Việt Nam có vĩnh viễn mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc?

Diễm Thi/RFA

Việt Nam có vĩnh viễn mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc?Phóng đồ hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Một năm 1974. Courtesy Blog Bui Van Bong

Sau 50 năm s mt Hoàng Sa?

Ngày 19 tháng Một năm 1974, một trận hải chiến xảy ra ở vùng biển Quần đảo Hoàng Sa giữa Hải quân Trung Quốc và Hải quân VNCH. Ngày 20 tháng Một năm 1974, Trung Quốc đã dành được quyền kiểm soát tất cả các đảo từ phía VNCH. 74 thủy thủ VNCH tử trận, 16 thủy thủ bị thương và 48 thủy thủ bị bắt làm tù binh. Phía Trung Quốc có 18 thủy thủ tử trận, 67 thủy thủ bị thương.

Trong những năm đầu thế kỷ 20, quần đảo Hoàng Sa do người Pháp quản lý. Trong Đệ nhị thế chiến từ năm 1941 đến năm 1945, người Pháp phải rút quân khỏi Đông Dương, người Nhật quản lý quần đảo Hoàng Sa.

Tại Hiệp ước hòa bình San Francisco năm 1951, người Nhật tuyên bố từ bỏ chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1956, chính quyền VNCH tuyên bố quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Năm 1958, Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa tuyên bố quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trên thực tế, VNCH chỉ kiểm soát nhóm đảo phía Tây là nhóm Trăng Khuyết với trung tâm là Đảo Hoàng Sa.

Khi Chính quyền VNCH trao quyền thăm dò, khai thác dầu khí cho các công ty nước ngoài ở nhóm đảo Trăng Khuyết vào giữa năm 1973, hải quân VNCH và Trung Quốc bắt đầu có những vụ đụng độ trên biển. Cao điểm là trận hải chiến đầu năm 1974.

Đến nay đã 47 năm trôi qua, nhiều người Việt Nam quan ngại rằng, chiếu theo luật quốc tế, nếu sau 50 năm mà Việt Nam không lấy lại được Hoàng Sa thì những đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ sẽ trở nên vô hiệu. Điều này có nghĩa Việt Nam sẽ mất vĩnh viễn Quần đảo Hoàng Sa về tay Trung Quốc.

Trả lời với truyền thông Nhà nước, ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng cho biết, theo luật quốc tế, nếu như một quốc gia giữ, trực tiếp quản lý một lãnh thổ suốt 50 năm không có tranh chấp thì lãnh thổ đó coi như thuộc về quốc gia đó. Nhưng quần đảo Hoàng Sa không nằm trong trường hợp này bởi Trung Quốc đã dùng vũ lực để cưỡng chiếm trái phép Hoàng Sa, chứ không phải giành được bằng biện pháp hòa bình.

Điu đó không th hin bt c văn bn nào trên công pháp quc tế hết. Mà thc tế là khi có tranh chp v lãnh th, lãnh hi hay nhng hòn đo ca hai cơ chế quyn lc, nước nào gi càng lâu thì chc chn nước kia càng khó ly li. Nht là vn đ tương quan lc lượng gia hai nước.

Lut sư Nguyn Hoàng Duyên

Luật sư Nguyễn Hoàng Duyên, từng có 7 năm làm Phó khoa trưởng Lincoln Law School of San Jose, nói với RFA sáng 19 tháng Một năm 2021:

“Điu đó không th hin bt c văn bn nào trên công pháp quc tế hết. Mà thc tế là khi có tranh chp v lãnh th, lãnh hi hay nhng hòn đo ca hai cơ chế quyn lc, nước nào gi càng lâu thì chc chn nước kia càng khó ly li. Nht là vn đ tương quan lc lượng gia hai nước.

Nếu ngay bây gi Vit Nam đưa vn đ Hoàng Sa, Trường Sa ra tòa án quc tế đ lên tiếng v ch quyn thì ít ra mình có cái mc v pháp lý đ nói chuyn. Nhưng nói rng cái mc đó nó có giá tr khng đnh mnh ti c nào thì phi nhìn nhn thc tế là k mnh luôn trn áp k yếu.

Ngoài ra, sau năm 1945 Liên Hip Quc có mt nguyên tc chung, là không công nhn bt k mt lãnh th hay lãnh hi nào mà được chiếm bng võ lc. Đó là mt nguyên tc căn bn”.

Ngày 14 tháng Mười năm 1970, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ra Nghị Quyết 2625 tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Nghị quyết 2625 quy định rõ, lãnh thổ quốc gia không thể bị chiếm đóng quân sự do việc sử dụng vũ lực trái với những điều khoản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Lãnh thổ quốc gia không thể bị một quốc gia khác chiếm đoạt là kết quả của việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực. Không một sự chiếm đóng lãnh thổ do việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực nào được công nhận là hợp pháp.

Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng quy định, các nước thành viên Liên Hiệp Quốc trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc nhằm những mục đích khác không phù hợp với mục đích của Liên Hiệp Quốc.

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc bình luận:

“Mt đim nên nh là Trung Quc đánh chiếm toàn b qun đo Hoàng Sa ca Vit Nam khi hy viên Thường trc ca Hi đng Bo an Liên Hip Quc. Đáng l h phi làm gương trong vic không dùng vũ lc xâm chiếm lãnh th ca mt quc gia có ch quyn. H vi phm Khon 4 Điu 2 Hiến chương Liên Hip Quc”.

Ông Đinh Kim Phúc nói thêm rằng, là một người nghiên cứu về lịch sử Biển Đông, ông chưa thấy điều khoản quốc tế nào liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo có ghi thời lượng đấu tranh là 50 năm.

000_K52A1.jpgTưởng nim các chiến sĩ hi quân VNCH trong trn hi chiến Hoàng Sa 1974. AFP

Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã tin rằng, Việt Nam một ngày nào đó sẽ đủ mạnh để lấy lại Hoàng Sa cho dù đã mất bao nhiêu năm chăng nữa. Ông giải thích:

“Tôi đã tng nói rng nếu cn như thi k Bc thuc, b đô h mt ngàn năm thì Vit Nam vn tiếp tc đu tranh đ giành đc lp. Thế thì Hoàng Sa cũng thế thôi. Tôi cho rng mt trong cái tt nht ca người Vit Nam hin nay là coi vic mt Hoàng Sa là ‘cht men yêu nước’. Khi có cht men này thì người Vit trong và ngoài nước s cùng nhau th hin lòng yêu nước ca mình.

Người ta nghĩ rng theo lut quc tế, khi mt Hoàng Sa mà mình không nói gì thì coi như công nhn đã mt. Thế còn Nhà nước Vit Nam hin nay, trong bt c dp nào cũng luôn luôn khng đnh ch quyn ca mình ti Hoàng Sa. Khi c hai bên cùng khng đnh ch quyn tc là còn đang tranh chp. Ngàn năm mình b đô h mà mình còn ly li được, hung h ch my chc năm?".

Nh đng chí gi h

Trong một bài viết của Nhà báo Bùi Tín có tựa “40 năm trận Hoàng Sa Oanh Liệt” được VOA đăng hôm Chín tháng Một năm 2014, nhà báo này chia sẻ rằng, ông cảm thấy xấu hổ khi nhớ lại 40 năm trước ông từng phụ họa với sự giải thích của ông Lê Đức Thọ và Ban Tuyên giáo trung ương rằng: “Hãy yên tâm, Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền tay sai của đế quốc Mỹ”.

Đây là chuyn mà tôi là mt người nghiên cu lch s và dy lch s, tôi không thy mt cơ s khoa hc nào hết. Tôi chưa thy bt c mt văn bn nào hay mt s kin nào bàn đến vn đ này.

Ông Đinh Kim Phúc

Tiến sĩ Nguyễn Nhã nhận định:

“Theo tôi thì trước 1975 min Nam có đng minh, min Bc thì có đng chí. Khi mà hai min phân tranh đánh nhau như vy thì nếu có đng chí chiếm h Hoàng Sa hay Trường Sa thì min Bc h nghĩ đ các đng chí gi h. Tâm lý đó không phi ch min Bc đâu.

Thế nhưng sau 1975 thì đng chí có tr li cho mình đâu. C tưởng đng minh, đng chí s giúp mình, nhưng thc tế thì h ch vì quyn li ca h thôi ch đâu phi h vì Vit Nam Cng Hòa hay Vit Nam Dân Ch Cng Hòa đâu”.

Hàng năm, mỗi khi tưởng niệm ngày mất Hoàng Sa, cư dân mạng xã hội vẫn nhắc lại câu nói của ông Lê Đức Thọ được ông Bùi Tín dẫn lại. Họ cho rằng, mất Hoàng Sa là cái giá phải trả cho thứ ngoại giao kiểu đồng chí của người cộng sản.

Ông Đinh Kim Phúc nhận xét:

“Mt vn đ cn phi đt ra là c mi năm đến ngày 19 tháng Mt, ngày 18 tháng Ba đu xut hin cái tin cho rng ông Lê Đc Th tng nói Hoàng Sa, Trường Sa trong tay Vit Nam Cng Hòa thì đ người bn Trung Quc gi. Sau ngày đt nước thng nht s tính sau. Đây là chuyn mà tôi là mt người nghiên cu lch s và dy lch s, tôi không thy mt cơ s khoa hc nào hết. Tôi chưa thy bt c mt văn bn nào hay mt s kin nào bàn đến vn đ này”.

Theo ông Phúc, cái tinh thần quốc tế cộng sản nó quá lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ ảo tưởng, cả tin về người đồng chí cộng sản của mình để phải ngậm đắng nuốt cay ngày hôm nay, khi mà Trung Quốc tuyên bố cái gọi là Tây Sa, Tam Sa là của Trung Quốc. Họ đưa ra rất nhiều dẫn chứng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đồng ý trước năm 1975.

D.T.

Nguồn: rfa.org/vietnamese

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn