Mặt thật Tàu cộng 中国的真面目 - Trung Quốc đau hơn "vạn tiễn xuyên tim": Xưng bá cả đời người, huynh đệ tốt chẳng có ai!

Mạnh Kiên

Ông Tần Cương đã có thông điệp rõ ràng rằng, Trung Quốc mong muốn tạo ra đột phá trong mối quan hệ vốn căng thẳng sâu sắc với Mỹ. Vốn được xem là một trong những nhà ngoại giao "chiến lang" của Trung Quốc, nhưng trong tuyên bố hôm đó, ông Tần Cương được cho là khá mềm mỏng.

"Trung, Mỹ không nên hiểu lầm, đánh giá sai, xung đột hoặc đối đầu. Một số người tin rằng Bắc Kinh đang muốn chống lại Washington nhằm thách thức và thay thế vị trí của Mỹ. Đây là một đánh giá sai lầm nghiêm trọng về chính sách chiến lược của Trung Quốc", ông nói.

“Chiến Lang thều thào”: Trung Quốc bỗng gục ngã trước đối thủ - Điều gì đang xảy ra?

Theo hãng tin Bloomberg, việc Mỹ và đồng minh dần siết chặt thế vây quanh TQ ở AĐD - TBD trên mọi mặt trận đang đẩy TQ vào thế bất lợi hơn bao giờ hết. Quyết định của Mỹ, Anh hỗ trợ trang bị cho đồng minh Úc các tàu ngầm hạt nhân theo khuôn khổ thỏa thuận AUKUS đã nêu bật thách thức mà Bắc Kinh phải đối mặt. Với động thái chiến lược này, Mỹ đang thách thức TQ nhảy vào một cuộc chạy đua vũ trang mới, với mức chi phí phải bỏ ra lớn gấp nhiều lần những gì TQ đang đầu tư để đuổi kịp Mỹ.

Trung Quốc phát tín hiệu muốn hòa hoãn với Mỹ

Trung Quốc đau hơn "vạn tiễn xuyên tim": Xưng bá cả đời người, huynh đệ tốt chẳng có ai!

Khi cả thế giới thành lập liên minh để chống Trung Quốc, bản thân nước này lại không thể tìm được một quốc gia nào đó cùng vào sinh ra tử.

00:13 / 00:23

Một Trung Quốc cô độc

Khi Mỹ, Anh và Úc thành lập liên minh AUKUS mới, đã có ý kiến cho rằng sẽ có sự hình thành của nhóm Bộ Tứ đối địch do Trung Quốc dẫn đầu, với sự tham gia của Iran, Pakistan và Nga.

Việc Iran sắp gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), kế hoạch hợp tác trong vấn đề Afghanistan và tập trận hải quân chung Nga-Trung-Iran, là những ví dụ về một số diễn biến địa chính trị thúc đẩy suy đoán như vậy.

Bắc Kinh đã có một mối quan hệ lâu dài và bền chặt với Islamabad, trong khi quan hệ với Moscow và Tehran đã trở nên gần gũi hơn nhiều sau khi cả hai nước đều phải chịu các chiến dịch trừng phạt do Mỹ dẫn đầu.

Có thể nói, cả 4 quốc gia đều có những bất bình khác nhau với phương Tây.

Tuy nhiên, sự thất vọng đối với phương Tây không lại không hề mang đến sự hội tụ chiến lược. Giới phân tích nhận định, Trung Quốc có ít ứng cử viên liên minh một cách rõ ràng.

Ngay cả xét trong mối quan hệ đang lên với Nga cùng sự gắn kết giữa lãnh đạo hai nước, niềm tin vẫn là một vấn đề.

Nga vẫn còn lo lắng về các mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc ở Viễn Đông, Bắc Cực và Trung Á.

Cả hai bên cũng không ủng hộ nhau hoàn toàn về các vấn đề hóc búa như Crimea hay những tranh chấp trên biển.

Hơn nữa, hai bên thường chủ động giảm đi vị thế chiến lược của bên kia, thường là vì lợi ích thương mại. Không chỉ hợp tác quốc phòng với Ấn Độ, Nga còn bán tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos cho các đối thủ của Trung Quốc, đặc biệt là Philippines.

Trung Quốc đau hơn vạn tiễn xuyên tim: Xưng bá cả đời người, huynh đệ tốt chẳng có ai! - Ảnh 2.

Trung Quốc không tìm được những quốc gia có chung lý tưởng.

Ngược lại, các công ty Trung Quốc đang nắm vị trí đắc địa để phát triển dự án Kênh đào Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ - dự án có thể mở rộng đáng kể sự hiện diện của NATO ở Biển Đen.

Các nút chiến lược khác của Bộ Tứ mới cũng không đặc biệt mạnh.

Bất chấp cả hai đều ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad, Nga và Iran đang cạnh tranh gay gắt ở Syria.

Trong sự thất vọng lớn, không quốc gia nào bán vũ khí cho Iran, mặc dù lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đã hết hạn vào năm 2020.

Mối quan hệ Pakistan-Trung Quốc cũng cần được đề cập. Bất chấp những tuyên bố khoa trương về mối quan hệ "anh em sắt son", Islamabad thực sự không muốn trở thành - hoặc bị coi là - một nước chư hầu của Trung Quốc.

Những lo ngại này rõ ràng đã thúc đẩy Pakistan tìm kiếm một mối quan hệ hợp tác ôn hòa với Ấn Độ và là lời giải thích cho những nỗ lực không ngừng của Pakistan trong việc xây dựng lại quan hệ với Mỹ.

Liên minh nào cho Trung Quốc?

Rõ ràng, cái gọi là nhóm Bộ Tứ mới này đang phải đối mặt với câu hỏi về sự sẵn sàng và khả năng xây dựng liên minh của Trung Quốc.

Đầu tiên, Bắc Kinh vẫn chưa thể hiện một tầm nhìn rõ ràng về các vấn đề quốc tế. Chủ trương "cộng đồng vì một tương lai chung cho nhân loại" của Bắc Kinh bị coi là không có trọng tâm, mơ hồ và vô định hình.

Không chắc rằng Nga, Pakistan hay Iran có thể tự tin nói rằng họ sẽ hòa nhập vào một cộng đồng như vậy.

Trung Quốc đau hơn vạn tiễn xuyên tim: Xưng bá cả đời người, huynh đệ tốt chẳng có ai! - Ảnh 4.

Liên minh AUKUS tìm được lý tưởng chung là cùng chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Trong khi Trung Quốc hướng tới xây dựng một quân đội "đẳng cấp thế giới" sớm nhất vào năm 2027 và trở thành cường quốc hàng đầu thế giới vào năm 2049, cả Nga và Iran muốn xây dựng tầm ảnh hưởng lớn ở nước ngoài.

Nga vẫn coi mình là một cường quốc toàn cầu và muốn được đối xử ngang hàng với Mỹ và Trung Quốc.

Nói tóm lại, rất ít quốc gia có khả năng phù hợp sâu sắc với tầm nhìn thế giới của Trung Quốc, làm phức tạp đáng kể quá trình hình thành và xây dựng liên minh.

Ngược lại, Mỹ ít nhiều đều có thể đạt được những thấu hiểu cơ bản với các đồng minh và đối tác về tầm nhìn khu vực.

Yếu tố quan trọng khác là bản thân Trung Quốc có muốn liên minh với các nước khác hay không. Kể từ những năm 1980, Trung Quốc đã duy trì chính sách không liên minh chính thức.

Các học giả Trung Quốc đã biện minh cho chính sách này trên khía cạnh duy trì khả năng cơ động, độc lập và tự cường của Trung Quốc. Họ cũng chỉ ra rằng "rất ít ứng cử viên liên minh" và đặt câu hỏi liệu liên minh với các quốc gia này có "tốn kém hơn" so với giá trị mang lại hay không.

Thậm chí liên minh đôi khi cũng bị cho là không quan trọng đối với nước này. Không có liên minh chính thức, Trung Quốc vẫn có thể tiếp cận công nghệ quân sự tiên tiến (mặc dù thường không phải là tiên tiến nhất) của Nga, tăng cường phối hợp chính trị và gieo rắc bất đồng trong mạng lưới liên minh châu Á của Mỹ.

Nhưng các ví dụ về Crimea và tranh chấp trên biển cho thấy, có những giới hạn rõ ràng đối với sự hợp tác này trong các vấn đề quan trọng.

Trong khi Mỹ đang đưa khái niệm liên minh trở lại, Bắc Kinh vẫn chỉ có một mình, cố gắng kéo lại khoảng cách chênh lệch giữa tham vọng và nguồn lực thực tế.

M.K.

Nguồn: SOHA

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn