệm về đặc khu kinh tế

Особая экономическая зона - определяемая Правительством Российской Федерации часть территории Российской Федерации, на которой действует особый режим осуществления предпринимательской деятельности.

Đặc khu kinh tế- phần lãnh thổ của Liên bang Nga được Chính phủ LB Nga xác định, mà trong đó thực thi một chế độ đặc biệt để tiến hành các hoạt động kinh doanh.

Статья 3. Цели создания особых экономических зон

Điều 3. Mục đích thành lập các đặc khu kinh tế

Особые экономические зоны создаются в целях развития обрабатывающих отраслей экономики, высокотехнологичных отраслей, производства новых видов продукции и развития транспортной инфраструктуры.

Các đặc khu kinh tế được thành lập nhằm các mục đích phát triển các ngành công nghiệp chế biến của nền kinh tế, các ngành công nghệ cao, sản xuất các dạng sản phẩm mới và phát triển hạ tầng giao thông.

Статья 4. Типы особых экономических зон

Điều 4. Các loại đặc khu kinh tế

1. На территории Российской Федерации могут создаваться особые экономические зоны следующих типов:

1) промышленно-производственные особые экономические зоны;

2) технико-внедренческие особые экономические зоны.

2. Промышленно-производственные особые экономические зоны создаются на участках территории, площадь которых составляет не более двадцати квадратных километров. Технико-внедренческие особые экономические зоны создаются не более чем на двух участках территории, общая площадь которых составляет не более двух квадратных километров.

3. Особая экономическая зона не может находиться на территориях нескольких муниципальных образований. Территория особой экономической зоны не должна включать в себя полностью территорию какого-либо административно-территориального образования.

4. На территории особой экономической зоны не допускается размещение объектов жилищного фонда.

5. На территории особой экономической зоны не допускается:

1) добыча полезных ископаемых и металлургическое производство в соответствии с Общероссийским классификатором видов экономической деятельности;

2) переработка полезных ископаемых и переработка лома черных и цветных металлов;

3) производство и переработка подакцизных товаров (за исключением легковых автомобилей и мотоциклов).

6. При создании особой экономической зоны Правительство Российской Федерации определяет виды деятельности, осуществление которых разрешено на ее территории.

1. Trên lãnh thổ của LB Nga các loại đặc khu kinh tế sau đây có thể được thành lập:

1) Đặc khu kinh tế sản xuất-công nghiệp;

2) Đặc khu kinh tế ứng dụng kỹ thuật.

2. Các đặc khu kinh tế sản xuất công nghiệp được thành lập trên các phần lãnh thổ có diện tích không quá hai mươi cây số vuông. Các đặc khu kinh tế ứng dụng kỹ thuật được thành lập trên không quá 2 phần lãnh thổ và với tổng diện tích không quá hai cây số vuông.

3. Đặc khu kinh tế không được nằm trên các lãnh thổ của nhiều khu dân cư. Lãnh thổ của đặc khu kinh tế không được bao gồm toàn bộ lãnh thổ của một đơn vị hành chính địa phương nào đó.

4. Trong lãnh thổ của đặc khu kinh tế không cho phép triển khai các công trình thuộc quỹ nhà ở.

5. Trong lãnh thổ của đặc khu kinh tế không cho phép:

1) Khai thác khoáng sản và luyện kim theo Phân loại quốc gia toàn Nga về các dạng hoạt động kinh tế;

2) Tuyển khoáng và chế biến kim loại đen và kim loại mầu;

3) Sản xuất và gia công các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ ô tô con và xe máy).

6. Khi thành lập đặc khu kinh tế, Chính phủ LB Nga sẽ xác định các dạng hoạt động được phép tiến hành trong lãnh thổ của đặc khu.

Статья 5. Условия создания особых экономических зон

Điều 5. Điều kiện thành lập đặc khu kinh tế

1. Особые экономические зоны могут создаваться только на земельных участках, находящихся в государственной и (или) муниципальной собственности.

2. На момент создания промышленно-производственной особой экономической зоны земельные участки, образующие ее территорию, не должны находиться во владении и (или) в пользовании граждан и юридических лиц, за исключением земельных участков, которые предоставлены для размещения и использования объектов инженерной инфраструктуры и на которых размещены такие объекты.

3. На момент создания технико-внедренческой особой экономической зоны земельные участки, образующие ее территорию, за исключением земельных участков, которые предоставлены для размещения и использования объектов инженерной инфраструктуры и на которых размещены такие объекты, не должны находиться во владении и (или) в пользовании граждан и юридических лиц, за исключением образовательных и (или) научно-исследовательских организаций.

4. На момент создания промышленно-производственной особой экономической зоны на земельных участках, образующих ее территорию, могут быть расположены только объекты, находящиеся в государственной и (или) муниципальной собственности и не находящиеся во владении и (или) в пользовании граждан и юридических лиц, за исключением объектов инженерной и транспортной инфраструктур.

5. На момент создания технико-внедренческой особой экономической зоны на земельных участках, образующих ее территорию, могут быть расположены только объекты, находящиеся в государственной и (или) муниципальной собственности и не находящиеся во владении и (или) в пользовании граждан и юридических лиц (кроме объектов инженерной и транспортной инфраструктур), за исключением образовательных и (или) научно-исследовательских организаций.

1. Các đặc khu kinh tế chỉ có thể được thành lập trên các phần đất thuộc sở hữu nhà nước và (hoặc) sở hữu công cộng.

2. Tại thời điểm thành lập đặc khu kinh tế sản xuất-công nghiệp, các phần đất hình thành lãnh thổ của đặc khu không được là các phần đất thuộc quyền định đoạt và (hoặc) sử dụng của người dân và của các pháp nhân khác, ngoại trừ các phần đất đã được dành cho các công trình hạ tầng kỹ thuật và các phần đất đã có các công trình hạ tầng kỹ thuật.

3. Tại thời điểm thành lập đặc khu kinh tế, các phần đất thuộc lãnh thổ của đặc khu kinh tế, ngoại trừ các phần đất đã được dành để bố trí và sử dụng cho các công trình hạ tầng kỹ thuật và các phần đất đã có các công trình hạ tầng kỹ thuật, không nên thuộc quyền định đoạt và (hoặc) sử dụng của người dân và của các pháp nhân khác, ngoại trừ các pháp nhân đó là các tổ chức giáo dục và (hoặc) tổ chức nghiên cứu khoa học.

4. Tại thời điểm thành lập đặc khu kinh tế sản xuất-công nghiệp trên các phần đất hình thành lãnh thổ của đặc khu chỉ có thể được bố trí các công trình thuộc sở hữu nhà nước và (hoặc) sở hữu công cộng và không thuộc quyền định đoạt và (hoặc) sử dụng của người dân và các pháp nhân khác, ngoại trừ các công trình hạ tầng kỹ thuật và giao thông.

5. Tại thời điểm thành lập đặc khu kinh tế áp dụng công nghệ trên các phần đất hình thành lãnh thổ của đặc khu có thể đã có các công trình được bố trí thuộc quyền sở hữu của nhà nước và (hoặc) sở hữu công cộng và không thuộc sự định đoạt và (hoặc) sử dụng của người dân và của các pháp nhân (ngoài các công trình hạ tầng kỹ thuật và giao thông), ngoại trừ các pháp nhân là các tổ chức giáo dục và (hoặc) nghiên cứu khoa học.

Глава 2. Создание и прекращение существования особых экономических зон

Chương 2. Thành lập và chấm dứt hoạt động của các đặc khu kinh tế

Статья 6. Создание и прекращение существования особых экономических зон

Điều 6. Thành lập và chấm dứt hoạt động của các đặc khu kinh tế

1. Решение о создании особой экономической зоны на территориях субъекта Российской Федерации и муниципального образования принимается Правительством Российской Федерации и оформляется постановлением Правительства Российской Федерации.

2. Высший исполнительный орган государственной власти субъекта Российской Федерации совместно с исполнительно-распорядительным органом муниципального образования подает в Правительство Российской Федерации заявку на создание особой экономической зоны с обоснованием целесообразности и эффективности ее создания для решения задач федерального, регионального и местного значения. Порядок оформления и подачи заявки на создание особой экономической зоны, в том числе перечень документов, прилагающихся к заявке, определяется Правительством Российской Федерации.

3. Отбор заявок на создание особых экономических зон одного типа осуществляется на основе конкурсного отбора. Положение о проведении конкурса по отбору заявок утверждается Правительством Российской Федерации.

4. Правительство Российской Федерации, высший исполнительный орган государственной власти субъекта Российской Федерации, исполнительно-распорядительный орган муниципального образования, на территориях которых создается особая экономическая зона, в течение тридцати дней с даты принятия Правительством Российской Федерации решения о создании особой экономической зоны заключают соглашение (далее - соглашение о создании особой экономической зоны), в котором устанавливаются:

1) объем и сроки финансирования создания инженерной, транспортной и социальной инфраструктур особой экономической зоны за счет средств федерального бюджета, бюджета субъекта Российской Федерации и местного бюджета;

2) план обустройства и соответствующего материально-технического оснащения особой экономической зоны и прилегающей к ней территории;

3) комплекс мероприятий по разработке перспективного плана развития особой экономической зоны и порядок их финансирования;

4) размеры принадлежащих Российской Федерации, субъекту Российской Федерации и муниципальному образованию долей в праве общей долевой собственности на объекты инженерной, транспортной и социальной инфраструктур особой экономической зоны;

5) порядок эксплуатации и содержания, в том числе осуществления капитального ремонта, объектов инфраструктуры особой экономической зоны, находящихся в общей долевой собственности;

6) порядок владения, пользования к распоряжения объектами инфраструктуры, находящимися в общей долевой собственности, после прекращения существования особой экономической зоны;

7) обязательства органов государственной власти субъекта Российской Федерации по предоставлению налоговых льгот резидентам особой экономической зоны;

8) порядок формирования наблюдательного совета особой экономической зоны;

9) обязательства исполнительного органа государственной власти субъекта Российской Федерации по делегированию федеральному органу исполнительной власти, уполномоченному осуществлять функции по управлению особыми экономическими зонами, полномочий по управлению и распоряжению земельными участками и другими объектами недвижимости в пределах территории особой экономической зоны на срок ее существования;

10) обязательства исполнительно-распорядительного органа муниципального образования по передаче федеральному органу исполнительной власти, уполномоченному осуществлять функции по управлению особыми экономическими зонами, права на управление и распоряжение земельными участками и другими объектами недвижимости, находящимися в муниципальной собственности, в пределах территории особой экономической зоны на срок ее существования;

11) иные условия, предусмотренные настоящим Федеральным законом.

5. Объекты инфраструктуры особой экономической зоны могут создаваться за счет других источников.

6. Особая экономическая зона создается на двадцать лет. Срок существования особой экономической зоны продлению не подлежит.

7. Досрочное прекращение существования особой экономической зоны допускается только в случае, если:

1) это вызвано необходимостью, связанной с обеспечением обороноспособности страны и безопасности государства;

2) в течение трех лет с даты создания особой экономической зоны не заключено ни одного соглашения о ведении промышленно-производственной или технико-внедренческой деятельности либо все ранее заключенные соглашения расторгнуты;

3) в течение трех лет подряд на территории особой экономической зоны ее резидентами не ведется промышленно-производственная или технико-внедренческая деятельность.

8. Решение о досрочном прекращении существования особой экономической зоны принимается Правительством Российской Федерации.

1. Quyết định về việc thành lập đặc khu kinh tế trên lãnh thổ của các chủ thể của LB Nga và trên lãnh thổ của khu dân cư do Chính phủ LB Nga thông qua và bằng cách ban hành Nghị định của Chính phủ LB Nga.

2. Cơ quan hành chính cao nhất của chính quyền của các chủ thể LB Nga cùng với cơ quan điều hành của khu dân cư trình lên Chính phủ LB Nga đơn xin thành lập đặc khu kinh tế với đủ các căn cứ về sự cần thiết và tính hiệu quả của việc thành lập đẻ giải quyết các nhiệm vụ của liên bang, của vùng và của địa phương. Trình tự soạn thảo và nộp đơn xin thành lập đặc khu kinh tế, trong đó có danh mục các tài liệu phải kèm theo đơn, được Chính phủ LB qui định.

3. Việc lựa chọn các đơn xin thành lập các đặc khu kinh tế cùng loại được thực hiện trên cơ sở lựa chọn cạnh tranh. Chính phủ Liên bang Nga thông qua quy định về việc tiến hành lựa chọn các đơn.

4. Chính phủ LB Nga, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của chủ thể của LB Nga, cơ quan điều hành của khu dân cư nơi (có lãnh thổ) thành lập của đặc khu kinh tế trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Chính phủ LB Nga thông qua quyết định thành lập đặc khu kinh tế, sẽ ký thỏa thuận (sau đây gọi là thỏa thuận thành lập đặc khu kinh tế), trong đó được xác lập:

1) khối lượng và thời hạn cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước LB Nga và từ ngân sách của địa phương để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông và xã hội phục vụ cho đặc khu kinh tế;

2) kế hoạch tái định cư và trang bị vật tư kỹ thuật tương ứng của đặc khu kinh tế và vùng lãnh thổ phụ cận.

3) tổ hợp các giải pháp về xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn của đặc khu kinh tế và trình tự thu xếp vốn cho các giải pháp đó;

4) phần (tỷ lệ) sở hữu của Chính phủ LB Nga, của chủ thể LB Nga và của khu dân cư trong sở hữu về các công trình hạ tầng ký thuật, giao thông và xã hội của đặc khu kinh tế.

5) trình tự khai thác và duy trì hoạt động, trong đó có sửa chữa lớn, đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật của đặc khu kinh tế nằm trong tổng tỷ lệ sở hữu.

6) cách thức sở hữu, sử dụng, định đoạt đối với các công trình thuộc phần sở hữu chung sau khi đặc khu kinh tế chấm dứt hoạt động;

7) trách nhiệm của các cơ quan chính quyền chủ thể LB Nga về cung cấp các ưu đãi thuế cho cư dân của đặc khu kinh tế;

8) trình tự hình thành hội đồng giám sát của đặc khu kinh tế;

9) trách nhiệm của cơ quan hành pháp của chủ thể LB Nga về phân cấp thẩm quyền hành pháp liên bang, về thực hiện quyền đại diện trong quản lý các đặc khu kinh tế, phân cấp quyền hạn quản lý và điều hành các phần đất và các công trình bất động sản khác nằm trong giới hạn lãnh thổ của đặc khu kinh tế trong suốt thời hạn tồn tại của dặc khu;

10) trách nhiệm của các cơ quan chấp pháp của các khu vực dân cư về chuyển giao cho cơ quan liên bang của chính quyền có thẩm quyền thực thi các chức năng quản lý các đặc khu kinh tế các quyền quản lý và định đoạt các khu đất và các công trình bất động sản khác thuộc sở hữu của khu dân cư, và trong giới hạn của đặc khu kinh tế trong thời hạn tồn tại của đặc khu kinh tế;

11) Các điều kiện khác được quy định bởi Luật liên bang.

5. Các công trình hạ tầng của Đặc khu kinh tế có thể được hình thành bằng các nguồn vốn khác.

6. Đặc khu kinh tế được hình thành với thời hạn 20 năm. Thời hạn tồn tại của Đặc khu kinh tế không được kéo dài.

7. Việc chấm dứt tồn tại trước thời hạn của Đặc khu kinh tế chỉ được phép trong các trường hợp, nếu:

1) việc chấm dứt do yêu cầu liên quan đến việc đảm bảo khả năng quốc phòng của đất nước và an ninh của quốc gia;

2) trong thời hạn 3 năm kể từ ngày thành lập Đặc khu kinh tế không ký được bất kỳ một thỏa thuận nào về tiến hành các hoạt động sản xuất- công nghiệp hoặc hoạt động ứng dụng kỹ thuật hoặc tất cả các thỏa thuận đã được ký trước đó bị kéo dài;

3) trong thời hạn 3 năm liên tục các cư dân trên lãnh thổ Đặc khu kinh tế không tiến hành các hoạt động sản xuất - công nghiệp hoặc hoạt động ứng dụng tiến bộ - kỹ thuật.

8. Quyết định về chấm dứt hoạt động trước thời hạn của Đặc khu kinh tế do Chính phủ Liên Bang ban hành.

Глава 3. Управление особыми экономическими зонами

Chương 3. Quản lý các đặc khu kinh tế

Статья 7. Органы управления особыми экономическими зонами

Điều 7. Cơ quan quản lý các đặc khu kinh tế

1. Разработка единой государственной политики в сфере создания и функционирования особых экономических зон возлагается на уполномоченный федеральный орган исполнительной власти (далее - федеральный орган исполнительной власти, уполномоченный осуществлять функции по нормативно-правовому регулированию в сфере создания и функционирования особых экономических зон).

2. Управление особыми экономическими зонами возлагается на федеральный орган исполнительной власти, уполномоченный осуществлять функции по управлению особыми экономическими зонами, и его территориальные органы.

3. Федеральный орган исполнительной власти, уполномоченный осуществлять функции по управлению особыми экономическими зонами, и его территориальные органы (далее также - органы управления особыми экономическими зонами) составляют единую централизованную систему управления особыми экономическими зонами. Финансирование расходов на содержание федерального органа исполнительной власти, уполномоченного осуществлять функции по управлению особыми экономическими зонами, и его территориальных органов осуществляется за счет средств федерального бюджета.

4. Для координации деятельности федеральных органов исполнительной власти, исполнительных органов государственной власти субъекта Российской Федерации, исполнительно-распорядительного органа муниципального образования, хозяйствующих субъектов по развитию особой экономической зоны, контроля за выполнением соглашения о создании особой экономической зоны, контроля за расходованием бюджетных средств, выделяемых на обустройство территории, а также для рассмотрения и утверждения перспективных планов развития особой экономической зоны создается наблюдательный совет особой экономической зоны.

5. В состав наблюдательного совета особой экономической зоны входят представители федерального органа исполнительной власти, уполномоченного осуществлять функции по управлению особыми экономическими зонами, и его соответствующего территориального органа, представитель исполнительного органа государственной власти субъекта Российской Федерации, представитель исполнительно-распорядительного органа муниципального образования, представители резидентов особой экономической зоны и иных организаций.

6. В состав наблюдательного совета технико-внедренческой особой экономической зоны помимо лиц, указанных в части 5 настоящей статьи, могут входить представители образовательных и научно-исследовательских организаций, действующих в границах муниципального образования, на территории которого расположена особая экономическая зона.

7. Полномочия наблюдательного совета особой экономической зоны определяются Положением о наблюдательном совете особой экономической зоны, утвержденным Правительством Российской Федерации.

1. Cơ quan chấp hành có thẩm quyền của Liên bang (sau đây được gọi là cơ quan chấp hành liên bang có thẩm quyền thực hiện chức năng về quy định pháp luật trong lĩnh vực thành lập và hoạt động của các đặc khu kinh tế) được giao soạn thảo chính sách thống nhất của nhà nước trong lĩnh vực thành lập và hoạt động của các đặc khu kinh tế.

2. Việc quản lý các đặc khu kinh tế được giao cho Cơ quan điều hành Liên bang được ủy quyền thực hiện các chức năng quản lý các đặc khu kinh tế, và các cơ quan tại địa phương của Cơ quan điều hành Liên bang đó.

3. Cơ quan điều hành liên bang được ủy quyền thực hiện các chức năng quản lý các đặc khu kinh tế và các cơ quan tại địa phương của Cơ quan đó (sau đây gọi tắt là các cơ quan quản lý các đặc khu kinh tế) tạo thành một hệ thống quản lý tập trung duy nhất cho các đặc khu kinh tế. Chi phí hoạt động của Cơ quan điều hành Liên bang được ủy quyền quản lý các đặc khu kinh tế và các cơ quan tại địa phương của Cơ quan điều hành Liên Bang được cấp từ ngân sách của Liên bang.

4. Một Hội đồng kiểm soát của Đặc khu kinh tế được thành lập để:

- phối hợp sự hoạt động của các Cơ quan điều hành Liên bang, các cơ quan điều hành của chính quyền nhà nước thuộc chủ thể Liên bang Nga, cơ quan điều hành hành chính của các đô thị, các đối tượng kinh doanh phát triển của đặc khu kinh tế;

- giám sát việc thực hiện các thỏa thuận về thành lập đặc khu kinh tế;

- kiểm tra việc chi tiêu của nguồn vốn ngân sách phân bổ cho việc tái định cư lãnh thổ;

- xem xét và phê duyệt các kế hoạch phát triển dài hạn của đặc khu kinh tế.

5. Thành phần Hội đồng kiểm soát của đặc khu kinh tế gồm đại diện của:

+ Cơ quan hành pháp Liên bang được ủy quyền thực hiện các chức năng quản lý các đặc khu kinh tế, và đại diện của các cơ quan tại địa phương của cơ quan đó;

+ Cơ quan hành pháp của các chủ thể của Liên bang (UBND tỉnh)

+ Cơ quan điều hành và hành chính của khu dân cư

+ Các cư dân sinh sống trong đặc khu;

+ Các cơ quan khác.

6. Thành phần của Hội đồng kiểm soát của đặc khu kinh tế về ứng dụng kỹ thuật, ngoài các đại diện được nêu trong Khoản 5 nêu trên của Điều này có thể còn gồm các đại diện của các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học kỹ thuật đang hoạt động trong biên giới của khu dân cư có Đặc khu kinh tế.

7. Các thẩm quyền của Hội đồng kiểm soát đặc khu kinh tế được xác định theo Quy định về Hội đồng kiểm soát đặc khu kinh tế do Chính phủ Liên bang phê duyệt.

Статья 8. Полномочия органов управления особыми экономическими зонами

Điều 8. Thẩm quyền của các cơ quan quản lý các đặc khu kinh tế

1. Органы управления особыми экономическими зонами:

1) осуществляют регистрацию юридических лиц и индивидуальных предпринимателей в качестве резидентов особой экономической зоны и ведение реестра резидентов особой экономической зоны;

2) выдают по требованию резидента особой экономической зоны или по запросам заинтересованных лиц выписки из реестра резидентов особой экономической зоны;

3) представляют в федеральный орган исполнительной власти, уполномоченный осуществлять функции по нормативно-правовому регулированию в сфере создания и функционирования особых экономических зон, отчет о результатах функционирования особых экономических зон ежегодно не позднее 1 июля года, следующего за отчетным;

4) осуществляют контроль за исполнением резидентом особой экономической зоны соглашения о ведении промышленно-производственной или технико-внедренческой деятельности;

5) публикуют не реже одного раза в квартал в печатных и электронных средствах массовой информации, определяемых Правительством Российской Федерации, сведения о наличии не сданных в аренду земельных участков, государственного и (или) муниципального имущества на территории особой экономической зоны;

6) оформляют по заявлению резидента особой экономической зоны приглашения на въезд в Российскую Федерацию иностранных граждан в целях осуществления трудовой деятельности;

7) выполняют функции заказчика по подготовке документации по планировке территории особой экономической зоны и созданию инженерной, социальной и иной инфраструктур за счет средств федерального бюджета, бюджета субъекта Российской Федерации и местного бюджета;

8) управляют и распоряжаются объектами недвижимости, расположенными на территории особой экономической зоны и находящимися в государственной и (или) муниципальной собственности, в порядке, установленном соглашением о создании особой экономической зоны;

9) обеспечивают проведение экспертизы проектной документации;

10) выдают разрешения на строительство, а также получают технические условия присоединения к сетям инженерно-технического обеспечения и передают их гражданам и юридическим лицам, осуществляющим строительство или реконструкцию;

11) исполняют иные полномочия, предусмотренные настоящим Федеральным законом.

2. Органы управления особыми экономическими зонами для выполнения своих функций по управлению объектами недвижимости, расположенными на территории особой экономической зоны и находящимися в государственной и (или) муниципальной собственности, вправе привлекать управляющую компанию в порядке, устанавливаемом федеральным органом исполнительной власти, уполномоченным осуществлять функции по нормативно-правовому регулированию в сфере создания и функционирования особых экономических зон.

1. Các cơ quan quản lý các đặc khu kinh tế:

1) Tiến hành đăng ký các pháp nhân và thể nhân là cư dân của đặc khu kinh tế và duy trì đăng bạ (hộ khẩu) của đặc khu kinh tế;

2) Cấp các trích lục từ đăng bạ của đặc khu kinh tế theo yêu cầu của cư dân hoặc theo yêu cầu của các nhân vật có quan tâm;

3) Trình cho Cơ quan Liên bang được ủy quyền thực hiện các chức năng về quy phạm pháp luật và điều hành trong lĩnh vực thành lập và vận hành của đặc khu kinh tế Báo cáo về kết quả hoạt động của đặc khu kinh tế hàng năm, không muộn hơn ngày 1/7 của năm tiếp theo.

4) Tiến hành kiểm tra việc thực hiện các thỏa thuận về các hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc đổi mới kỹ thuật của các cư dân của đặc khu kinh tế.

5) Công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và xuất bản không ít hơn 1 lần trong một quý các thông tin được Chính phủ Liên bang quy định về những khu vực (quỹ) đất thuộc sở hữu nhà nước hay sở hữu của địa phương còn chưa được cho thuê trong khuôn viên của đặc khu kinh tế;

6) Làm thủ tục giấy mời theo yêu cầu của cư dân cho các người nước ngoài vào đặc khu kinh tế với mục đích lao động;

7) Thực hiện các chức năng của người đặt hàng chuẩn bị các hồ sơ tài liệu về quy hoạch lãnh thổ của đặc khu kinh tế và thiết lập các hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các hạ tầng khác bằng nguồn vốn ngân sách của Liên bang Nga và ngân sách địa phương;

8) Quản lý và xử lý các đối tượng là bất động sản nằm trên lãnh thổ của đặc khu kinh tế và đang nằm trong sở hữu của nhà nước và (hoặc) của khu dân cư theo trình tự đã được xác lập trong Thỏa thuận về thành lập đặc khu kinh tế;

9) Đảm bảo tiến hành các thẩm định hồ sơ thiết kế;

10) Cấp phép xây dựng, cũng như tiếp nhận các điều kiện kỹ thuật của việc đấu nối với các hệ thống đảm bảo kỹ thuật công trình và chuyển giao chúng cho các pháp nhân và thể nhân thực hiện việc xây dựng hoặc cải tạo;

11) Thực hiện các quyền hạn khác được quy định tại Luật liên bang này.

2. Các cơ quan quản lý các đặc khu kinh tế có quyền mời một công ty quản lý để thực hiện các chức năng của mình về quản lý các công trình bất động sản nằm trong đặc khu kinh tế và thuộc sở hữu của nhà nước và (hoặc) sở hữu của khu dân cư theo trình tự được Cơ quan Liên bang được ủy quyền thực hiện chức năng về điều phối quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thành lập và vận hành các đặc khu kinh tế.

Глава 4. Правовое положение резидентов особой экономической зоны

Chương 4. Tình trạng pháp lý của các cư dân của đặc khu kinh tế

Статья 9. Резидент особой экономической зоны

Điều 9. Cư dân của đặc khu kinh tế

1. Резидентом промышленно-производственной особой экономической зоны признается коммерческая организация, за исключением унитарного предприятия, зарегистрированная в соответствии с законодательством Российской Федерации на территории муниципального образования, в границах которого расположена особая экономическая зона, и заключившая с органами управления особыми экономическими зонами соглашение о ведении промышленно-производственной деятельности в порядке и на условиях, предусмотренных настоящим Федеральным законом.

1. Cư dân của đặc khu kinh tế sản xuất-công nghiệp có thể là tổ chức thương mại, ngoại trừ doanh nghiệp độc quyền, đã được đăng ký theo luật của Liên bang Nga trên lãnh thổ của các khu dân cư (đô thị), mà trong đó có đặc khu kinh tế

Глава 5. Соглашение о ведении промышленно-производственной деятельности

Chương 5. Thỏa thuận về tiến hành hoạt động sản xuất-công nghiệp

Статья 16. Срок действия соглашения о ведении промышленно-производственной деятельности

Điều 16. Thời hạn hiệu lực của Thỏa thuận về tiến hành hoạt động sản xuất-công nghiệp

Соглашение о ведении промышленно-производственной деятельности заключается на срок, не превышающий срока, оставшегося до прекращения существования особой экономической зоны.

Thỏa thuận về tiến hành hoạt động sản xuất công nghiệp được ký cho thời hạn không vượt quá thời hạn tồn tại còn lại của đặc khu kinh tế.

Luật Liên bang Về các đặc khu kinh tế ở Liên bang Nga có 10 chương, gồm 41 điều được Tổng thống Nga Putin ký ban hành năm 2015. Trên đây chỉ giới thiệu các điều cần lưu ý liên quan đến bài viết. Tài liệu toàn văn có thể xem ở trang: http://www.consultant.ru/document/cons_doc_LAW_54599/

N.T.S.

Tác giả gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn