Gạc Ma: Trung Quốc xâm lược và thảm sát không phải chỉ là một ngày 14/3/1988
Diễm Thi
Biểu tình phản đối Trung Quốc nhân kỷ niệm trận chiến ở Đá Gạc Ma, quần đảo Trường Sa năm 1988. Hình chụp hôm 14/3/2016 ở Hà Nội
Việt Nam mất Gạc Ma vào tay Trung Quốc đến nay đã 33 năm, nhưng vẫn còn những điều chưa được làm sáng tỏ. Việt Nam cần làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo khi Trung Quốc ngày càng hung hăng và đe dọa chiến tranh?
Diễm Thi phỏng vấn nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, tác giả của nhiều nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo Việt Nam về những vấn đề liên quan.
Diễm Thi: Thưa ông Đinh Kim Phúc, xin ông cho biết từ khi nào Trung Quốc có âm mưu đánh chiếm quần đảo Trường Sa?
Đinh Kim Phúc: Âm mưu đánh chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã được Trung Quốc lên kế hoạch từ sau ngày 19 tháng Một năm 1974 (ngày Trung Quốc cưỡng chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa).
Trước tình hình đó, trong tháng Tư năm 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã mở chiến dịch Trường Sa và đánh chiếm, thu hồi năm đảo từ tay quân đội Sài Gòn gồm Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa Lớn. Việc Hải quân Nhân dân Việt Nam thu hồi và đóng giữ tại 5 đảo quan trọng này đã bước đầu ngăn chặn âm mưu thôn tính quần đảo Trường Sa của Trung Quốc.
Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, Trung Quốc đã vạch một chiến lược khác để thôn tính Trường Sa và xâm lấn chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Thay vì chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" như đã làm ở Hoàng Sa năm 1974, Trung Quốc thực hiện chiến lược “vết dầu loang" và Việt Nam trở thành đối tượng tác chiến chủ yếu của quân đội Trung Quốc.
Diễm Thi: Theo ông, sự kiện Gạc Ma có thể gọi là trận hải chiến hay đó là cuộc thảm sát của phía hải quân Trung Quốc?
Đinh Kim Phúc: Chiến dịch CQ-88 (tên đầy đủ là Chiến dịch Chủ quyền 1988) là một chuỗi các hoạt động quân sự trên biển Đông do Hải quân Nhân dân Việt Nam tiến hành từ năm 1978 đến năm 1988 nhằm thiết lập quyền kiểm soát đối với các thực thể địa lý tại quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Chiến dịch được tiến hành trong hoàn cảnh có 6 quốc gia và vùng lãnh thổ (Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei) cùng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và có các hành động chiếm đóng quân sự đối với một số thực thể địa lý tại quần đảo này.
Cuối tháng 12 năm 1986, Trung Quốc cho máy bay và tàu thuyền có cả tàu chiến hoạt động trinh sát, thăm dò từ khu vực đảo Song Tử Tây đến khu vực đảo Thuyền Chài. Trong khi đó, Philippines đẩy mạnh việc vận chuyển xây dựng công trình trên các đảo của họ đóng giữ (Song Tử Đông, Panatag). Cùng lúc đó ở phía nam Trường Sa, Malaysia bí mật đưa lực lượng ra chiếm đóng bãi đá Kỳ Vân, và tháng Một năm 1987, Malaysia chiếm đóng bãi đá Kiều Ngựa, làm cho tình hình thêm căng thẳng.
Trong khi đó, Hải quân Nhân dân Việt Nam vào cuối những năm 1970 và những năm 1980 còn mỏng và yếu (trong tháng Tư năm 1975, nếu như phần lớn các chiến đấu cơ của VNCH bay sang đất Thái, thì phần lớn các chiến hạm quan trọng của VNCH đã bỏ chạy sang Subic Bay của Philippines) nhưng với “Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta", Hải quân nhân dân Việt Nam đã bảo vệ chủ quyền với tất cả những gì đang có và bằng máu của người lính biển.
Hình minh hoạ. Biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội hôm 9/12/2012. AFP
Trận đánh giữ Gạc Ma là đỉnh điểm trong Chiến dịch CQ-88. Trong trận đánh này, Việt Nam bị thiệt hại ba tàu bị bắn cháy và chìm, ba người tử trận, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam chín người bị bắt, 61 người vẫn mất tích và được xem là đã tử trận.
Việt Nam bị chiếm đảo Gạc Ma nhưng vẫn bảo vệ được chủ quyền tại các đảo Cô Lin và Len Đao cho đến nay.
Trong trận chiến ngày 14 tháng Ba, phía Trung Quốc thống kê họ đã bắn tổng cộng 285 viên đạn pháo 100 mm và 266 viên đạn pháo 37 mm, chưa kể các cỡ đạn nhỏ. Việc Trung Quốc dùng trọng pháo và súng phòng không tiêu diệt 64 chiến sĩ Công binh và Hải quân quân Việt Nam tay không đang giữ đảo là một cuộc thảm sát.
Cho đến hôm nay, 56 xương cốt của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam vẫn nằm lại Gạc Ma, đã cho thấy bản lĩnh của các nhà lãnh đạo Việt Nam trong tình hữu nghị với Trung Quốc hiện nay.
Diễm Thi: Lệnh “Không được nổ súng” hay “không được nổ súng trước” được hiểu như thế nào, thưa ông?
Đinh Kim Phúc: Đã có nhiều tranh luận về tin đồn việc Bộ trưởng Quốc phòng lúc bấy giờ ra lệnh “không được nổ súng”?
Từng là người lính, nhưng tôi không tham gia trận đánh Gạc Ma. Với tư cách là người học lịch sử, dạy-học và nghiên cứu lịch sử, tôi chỉ nói rằng: nhìn toàn cục chiến dịch CQ-88 với những hy sinh, mất mát của những người trong cuộc, để ngày nay, Việt Nam mở rộng khu vực kiểm soát của mình lên 21 thực thể địa lý với 33 điểm đóng quân, kiểm soát một vùng nước rộng gần 100.000 km2 trên Biển Đông. Và cũng kể từ năm 1988 đến nay, Việt Nam không mất thêm một thực thể nào trên biển.
“Mệnh lệnh chiến đấu”? Hãy để các thế hệ lãnh đạo chiến dịch CQ-88 và những người trong cuộc lên tiếng. Xin đừng đứng trên bờ và ngồi trong phòng máy lạnh mà làm suy yếu niềm tin của nhân dân với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.
Diễm Thi: Sự kiện Gạc Ma phải chăng thúc đẩy tiến trình trở lại quan hệ bình thường với Trung Quốc bằng mật ước Thành Đô năm 1990?
Đinh Kim Phúc: Nếu nói chỉ một sự kiện Gạc Ma vào năm 1988 để dẫn đến tiến trình trở lại quan hệ bình thường với Trung Quốc là không đầy đủ.
Tại Đại hội lần thứ Sáu của Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những phương hướng chính về đối ngoại được thông qua đó là “sẵn sàng đàm phán để giải quyết những vấn đề thuộc quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, bình thường hóa quan hệ giữa hai nước”.
Cũng cần nhắc lại là tại hội nghị không chính thức giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Thành Đô trong hai ngày ba và bốn tháng Chín năm 1990, có chín nguyên tắc được thông qua, trong đó bảy nguyên tắc về mặt quốc tế của vấn đề Campuchia và hai nguyên tắc về bình thường hóa quan hệ Việt Nam -Trung Quốc.
Diễm Thi: Ông nhận định thực chất quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay ra sao, thưa ông?
Đinh Kim Phúc: Kể từ khi tuyên bố thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa vào năm 2007, 14 năm qua Trung Quốc tăng cường quấy phá, uy hiếp an ninh khu vực Biển Đông.
Trung Quốc trong các năm gần đây liên tục điều các tàu chấp pháp, dân quân biển vào các vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng bao gồm Việt Nam, quấy nhiễu hoạt động khai thác dầu khí của các quốc gia này.
Trong 14 năm qua, theo tôi, Trung Quốc có hai hành động tại Biển Đông được coi là đe dọa trực tiếp đến an ninh của Việt Nam.
- Thứ nhất là việc Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 và thềm lục địa của Việt Nam. Trong sự việc này cần phải ghi nhớ rằng Trung Quốc đã 30 lần từ chối tiếp xúc với Việt Nam;
- Thứ hai, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc hôm ba tháng Ba cho hay, cuộc tập trận ở vùng biển cách xa Hoa lục nhưng không cho biết rõ địa điểm, tuy nhiên tờ South China Morning Post của Hồng Kông ngày bốn tháng Ba, 2021 lại cho hay, địa điểm diễn ra cuộc tập trận là đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1974.
Tại sao nói chuyện Trung Quốc tập trận đổ bộ chiếm đảo tại đảo Tri tôn đầu tháng Ba năm 2021 nghiêm trọng nhiều lần hơn vụ giàn khoan HD 981 năm 2014.
Vụ HD 981 năm 2014 là Trung Quốc tìm cách "khẳng định chủ quyền lãnh thổ và hải phận quốc gia" tại khu vực đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã thất bại vì bị Việt Nam một mặt phản đối trên mặt trận ngoại giao, mặt khác đưa tàu cảnh sát biển ra ngăn cản. Biến cố này cho dư luận thế giới thấy rằng quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ "có tranh chấp" chớ không phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Cuộc tập trận đổ bộ ở đảo Tri tôn của quân đội Trung Quốc nhằm mục đích răn đe Việt Nam (và các quốc gia có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc như Đài Loan, Nhật Bản, Philippines, Malaysia). Như vậy ngoài Việt Nam, các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc có thể "có xung đột quân sự" với Trung Quốc từ nay đến cuối năm 2021.
Năm 2021 là năm kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng CS Trung Quốc. Năm 2022 cũng là năm Tập Cận Bình hết nhiệm kỳ Chủ tịch nước thứ hai (hai nhiệm kỳ 10 năm). Tập Cận Bình cần một dấu ấn về kinh tế hoặc quân sự để khẳng định mình, hòng tìm thêm một vài nhiệm kỳ nữa.
Diễm Thi: Với tất cả những gì Trung Quốc đã làm và đang làm với Việt Nam về Biển Đông, ông nghĩ Việt Nam nên có giải pháp gì để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ?
Đinh Kim Phúc: Trước khi bàn đến giải pháp cho vấn đề Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Điều đầu tiên theo tôi, Nhà nước cần phải khẳng định và ra một nghị quyết thành lập Huyện đảo Hoàng Sa. Phải có dân, phải có chính quyền và phải có lãnh thổ vì Trung Quốc đã có cái gọi là thành phố Tam Sa. Đó là yêu cầu đầu tiên mà chúng ta phải làm cho bằng được;
- Vấn đề thứ hai là vấn đề chiến lược ngoại giao của Việt Nam nói chung và Biển Đông nói riêng là vấn đề tuyệt mật của Đảng và Nhà nước. Vậy giới nghiên cứu trong nước và các học giả trên thế giới dựa trên các dữ kiện nào để đánh giá, phân tích và góp ý?;
- Vấn đề thứ ba là quan điểm chính thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay đối với Công hàm Phạm Văn Đồng như thế nào? Thừa nhận hay phủ nhận? Những giải thích trên mặt trận truyền thông là “ta nói để ta nghe” hay nói để “Tòa án Công lý quốc tế” nghe?
- Vấn đề thứ tư, trong lịch sử bang giao giữa VNDCCH và Trung Quốc từ năm 1949 đến 1975, ngoài Công hàm Phạm Văn Đồng còn có thỏa thuận nào khác không?
Tại hội nghị không chính thức ở Thành Đô vào tháng Chín năm 1990, ngoài chín nguyên tắc thỏa thuận để giải quyết vấn đề Campuchia và bình thường hóa quan hệ Trung-Việt, còn có thỏa thuận nào khác không để giải quyết vấn đề Hoàng Sa và vấn đề Trường Sa?
Nếu không có câu trả lời cho bốn vấn đề trên thì Việt Nam chỉ còn cách căng mình ra đối phó với Trung Quốc mà không chỉ ngày một ngày hai. Và vấn đề kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế sẽ không bao giờ xảy ra.
Diễm Thi: Cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
Xem thêm: Nhìn toàn cảnh 40 năm Chiến tranh Biên giới
D.T.
Nguồn: RFA Tiếng Việt
Sáng lập:
Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng
Điều hành:
Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]
Liên lạc: bauxitevn@gmail.com
boxitvn.online
boxitvn.blogspot.com
FB Bauxite Việt Nam
Bài đăng phổ biến
- Các sắc lệnh của Trump có mang lại giải pháp hữu hiệu không?
- Bỗng nhiên nhớ Socrates
- Trở lại quê nhà (Tiếp theo)
- Vua Tiếng Việt (17/1/2025), Cố vấn chương trình, TS Văn học Đỗ Thanh Nga giải thích từ “giòn”
- Mừng Xuân mới Ất Tỵ 2025
- Sau lễ đăng quang vua Trump lên ngôi
- Sống ở Việt Nam “sướng lắm”
- Tô Lâm tặng huân chương cao nhất cho cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
- Gió mưa không cứu nổi
- Philippines nói ASEAN và TQ phải bắt đầu giải quyết các vấn đề gai góc của Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông
Bài đã đăng
Nhãn
- Giáo Dục
- Sử Liệu
- chính phủ
- Pháp Luật
- Nhân quyền
- !00 năm ĐCSTQ
- “Bên thua cuộc”
- "Bộ tứ" Châu Á - Thái Bình Dương
- "Cuồng Trump" tại Mỹ
- "Dịch hạch"
- "phản động"
- 10 năm Bauxite Việt Nam
- 100 năm Trung Cộng
- 1000 năm
- 14/3
- 2638349
- 30 năm tạp chí Diễn đàn
- 30 năm tạp chí Diễn đàn
- 30 tháng Tư 1975
- 30-04-1975
- 30-4-1975
- 30/04/1975
- 30/4
- 30/4/1975
- 30/4/1975. Bên thắng cuộc
- 39 người chết ở Anh
- 40 năm Chiến tranh biên giới
- 5 cửa
- 90 năm
- 90 nnăm sinh Nguyên Ngọc
- 99 năm
- Abigail McGowan
- Adam Smith
- ADIZ
- Afghanistan
- AI
- Ải Nam Quan
- AI và độc tài
- AIC
- Albert Camus
- Alexander Vindman
- Alexandre de Rhodes
- Algerie
- Allegra Mendelson
- Ambrose Evans-Pritchard
- Án bỏ túi
- an ninh
- An ninh CS
- An ninh lương thực thực phẩm
- an ninh mạng
- An ninh quốc gia
- an ninh quốc phòng
- An ninh thế giới
- An ninh tiền tệ
- An ninh tư tưởng
- An ninh văn hóa
- án oan
- Án oan sai
- An sinh xã hội
- An toàn thực phẩm
- An Tôn
- án tử hình
- Án tử hình của CS
- Án văn tự
- An Viên
- Anchal Vohra
- André Menras
- Andrei Lankov
- Andrei Sakharov
- Angela Merkel
- Anh
- Anh hùng
- Anh hùng Lê Mã Lương
- Anh Quốc
- Anh Vũ
- Anthony Zurcher
- Antony J. Blinken
- Ảo vọng trí thức
- Áp lực thể chế
- Army Games 2022
- ASEAN
- Assad
- AUKUS
- AVG
- Ăn cắp công nghệ
- Âm mưu Tàu Cộng
- Âm mưu phá hoại kinh tế của Trung Quốc
- Âm mưu Tàu Cộng
- Âm mưu Tàu Cộng
- Âm mưu Tàu cộng biến các nước đang phát triển thành con nợ
- Âm mưu Tàu Cộng Lê Xuân Nghĩa
- Âm mưu Tàu Cộng. Đảng CSTQ
- Âm mưu Trung Cộng
- Âm mưu Trung Quốc
- Âm mưu và mặt thật Tàu Cộng
- Ấn độ
- Ấn Độ Dương
- Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
- Ấn kiếm Bảo Đại
- Ân xá và đặc xá
- Âu châu
- ấu dâm
- B A Hamzah
- Ba Lan
- Ba Lan chống dịch covid-19
- Bà Nà
- Bá quyền nước lớn
- Bá quyền Trung Cộng
- Ba Sàm
- Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh
- Bạch Long Vĩ
- Bách thú Thủ Lệ
- bachkhoadanang.net
- Bãi Ba Đầu
- Bài Hoa
- Bài học Ukraine
- bài Trung
- Bãi Tư Chính
- Bản án sơ thẩm Phạm Đoan Trang
- Bản chất con người
- Bản chất CS
- Bản chất thâm hiểm của Đại Hán
- Bản chất thể chế
- Bản chất Việt Cộng
- Bán chất xám
- Ban Công lý và Hoà Bình GP Vinh
- Bàn cờ thế giới
- Bán đảo Sơn Trà
- bản đồ
- Bản đồ đường lưỡi bò
- Bản lĩnh chính trị
- bán nước
- Bán phá giá
- Bàn tay CA
- Ban Tổ chức trung ương
- Ban tuyên giáo
- Bang giao Mỹ - Việt
- Bangladesh
- Bành Lệ Viện
- bành trướng
- báo cáo
- Bao cấp
- Bao cấp quyền lực
- Báo chí
- Báo chí cách mạng
- Báo chí đảng
- Báo chí độc tài
- Báo chi lề phải
- Báo chí nhà nước
- Báo chí quốc doanh
- Báo chí Sài Gòn trước 1975
- Báo chí thời đổi mới
- Báo chí truyền thông
- Báo chí trước 1945
- Báo chí tự do
- Báo chí Việt Nam
- Báo chí với tù nhân lương tâm
- Báo chí xuất bản tự do
- bạo động
- Bạo hành
- Bạo hành trong lứa tuổi họ trò
- Bảo hiểm
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế học sinh
- Bảo hộ công dân
- Bảo hộ thương mại
- bạo loạn
- Bạo loạn 6/1 tại nhà Quốc hội Mỹ
- Bạo loạn 6/1/2021
- bạo lực
- Bạo lực CS
- Bạo lực cướp đất
- Bạo lực học đường
- Bạo lực và chuyên chính
- Báo Nhân dân
- Bảo Như
- Báo Sạch
- Báo Tiếng Dân
- Bảo tồn di sản
- Bảo tồn địa danh
- Bảo tồn văn hoá Chăm
- Báo Tuổi Trẻ
- Báo Tuổi trẻ bị đình bản
- Báo Văn nghệ thời Đổi mới
- Bảo vệ đảng
- Bảo vệ môi trường
- Bảo vệ nhân quyền
- Bảo vệ rừng
- Bảo vệ Trẻ em
- Barack Obama
- Bart Schuurman
- Bauxite
- Bauxite Tây Nguyên
- Bauxite Việt Nam dịch
- Bắc Cực
- Bắc Hàn
- Bắc Mỹ
- Bắc Triều Tiên
- bắc vân phong
- Bằng cấp
- Bằng câp quan chức
- bằng giả
- Băng nhóm
- Bắt bớ giam cầm
- Bắt cóc
- Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
- Bắt dân
- Bắt giữ tùy tiện
- Bắt người tùy tiện
- Bần cùng hóa
- Bần cùng hóa trong thể chế cộng sản
- Bất bình đẳng
- Bất bình đẳng kinh doanh
- Bất bình đẳng sắc tộc
- bất công
- Bất đồng chính kiến
- Bất động sản
- Bất ổn chính trị
- Bất tuân dân sự
- Bầu cử
- Bầu cử Mỹ 2024
- Bầu cử châu Âu 2025
- Bầu cử dân chủ
- Bầu cử Đức
- Bầu cử Hoa Kỳ 2024
- bầu cử Mỹ
- Bầu cử Mỹ 2020
- Bầu cử Mỹ 2024
- Bầu cử Pháp
- Bầu cử Quốc hội
- bầu cử Tổng thống Mỹ
- Bầu cử Tổng thống Pháp
- Bầu cử Úc
- Bầu đại biểu Quốc hội
- Bẫy bốn không
- Bẫy nợ
- Bẫy nợ Trung Quốc
- Bầy sâu
- BBC
- bè phái
- Belarus
- Ben Hall
- Bên thắng cuộc
- Bên thua cuộc
- Bênh Nga
- bệnh thành tích
- Bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh xã hội
- Bhutan
- Bhutan - Trung Quốc
- Bí mật thông tin
- Biden
- Biden và chiến lược mới với Tàu Cộng
- Biden và chiến lược toàn cầu
- Biên chế công an
- Biến chủng Covid
- Biến chủng virus
- Biến đổi khí hậu
- biển Đông
- Biển Đông và tham nhũng
- Biển Đông; Quan hệ Việt - Trung
- Biên giới
- Biển Hồ
- biểu tình
- Biểu tình chống TQ
- Bill Clinton
- Binh biến Prigozhin
- Bình đẳng cộng sản
- Bình đẳng dân tộc
- Bình đẳng giới
- bình ổn
- Bình Thiên
- Blog
- Bloomberg
- Bỏ phiếu LHQ
- Bỏ phiếu Liên Hiệp Quốc
- Bỏ phiếu Liên hợp quốc
- Bóc lột
- bóng đá
- Bóng đá và lòng dân
- BOT
- BOT bẩn
- Boudarel
- bộ chính trị
- Bộ Công thương
- Bộ đội chiến đấu với virus Vũ Hán
- Bộ luật hình sự
- Bộ máy
- Bộ máy chính quyền
- Bộ máy chính quyền CS
- Bộ máy chính quyền CS sách nhiễu dân
- bộ máy công an
- Bộ máy CS
- Bộ máy đảng và CA
- Bộ máy hành chính quan liêu
- Bộ máy lãnh đạo CS
- Bộ máy nhà nước
- Bộ máy quan chức
- Bộ máy quyền lực
- Bộ máy thể chế
- Bộ máy thi hành luật
- Bộ máy Tư pháp
- Bộ mặt thạt quan chức cộng sản
- Bộ mặt thật của quan chức cộng sản
- Bộ Quốc phòng và nhiệm vụ quốc phòng
- Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC
- Bộ Thông tin và Truyền thông
- Bộ Tứ
- Bộ Văn hóa
- Bô Xít
- Bộ Y tế
- bồi thường
- Bốn không
- Bông Lau
- Brexit
- BRI
- BRICS
- BS Fauci
- BS Lý Văn Lượng
- BS Nguyễn Đan Quế
- Bùi Bằng Đoàn
- Bùi Chát
- Bùi Chí Vinh
- Bùi Mạnh Hùng
- Bùi Mẫn
- Bùi Minh Quốc
- Bùi Như Mai
- Bùi Thanh Hiếu
- Bùi Thị Nối
- Bùi Thư
- Bùi Tín
- Bùi Văn Thuận
- Bùi Viết Hiểu
- Bùi Võ
- Buôn người
- Buôn thần bán thánh
- buồn vui Chủ nhật
- Bữa ăn trường học
- Bức tranh thế giới
- Bức tường Berlin
- Bước đường cùng của nông dân Việt
- Bưu điện
- ç
- C. Raja Mohan
- CA bắt cóc
- Cà Mau
- Ca sĩ dấn thân
- Ca sĩ Thủy Tiên
- Cạc Ma
- Các nước
- Các tổ chức chân rết của đảng
- Cách ly Covid-19
- Cách ly trong đại dịch bùng phát
- cách mạng
- Cách mạng 4.0
- Cách mạng dân chủ
- Cách mạng Dù Vàng
- Cách mạng tháng Tám
- Cách mạng tháng Tám Con đường dân chủ hóa đất nước
- Cách mạng thàng Tám và bước lùi của lịch sử
- Cái ác
- Cái ác tận căn
- cải cách
- Cải cách chính trị
- Cải cách hành chính
- Cải cách ruộng đất
- Cải cách thể chế
- Cải cách thể chế chính trị
- Cải cách tư pháp
- Cái chết cụ Kình
- Cái chết của quan chức Cộng sản
- Cải lương
- Cải tạo sau 30-4-1975
- cải tổ
- Cái Tôi
- Cai trị kiểu trương tuần
- Calder Walton
- Cam kết nhân quyền
- Cam Ranh
- Campuchia
- Campuchia và Việt Nam
- Cán bộ
- Cán bộ CS
- Cán bộ đảng
- Canada
- cảng Lạch Huyện
- Cảnh báo đỏ
- Cánh Buồm
- Cảnh giác CS
- Cảnh giác Tàu Cộng
- Cảnh sát biển
- Cảnh sát cơ động
- cánh tay của đảng
- Cánh tay nối dài của đảng
- canh tân
- Cạnh tranh chiến lược
- Cạnh tranh quốc gia
- Cao Bằng
- cáo buộc chống nhà nước
- Cao điểm 772
- Cao Nguyên
- Cáo phó
- Cao tốc Bắc - Nam
- Cao tốc Bắc Nam
- Cáp ngầm
- Carl Thayer
- Carlyle A. Thayer
- Carol Yang
- Cassidy Hudchinson
- Cămpuchia - Trung Quốc
- Căn cứ Ream
- Căn cước dân tộc
- Căn tính người Việt
- Cắt điện
- Cẩm Hà
- Cấm kỵ
- Cầm nhầm thương hiệu
- cấm nhập cảnh
- cấm vận
- Cấm vận Nga
- Cấm xuất cảnh
- Cận huyết chính trị
- Cận huyết khoa học
- Cấn thị Thêu
- Cần Thơ
- Câu chuyện cuối năm
- Câu đối
- Câu đối Tết
- Cây xanh thành phố
- Champa
- Charles Kupchan
- Chạy án
- Cháy chung cư
- Cháy nhà chung cư
- Cháy rừng
- Chạy tội
- Chăm
- Chân dung quan chức
- Chấn hưng văn hoá
- Chấn hưng văn hóa
- Chân lý nước Tàu
- Chân Phương
- Chân rết của đảng
- Chân vạc Mỹ - Nga - Trung
- Chất độc da cam
- Chất lượng Đại biểu Quốc hội
- Châu Á
- Châu Âu
- Châu Âu hậu cộng sản
- Cheonan
- chế độ
- chế độ công an trị
- Chế độ công an trị
- Chế độ cộng sản
- Chế độ Cộng sản TQ
- Chế độ CSVN
- Chế độ dân chủ
- Chế độ độc tài
- Chế độ Việt Nam Cộng hòa
- Chế độ VNCH
- Chênh lệch xã hội
- Chết dưới tay Trung Quốc
- Chi Phương
- Chỉ số dân chủ
- Chỉ số Thượng tôn Pháp luật
- Chỉ thị 24
- Chi tiêu ngân sách
- Chỉ tiêu tăng trưởng
- Chia buồn
- Chiếc ghế Hội đồng nhân quyền
- Chiến dịch "đốt lò" của Nguyễn Phú Trọng
- Chiến dịch đánh văn nghệ sĩ
- Chiến dịch khinh khí cầu
- Chiến lang
- Chiến lang của Tàu Cộng
- Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Chiến lược bành trướng
- Chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ
- Chiến lược Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ
- Chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ
- Chiến lược cường quốc
- Chiến lược đối phó Tàu Cộng của Hoa Kỳ
- Chiến lược đối phó Trung Quốc
- Chiến lược mềm thôn tính các nước của Tàu cộng
- Chiến lược Mỹ tại Đông Nam Á
- Chiến lược ngoại giao
- Chiến lược phát triển công nghệ thông tin
- Chiến lược quốc gia
- Chiến lược Quốc phòng
- Chiến lược Thái Bình Dương
- Chiến lược toàn cầu
- Chiến lược Trung Quốc
- Chiến lược vaccine Biden
- Chiến lược Vành đai và Con đường
- Chiến sự Ukraine
- Chiến sự UUkraine
- Chiến thắng Điện Biên Phủ
- Chiến thuật vùng xám
- chiến tranh
- Chiến tranh biên giới
- Chiến tranh biên giới 1979
- Chiến tranh Biên giới Việt - Trung
- Chiến tranh Do Thái-Hamas
- Chiến tranh hạt nhân
- Chiến tranh không gian
- Chiến tranh kinh tế
- Chiến tranh lai
- Chiến tranh Lạnh
- Chiến tranh lạnh mới
- Chiến tranh mạng
- Chiến tranh mạng Nga - Ukraine
- Chiến tranh Nam Bắc
- chiến tranh nguyên tử
- Chiến tranh sinh học
- Chiến tranh Thế giời 2
- chiến tranh thương mại
- Chiến tranh thương mại
- Chiến tranh thương mại Mỹ Trung
- Chiến tranh Triều Tiên
- Chiến tranh Trung Đông
- Chiến tranh Ukraine
- Chiến tranh và hòa bình
- Chiến tranh Việt Nam 1959 - 1975
- Chiến tranh Việt Nam 1959-1975
- Chiến tranh Việt Nam và Đông Nam Á
- chiến tranh Việt Trung
- Chilê
- Chinalco
- Chinanazi
- Chinazi
- Chính đề Việt Nam
- Chính khách Dân chủ & Độc tài
- Chính khách Việt Nam
- chính phủ
- Chính phủ Tràn Trọng Kim
- Chính phủ Trần Trọng Kim
- Chính Quyền
- Chính quyền Biden
- Chính quyền cho dân vì dân
- Chính quyền Cộng sản
- Chính quyền và người dân
- Chính quyền và tôn giáo
- Chính quyền. Quản trị nhà nước
- chính sách
- Chính sách "bốn không"
- Chính sách 4 không
- Chính sách ba không
- Chính sách bảo hiểm xã hội
- Chính sách cán bộ
- Chính sách chống covid-19
- Chính sách chống đại dịch
- Chính sách chống đại dịch virus Vũ Hán
- Chính sách của nhà nước trong đại dịch
- Chính sách dân tộc
- Chính sách đối ngại của J. Biden
- Chính sách đối ngoại
- Chính sách đối ngoại của chính quyền Biden
- Chính sách đối ngoại Joe Biden
- Chính sách Joe Biden
- Chính sách ngân hàng
- Chính sách ngoại giao
- Chính sách nhà nước
- Chính sách nhà nước chống đại dịch virus Vũ Hán
- Chính sách nhà nước trong đại dịch
- Chính sách quản lý kinh tế
- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
- Chính sách thuế
- Chính sách thuế vàng
- Chính sách thương mại
- Chính sách Việt kiều
- Chính sách xã hội
- Chính sách xoay trục 2.0 của Mỹ
- Chính trị
- Chính trị Đức
- Chính trị Mỹ
- Chính trị phe phái
- Chính trị thế giới
- Chính trị thống soái
- Chính trị Trung Quốc
- Chính trị Việt Nam và thế giới 2024
- Chính trị xã hội
- Chính trị Xã hội VN
- Chính trường
- Chính trường Nga
- Chính trường Trung Quốc
- Cho thuê rừng
- Chọn đường
- Chống covid ở VN
- Chống covid-19 ở VN
- Chống dịch
- Chống dịch Covid 19
- Chống diễn biến tư tưởng
- Chống đại dịch virus Vũ Hán
- Chống đại dịch virus Vũ Hán ở VN
- Chống lãng phí
- Chống tham nhũng
- Chống tham nhũng & Phe phái trong đảng
- Chống tham ô
- chống Trung Quốc xâm lược
- Chống Trung Quốc xâm lược mềm
- Chống virus Vũ Hán
- Christopher Miller
- Chu Ân Lai
- Chu Hảo
- Chu Hảo Tuyên bố
- Chu Hồng Quý
- Chu Mộng Long
- Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán
- Chủ nghĩa bầy đàn
- Chủ nghĩa cá nhân
- Chủ nghĩa cộng sản
- Chủ nghĩa CS
- Chủ nghĩa dân tộc
- Chủ nghĩa Dân túy
- chủ nghĩa Đại Hán
- Chủ nghĩa độc tài
- Chủ nghĩa hiện sinh
- chủ nghĩa Mác
- Chủ nghĩa Mác
- Chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa nhân văn
- Chủ nghĩa Mác-Lê
- Chủ nghĩa tân tự do
- Chủ nghĩa thân hữu
- Chủ nghĩa Trump
- Chủ nghĩa Trump và CNCS Trung Quốc
- Chủ nghĩa tư bản
- Chủ nghĩa tư bản thám sát (surveillance capitalism)
- Chủ nghĩa Tư bản Thân hữu
- Chủ nghĩa vô sản quốc tế
- chủ nghĩa xã hội
- Chủ nghĩa xã hội lý thuyết và hiện thực
- Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc
- Chu Ngọc Anh
- Chủ quyền
- Chủ quyền biển đảo
- Chủ quyền Biển Đông
- Chủ quyền lãnh thổ
- Chu Tất Tiến
- Chú Tễu