Cách nào đánh giá tình hình dân chủ tốt hơn?

Ngô Thái Văn

Những bộ óc vĩ đại đã thảo luận về ý tưởng dân chủ từ thời Hy Lạp cổ đại, tuy nhiên vẫn chưa có sự thống nhất về nội dung. Hiện tại, có hai cách tiếp cận chính trong đánh giá mức độ dân chủ của một chính quyền là Phương pháp tối giản và Phương pháp tối đa.

Bài viết này chỉ nói về 2 cách nêu trên mà không đề cập các cách tiếp cận khác nằm giữa hai cực này.

1. Cách tiếp cận tối giản

Cách tiếp cận tối giản để đánh giá một quốc gia có dân chủ hay không tập trung vào khía cạnh cơ bản. Dahl (1973), sự cạnh tranh và sự tham gia chính trường.

Sự tự do cạnh tranh giữa các chính trị gia các chức vụ được bầu vào chính quyền biểu hiện mức độ dân chủ của chính quyền đó. Điều này dễ thấy trong quốc gia đa đảng. Hệ thống chính trị không có sự cạnh tranh như Libya dưới thời Gaddafi hay Iraq dưới thời Saddam Hussein được coi là phi dân chủ.

Việt Nam, quốc gia chỉ có một đảng giữ quyền cai trị đất nước, các chức vụ trong chính quyền từ chủ tịch nước cho đến chủ tịch xã đều được Đảng Cộng sản chỉ định. Bên cạnh các tổ chức chính quyền, các nhân sự trong ủy ban nhân dân tỉnh, quận, phường xã, do Đảng chỉ định phải thi hành đường lối của Đảng trong việc cai trị, điều hành các hoạt động hành chính, an ninh, xã hội… còn có một tổ chức đảng cao hơn, uy lực hơn gọi là Ban Bí thư ngay sát sườn để theo dõi, ‘uốn nắn’ Ủy ban Nhân dân.

Thí dụ chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh được chỉ định bởi Bộ Chính trị để điều hành các hoạt động hành chính, an ninh, xã hội… trong tỉnh. Bên cạnh lại có Ban Bí thư tỉnh kiểm soát. Chức vụ bí thư, phó bí thư trong ban bí thư này cũng do Đảng chỉ định.

Ở các quốc gia dân chủ như Pháp, Mỹ, Đức, Nhật chẳng hạn, các chức vụ lãnh đạo chính quyền từ quốc gia đến tiểu bang, thành phố đều được dân bầu lên theo định kỳ hiến định. Ở Mỹ, tổng thống và phó tổng thống được bầu gián tiếp của Đại cử tri đoàn. Các thống đốc tiểu bang, thị trưởng được bầu trực tiếp.

Anh, Nhật, Thụy Điển…, các quốc gia được xem là dân chủ vì quyền điều hành đất nước là thủ tướng được dân bầu gián tiếp qua đảng thắng cử bởi một cuộc bầu cử đa đảng. Quốc vương chỉ có tư cách đại diện quốc gia.

Quyền tham gia chính trị của người dân qua tự do ứng cử và bầu cử đo lường mức độ dân chủ của một quốc gia. Tại các nước tự do dân chủ, bất cứ công dân nào đến tuổi và hội đủ tiêu chuẩn hiến định đều có quyền ứng cử, bầu cử. Tại các quốc gia không dân chủ, các quyền này bị hạn chế hay tước đoạt cách này, cách khác, thậm chí ngay cả bởi Hiến pháp.

Người lãnh đạo Bắc Hàn theo truyền thống là người kế thừa bởi Chủ tịch Kim Nhật Thành. Các lãnh đạo địa phương, ‘dân biểu’ Quốc hội cũng được chỉ định không khác Việt Nam.

Ở Việt Nam người dân không có quyền tự do ứng cử, người ứng cử vào các chức vụ hành chính đã đành, các ứng viên dân biểu Quốc hội chẳng hạn phải hoặc do ĐCSVN chỉ định, và Mặt trận Tổ quốc các cấp sàng lọc. Không ai có thể có tên trên bảng danh sách ứng viên nếu không qua được đèn xanh của hai cơ quan Đảng và Mặt trận này.

Hơn thế nữa với hệ thống bầu cử giả tạo người của chính quyền như tổ trưởng dân phố có thể đi bầu thay cho cả tổ, một người có thể bỏ phiếu cho cả gia đình v.v. Ngược lại, một người không đi bầu có thể phải chịu rắc rối với chính quyền về tội chống bầu cử.

Chính vì vậy, người ta không ngạc nhiên khi con số người đi bầu luôn gần 100% Việt Nam vẫn bị coi là chính quyền không dân chủ. Và dù số người đi bầu luôn gần đạt mức 100% người dân Việt Nam, kể cả các đảng viên của Đảng CSVN, thực sự bị tước quyền bầu cử, ứng cử.

Các quốc gia, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Anh, Pháp. Úc …được coi là dân chủ, mọi công dân có quyền, theo hiến định, ứng cử vào các chức vụ trong nhà nước và quyền bầu cử hay không đi bầu. Mọi vi phạm quyền tự do bầu cử, gian lận đều bị trừng phạt.

2. Phương pháp tối đa

Phương pháp tối đa bổ sung nhiều thuộc tính hơn cho Phương pháp tối giản. Trong số đó có tính bình đẳng, tính đại diện, tính thảo luận và sự tham gia.

Bình đẳng có thể hiểu là sự không phân biệt về sự giàu có, thu nhập hoặc địa vị, v.v của ứng viên (Coppedge 2012, 12-13). Nhà nước trợ cấp tiền, hay các ứng viên được phép toàn quyền quyên góp cho ngân quỹ vận động bầu cử của mình.

Hệ thống bầu cử khu vực thành viên đơn, winner takes all của Hoa Kỳ, chỉ một người hay liên danh được số phiếu tương đối cao nhất nhận tất cả phiếu đại cử tri đoàn của tiểu bang, được coi là ít tính đại diện hơn, tuy nhiên điều này lại làm cho các tiểu bang dù lớn hay nhỏ hơn, có số phiếu đại cử tri đoàn rất chênh lệch, trở nên có quyền ngang nhau. Hệ thống bầu cử lãnh đạo tiểu bang, các thành phố không theo cách này. Người hay liên danh nhận được đa số tương đối phiếu bầu sẽ thắng cử.

Hệ thống đồng thuận được coi là có tính cân nhắc trong hệ thống theo đa số. Có những thảo luận giữa các nhóm khác nhau như chính phủ, các nhóm tư bản, và lao động, đảng phái trước các cuộc bầu cử, và người chiến thắng trong cuộc bầu cử sau này được tự do điều hành xã hội trong các điều khoản đã thỏa thuận trước với các nhóm khác.

Hệ thống đồng thuận cung cấp cho công dân nhiều cơ hội hơn để tham gia hầu như trực tiếp hoạt động chính quyền. Tiếng nói của các tầng lớp nhân dân được nghe thường xuyên giữa các cuộc bầu cử, người dân có thể bày tỏ ý kiến của họ ở mức độ khác nhau trong các thảo luận nhóm của họ (Lijphart 2012).

Hệ thống ứng cử vào Quốc hội ở VN qua những buổi hiệp thương, ở đó Mặt trận Tổ quốc và một số đoàn thể và chính quyền cùng ngồi lại để tìm ra người được phép ứng cử. Hình thức này không thể so sánh với hệ thống đồng thuận giữa các nhóm xã hội hoàn toàn có những lợi ích khác nhau.

Xem thế, rõ ràng là một số nền dân chủ không giống hơn những nền dân chủ khác. Mặc dù chính khái niệm dân chủ bao hàm sự công bằng, mỗi xã hội dân chủ có giá trị công bằng khác nhau. Chúng có thể khác nhau về thuộc tính như công bằng, đại diện, tính thảo luận… (Lijphart 2012).

Tuy nhiên, cách tiếp cận theo chủ nghĩa tối đa có một số nhược điểm. Người Ả Rập coi trọng dân chủ về quyền công dân và tự do chính trị, nhưng họ coi nó như một công cụ để giải quyết các vấn đề như thất nghiệp và nghèo đói (Braizat 2010).

Phương pháp tối giản để đánh giá sự dân chủ của một chế độ có nhiều lợi thế hơn, dữ liệu dồi dào hơn, dễ dàng thu thập dữ liệu ở các quốc gia phi dân chủ hơn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nó không thể phân biệt được một số chất lượng dân chủ giữa các nền dân chủ tiên tiến (Coppedge 2012, 21).

Vì vậy, theo tôi phương pháp tối giản có thể phù hợp hơn, thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu quá trình tự do hóa và quá trình chuyển đổi từ chế độ độc tài sang dân chủ trong khi phương pháp tối đa lại phù hợp hơn để nghiên cứu các yếu tố quyết định chất lượng dân chủ trong các hệ thống dân chủ khác nhau.

Tóm lại, khi có thể nên làm dày thêm khái niệm dân chủ để việc nghiên cứu về dân chủ hóa và các yếu tố quyết định chất lượng dân chủ được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, các khái niệm càng dày thì càng ít dữ liệu có sẵn, đặc biệt là đối với nghiên cứu về dân chủ hóa vì chúng liên quan đến việc thu thập dữ liệu đáng tin cậy, đặc biệt là trong các chế độ độc tài. Hơn nữa, dữ liệu lịch sử có thể không có sẵn bây giờ cho một số lượng lớn các trường hợp cho các khái niệm rất dày về dân chủ.

N.T.V.

____________

Tài liệu tham khảo:

  • Braizat, Fares, “What Arabs Think,” in Journal of Democracy, Volume 21, Number 4, October 2010, pp. 131-138

  • Coppedge, Michael. 2012. Democracy and Research Methods. Cambridge University Press. ISBN-10: 0521537274

  • Dahl, R. A. (1973). Polyarchy: Participation and opposition. Yale University Press.

  • Lijphart, A. (2012). Patterns of democracy: Government forms and performance in thirty-six countries. Yale University Press.

VNTB gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn