Tàu khảo sát gây xung đột Biển Đông: nó là cái gì?

An Viên dịch

Cách Bắc Kinh sử dụng những con tàu dân sự gây rối, được xem là chiến thuật hoàn hảo của nước này, nhưng điều này liệu có chấm dứt, khi Mỹ đang xem xét coi nhóm tàu “dân sự” gây rối kiểu này là đang thực hiện một hành vi tương tự tàu quân sự?

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhnmnKCXxqEUrFZ-zuKu5ZjgmMNt_gzRANAjg023p2pGBD-5XQS0nuBQiMJIHDQI5ejMY_i2sa-7V4OZWdUMw1oNcWoh5QP6kkHPxqEu6yGTTw3tnTlKzpd6P8gTTcNJIiE519J06skT-I/s640/7201919181256237473258.jpg

Trung Quốc hiện sở hữu hạm đội tàu nghiên cứu đại dương lên đến 54 chiếc, và nhiệm vụ của nó là mở rộng vùng lãnh hải của quốc gia này. Mặc dù mang tiếng vì mục đích khoa học, nhưng đội tàu này lại được cho rằng, nó đang tìm cách thu thập thông tin tình báo và thực hiện hoạt động trinh sát.
SCMP mới đây đăng tải bài viết mô tả về hạm đội tàu “mở rộng chủ quyền lãnh hải” này của Bắc Kinh.
Tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương 8) đã gây ra sự kiện “đấu nước”, khi đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Và sau cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài một tháng giữa Trung Quốc và Việt Nam, tàu này đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào thứ Tư.
Đầu tháng 7, Haiyang Dizhi 8 đã tìm cách chặn một dự án thăm dò dầu khí thuộc chủ quyền khu vực Việt Nam, trong phạm vi 200 hải lý của Việt Nam. Tàu khảo sát này không đi một mình, nó được hộ tống bởi tàu Cảnh sát biển và máy bay trực trăng.
Việt Nam nhanh chóng đáp trả hành động của Trung Quốc bằng cách gửi các tàu bảo vệ bờ biển để theo dõi tàu khảo sát của Trung Quốc, làm gia tăng căng thẳng giữa các quốc gia đến một mức độ chưa từng có sau sự kiện năm 2014.
Hải Dương 8 chỉ là một trong 54 tàu nghiên cứu đại dương của Bắc kinh và đội tàu này tham gia vào việc xử lý các tranh chấp trên biển của Bắc Kinh.
Haiyang Dizhi 8 và 9 (Hải Dương 8 và 9)
Tàu nghiên cứu địa chất này đã đi vào hoạt động cùng một lúc trong năm 2017 – gắn với biệt danh là tàu anh em tàu, theo Tân Hoa Xã. Cả hai đều được thiết kế và chế tạo trong nước, và là một trong những tàu nghiên cứu tiên tiến nhất của Trung Quốc.
Hải Dương 8 có tổng trọng tải 6.786 tấn và có thể đạt tốc độ 15 hải lý / giờ. Nó được trang bị thiết bị khảo sát địa chấn ba chiều chính xác cao. Trong khi đó, trọng tải của Hải Dương 9 là 4.350 tấn và được trang bị thiết bị khoan biển sâu.
Hải Dương 10 là bổ sung mới nhất cho đội tàu khảo sát đại dương của Trung Quốc và đã được triển khai vào cuối năm 2017. So với Hải Dương 8 và 9, Hải Dương 10 nhẹ hơn so, với lượng giãn nước 3.400 tấn và được trang bị thiết bị khoan biển sâu.
Tàu nghiên cứu là một phần của cuộc thám hiểm nghiên cứu đại dương chung đầu tiên giữa nhóm các nhà khoa học Pakistan, khám phá Ấn Độ Dương, và kết thúc vào tháng 2, theo CCTV.
Dayang 1 (Đại dương 1)
Dayang 1, tàu nghiên cứu đại dương toàn diện hiện đại đầu tiên của Trung Quốc, bắt đầu công việc vào năm 1995, theo Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Tài nguyên Khoáng sản Đại dương Trung Quốc. Con tàu được tái sử dụng từ một tàu nghiên cứu của Liên Xô được sản xuất vào năm 1984 và trải qua nhiều lần nâng cấp với chi phí hơn 100 triệu nhân dân tệ (14,2 triệu USD).
Dayang 1 chứa 10 phòng thí nghiệm để nghiên cứu một loạt các khía cạnh của đời sống đại dương, từ hoạt động địa chấn đến sinh học biển. Với lượng giãn nước 5.600 tấn, nó đã thực hiện 52 nhiệm vụ nghiên cứu tính đến năm 2018.
Haiyang 6 (Hải Dương 6)
Haiyang 6, được triển khai vào năm 2009, đã phá vỡ kỷ lục vào năm 2017 vì đã hoàn thành chuyến đi dài nhất với thủy thủ đoàn lớn nhất và bao phủ khu vực hoạt động rộng nhất với một tàu khảo sát của Trung Quốc vào thời điểm đó.
Nó băng qua Thái Bình Dương và Đại Tây Dương và một khu vực xung quanh Nam Cực trong chuyến thám hiểm kéo dài 232 ngày, theo CCTV. Với lượng giãn nước 4.600 tấn, tàu có thể đạt tốc độ 17 hải lý / giờ. Nó mất 400 triệu nhân dân tệ để hoàn tất. Nghiên cứu của Haiyang 6 tập trung vào hydrat khí tự nhiên.
Zhang Jian (Trương Kiến)
Zhang Jian là tàu khảo sát đầu tiên của Trung Quốc có khả năng thực hiện nghiên cứu dưới biển sâu ở độ sâu hơn 10.000 mét (32.800 feet), theo Tin tức Chiết Giang. Con tàu được đặt theo tên của doanh nhân và nhà từ thiện thời nhà Thanh Zhang Jian (1853 - 1926), người đã thành lập hơn 20 doanh nghiệp và hơn 300 trường học trong suốt quãng đời của mình.
Con tàu này là một phần của đội tàu nghiên cứu biển quốc gia của Trung Quốc nhưng thuộc sở hữu của một công ty công nghệ hàng hải Thượng Hải. Zhang Jian được triển khai vào năm 2016 và có lượng giãn nước 4.800 tấn.
Sự coi thường của Trung Quốc đối với chủ quyền của Việt Nam khiến khu vực Biển Đông trở nên tồi tệ hơn. Nó đã thu hút sự chú ý của truyền thông Philippines vào đầu tháng này, tàu khảo sát đi vào phạm vi 80 hải lý thuộc bờ biển phía đông Philippines.
Điều này xảy ra sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte ra lệnh đình chỉ nghiên cứu khoa học biển nước ngoài tại Benham Rise (là một khu vực chìm dưới nước, nằm ở phía đông bắc đảo Luzon của Philippines) vào tháng 2.2018.
Kết
Những con tàu khảo sát mang danh nghiên cứu này của Bắc Kinh tiếp tục khoáy động vùng Biển Đông. Thậm chí, trong một nhận định liên quan đến động thái của Hải Dương 8 khi rời khỏi Bãi Tư Chính, cho biết, tàu này rời khỏi khu vực Việt Nam, nhưng nó chỉ đến Đá Chữ thập (đảo do Bắc Kinh kiểm soát) để tiếp nhiên liệu, trước khi quay trở lại.
Collin Koh, một nhà nghiên cứu của Chương trình An ninh Hàng hải tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam ở Singapore lưu ý rằng các tàu bảo vệ bờ biển Hải Dương 8 vẫn còn đó. Và Koh cho rằng, Trung Quốc có thể đang gửi tín hiệu rằng họ sẵn sàng đạt được thỏa hiệp, nhưng con tàu có thể được triển khai lại nếu Việt Nam không đáp trả tương xứng.
Và cách Bắc Kinh sử dụng những con tàu dân sự gây rối, được xem là chiến thuật hoàn hảo của nước này, nhưng điều này liệu có chấm dứt, khi Mỹ đang xem xét coi nhóm tàu “dân sự” gây rối kiểu này là đang thực hiện một hành vi tương tự tàu quân sự?
A.V.
VNTB gửi BVN
Nguồn bản gốc: https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3021916/south-china-sea-chinese-ship-leaves-vietnamese-zone-it-only

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn