“Chính quyền Việt Nam ‘hình sự hóa’ quyền tự do ngôn luận của người dân”

RFA - 2020-08-04

“Bản chất của quyền tự do ngôn luận cần phải được hiểu là để cho người dân khi họ có sự bất bình hay có những điều không hài lòng với Đảng lãnh đạo và Chính phủ thì họ có quyền tự do bày tỏ nỗi bức xúc đó qua phương tiện báo chí hay phương tiện xã hội. Một khi quyền tự do ngôn luận được ghi trong Hiến pháp để bảo vệ cái quyền đó thì có nghĩa là đã chấp nhận sự đối lập về quan điểm, về cách nhìn và suy nghĩ tư tưởng của người dân với chính quyền rồi. Cho nên mới cần Hiến pháp để bảo vệ những quyền đó. Ngay như Luật Báo chí của Việt Nam, mặc dù không nói thẳng ra nhưng cũng định nghĩa rõ ràng là quyền tự do ngôn luận và quyền tự do báo chí là người dân được tự do bày tỏ quan điểm của họ về mọi vấn đề như kinh tế, chính trị, xã hội…ở trong nước và quốc tế. Quyền tự do ngôn luận không đề cập đến nói tốt hay nói xấu, phê bình hay chỉ trích nhưng mục đích chính là để cho người dân bày tỏ những bức xúc hay những quan điểm chính trị khác biệt đối với nhà cầm quyền”.

Thế nhưng, Luật sư Nguyễn Văn Đài khẳng định quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam được Chính quyền Việt Nam mặc định với bản chất là công dân Việt Nam hay công dân bất kỳ của một quốc gia nào dùng quyền tự do ngôn luận để ca ngợi Đảng CSVN và ca ngợi Chính phủ Hà Nội.  Việc ca ngợi, tung hô đó, thậm chí còn được nhận tiền, qua đơn cử lực lượng hàng trăm dư luận viên hàng ngày dốc hết sức lực để làm công việc giống như tác giả Thiện Văn thể hiện qua bài viết “Bảo đảm tự do ngôn luận, chứ không cổ súy ngôn luận tự do”.

Hình minh hoạ. Biểu tình phản đối bên ngoài toà án ở Hà Nội xét xử các nhà hoạt động thuộc Hội Anh Em Dân Chủ hôm 5/4/2018. AFP

“Tự do ngôn luận” và “Ngôn luận tự do”

Tác giả Thiện Văn của bài viết có nhan đề “Bảo đảm tự do ngôn luận, chứ không cổ súy ngôn luận tự do”, đăng trên báo mạng Vietnamnet.vn hôm 31/7, đã trưng dẫn các bằng chứng xác nhận rằng Việt Nam trong nhiều thập niên kiên trì và nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền tự do ngôn luận cho người dân.

Tác giả Thiện Văn nhắc lại Quốc hội khóa 1 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cách nay 74 năm đã thông qua Hiến pháp, trong đó Điều 10 hiến định “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”.

Điều đáng chú ý mà tác giả Thiện Văn chỉ ra là quyền tự do ngôn luận cho công dân trong Hiến pháp năm 1946 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được ra đời sớm hơn 2 năm so với bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948.

Bên cạnh đó, bài viết còn đề cập đến Luật Tiếp cận thông tin và Luật Báo chí được Quốc hội Việt Nam ban hành năm 2016, có những quy định cụ thể để đảm bảo quyền tự do ngôn luận. Chẳng hạn như Điều 11 Luật Báo chí 2016 quy định công dân Việt Nam được quyền phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức và cá nhân.

Tôi rất tiếc về bài báo đó. Hình như tác giả không hiểu rõ về ngữ pháp tiếng Việt, mà họ đã lẫn lộn về ‘tự do ngôn luận’ và ‘ngôn luận tự do’. Họ đã lầm lẫn trong phép đảo ngữ. Thứ hai, nếu ‘tự do ngôn luận’ và ‘ngôn luận tự do’ là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt thì người đưa ra khái niệm đó, muốn sử dụng thì trước tiên phải định nghĩa rõ ràng sự khác biệt. Đó là hai điểm quan trọng nhất. Như vậy, kể cả về văn phạm tiếng Việt và kể cả về khái niệm mới thì tác giả đều không đạt được. Do đó, bài báo này rơi vào phép ngụy biện mang tên là ‘lý lẽ ngờ nghệch'

- Blogger Nguyễn Ngọc Già

Mặc dù vậy, tác giả Thiện Văn nhấn mạnh rằng quyền tự do ngôn luận bị giới hạn, không được cổ súy ngôn luận tự do, muốn nói gì là nói bởi vì không có quyền tự do nào là tuyệt đối, chỉ mang tính tương đối mà thôi. Do đó, tác giả Thiện Văn lập luận rằng quyền tự do ngôn luận được tuyệt đối, vô giới hạn, vô chính phủ sẽ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát, gây ra rối loạn xã hội.

Bài báo còn dẫn chứng Điều 11, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của nước Pháp và Khoản 2, Điều 29 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 quy định về trách nhiệm và những giới hạn do luật pháp đặt ra nhằm bảo đảm những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng.

Blogger Nguyễn Ngọc Già đã có một bài viết phản biện đăng trên trang Blog của RFA, một ngày sau bài “Bảo đảm tự do ngôn luận, chứ không cổ súy ngôn luận tự do” của tác giả Thiện Văn được phổ biến.

Blogger Nguyễn Ngọc Già nhận định bài báo này gây ồn ào trên mạng xã hội vì cách dùng chữ nghĩa mà ông cho là “không giống ai”.

Vào tối ngày 4/8, blogger Nguyễn Ngọc Già giải thích thêm liên quan nhận định của ông về bài viết của tác giả Thiện Văn:

Tôi rất tiếc về bài báo đó. Hình như tác giả không hiểu rõ về ngữ pháp tiếng Việt, mà họ đã lẫn lộn về ‘tự do ngôn luận’ và ‘ngôn luận tự do’. Họ đã lầm lẫn trong phép đảo ngữ.

Thứ hai, nếu ‘tự do ngôn luận’ và ‘ngôn luận tự do’ là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt thì người đưa ra khái niệm đó, muốn sử dụng thì trước tiên phải định nghĩa rõ ràng sự khác biệt.

Đó là hai điểm quan trọng nhất. Như vậy, kể cả về văn phạm tiếng Việt và kể cả về khái niệm mới thì tác giả đều không đạt được. Do đó, bài báo này rơi vào phép ngụy biện mang tên là ‘lý lẽ ngờ nghệch’”.

Nhà văn Phạm Thành, nhà báo Nguyễn Tường Thụy, nhà thơ Trần Đức Thạch (bìa trái sang). RFA

Thực tiễn “tự do ngôn luận” tại Việt Nam

Luật sư Nguyễn Văn Đài, trong cùng ngày 4/8, lên tiếng với RFA rằng bài viết của tác giả Thiện Văn với cách sử dụng ngôn từ “đảo ngữ” nhằm mục đích “lập lờ đánh lận con đen” để người dân trong nước hiểu sai về bản chất của quyền tự do ngôn luận và thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ theo ý muốn của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Trước hết, Luật sư Nguyễn Văn Đài nói về bản chất thật sự của quyền tự do ngôn luận là gì:

Bản chất của quyền tự do ngôn luận cần phải được hiểu là để cho người dân khi họ có sự bất bình hay có những điều không hài lòng với Đảng lãnh đạo và Chính phủ thì họ có quyền tự do bày tỏ nỗi bức xúc đó qua phương tiện báo chí hay phương tiện xã hội. Một khi quyền tự do ngôn luận được ghi trong Hiến pháp để bảo vệ cái quyền đó thì có nghĩa là đã chấp nhận sự đối lập về quan điểm, về cách nhìn và suy nghĩ tư tưởng của người dân với chính quyền rồi. Cho nên mới cần Hiến pháp để bảo vệ những quyền đó. Ngay như Luật Báo chí của Việt Nam, mặc dù không nói thẳng ra nhưng cũng định nghĩa rõ ràng là quyền tự do ngôn luận và quyền tự do báo chí là người dân được tự do bày tỏ quan điểm của họ về mọi vấn đề như kinh tế, chính trị, xã hội…ở trong nước và quốc tế. Quyền tự do ngôn luận không đề cập đến nói tốt hay nói xấu, phê bình hay chỉ trích nhưng mục đích chính là để cho người dân bày tỏ những bức xúc hay những quan điểm chính trị khác biệt đối với nhà cầm quyền”.

Thế nhưng, Luật sư Nguyễn Văn Đài khẳng định quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam được Chính quyền Việt Nam mặc định với bản chất là công dân Việt Nam hay công dân bất kỳ của một quốc gia nào dùng quyền tự do ngôn luận để ca ngợi Đảng CSVN và ca ngợi Chính phủ Hà Nội.  Việc ca ngợi, tung hô đó, thậm chí còn được nhận tiền, qua đơn cử lực lượng hàng trăm dư luận viên hàng ngày dốc hết sức lực để làm công việc giống như tác giả Thiện Văn thể hiện qua bài viết “Bảo đảm tự do ngôn luận, chứ không cổ súy ngôn luận tự do”.

Ví dụ như nhà văn Phạm Thành đã bị bắt vì có những bài viết chỉ trích trực tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, về phương diện cá nhân. Đáng lẽ ra ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng ông Phạm Thành xúc phạm thì ông Trọng có quyền kiện ông Phạm Thành ra tòa, để xét xử ông Phạm Thành vi phạm pháp luật hay không. Nhưng thực tế, ông Nguyễn Phú Trọng không kiện mà cơ quan an ninh nhân danh Nhà nước và bắt ông Thành và truy tố dưới tội danh ‘tuyên truyền chống Nhà nước’, bởi vì ông Nguyễn Phú Trọng không phải là một công dân bình thường mà trên cương vị là Chủ tịch nước và Tổng Bí thư

Luật sư Nguyễn Văn Đài

Luật sư Nguyễn Văn Đài nói thêm về quyền tự do ngôn luận phải được hiểu là tự do không bị giới hạn. Tuy nhiên, quyền tự do ngôn luận mà tác giả Thiện Văn trưng dẫn Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948 bị gới hạn là giữa cá nhân với nhau. Bởi vì các nhân cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật nên không thể dùng quyền tự do ngôn luận để xúc phạm người khác. Và một cá nhân nào làm như vậy thì phải chịu chế tài của luật pháp.

“Ví dụ như nhà văn Phạm Thành đã bị bắt vì có những bài viết chỉ trích trực tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, về phương diện cá nhân. Đáng lẽ ra ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng ông Phạm Thành xúc phạm thì ông Trọng có quyền kiện ông Phạm Thành ra tòa, để xét xử ông Phạm Thành vi phạm pháp luật hay không. Nhưng thực tế, ông Nguyễn Phú Trọng không kiện mà cơ quan an ninh nhân danh Nhà nước và bắt ông Thành và truy tố dưới tội danh ‘tuyên truyền chống Nhà nước’, bởi vì ông Nguyễn Phú Trọng không phải là một công dân bình thường mà trên cương vị là Chủ tịch nước và Tổng Bí thư”.

Vị luật sư nhân quyền bị Chính phủ Hà Nội tống xuất hồi năm 2018, ông Nguyễn Văn Đài, nhấn mạnh rằng tại các nước thực hành theo đúng bản chất của tự do ngôn luận thì bất kỳ một công dân nào cũng đều có quyền sử dụng quyền tự do ngôn luận của họ để phê bình, chỉ trích đảng và thực thể cá nhân nào giữ cương vị từ trung ương đến địa phương và hưởng lương từ tiền thuế của dân. Điều đó không giới hạn.

Luật sư Nguyễn Văn Đài và blogger Nguyễn Ngọc Già đồng ghi nhận bài viết của tác giả Thiện Văn được phổ biến trong cùng ngày diễn ra phiên tòa xét xử 8 thành viên trong nhóm Hiến Pháp, bị tuyên phạt tổng cộng 40 năm và 6 tháng tù giam với tội danh "phá rối an ninh" theo khoản 1, Điều 118 Bộ luật Hình sự 2015.

Cả hai luật sư Nguyễn Văn Đài và blogger Nguyễn Ngọc Già cùng quan điểm cho rằng bài báo gửi đi một thông điệp của Chính quyền Việt Nam khẳng định thêm sẽ tiếp tục thắt chặt và bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận của người dân.

Ảnh minh họa. Áp phích Phản đối Luật An Ninh Mạng Courtesy: Amnesty International

Nhà nước Việt Nam gia tăng kiểm soát

Không chỉ người dân trong nước, mà Chính quyền Việt Nam còn gia tăng kiểm soát tự do truyền thông của người Việt ở hải ngoại. Đó là nhận định của nhà báo Lê Trung Khoa, chủ tờ thoibao.de, ở Đức.

“Tôi thấy rằng tình hình tự do ngôn luận ở trong nước càng ngày càng tồi tệ. Cụ thể qua bằng chứng ngày càng có nhiều những cuộc đánh phá từ trong nước ra đến nước ngoài. Ngoài ra, còn có thể thấy các vụ bắt bớ diễn ra ngày càng nhiều. Nhiều người viết lách như Phạm Chí Dũng và các blogger, facebooker… trong thời gian vừa qua bị bắt giữ và bị truy tố các tội danh cực kỳ nặng và nhiều năm tù. Điều đó rõ ràng cho thấy sự vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do biểu đạt của người dân được ghi trong Hiến pháp”.

Có thể nói là một “nạn nhân” kể từ khi nhà báo Lê Trung Khoa chuyển tải thông tin về mật vụ Việt Nam sang Đức bắt cóc nhân vật Trịnh Xuân Thanh hồi tháng 7/2017. Bản thân ông Lê Trung Khoa và tờ báo do ông chủ biên liên tục bị đánh phá và hăm dọa từ đó cho đến hiện tại. Nhà báo Lê Trung Khoa bày tỏ:

Truyền thông hiện nay gần như là một mặt trận rất quan trọng đối với Việt Nam theo xu hướng phát triển văn minh hơn. Nhưng, Đảng CSVN không muốn điều này vì sự độc tôn về truyền thông và báo chí của họ bị mất đi khá lớn vì người dân đọc nhiều tin tức từ mạng xã hội và báo chí hải ngoại hơn là từ báo chí Nhà nước, chỉ mang tính tham khảo mà thôi. Họ nhìn nhận ra điều đó sẽ nguy hiểm cho sự lãnh đạo độc tài của họ, cho nên họ tìm mọi cách để bịt miệng bằng các việc bắt bớ, giam cầm, đe dọa không chỉ những người trong nước mà ngay cả người Việt Nam ở nước ngoài

Nhà báo Lê Trung Khoa

“Truyền thông hiện nay gần như là một mặt trận rất quan trọng đối với Việt Nam theo xu hướng phát triển văn minh hơn. Nhưng, Đảng CSVN không muốn điều này vì sự độc tôn về truyền thông và báo chí của họ bị mất đi khá lớn vì người dân đọc nhiều tin tức từ mạng xã hội và báo chí hải ngoại hơn là từ báo chí Nhà nước, chỉ mang tính tham khảo mà thôi. Họ nhìn nhận ra điều đó sẽ nguy hiểm cho sự lãnh đạo độc tài của họ, cho nên họ tìm mọi cách để bịt miệng bằng các việc bắt bớ, giam cầm, đe dọa không chỉ những người trong nước mà ngay cả người Việt Nam ở nước ngoài, bằng mọi phương diện; gồm trực tiếp gặp gỡ, trao đổi như đại diện Đại Sứ quán Việt Nam [tại Đức] gặp tôi yêu cầu đăng tải thông tin giảm nhẹ hơn… và cũng có hình thức khác là hăm dọa, như vụ Sơn Điền là một người Việt Nam đã dọa tôi qua ám hiệu ‘mời ăn tiết canh ngan’, tức là cắt cổ chẳng hạn. Tất nhiên là tôi đang sống ở một quốc gia pháp quyền thì tôi có quyền phản ánh những việc đấy với cơ quan bảo vệ pháp luật và họ sẽ làm việc thôi”.

Vì sinh sống ở Đức, nhà báo Lê Trung Khoa và luật sư Nguyễn Văn Đài được các cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ khi họ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình.

Còn tại Việt Nam, là một công dân phải chịu án tù do thể hiện chính kiến, blogger Nguyễn Ngọc Già khẳng định rằng “Nhà cầm quyền Việt Nam đã hình sự hóa quyền tự do ngôn luận của người dân, mặc dù trên lý thuyết theo Hiếp pháp và luật pháp là có”. Và, minh chứng rõ ràng nhất là Việt Nam bị xếp hạng gần cuối bảng về tự do báo chí, tự do truyền thông cũng như điển hình mới nhất qua việc bắt giữ một loạt những người cầm bút bao gồm tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà văn Phạm Thành, nhà thơ Trần Đức Thạch và nhà báo Nguyễn Tường Thụy…

Nguồn: rfa.org

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn