Đặng Hùng Võ: Phải định nghĩa “Sở hữu toàn dân về đất đai” trước khi sửa đổi Luật đất đai

Diễm Thi, RFA

2021-07-21

Đặng Hùng Võ: Phải định nghĩa “Sở hữu toàn dân về đất đai” trước khi sửa đổi Luật đất đai

Người dân ngoại thành Hà Nội lên Quốc hội khiếu kiện về đất đai vào tháng 8 năm 2012. AFP

Dim Thi: Thưa tiến sĩ, Lut Đt đai tng được điu chnh nhiu ln trong quá kh và b lùi nhiu ln, đến nay vn chưa được Quc hi thông qua. Vì sao ln này li được Quc hi nêu ra?

Đng Hùng Võ: Đây là câu chuyện lớn vì đại hội 13 vừa rồi của Đảng đã đưa ra một tầm nhìn đến năm 2045 Việt Nam phải trở thành một nước phát triển. Tôi cho rằng điều đầu tiên là phải định hướng phát triển về đất đai. Chúng ta phải đi theo hướng đó vì dù sao đi nữa thì đó cũng là một cột mốc. Và để làm được điều đó thì chắc chắn việc đổi mới, theo ngôn ngữ Việt Nam, hoặc cải cách, theo ngôn ngữ thế giới, phải tạo ra được những động lực lớn, kể cả phải bắt đầu từ tư duy của con người, tư duy của lãnh đạo.

Phải chỉnh lại thể chế của Việt Nam, cách thức thực hiện như thế nào để đến năm 2045 Việt Nam có thể đạt được các tiêu chí của một đất nước phát triển. Hay nói thẳng là một đất nước có thu nhập cao.

Dim Thi: Theo ông, ngun lc đt đai có vai trò như thế nào trong kế hoch phát trin thành nước công nghip theo đ án ca Chính ph?

Đng Hùng Võ: Lúc này là lúc có nhiều việc phải làm về đất đai. Trên thế giới người ta quan niệm đất đai rất quan trọng vì nó là nguồn lực kép. Đầu vào, tức là nguồn lực để phát triển một nền kinh tế có ba nguồn lực chính. Một là đất đai và tài nguyên thiên nhiên; hai là tài chính; ba là con người và công nghệ. Con người gắn với công nghệ bởi nếu không có con người thì không phát triển được công nghệ.

Trong ba nguồn lực này thì đất đai là nguồn lực chính trong giai đoạn phát triển nông nghiệp. Tài chính là nguồn lực chính cho giai đoạn phát triển công nghiệp. Con người gắn với công nghiệp là nguồn lực chính cho giai đoạn hậu công nghiệp.

Hiện nay Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hóa để trở thành một nước công nghiệp thì đất đai là nguồn lực chính cho giai đoạn nông nghiệp.

Đất đai có nguồn lực kép, tức là nó có thể chuyển thành tiền, chuyển từ nguồn lực đất sang nguồn lực tài chính. Đấy là điều chính rất cần cho quá trình công nghiệp hóa.

Theo rất nhiều ý kiến và có thể chứng minh được, bởi Nhà nước không thu được và người sử dụng đất không nhận được, thì nguồn lực đất đai nằm trong túi khá nhiều các đại gia (các doanh nhân lớn, các doanh nhân chủ trì những tập đoàn lớn) và nằm trong túi các quan chức có can dính đến tham nhũng. Đại gia ở đây bao gồm cả đại gia kinh doanh và đại gia quản lý. Nó nằm trong hai đối tượng đó thôi.

Dim Thi: Ngun lc đt đai hin đang đâu và Nhà nước qun lý bng cách nào, thưa ông?

Đng Hùng Võ: Tôi cho rằng trọng tâm trong sửa đổi Luật Đất đai lần này là vốn hóa đất đai. Bằng mọi cách phải vốn hóa được bởi vì đến nay, Việt Nam chưa thành công trong vốn hóa đất đai. Nhà nước không thu được từ đất nhiều. Người sử dụng đất nhiều khi bị cơ chế thu hồi đất của Nhà nước làm họ không yên tâm. Rồi kể cả hạn điền, thời hạn sử dụng đất đối với nông dân cũng còn rất nhiều cái bị coi là hạn chế.

Thế thì cái nguồn lực đất đai bây giờ nó nằm ở đâu? Theo rất nhiều ý kiến và có thể chứng minh được, bởi Nhà nước không thu được và người sử dụng đất không nhận được, thì nguồn lực đất đai nằm trong túi khá nhiều các đại gia (các doanh nhân lớn, các doanh nhân chủ trì những tập đoàn lớn) và nằm trong túi các quan chức có can dính đến tham nhũng. Đại gia ở đây bao gồm cả đại gia kinh doanh và đại gia quản lý. Nó nằm trong hai đối tượng đó thôi.

Đấy là nhược điểm lớn nhất trong vốn hóa đất đai của Việt Nam. Vốn hóa nhưng người sử dụng đất và Nhà nước lại không được.

Dim Thi: Chính ph Vit Nam cn làm gì đ thu li nhiu nht t ngun đt?

Đng Hùng Võ: Nếu mà phân tích kỹ nguồn thu từ đất của Việt Nam thì 75% là thu từ việc thu hồi đất nông nghiệp để giao cho các dự án xây dựng nhà ở; 15% thu từ cho thuê đất để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh, tức là cho công nghiệp và dịch vụ. Thu từ thuế là chỉ có 1,5%. Tất cả những cái đó cho thấy ngay việc thu từ đất ở Việt Nam bị lệch sang hướng thu từ giá trị tăng thêm của đất do chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở. Đấy là một lệch lạc cần chấn chỉnh. Phải chuyển sang thu từ thuế là chính.

Và việc chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở phải dựa trên nguyên tắc chia sẻ lợi ích chứ không phải Nhà nước thu toàn bộ. Hiện chính quyền địa phương thu toàn bộ cái chênh lệch về giá trị đất đai giữa đất ở với đất nông nghiệp.

Tôi muốn đưa ra một số điểm cốt yếu như vậy để thấy rằng cái cải cách về vốn hóa đất đai là cái cải cách trọng tâm nhất. Phải làm sao để ai tạo ra giá trị đất đai thì người đó được hưởng.

Sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay là một khái niệm chưa được định nghĩa. Chưa ai định nghĩa nó là sở hữu công cả. Nhà nước cứ tự nói nó là sở hữu công chứ có phải thế đâu. Nó phải có một cái định nghĩa sở hữu công là như thế nào, bởi có chữ ‘toàn dân’ nghĩa là có dân trong đó. Mà có dân ở đấy thì vai trò của người sử dụng đất được xác định như thế nào?

Dim Thi: Khi sa đi Lut Đt đai thì điu được người dân quan tâm nht có l là vic vn hành chế đ s hu toàn dân v đt đai trong cơ chế th trường. Theo ông, Nhà nước cn thay đi như thế nào đ hp lòng dân?

Đng Hùng Võ: Sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay là một khái niệm chưa được định nghĩa. Chưa ai định nghĩa nó là sở hữu công cả. Nhà nước cứ tự nói nó là sở hữu công chứ có phải thế đâu. Nó phải có một cái định nghĩa sở hữu công là như thế nào, bởi có chữ ‘toàn dân’ nghĩa là có dân trong đó. Mà có dân ở đấy thì vai trò của người sử dụng đất được xác định như thế nào?

Tôi cho rằng đây cũng là một việc rất hệ trọng cần phải minh bạch. Khái niệm sở hữu toàn dân được định nghĩa trong Luật Đất đai rõ ràng thì không phải là chuyện khó. Đó là điều buộc phải được vận hành trong kinh tế thị trường. Việt Nam đã chấp nhận kinh tế thị trường, sử dụng công cụ kinh tế thị trường để phát triển thì phải vận hành được chế độ sở hữu toàn dân như một chủ trương chính trị.

Phải làm rõ quyền của Nhà nước như thế nào, quyền của cộng đồng dân cư địa phương nơi có đất như thế nào (thế giới gọi là Quyền địa dịch), rồi quyền của những người đang nắm giữ đất như thế nào. Đây là điều rất quan trọng để vận hành trong cơ chế thị trường.

Tôi cho rằng đấy là những động lực chính đưa đất đai lên bệ phóng. Còn những cái xung đột giữa Luật Đất đai hiện nay với các luật khác cũng là một vấn đề. Phải làm cho toàn bộ hệ thống luật pháp không còn xung đột. Nhưng đấy cũng chỉ là một động tác sửa đổi Luật Đất đai để Luật Đất đai theo kịp cuộc sống. Lúc này đang cần một Luật Đất đai dẫn đường cho cuộc sống. Hai điểm tôi vừa đưa ra chính là hai điểm cơ bản để pháp Luật Đất đai dẫn đường cho cuộc sống.

Dim Thi: Cm ơn ông đã dành thi gian cho Đài ACTD.

Đ.H.V. – D.T.

Nguồn: rfa.org/vietnamese

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn