Đại học Châu Á vươn vai đứng dậy
Richard C. Levin, Viện trưởng Đại học Yale, Hoa Kỳ
Đăng trên tạp chí Foreign Affairs, số tháng Năm/ Tháng Sáu, năm 2010
Phan Chu dịch
Một bài viết lược điểm tình hình phát triển mạnh mẽ của nền đại học Châu Á vài thập niên lại đây trong đó đáng buồn là không có Việt Nam, nhưng nó rất bổ ích cho các nhà khoa học chân chính của nước ta vẫn đang kiên trì ôm ấp khát vọng nghiêm túc phục hưng ngành “công nghiệp máy cái” của Việt Nam vốn đã bị cơ chế không nghiêm minh làm cho hỗn loạn và xuống cấp trầm trọng.Tóm lược:
Bauxite Việt Nam
Các chính quyền ở Châu Á hiểu rằng cải tổ hệ thống đại học là cần thiết nếu muốn duy trì mức tăng trưởng kinh tế. Họ đã tạo nên những bước tiến bằng cách đầu tư vào nghiên cứu, cải tổ những phương pháp cũ trong giáo trình lẫn cách đào tạo và bắt đầu thu hút nhân tài xuất sắc từ nước ngoài. Vẫn còn nhiều thử thách, nhưng rất có khả năng là vào khoảng giữa thế kỷ này, các đại học đầu bảng của Châu Á sẽ có thể đứng ngang hàng với những đại học tốt nhất thế giới.
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Châu Á từ sau Thế chiến thứ II – bắt đầu với Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, rồi sau đó ở Hongkong và Singapore, và cuối cùng diễn ra mạnh mẽ ở Ấn Độ và Trung Quốc – đã vĩnh viễn thay đổi cán cân lực lượng toàn cầu. Những quốc gia này nhận ra tầm quan trọng của một lực lượng lao động có học đối với phát triển kinh tế, và họ hiểu rằng đầu tư vào nghiên cứu sẽ giúp nền kinh tế trở nên sáng tạo và cạnh tranh hơn. Bắt đầu vào thập niên 1960, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã tạo điều kiện cho dân nước mình có nhiều điều kiện theo học trình độ sau trung học hơn, và họ đã đạt được những kết quả rất ấn tượng.
Ngày nay, Trung Quốc và Ấn Độ còn có tham vọng hơn thế nữa. Cả hai nước tìm cách mở rộng giáo dục đại học, và từ cuối thập niên 1990, Trung Quốc đã có những bước tiến rất mạnh mẽ. Cả hai nước cũng hướng tới việc thành lập một số ít các đại học có đẳng cấp thế giới. Tại Trung Quốc, 9 đại học nhận được tài trợ nhiều nhất của nhà nước gần đây đã tự gọi mình là Nhóm C9 – (China’s Ivy League - ám chỉ nhóm các đại học hàng đầu tương tự như Nhóm đại học hàng đầu ở miền Đông Hoa Kỳ - ND) Còn tại Ấn Độ, Bộ Phát triển nguồn nhân lực mới đây đã công bố dự định xây dựng 14 trường đại học đa ngành “đẳng cấp thế giới”. Các cường quốc Châu Á khác cũng quyết tâm không để bị bỏ lại phía sau. Singapore đang có kế hoạch phát triển một đại học công mới, chuyên ngành kỹ thuật và thiết kế, bên cạnh một đại học nhân văn theo mô hình Mỹ, liên kết với Đại học Quốc gia Singapore.
Những sáng kiến vừa kể cho thấy các chính quyền ở Châu Á hiểu rằng cải tổ hệ thống đại học là cần thiết, nếu muốn duy trì mức tăng trưởng kinh tế trong một nền kinh tế toàn cầu hậu công nghiệp được xây dựng trên nền tảng tri thức. Họ đã tạo nên những bước tiến bằng cách đầu tư vào nghiên cứu, cải tổ những phương pháp cũ trong giáo trình lẫn cách đào tạo và bắt đầu thu hút nhân tài xuất sắc từ nước ngoài. Vẫn còn nhiều thử thách, nhưng rất có khả năng là vào khoảng giữa thế kỷ, các đại học đầu bảng của Châu Á sẽ có thể đứng ngang hàng với những đại học tốt nhất thế giới.
Người mở đường
Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế hậu chiến, các chính quyền Châu Á hiểu rằng một nền giáo dục tốt hơn là điều kiện tiên quyết để duy trì phát triển kinh tế. Một lực lượng lao động có học, được đào tạo tốt đã giúp Nhật Bản và Hàn Quốc thay da đổi thịt chỉ trong vòng nửa thế kỷ, trước tiên từ một nền kinh tế nông nghiệp qua nền kinh tế sản xuất hàng hóa, và sau đó, từ nền kinh tế sản xuất với kỹ năng thô sơ chuyển thành nền kinh tế sản xuất với kỹ năng cao cấp. Với sự đầu tư đáng kể của nhà nước, hệ thống giáo dục đại học tại hai nước này đã được mở rộng nhanh chóng. Tại Nhật Bản, tỷ lệ trần ghi danh đại học – tức số sinh viên ở tuổi học đại học ghi danh tại một trường đại học hoặc cao đẳng – tăng lên từ 9% vào năm 1960 lên đến 42% vào giữa thập niên 1990. Tại Hàn Quốc, mức gia tăng còn mạnh hơn nữa, từ 5% năm 1960 đến hơn 50% vào giữa thập niên 1990.
Trong thời ký đó, Trung Quốc và Ấn Độ bị bỏ lại đằng sau khá xa. Cho đến giữa thập niên 1990, cũng chỉ có 5% sinh viên tuổi đại học của Trung Quốc là còn đang đến trường, đặt Trung Quốc ở ngang hàng với Bangladesh, Botswana, và Swaziland. Tại Ấn Độ, dù có cố gắng thời hậu chiến để thành lập một nhóm các trường đại học đa ngành tầm vóc quốc gia, và sau đó là những Học viện Kỹ thuật Ấn Độ hàng đầu, thì tỷ lệ trần ghi danh đại học vẫn chỉ ở mức 7% vào giữa thập niên 1990.
Vào cuối thập niên 1990, các nhà lãnh đạo Trung Quốc biết rằng đất nước phải bắt cho kịp đà phát triển chung. Tuyên bố trong lễ kỷ niệm 100 năm Đại học Bắc Kinh năm 1998, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã đưa ra một kế hoạch nhằm mở rộng hệ thống giáo dục đại học. Và chính quyền của ông đã thực hiện được kế hoạch này, nhanh hơn bất cứ nỗ lực nào tương tự trong lịch sử giáo dục Trung Quốc. Tới năm 2006, Trung Quốc đã chi ra 1,5% tổng sản lượng quốc nội (GDP) cho giáo dục đại học, gần gấp ba những gì họ chi một thập niên trước đó.
Kết quả từ khoản đầu tư này của Bắc Kinh thật sự đáng kinh ngạc. Chỉ hơn 10 năm sau tuyên bố của Giang Trạch Dân, số các viện đại học, cao đẳng của Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi, từ 1.022 đến 2.263. Trong khi đó, số sinh viên Trung Quốc đăng ký vào đại học mỗi năm cũng tăng gấp năm lần, từ 1.000.000 sinh viên năm 1997, lên đến hơn 5.500.000 vào năm 2007. Mức tăng trưởng này chưa hề có tiền lệ và số sinh viên ghi danh đại học của Trung Quốc hiện nay là con số lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn nhiều điều phải làm để đạt được mong muốn mở rộng giáo dục đại học. Dù tăng trưởng mạnh mẽ như vừa kể, mức trần ghi danh đại học (so với số người ở tuổi học đại học - ND) của Trung Quốc vẫn chỉ ở mức 23%, so với 58% tại Nhật Bản, 59% tại Anh Quốc và 82% tại Mỹ. Thêm vào đó, mức gia tăng cũng bắt đầu giảm xuống từ năm 2006, do lo ngại rằng số ghi danh đã vượt qua khả năng duy trì chất lượng của giảng viên tại một số đại học. Tỷ lệ sinh viên - giảng viên cũng tăng gần gấp đôi trong mười năm qua. Nhưng số ghi danh sẽ còn tăng cao nữa trong khi nhiều giảng viên cũng đang được đào tạo, vì các nhà lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc hiểu rất rõ vai trò của một lực lượng lao động có giáo dục tốt với sự phát triển kinh tế.
Những thành quả của Ấn Độ cho tới nay tuy chưa tạo ấn tượng mạnh như của Trung Quốc, nhưng quyết tâm vươn xa của họ cũng không hề kém cạnh. Hiện là nền dân chủ lớn nhất thế giới, Ấn Độ đang trên đường trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới trong hai thập kỷ sắp tới, và vào năm 2050, nếu duy trì được tăng trưởng kinh tế bền vững, thì kinh tế Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, chỉ sau Trung Quốc mà thôi. Để châm thêm nhiên liệu cho phát triển kinh tế, Bộ Trưởng Phát triển nguồn nhân lực Ấn Độ, ông Kapil Sibal, nhắm gia tăng tỷ lệ ghi danh trần vào các trường sau trung học từ 12% lên 30% vào năm 2020. Mục tiêu này có nghĩa là sẽ có thêm 40 triệu sinh viên tại các đại học Ấn Độ trong vòng 10 năm tới – rõ ràng là một mục tiêu đầy tham vọng, nhưng chỉ cần đạt được một nửa con số này thôi cũng đã là một kỳ tích.
Sau khi đã có bước tiến vượt bậc trong việc mở rộng giáo dục đại học, các nước đứng đầu Châu Á hiện đang tập trung vào mục tiêu còn nhiều thử thách hơn nữa, đó là tạo dựng các đại học có khả năng cạnh tranh với những đại học giỏi nhất trên thế giới. Chính phủ các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, và Hàn Quốc đang tìm cách nâng cấp một số đại học của họ lên tầm cao này, vì họ hiểu rất rõ vai trò quan trọng của các nghiên cứu khoa học từ các trường đại học trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Họ cũng hiểu rõ rằng các đại học đẳng cấp thế giới là nơi lý tưởng để đào tạo sinh viên cho sự nghiệp sau này trong các lĩnh vực khoa học, công nghiệp, nhà nước và xã hội dân sự – góp phần tạo ra những con người có tri thức rộng rãi và khả năng phản biện để giải quyết vấn đề, không ngừng phát minh sáng tạo và biết lãnh đạo.
Sự tỉnh táo này diễn ra đúng lúc, không sớm chút nào. Ngày nay, cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ vẫn còn ở trong giai đoạn có thể cạnh tranh với các nước khác nhờ phát triển dựa trên lao động giá rẻ. Giá lao động sẽ vẫn tiếp tục rẻ chừng nào vẫn còn một lực lượng lao động nhàn rỗi từ hoạt động nông nghiệp. Nhưng sẽ tới lúc – giống như đã xảy ra tại Nhật Bản và Hàn Quốc – hoạt động sản xuất sẽ lớn mạnh và thu hút số lao động dư thừa từ nông thôn, và khi lao động giá rẻ không còn dư thừa như trước nữa thì lương sẽ bắt đầu tăng. Tới lúc đó, sẽ không thể duy trì mức phát triển nhanh nếu không dựa vào khả năng phát minh sáng tạo, không dựa vào việc sản xuất những sản phẩm mới, dịch vụ mới, hệ quả của việc ứng dụng những nghiên cứu dựa trên các tiến bộ khoa học. Ở mức độ đô thị hóa như hiện tại, Trung Quốc sẽ bắt đầu mất thế mạnh về lao động giá rẻ ở khu vực sản xuất trong khoảng hai mươi năm nữa. Ấn Độ cũng sẽ tới giai đoạn tương tự khoảng 10 năm sau đó.
Để thật dễ hiểu, hãy thử nhìn vào bài toán này: Nhật Bản phát triển nhanh hơn Mỹ từ năm 1950 đến năm 1990, lúc lực lượng lao động thặng dư được thu hút vào hoạt động công nghiệp, nhưng từ 1990 đến nay thì lại phát triển chậm hơn Mỹ. Và đây là câu hỏi, liệu Nhật Bản có phát triển chậm như thế nếu các Công ty Microsoft, Netscape, Apple và Google là công ty của Nhật Bản hay không? Có lẽ là không. Quả vậy, chính những phát minh dựa trên khoa học đã đẩy nước Mỹ vượt qua Nhật Bản trong hai thập niên trước khi xảy ra vụ khủng hoảng vào năm 2008. Và chính thất bại của Nhật Bản trong việc phát minh đã khiến họ thụt lùi.
Phát triển những đại học đứng đầu là một việc khó. Các đại học đẳng cấp thế giới đạt được vị trí của họ nhờ thu hút được những học giả đứng đầu thế giới trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Điều này mất nhiều thời gian. Đại học Harvard và Đại học Yale đã mất hàng thế kỷ trước khi đạt vị trí ngang hàng với Oxford và Cambridge, và cũng phải mất hơn một nửa thế kỷ Đại học Standford và Đại học Chicago (đều thành lập năm 1892) mới đạt được danh tiếng là đại học đẳng cấp thế giới. Đại học Châu Á duy nhất lọt vào 25 đại học đầu bảng toàn cầu là Đại học Tokyo, thành lập năm 1877.
Trên hết tất cả, tạo nên các đại học có khả năng nghiên cứu với đẳng cấp thế giới có nghĩa là phải thu hút các học giả có chất lượng cao nhất. Trong các ngành khoa học, điều này có nghĩa là cần ba điều kiện: Có điều kiện vật chất thật tốt, có đủ ngân sách, và có lương bổng hậu hĩnh. Trung Quốc đang đầu tư rất lớn vào cả ba điều này. Các đại học hàng đầu tại Thượng Hải – Đại học Fudan, Đại học Shanghai Jiao Tong, Đại học Tongji – đều đã phát triển những trung tâm đào tạo hoàn toàn mới chỉ trong vài năm qua. Họ có những điều kiện vật chất rất tốt cho nghiên cứu, lại được đặt ở vị trí lân cận với những công ty công nghiệp đối tác. Ngân sách dành cho nghiên cứu tại Trung Quốc cũng gia tăng song song với mức gia tăng ghi danh đại học, và các đại học Trung Quốc cũng đang cạnh tranh hiệu quả hơn trong việc thu hút những học giả hàng đầu thế giới. Vào thập niên 1990, chỉ có 10% các Tiến sĩ Trung Quốc tốt nghiêp tại Mỹ trong ngành khoa học và Kỹ sư trở về nước mà thôi. Con số này đang tăng lên, và cũng đáng kể không kém là việc Trung Quốc ngày càng có thể thu hút sự trở về của các học giả đang được trọng dụng tại Mỹ và Anh. Họ thu hút dược đối tượng này bằng việc cải thiện rất lớn điều kiện làm việc và bằng cơ hội tham gia vào công cuộc phát triển của Trung Quốc. Ấn Độ cũng vậy, họ đã bắt đầu gặt hái nhiều thành công hơn trong việc thu hút những công dân tài năng của mình trở về từ nước ngoài, nhưng Ấn Độ vẫn chưa có những khoản đầu tư tương tự như Trung Quốc nhằm cải thiện cơ sở vật chất, gia tăng ngân sách nghiên cứu và trả lương hậu hĩnh cho các Giáo sư hàng đầu.
Ưu tiên cho nghiên cứu
Ngoài các điều kiện vật chất cần thiết đế thu hút nhân tài, cách phân bổ ngân sách nghiên cứu cũng là điều rất quan trọng. Những nguyên tắc nền tảng để tạo nên cách phân bổ này được đưa ra trong báo cáo vào năm 1945 của Vannevar Bush, lúc đó là cố vấn khoa học của Tổng thống Mỹ Harry Truman. Báo cáo công nhận rằng những khám phá trong lĩnh vực khoa học căn bản chính là nền tảng cho những bước tiến của kỹ thuật công nghiệp, nhưng báo cáo cũng chỉ ra rằng lợi ích kinh tế từ các bước tiến trong khoa học căn bản phải cần nhiều thập niên mới có thẻ gặt hái được. Và những bước tiến ấy thường mang lại những lợi nhuận kinh tế khó có thể dự đoán vào thời điểm phát minh được đưa ra. Chẳng hạn như khi tia laser được phát hiện vào thập niên 1950, không ai có thể tưởng tượng rằng nó sẽ được ứng dụng để phẫu thuật mắt vài chục năm sau đó. Cũng chính vì lợi nhuận kinh tế của một phát minh khoa học hiếm khi được nhà phát minh mường tượng ra, nên các công ty tư nhân cũng thường không có lý do chính đáng để đầu tư nhiều. Cũng vì vậy mà chính phủ phải giữ vai trò dẫn đầu trong việc này.
Báo cáo của Bush năm 1945 đã đặt nền tảng cho vai trò của Chính phủ Mỹ trong việc hỗ trợ các nghiên cứu khoa học. Nó được đặt trên ba nguyên tắc, vẫn còn giá trị đến ngày nay. Thứ nhất, chính quyền liên bang phải lãnh trách nhiệm chính trong việc cung cấp ngân sách cho khoa học căn bản. Thứ hai, các đại học – chứ không phải các phòng nghiên cứu do nhà nước tài trợ, các việc nghiên cứu thuần túy (không đào tạo sinh viên), hoặc các công ty tư nhân – là đơn vị chủ chốt có trách nhiệm thực hiện những nghiên cứu do nhà nước tài trợ. Thứ ba, mặc dù chính quyền quyết định số ngân sách dành cho các lĩnh vực khoa học khác nhau, nhưng các dự án và chương trình khoa học cụ thể phải được đánh giá, không dựa trên cơ sở chính trị hay thương mại, mà phải dựa vào quy trình phản biện nghiêm ngặt có tính cạnh tranh của giới khoa học liên quan, qua đó, các chuyên gia độc lập phải đánh giá dự án chỉ dựa trên giá trị khoa học của chúng mà thôi.
Hệ thống này đã thành công đến mức phi thường. Nó giúp các nghiên cứu sinh hậu đại học – kể cả những người không theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu dài hơi sau này – được tiếp xúc với những kỹ thuật và lĩnh vực nghiên cứu hiện đại bậc nhất. Nó cũng cho phép các sinh viên đang theo đại học cơ hội chứng kiến trực tiếp việc nghiên cứu khoa học, thay vì chỉ đọc về những nghiên cứu đỉnh cao của chục năm về trước qua sách vở. Và hệ thống này cũng có nghĩa là những nghiên cứu có giá trị khoa học nhất được chọn để cấp ngân sách – chứ không phải nghiên cứu được chọn là nghiên cứu được quan chức cao nhất của Phân khoa đưa ra, hoặc của ai đó có mối quan hệ chính trị tốt nhất.
Đây chưa phải là hệ thống áp dụng cho nghiên cứu khoa học thường thấy tại Châu Á. Thường thì tuyệt đại đa số những nghiên cứu khoa học tại Châu Á diễn ra bên ngoài đại học, trong các viện nghiên cứu hay phòng thí nghiệm do nhà nước thành lập. Tại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, ngân sách được rót chủ yếu vào các nghiên cứu và phát triển (R&D) có tính ứng dụng, và chỉ có một khoản nhỏ được dành cho khoa học cơ bản. Chẳng hạn tại Trung Quốc, chỉ có khoảng 5% của ngân sách R&D được dành cho nghiên cứu khoa học cơ bản, so với từ 10 đến 30% tại hầu hết các nước phát triển khác. Nếu tính trên GDP, thì Mỹ chi gấp 7 lần nhiều hơn Trung Quốc cho nghiên cứu khoa học cơ bản.
Thêm vào đó, tại Châu Á, phản biện của giới khoa học liên quan rất hiếm khi được dùng để xác định nên cấp ngân sách cho nghiên cứu nào. Nhật Bản thường đặt phần lớn các nguồn kinh phí trong tay quyết định của các nhà khoa học lão thành nhất. Mặc dù cách đây vài năm, Tokyo nhận ra rằng phải đặt việc cung cấp ngân sách nghiên cứu dưới sự phản biện của các nhà khoa học liên quan nhiều hơn, nhưng đến năm 2008, vẫn chỉ có 14% ngân sách chi cho nghiên cứu ngoài quốc phòng là được giới khoa học quyết định, trong khi con số này là 73% tại Mỹ.
Tuy vậy, rõ ràng là các chính quyền Châu Á đang đặt nghiên cứu và phát triển lên hàng ưu tiên. Ngân sách cho nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc đã gia tăng nhanh chóng trong những năm vừa qua, từ 0,6% của GDP năm 1995 lên đến 1,3% của GDP năm 2005. Tỷ lệ đó vẫn còn rất thấp so với các nước phát triển hơn, nhưng có lẽ sẽ còn tăng cao hơn nữa. Chính quyền Trung Quốc đã đặt mục tiêu gia tăng ngân sách cho nghiên cứu và phát triển lên 2,5% của GDP vào năm 2020. Và cũng có những bằng chứng cho thấy việc gia tăng ngân sách cho nghiên cứu đã mang lại những kết quả thấy được. Chẳng hạn từ năm 1995 đến 2005, các học giả Trung Quốc đã đóng góp hơn gấp bốn lần số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành khoa học và kỹ thuật hàng đầu thế giới. Chỉ đứng sau các nước Mỹ, Anh, Đức và Nhật Bản mà thôi.
Không chỉ học thuộc lòng
Nhưng để kinh tế một nước phát triển thì cần nhiều hơn là khả năng nghiên cứu. Phải có được những công dân có giáo dục tốt với kiến thức đa dạng, những nhà doanh nghiệp có khả năng tư duy độc lập và sáng tạo. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc còn nhận ra rất rõ rằng vẫn còn hai thiếu sót lớn trong các đại học của họ, đó là kiến thức tổng hợp rộng rãi, và việc khích lệ tư duy phản biện. Các đại học Châu Á, giống như các đại học Châu Âu, và rất khác với đại học tại Mỹ vì thường có mức độ chuyên biệt hóa rất cao. Theo đó, sinh viên chọn một chuyên ngành hoặc một nghề vào tuổi 18 và sau đó dường như không học những gì khác nữa. Và, cũng khác với các trường đại học hàng đầu tại Châu Âu và Mỹ, phương pháp giảng dạy tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc dựa rất nặng vào việc học thuộc lòng, sinh viên là những người nghe thụ động, và rất hiếm khi dám phản bác ý kiến của nhau hoặc của giảng viên tại lớp học. Việc học chủ yếu là để nắm bắt nội dung, chứ không phải để phát riển khả năng tư duy độc lập và tư duy phản biện.
Giáo trình và cách giảng dạy theo lối truyền thống của Châu Á có thể phù hợp với việc đào tạo những Kỹ sư thực hành hoặc các viên chức nhà nước cấp trung, nhưng sẽ không phù hợp để đào tạo khả năng lãnh đạo hoặc khả năng phát minh, sáng tạo. Trong khi các chính khách Mỹ và Anh đang lo rằng Châu Á, nhất là Trung Quốc, đang đào tạo nhiều nhà khoa học và Kỹ sư hơn các nước phương Tây, thì Trung Quốc và các nước Châu Á lại lo vì sinh viên của họ thiếu sự độc lập và sáng tạo là các điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế dài lâu. Họ sợ rằng chuyên biệt hóa sẽ khiến sinh viên ra trường chỉ có kiến thức hẹp, và cách giảng dạy cũ kỹ sẽ làm sinh viên mất khả năng tưởng tượng phong phú. Các quan chức tại Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc đang ngày càng bị hấp dẫn bởi mô hình giáo dục đại học của Mỹ. Các đại học ở Mỹ nói chung đều dành cho sinh viên 2 năm để khám phá một loạt các môn học đa ngành khác nhau, trước khi chọn đào sâu một chuyên ngành trong 2 năm cuối. Cái lý của cách giáo dục này là: khi tiếp xúc với các ngành học đa dạng khác nhau, sinh viên sẽ có những cái nhìn đa chiều về thực tại, và giúp họ sẵn sàng để giải quyết những vấn đề mới lạ và bất ngờ.
Trong nền kinh tế tri thức hiện nay – cũng chẳng khác gì vào thế kỷ XIX, khi triết lý giáo dục khai phóng được đề cao bởi Hồng Y John Henry Newman – không phải là kiến thức về một môn học nào đó, mà là khả năng nắm bắt thông tin và giải quyết vấn đề mới là tính cách quan trọng nhất của một người có giáo dục. Trong Báo Cáo Yale 1828 – một luận văn có ảnh hưởng lớn của các tác giả gồm Jeremiah Day (Hiệu trưởng Đại Học Yale lúc đó), một đồng nghiệp khác của ông và một phân ban – đã nêu lên sự khác biệt giữa một bên là “quyền năng” và một bên là “thiết bị” của trí tuệ. Việc thu nạp một khối kiến thức – tức trang bị “thiết bị” trí tuệ, giống như mua bàn ghế, thiết bị bỏ vào nhà – chỉ có rất ít giá trị lâu bền trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Người sinh viên muốn trở thành nhà lãnh đạo dẫn đầu trong kinh doanh, y tế, luật pháp, chính quyền, hoặc giới khoa học cần có “quyền năng” của trí tuệ – tức khả năng thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi không ngừng, đối diện với những dữ liệu mới, và tìm được những cách thức có tính sáng tạo để giải quyết vấn đề.
Luyện được thói quen như vừa kể đòi hỏi người học phải vượt qua vị trí là kẻ thu nhận thông tin thụ động; họ phải học cách để biết suy tư độc lập, biết cấu trúc lập luận, biết bảo vệ lập luận và điều chỉnh nó khi gặp thông tin mới hoặc những phản biện có giá trị. Mô hình học nhóm theo kiểu Oxford-Cambridge có lẽ là hình thức điển hình nhất của cách đào tạo vừa kể. Tại Mỹ thì cách học này mang hình thức của những buổi học có tính tương tác, trong đó sinh viên được khuyến khích để có lập luận và bảo vệ lập luận của mình trong nhóm nhỏ và để thách thức, thay vì chấp nhận một cách mù quáng ý kiến của thầy cô. Các kỳ thi tại các trường đại học đứng đầu nước Mỹ rất hiếm khi yêu cầu học sinh kể lại thông tin, mà yêu cầu sinh viên giải quyết những vấn đề chưa từng gặp trước đó, hoặc phân tích hai mặt của một lập luận và đưa ra ý kiến của riêng mình.
Hiện đang có một phong trào sôi nổi áp dụng học trình kiểu Mỹ tại Châu Á. Đại học Bắc Kinh đã đưa ra Chương trình Yuanpei Honors vào năm 2001, chương trình dành cho một nhóm những sinh viên có năng khiếu nhất Trung Quốc, giúp họ làm quen với các môn học nhân văn đa dạng. Các sinh viên này sống tập trung và tự do chọn một loạt các môn học khác nhau trong 2 năm đầu trước khi chọn khóa học chuyên ngành. Tại Đại học Fudan, mọi sinh viên hiện nay đều học một giáo trình chung, đa ngành, trong năm học đầu tiên, trước khi chọn một chuyên ngành riêng. Tại Đại học Nam Kinh, sinh viên không còn phải chọn một ngành học chính khi ghi danh nhập học, thay vào đó, họ có thể chọn trong số 60 khóa học cung cấp kiến thức tổng hợp trong năm đầu trước khi quyết định chuyên ngành. Đại học Yonsei, tại Hàn Quốc, vừa mở một học viện nhân văn trong hệ thống học viện của mình, và Đại học Quốc gia Singapore cũng vừa xây dựng Chương trình học giả đại học, qua đó, sinh viên được học rất nhiều môn ngoài phân khoa hoặc chuyên ngành của mình.
Thay đổi cách giảng dạy khó hơn thay đổi giáo trình rất nhiều. Cũng đắt tiền hơn, khi phải tổ chức lớp học với số lượng sinh viên ít hơn, và người thầy phải áp dụng phương pháp giảng dạy mới. Đây là thách thức chủ yếu tại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi phương pháp giảng dạy cũ vẫn tràn lan (Vấn đề này không trầm trọng như vậy ở Ấn Độ hoặc Singapore, nơi di sản và ảnh hưởng của người Anh đã tạo nên một lực lượng giảng viên có thể thoải mái tạo điều kiện cho sinh viên tương tác với mình một cách tích cực). Đặc biệt tại Trung Quốc, thách thức này đang được cố gắng giải quyết, và họ hiểu rằng những giảng viên từng du học ở nước ngoài và quen thuộc với phương pháp giảng dạy khác chính là những người có khả năng tốt nhất góp phần thay đổi cách giảng dạy tại Trung Quốc. Tạo thêm nhiều cơ hội cho sinh viên Châu Á theo học ở Phương Tây và cho sinh viên Phương Tây học thêm ở các đại học Châu Á cũng góp phần thúc đẩy sự thay đổi này.
Tuy vậy, tại Trung Quốc, có được sự hỗ trợ mạnh mẽ cho những thay đổi này là không dễ dàng gì, nhất là khi trách nhiệm điều hành một đại học được chia ra giữa một bên là Hiệu trưởng đại học và bên kia là Bí thư Đảng Cộng sản tại trường. Thường thì hai vị lãnh đạo này làm việc với nhau rất hiệu quả. Nhưng đã có những lo ngại rằng cách phân nhiệm này sẽ giới hạn khả năng của Hiệu trưởng trong việc đạt được các mục tiêu thuần túy khoa học, vì việc bổ nhiệm những vị trí quản lý cấp cao – Hiệu phó và Trưởng khoa – lại nằm trong tay của Hội đồng [khoa học] đại học, do Bí thư đảng làm chủ tịch, thay vì vị Hiệu trưởng. Chính quyền Trung Quốc đã nhận ra cách quản trị đại học này là có nhiều bất ổn, và vấn đề đang được Bộ Giáo dục nghiên cứu lại.
Tập trung vào mũi nhọn
Không phải đại học nào cũng có thể và cũng cần phải có đẳng cấp thế giới. Kinh nghiệm tại Mỹ, Anh, Đức cho thấy nhiều điều. Tại Mỹ và Anh, giáo đại học là một hệ thống rất đa dạng, bao gồm nhiều hình thức học viện khác nhau, và điều ta gọi là một đại học đa ngành có chức năng nghiên cứu chỉ là một trong những hình thức kia. Ngay trong số những đại học đa ngành này, hỗ trợ của nhà nước cho nghiên cứu chủ yếu dựa trên nền tảng thành quả đã có của trường, điều này cho phép một số viện đại học phát triển trong khi số khác bị bỏ lại đàng sau. Tại Mỹ, cách gây quỹ cũng gia tăng thêm khoảng cách này. Thành công đẻ ra thành công, và điều thường thấy là những đại học mạnh nhất lại là nơi thu hút nhiều ủng hộ tài chính nhất. Tại Đức, ngược lại, chính sách nhà nước từ sau Thế chiến thứ II đã khiến các đại học đánh mất sự khác biệt của mình. Sau chiến tranh, chính quyền mở rộng việc ghi danh đại học, cho phép tỷ lệ sinh viên và giảng viên gia tăng đều khắp mọi nơi, đưa các nhà nghiên cứu giỏi nhất vào các viện nghiên cứu biệt lập, và phân bổ nguồn lực trên cở sở đồng đều thay vì thành quả. Cách làm này đã phá hỏng đẳng cấp toàn cầu mà các đại học giỏi nhất của Đức đã có được trước đó. Mới chỉ gần đây, chính quyền Đức mới quyết định tập trung nguồn lực để giúp riêng ba đại học nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu.
Nhật Bản và Hàn Quốc đã học bài học này. Cả hai đã rót ngân sách cho các đại học quốc gia mũi nhọn, đó là Đại học Tokyo và Đại học Quốc gia Seoul. Tại Nhật Bản, ít nhất hai đại học công khác, Đại học Kyoto và Đại học Osaka, cũng không thua kém Đại học Tokyo và đứng trên những đại học còn lại. Trung Quốc cũng hiểu chiến lược này. Năm 1998, họ xác định được 7 đại học để đầu tư tập trung, đó là các Đại học Fudan, Nam Kinh, Bắc Kinh, Thượng Hải Jiao Tong, Tsinghua, Xi’an Jiaotong và Zhejiang. Và ngay cả trong nhóm này, chính quyền cũng phân biệt rõ ràng và tập trung nguồn lực quốc gia vào Đại học Bắc Kinh và Đại học Tsinghua trong nỗ lực đưa hai đại học này vào danh sách 20 đại học hàng đầu thế giới. Hai đại học tại Thượng Hải – Fudan và Thượng Hải Jiao Tong – cũng đang có những đầu tư tương tự, nhờ vào ngân sách bổ sung của chính quyền Thượng Hải.
Ấn Độ là một trường hợp lạ. Vào thập niên 1950 và 1960, Ấn Độ tập trung xây dựng 5 Học viện Kỹ thuật Ấn Độ. Hai học viện này, cùng 10 học viện khác được thành lập trong 20 năm qua, là những học hiện xuất sắc để đào tạo các Kỹ sư, nhưng lại không có khả năng cạnh tranh toàn cầu trong lĩnh vực nghiên cứu. Ấn Độ cũng chưa có nỗ lực có hệ thống nào nhằm nâng cao vị trí của 14 đại học đa ngành toàn quốc, hiện đều thiếu ngân sách trầm trọng.
Bộ trưởng phát triển nguồn nhân lực của Ấn Độ hiện đang quyết tâm tạo nên những đại học đa ngành đẳng cấp thế giới. Nhưng quan điểm bình đẳng, cốt lõi của sinh hoạt dân chủ năng động tại Ấn Độ – cho phép những cân nhắc mang tính công bằng xã hội vượt qua việc đầu tư đặc biệt cho năng khiếu – đang đe dọa khả năng vượt lên cao của các đại học tại đây. Khác với các nơi khác tại Châu Á, tại đây việc tuyển sinh và mướn giảng viên bị chi phối bởi các định mức (quota) được “đặt trước”, nhằm bảo đảm có chỗ cho sinh viên thuộc các đẳng cấp không được ưu đãi trong lịch sử trước đây. Thêm vào đó, những cân nhắc chính trị cũng cản trở việc tập trung nguồn lực vào một số nhỏ các viện đại học mũi nhọn. Hai năm trước đây, chính quyền nước này công bố sẽ tạo ra 30 đại học đẳng cấp thế giới, mỗi tiểu bang sẽ có một, rõ ràng đây là mục tiêu thiếu thực tế. Con số này sau đó đã được giảm xuống còn 14, một cho mỗi tiểu bang nào chưa có đại học đa ngành, nhưng ngay cả mục tiêu này cũng khó có thể thực hiện.
Nhìn vào thành quả phi thường của các học giả Ấn Độ trong cộng đồng Ấn Kiều ở nước ngoài, có thể thấy rằng Ấn Độ đang có một lực lượng có thể góp phần xây dựng những đại học đẳng cấp thế giới. Nhưng vẫn còn rất khó khăn để chính quyền Ấn Độ chấp nhận mức lương rất cao phải trả để thu hút những học giả hàng đầu thế giới. Cũng vì vậy, chính quyền nước này đang theo đuổi một chiến lược dễ thực hiện hơn, họ cho phép thành lập chi nhánh của các đại học nước ngoài, và giảm bớt gánh nặng thủ tục cho các đại học tư nhân.
Tuy vậy, trong một lĩnh vực khác, Ấn Độ hiện có ưu thế hơn Trung Quốc, ít nhất là vào lúc này. Đó là Ấn Độ cho phép người giảng viên tự do theo đuổi những khám phá tri thức của mình, bất kể họ sẽ đi đến đâu, và cho phép sinh viên cùng giảng viên tự do bộc lộ ý kiến, qua đó thử nghiệm cả những lý thuyết có vẻ phạm thượng và phi quy ước nhất của họ – đó là những quyền tự do tạo nên tính cách không thể thiếu trong bất cứ một đại học vĩ đại nào. Đúng là vẫn có thể đạt tới đẳng cấp quốc tế trong ngành khoa học tự nhiên trong khi kiềm chế tự do phát biểu trong ngành chính trị, khoa học xã hội và nhân văn. Chẳng hạn, một số nhà khoa học chuyên ngành của Xô Viết cũ đã đạt được những đẳng cấp này trong toán học và vật lý vào thời kỳ Chiến tranh lạnh. Nhưng chưa có một viện đại học đa ngành đúng nghĩa nào lại làm điều này.
Để cùng tiến bộ
Khi hàng rào ngăn chặn sự dịch chuyển của con người, hàng hóa và thông tin bị loại bỏ, và khi quá trình phát triển kinh tế đang diễn ra, các nước Châu Á ngày càng có nhiều điều kiện thuận lợi về nhân lực, vật lực và nguồn thông tin cần thiết để tạo nên những đại học đứng đầu. Nếu họ tập trung nguồn lực ngày càng nhiều vào một số nhỏ các đại học chọn lọc, thu hút nhân tài từ mọi nơi trên thế giới, và cho phép tự do phát biểu, tự do nghiên cứu, thì họ sẽ thành công trong việc xây dựng những đại học đẳng cấp thế giới. Điều này sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều, sẽ tốn hàng chục năm. Nhưng nó sẽ diễn ra nhanh hơn nhiều so với trước đây.
Đối với phương Tây, sự vươn mình trỗi dậy của các đại học Châu Á nên được xem như một cơ hội tốt, chứ không phải là một mối đe dọa. Hãy xem cách Đại học Yale thu lượm lợi ích từ tình trạng này. Một trong những nhà di truyền học giỏi nhất của Yale, Tian Xu, và thành viên trong nhóm của ông, hiện đang phân chia thời gian để vừa có mặt ở các phòng thí nghiệm tại New Haven và tại phòng thí nghiệm của Đại học Fudan, Thượng Hải. Một Giáo sư Yale xuất sắc khác, nhà thực vật học Xing-Wang Deng, cũng chia thời gian của mình giữa Yale và Đại học Bắc Kinh. Trong cả hai trường hợp, phía Trung Quốc đã cung cấp đầy đủ không gian và nhân sự nhằm hỗ trợ các nỗ lực của các nhà khoa học Yale, trong khi đó, việc hợp tác với các nhà khoa học Yale cũng nâng cấp khả năng của các Giáo sư trẻ và các sinh viên cao học Trung Quốc. Cả hai đều có lợi.
Cũng có thể nói điều tương tự về các chương trình trao đổi sinh viên và trao đổi ý tưởng giữa các nước. Toàn cầu hóa đã nâng cao tầm quan trọng của các trải nghiệm liên văn hóa, và việc trao đổi sinh viên đã diễn ra thường xuyên hơn gấp bội. Khi đại học Châu Á được cải thiện, sinh viên của các chương trình trao đổi cũng gặt hái được nhiều lợi ích. Mọi người đều có lợi nhờ việc trao đổi ý kiến, giống như mọi người đều có lợi nhờ sự trao đổi tự do hàng hóa và dịch vụ.
Cuối cùng, việc cải thiện chất lượng giáo dục trên toàn thế giới sẽ tạo ra những người công dân hiểu biết hơn và làm việc hiệu quả ở khắp nơi. Số phận của hành tinh chúng ta lệ thuộc vào khả năng của nhân loại trong việc hợp tác xuyên biên giới để giải quyết những vấn đề xã hội nóng bỏng: tình trạng nghèo đói kéo dài, bệnh tật tràn lan, vũ khí nguyên tử phổ biến, nước ngọt khan hiếm và sự nguy hiểm khi địa cầu nóng dần lên. Càng có nhiều những công dân và nhà lãnh đạo được giáo dục tốt, càng góp phần làm thế giới tốt đẹp hơn.
PC
HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
Nguyên văn:
The Rise of Asia's Universities
By Richard C. Levin
May/June 2010
Summary:
Governments in Asia understand that overhauling their higher-education systems is required to sustain economic growth. They are making progress by investing in research, reforming traditional approaches to curricula and pedagogy, and beginning to attract outstanding faculty from abroad. Many challenges remain, but it is more likely than not that by midcentury, the top Asian universities will stand among the best universities in the world.
RICHARD C. LEVIN is President of Yale University.
The rapid economic development of Asia since World War II -- starting with Japan, South Korea, and Taiwan, then extending to Hong Kong and Singapore, and finally taking hold powerfully in India and mainland China -- has forever altered the global balance of power. These countries recognize the importance of an educated work force to economic growth, and they understand that investing in research makes their economies more innovative and competitive. Beginning in the 1960s, Japan, South Korea, and Taiwan sought to provide their populations with greater access to postsecondary education, and they achieved impressive results.
Today, China and India have an even more ambitious agenda. Both seek to expand their higher-education systems, and since the late 1990s, China has done so dramatically. They are also aspiring to create a limited number of world-class universities. In China, the nine universities that receive the most supplemental government funding recently self-identified as the C9 -- China's Ivy League. In India, the Ministry of Human Resource Development recently announced its intention to build 14 new comprehensive universities of "world-class" stature. Other Asian powers are eager not to be left behind: Singapore is planning a new public university of technology and design, in addition to a new American-style liberal arts college affiliated with the National University.
Such initiatives suggest that governments in Asia understand that overhauling their higher-education systems is required to sustain economic growth in a postindustrial, knowledge-based global economy. They are making progress by investing in research, reforming traditional approaches to curricula and pedagogy, and beginning to attract outstanding faculty from abroad. Many challenges remain, but it is more likely than not that by midcentury the top Asian universities will stand among the best universities in the world.
THE PIONEERS
In the early stages of their countries' postwar development, Asian governments understood that greater access to higher education would be a prerequisite to sustained economic growth. A literate, well-trained labor force helped transform Japan and South Korea over the course of the past half century, first from agricultural to manufacturing economies, then from economies focused on low-skilled manufacturing to those focused on high-skilled manufacturing. With substantial government investment, the higher-education systems in both countries expanded rapidly. In Japan, the gross enrollment ratio -- the fraction of the university-age population that is actually enrolled in some type of postsecondary educational institution -- rose from nine percent in 1960 to 42 percent by the mid-1990s. In South Korea, the increase was even more dramatic, from five percent in 1960 to just over 50 percent in the mid-1990s.
During this period, China and India lagged far behind. Even in the mid-1990s, only five percent of university-age Chinese citizens remained in school, putting China on par with Bangladesh, Botswana, and Swaziland. In India, despite a postwar effort to create a group of national comprehensive universities and, later, the elite Indian Institutes of Technology, the gross enrollment rate remained a mere seven percent in the 1990s.
By the late 1990s, China's leaders knew their country had to catch up. Speaking at the one hundredth anniversary celebration of Peking University in 1998, Chinese President Jiang Zemin outlined a plan to greatly expand his country's system of higher education. And his administration made it happen -- faster than any similar efforts ever before in history. By 2006, China was spending 1.5 percent of its GDP on higher education, nearly triple what it had spent a decade earlier.
The results of Beijing's investment have been staggering. Over the decade following Jiang's declaration, the number of institutions of higher education in China more than doubled, from 1,022 to 2,263. Meanwhile, the number of Chinese who enroll in a university each year has quintupled -- rising from one million students in 1997 to more than 5.5 million in 2007. This expansion is without precedent, and university enrollment in China is now the largest in the world.
China still has a long way to go to achieve its aspirations concerning access to higher education. Despite the enormous surge, China's gross enrollment rate for higher education stands at 23 percent, compared with 58 percent in Japan, 59 percent in the United Kingdom, and 82 percent in the United States. And the expansion has slowed since 2006, driven by concerns that enrollments have outstripped the capacity of faculty to maintain quality in some institutions. The student-teacher ratio has roughly doubled over the past decade. But enrollment will continue to rise as more teachers are trained, since China's current leaders are keenly aware of the importance of a well-educated labor force for economic development.
India's achievement to date has not been nearly as impressive, but its aspirations are no less ambitious. Already the world's largest democracy, India is on track to become the most populous country in two decades, and by 2050, if its growth can be sustained, its economy could become second in size only to China's. To fuel that economic growth, India's human resource development minister, Kapil Sibal, aims to increase his country's gross enrollment ratio in postsecondary education from 12 percent to 30 percent by 2020. This goal translates to an increase of 40 million students in Indian universities over the next decade -- an ambitious target, to be sure, but even half that number would be a remarkable accomplishment.
Having made tremendous progress in expanding access to higher education, the leading countries of Asia are now focused on an even more challenging goal: building universities that can compete with the finest in the world. The governments of China, India, Singapore, and South Korea are explicitly seeking to elevate some of their universities to this exalted status because they recognize the important role that university-based scientific research has played in driving economic growth in the United States, western Europe, and Japan. And they understand that world-class universities are the ideal place to educate students for careers in science, industry, government, and civil society -- creating people who have the intellectual breadth and critical-thinking skills to solve problems, to innovate, and to lead.
This recognition has come not a moment too soon. Today, China and India remain at a stage of development that allows them to compete with other countries thanks to their low costs of labor in manufacturing. These labor costs will remain low as long as there is underemployed labor in the agricultural sector. But eventually -- as happened in Japan and South Korea -- the manufacturing sector will grow to absorb the remaining surplus agricultural labor, and in the absence of an abundant supply of cheap labor, wages will begin to rise. At that stage, it will become impossible to sustain rapid economic growth without innovation and without introducing new products and new services, many of them the fruits of applied research based on underlying scientific advancements. At its current pace of urbanization, China will begin to lose its labor-cost advantage in manufacturing in about two decades. India will reach the same point a decade later. This gives both countries enough time to build up their capacity for innovation.
To oversimplify, consider the following puzzle: Japan grew much more rapidly than the United States from 1950 to 1990, as its surplus labor was absorbed into industry, and much more slowly than the United States thereafter. Now consider whether Japan would have grown so slowly if Microsoft, Netscape, Apple, and Google had been Japanese companies. Probably not. It was innovation based on science that propelled the United States past Japan during the two decades prior to the crash of 2008. It was Japan's failure to innovate that caused it to lag behind.
Developing top universities is a tall order. World-class universities achieve their status by assembling scholars who are global leaders in their fields. This takes time. It took centuries for Harvard and Yale to achieve parity with Oxford and Cambridge and more than half a century for Stanford and the University of Chicago (both founded in 1892) to achieve world-class reputations. The only Asian university to have broken into the top 25 in global rankings is the University of Tokyo, which was founded in 1877.
Most of all, building universities capable of world-class research means attracting scholars of the highest quality. In the sciences, this requires first-class facilities, adequate funding, and competitive salaries and benefits. China is making substantial investments on all three fronts. Shanghai's top universities -- Fudan, Shanghai Jiao Tong, and Tongji -- have each developed whole new campuses within the past few years. They have outstanding research facilities and are located close to industrial partners. Funding for research in China has grown in parallel with the expansion of university enrollment, and Chinese universities now compete much more effectively for faculty talent worldwide. In the 1990s, only ten percent of those Chinese who received Ph.D.'s in the sciences and engineering in the United States returned home. That number is now rising, and increasingly, China has been able to repatriate midcareer scholars from tenured positions in the United States and the United Kingdom; they are attracted by the greatly improved working conditions and by the opportunity to participate in China's rise. India, too, is beginning to have more success in drawing on its diaspora, but it has yet to make the kind of investments that China has made in improving facilities, stepping up research funding, and increasing compensation for top professors.
THE RESEARCH PRIORITY
Beyond the material conditions required to attract faculty, an efficient system of allocating research funding is also needed. The underlying principles for creating such a system were articulated in a 1945 report by Vannevar Bush, then the science adviser to U.S. President Harry Truman. The report acknowledged that discoveries in basic science are ultimately the basis for developments in industrial technology, but it noted that the economic gains from advances in basic science often do not accrue for decades. And such advances often yield results that were entirely unanticipated at the time of the scientific breakthroughs. For example, when the laser was first invented, in the late 1950s, no one imagined that it would become useful in eye surgery decades later. Because the full economic benefit of a breakthrough in pure science can rarely be captured by the original inventor, private companies do not often have sufficient incentives to make many socially productive investments. Government must take the lead.
Bush's 1945 report established the framework for U.S. government support for scientific research. It was founded on three principles, which still govern today. First, the federal government bears the primary responsibility for funding basic science. Second, universities -- rather than government-run laboratories, nonteaching research institutions, or private companies -- are the primary institutions responsible for carrying out this government-funded research. Third, although the government determines the total amount of funding available for different scientific fields, specific projects and programs are assessed not on political or commercial grounds but through an intensely competitive process of peer review, in which independent experts judge proposals on their scientific merit alone.
This system has been an extraordinary success. It has the benefit of exposing postgraduate scientists-in-training -- even those who do not end up pursuing academic careers in the long run -- to the most cutting-edge techniques and areas of research. It allows undergraduates to witness meaningful science firsthand, rather than merely reading about the last decade's milestones in a textbook. And it means that the best research gets funded -- not the research proposed by the most senior members of a department's faculty or by those who are the most politically connected.
This has not been the typical scheme for facilitating research in Asia. Historically, most scientific research there has taken place apart from universities, in research institutes and government laboratories. In China, Japan, and South Korea, funding has been directed primarily toward applied research and development (R & D), with a very small share devoted to basic science. In China, for instance, only about five percent of R & D spending is aimed at basic research, compared with 10-30 percent in most developed countries. As a share of GDP, the United States spends seven times as much as China on basic research.
Moreover, peer review is barely used for grant funding in most of Asia. Japan has historically placed the bulk of its research resources in the hands of its most senior scientists. Despite Tokyo's acknowledging several years ago that a greater share of research funding should be subjected to peer review, only 14 percent of the Japanese government's spending on non-defense-related research in 2008 was subjected to competitive review, compared with 73 percent in the United States.
Yet there is no doubt that Asian governments have made R & D a priority. R & D spending in China has increased rapidly in recent years, rising from 0.6 percent of the country's GDP in 1995 to 1.3 percent in 2005. That is still well below the spending in more advanced countries, but it is likely to keep climbing. The Chinese government has set a goal of increasing R & D spending to 2.5 percent of GDP by 2020. And there is already some evidence of the payoff from increased research funding: from 1995 to 2005, for example, Chinese scholars more than quadrupled the number of articles they published in leading scientific and engineering journals. Only the United States, the United Kingdom, Germany, and Japan account for more.
MORE THAN MEMORIZATION
But it takes more than research capacity alone for a nation to develop economically. It takes well-educated citizens of broad perspective and dynamic entrepreneurs capable of independent and original thinking. The leaders of China, in particular, have been very explicit in recognizing that two elements are missing from their universities: multidisciplinary breadth and the cultivation of critical thinking. Asian universities, like those in Europe but unlike those in the United States, have traditionally been highly specialized. Students pick a discipline or a profession at age 18 and study little else thereafter. And unlike in elite European and U.S. universities, pedagogy in China, Japan, and South Korea relies heavily on rote learning; students are passive listeners, and they rarely challenge one another or their professors in classes. Learning focuses on the mastery of content, not on the development of the capacity for independent and critical thinking.
The traditional Asian approaches to curricula and pedagogy may work well for training line engineers and midlevel government officials, but they are less suited to fostering leadership and innovation. While U.S. and British politicians worry that Asia, and China in particular, is training more scientists and engineers than the West, the Chinese and others in Asia are worrying that their students lack the independence and creativity necessary for their countries' long-term economic growth. They fear that specialization makes their graduates narrow and that traditional Asian pedagogy makes them unimaginative. Officials in China, Singapore, and South Korea have become increasingly attracted to the American model of undergraduate education. Universities in the United States typically provide students with two years to explore a variety of subjects before choosing a single subject on which to concentrate during their final two years. The logic behind this approach is that exposing students to multiple disciplines gives them alternative perspectives on the world, which prepares them for new and unexpected problems.
In today's knowledge economy, no less than in the nineteenth century, when the philosophy of liberal education was articulated by Cardinal John Henry Newman, it is not subject-specific knowledge but the ability to assimilate new information and solve problems that is the most important characteristic of a well-educated person. The Yale Report of 1828 -- an influential document written by Jeremiah Day (who was at the time president of Yale), one of his trustees, and a committee of faculty -- distinguished between "the discipline" and "the furniture" of the mind. Mastering a specific body of knowledge -- acquiring "the furniture" -- is of little permanent value in a rapidly changing world. Students who aspire to be leaders in business, medicine, law, government, or academia need "the discipline" of mind -- the ability to adapt to constantly changing circumstances, confront new facts, and find creative ways to solve problems.
Cultivating such habits requires students to be more than passive recipients of information; they must learn to think for themselves and to structure an argument and defend or modify it in the face of new information or valid criticism. The Oxford-Cambridge "tutorial" system is perhaps the epitome of such pedagogy. The American substitute has been the interactive seminar, in which students are encouraged to take and defend positions in small groups and to challenge, rather than blindly accept, the instructor's point of view. Examinations at top U.S. universities rarely call for a recitation of facts; they call on students to solve problems they have not encountered before or to analyze two sides of an argument and state their own position.
There has already been dramatic movement toward American-style curricula in Asia. Peking University introduced the Yuanpei Honors Program in 2001, a pilot program that immerses a select group of the most gifted Chinese students in a liberal arts environment. These students live together and sample a wide variety of subjects for two years before choosing a major field of study. At Fudan University, all students now take a common, multidisciplinary curriculum during their first year before proceeding with the study of their chosen discipline or profession. At Nanjing University, students are no longer required to choose a subject when they apply for admission; they may instead choose among more than 60 general-education courses in their first year before deciding on a specialization. Yonsei University, in South Korea, has opened a liberal arts college on its campus, and the National University of Singapore has created the University Scholars Program, in which students do extensive work outside their discipline or professional specialization.
Changing the style of teaching is much more difficult than changing the curricula. It is more expensive to offer classes with smaller enrollments, and it requires the faculty to adopt new methods. This is a major challenge in China, Japan, and South Korea, where traditional Asian pedagogy prevails. (It is much less of a concern in India and Singapore, where the legacy of British influence has created a professoriate much more comfortable with engaging students interactively.) The Chinese, in particular, are eager to tackle this challenge, and they recognize that those professors who have studied abroad and been exposed to other methods of instruction are best equipped to revamp teaching. Increasing opportunities for Asian students to study in the West and for Western students to spend time in Asian universities will also help accelerate the transformation.
In China, however, gaining widespread support for such changes is difficult given the unique way in which the responsibilities of running a university are divided between each institution's president and its Communist Party secretary. Often, the two leaders work together very effectively. But there are concerns that the structure of decision-making limits a university president's ability to achieve his or her academic goals, since the appointment of senior administrators -- vice presidents and deans -- is in the hands of a school's university council, which is chaired by the party secretary rather than the president. The Chinese government appears to recognize that this structure of university governance is problematic; the issue is under review by the Ministry of Education.
A FOCUS ON FLAGSHIPS
Not every university can or needs to be world class. The experiences of the United States, the United Kingdom, and Germany are instructive. In the United States and the United Kingdom, higher education is a differentiated system of many types of institutions, of which the comprehensive research university is merely one. And within the group of comprehensive universities, government support for research is allocated chiefly on the basis of merit, which allows some institutions to prosper while others lag behind. In the United States, fundraising reinforces this differentiation. Success breeds success, and for the most part, the strongest institutions attract the most philanthropy. In Germany, by contrast, government policy since World War II has kept universities from maintaining their distinction. After the war, the government opened enrollment, allowed the student-faculty ratio to rise everywhere, isolated the most eminent researchers in separate institutes but otherwise distributed resources on the basis of equity rather than merit. In doing so, it destroyed the worldwide distinction Germany's best universities once held. Only recently has the government decided to focus its resources on three universities in particular, in order to make them more globally competitive.
Japan and South Korea have learned this lesson. Both have well-funded flagship national universities: the University of Tokyo and Seoul National University. And in Japan, at least two other public universities, Kyoto University and Osaka University, are not far behind the University of Tokyo and are well above the rest. China understands the strategy, too. In 1998, it identified seven universities for disproportionate investment: Fudan, Nanjing, Peking, Shanghai Jiao Tong, Tsinghua, Xi'an Jiaotong, and Zhejiang. And even within that group, the government has drawn distinctions, concentrating national resources on Peking University and Tsinghua University in an effort to propel them into the worldwide top 20. The Shanghai-based institutions -- Fudan and Shanghai Jiao Tong -- are making nearly comparable investments, thanks to generous supplemental funding from the Shanghai government.
India is the anomalous case. In the 1950s and 1960s, it focused its resources on establishing five Indian Institutes of Technology. These, and the ten more added in the past two decades, are outstanding institutions for educating engineers, but they have not become globally competitive in research. And India has made no systematic effort to raise the status of any of its 14 comprehensive national universities, which are severely underfunded.
India's current minister of human resource development is determined to create world-class comprehensive universities. But the egalitarian forces that dominate the country's robust democracy -- which allow considerations of social justice to trump meritocracy in selecting students and faculty -- threaten to constrain the prospects for excellence. To a greater degree than elsewhere in Asia, the admission of students and the hiring of faculty is regulated by quotas ("reservations") ensuring representation of the historically underprivileged classes. Moreover, political considerations seem to prevent the concentration of resources on a small number of flagship institutions. Two years ago, the government announced that it would create 30 new world-class universities, one for each of India's states -- clearly an unrealistic ambition. The number was subsequently reduced to 14, one for each state without a comprehensive university, but even this goal seems unattainable.
Given the extraordinary achievements of Indian scholars throughout the diaspora, the human capital for building world-class universities back home is surely present. But it remains to be seen whether the Indian government can tolerate the disproportionately high salaries that would be necessary to attract leading scholars from around the world. Consequently, the government is pursuing a more promising strategy that would allow the establishment of branch campuses of foreign universities and reduce the regulatory burdens on private universities.
In one respect, however, India has a powerful advantage over China, at least for now. It affords faculty the freedom to pursue their intellectual interests wherever they may lead and allows students and faculty alike to express, and thus test, their most heretical and unconventional theories -- freedoms that are an indispensible feature of any great university. It may be possible to achieve world-class stature in the sciences while constraining freedom of expression in politics, the social sciences, and the humanities. Some of the specialized Soviet academies achieved such stature in mathematics and physics during the Cold War. But no comprehensive university has ever done so.
MUTUALLY ASSURED PROGRESSION
As barriers to the flow of people, goods, and information have come down, and as the process of economic development proceeds, Asian countries have increasing access to the human, physical, and informational resources needed to create top universities. If they concentrate their growing resources on a handful of institutions, tap a worldwide pool of talent, and embrace freedom of expression and freedom of inquiry, they will succeed in building world-class universities. It will not happen overnight; it will take decades. But it may happen faster than ever before.
For the West, the rise of Asian universities should be seen as an opportunity, not a threat. Consider how Yale has benefited. One of its most distinguished geneticists, Tian Xu, and members of his team now split their time between laboratories in New Haven and laboratories at Fudan University, in Shanghai. Another distinguished Yale professor, the plant biologist Xing-Wang Deng, has a similar arrangement at Peking University. In both cases, the Chinese provide abundant space and research staff to support the efforts of Yale scientists, while collaboration with the Yale scientists upgrades the skills of young Chinese professors and graduate students. Both sides win.
The same argument can be made about the flow of students and the exchange of ideas. Globalization has underscored the importance of cross-cultural experience, and the frequency of student exchanges has multiplied. As Asia's universities improve, so do the experiences of students who participate in exchange programs. Everyone benefits from the exchange of ideas, just as everyone benefits from the free exchange of goods and services.
Finally, increasing the quality of education around the world translates into better-informed and more productive citizens everywhere. The fate of the planet depends on humanity's ability to collaborate across borders to solve society's most pressing problems -- the persistence of poverty, the prevalence of disease, the proliferation of nuclear weapons, the shortage of fresh water, and the danger of global warming. Having better-educated citizens and leaders can only help.
Sáng lập:
Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng
Điều hành:
Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]
Liên lạc: bauxitevn@gmail.com
boxitvn.online
boxitvn.blogspot.com
FB Bauxite Việt Nam
Bài đăng phổ biến
- Mong giải một nỗi oan trễ tràng
- Không có gì mà Trump không dám
- Thấy gì từ việc Washington cho phép Ukraina dùng tên lửa tầm xa của Mỹ trên lãnh thổ Nga?
- Hãy bắt đầu cách mạng từ một tỉnh
- Những người treo cờ
- Những điều có vẻ trớ trêu thời kinh tế thị trường (*)
- Thể chế và con người
- Biden cho phép Ukraine tấn công tên lửa vào bên trong nước Nga
- Ưu tiên phát triển văn hóa sao lại đòi tăng thuế gấp đôi?
- Những nghịch lý kinh niên của kinh tế Việt Nam
Bài đã đăng
Được tạo bởi Blogger.
Nhãn
- Giáo Dục
- Sử Liệu
- chính phủ
- Pháp Luật
- Nhân quyền
- !00 năm ĐCSTQ
- “Bên thua cuộc”
- "Bộ tứ" Châu Á - Thái Bình Dương
- "Cuồng Trump" tại Mỹ
- "Dịch hạch"
- "phản động"
- 10 năm Bauxite Việt Nam
- 100 năm Trung Cộng
- 1000 năm
- 14/3
- 2638349
- 30 năm tạp chí Diễn đàn
- 30 năm tạp chí Diễn đàn
- 30 tháng Tư 1975
- 30-04-1975
- 30-4-1975
- 30/04/1975
- 30/4
- 30/4/1975
- 30/4/1975. Bên thắng cuộc
- 39 người chết ở Anh
- 40 năm Chiến tranh biên giới
- 5 cửa
- 90 năm
- 90 nnăm sinh Nguyên Ngọc
- 99 năm
- Abigail McGowan
- Adam Smith
- ADIZ
- Afghanistan
- AI
- Ải Nam Quan
- AI và độc tài
- AIC
- Albert Camus
- Alexander Vindman
- Alexandre de Rhodes
- Algerie
- Allegra Mendelson
- Án bỏ túi
- an ninh
- An ninh CS
- An ninh lương thực thực phẩm
- an ninh mạng
- An ninh quốc gia
- an ninh quốc phòng
- An ninh thế giới
- An ninh tiền tệ
- An ninh tư tưởng
- An ninh văn hóa
- án oan
- Án oan sai
- An sinh xã hội
- An toàn thực phẩm
- án tử hình
- Án tử hình của CS
- Án văn tự
- An Viên
- Anchal Vohra
- André Menras
- Andrei Sakharov
- Angela Merkel
- Anh
- Anh hùng
- Anh hùng Lê Mã Lương
- Anh Quốc
- Anthony Zurcher
- Ảo vọng trí thức
- Áp lực thể chế
- Army Games 2022
- ASEAN
- Asia Sentinel
- Asialyst
- AUKUS
- Australian Outlook
- AVG
- Ăn cắp công nghệ
- Âm mưu Tàu Cộng
- Âm mưu phá hoại kinh tế của Trung Quốc
- Âm mưu Tàu Cộng
- Âm mưu Tàu Cộng
- Âm mưu Tàu cộng biến các nước đang phát triển thành con nợ
- Âm mưu Tàu Cộng Lê Xuân Nghĩa
- Âm mưu Tàu Cộng. Đảng CSTQ
- Âm mưu Trung Cộng
- Âm mưu Trung Quốc
- Âm mưu và mặt thật Tàu Cộng
- Ấn độ
- Ấn Độ Dương
- Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
- Ấn kiếm Bảo Đại
- Ân xá và đặc xá
- Âu châu
- ấu dâm
- B A Hamzah
- Ba Lan
- Ba Lan chống dịch covid-19
- Bà Nà
- Bá quyền nước lớn
- Bá quyền Trung Cộng
- Ba Sàm
- Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh
- Bạch Long Vĩ
- Bách thú Thủ Lệ
- bachkhoadanang.net
- Bãi Ba Đầu
- Bài Hoa
- Bài học Ukraine
- bài Trung
- Bãi Tư Chính
- Bản án sơ thẩm Phạm Đoan Trang
- Bản chất con người
- Bản chất CS
- Bản chất thâm hiểm của Đại Hán
- Bản chất thể chế
- Bản chất Việt Cộng
- Bán chất xám
- Ban Công lý và Hoà Bình GP Vinh
- Bàn cờ thế giới
- Bán đảo Sơn Trà
- bản đồ
- Bản đồ đường lưỡi bò
- Bản lĩnh chính trị
- bán nước
- Bán phá giá
- Bàn tay CA
- Ban Tổ chức trung ương
- Ban tuyên giáo
- Bang giao Mỹ - Việt
- Bangladesh
- Bành Lệ Viện
- bành trướng
- báo cáo
- Bao cấp
- Bao cấp quyền lực
- Báo chí
- Báo chí cách mạng
- Báo chí đảng
- Báo chí độc tài
- Báo chi lề phải
- Báo chí nhà nước
- Báo chí quốc doanh
- Báo chí Sài Gòn trước 1975
- Báo chí thời đổi mới
- Báo chí truyền thông
- Báo chí trước 1945
- Báo chí tự do
- Báo chí Việt Nam
- Báo chí với tù nhân lương tâm
- Báo chí xuất bản tự do
- bạo động
- Bạo hành
- Bạo hành trong lứa tuổi họ trò
- Bảo hiểm
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế học sinh
- Bảo hộ công dân
- Bảo hộ thương mại
- bạo loạn
- Bạo loạn 6/1 tại nhà Quốc hội Mỹ
- Bạo loạn 6/1/2021
- bạo lực
- Bạo lực CS
- Bạo lực cướp đất
- Bạo lực học đường
- Bạo lực và chuyên chính
- Báo Nhân dân
- Báo Sạch
- Báo Tiếng Dân
- Bảo tồn di sản
- Bảo tồn địa danh
- Bảo tồn văn hoá Chăm
- Báo Tuổi Trẻ
- Báo Tuổi trẻ bị đình bản
- Báo Văn nghệ thời Đổi mới
- Bảo vệ đảng
- Bảo vệ môi trường
- Bảo vệ nhân quyền
- Bảo vệ rừng
- Bảo vệ Trẻ em
- Baotiengdan
- Barack Obama
- Bauxite
- Bauxite Tây Nguyên
- Bauxite Việt Nam dịch
- Bắc Cực
- Bắc Hàn
- Bắc Mỹ
- Bắc Triều Tiên
- bắc vân phong
- Bằng cấp
- Bằng câp quan chức
- bằng giả
- Băng nhóm
- Bắt bớ giam cầm
- Bắt cóc
- Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
- Bắt dân
- Bắt giữ tùy tiện
- Bắt người tùy tiện
- Bần cùng hóa
- Bần cùng hóa trong thể chế cộng sản
- Bất bình đẳng
- Bất bình đẳng kinh doanh
- Bất bình đẳng sắc tộc
- bất công
- Bất đồng chính kiến
- Bất động sản
- Bất ổn chính trị
- Bất tuân dân sự
- Bầu cử
- Bầu cử Mỹ 2024
- Bầu cử dân chủ
- Bầu cử Đức
- Bầu cử Hoa Kỳ 2024
- bầu cử Mỹ
- Bầu cử Mỹ 2020
- Bầu cử Mỹ 2024
- Bầu cử Pháp
- Bầu cử Quốc hội
- bầu cử Tổng thống Mỹ
- Bầu cử Tổng thống Pháp
- Bầu cử Úc
- Bầu đại biểu Quốc hội
- Bẫy bốn không
- Bẫy nợ
- Bẫy nợ Trung Quốc
- Bầy sâu
- BBC
- bè phái
- Belarus
- Ben Hall
- Bên thắng cuộc
- Bên thua cuộc
- Bênh Nga
- bệnh thành tích
- Bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh xã hội
- Bhutan
- Bhutan - Trung Quốc
- Bí mật thông tin
- Biden
- Biden và chiến lược mới với Tàu Cộng
- Biden và chiến lược toàn cầu
- Biên chế công an
- Biến chủng Covid
- Biến chủng virus
- Biến đổi khí hậu
- biển Đông
- Biển Đông và tham nhũng
- Biển Đông; Quan hệ Việt - Trung
- Biên giới
- Biển Hồ
- biểu tình
- Biểu tình chống TQ
- Bill Clinton
- Binh biến Prigozhin
- Bình đẳng cộng sản
- Bình đẳng dân tộc
- Bình đẳng giới
- bình ổn
- Blog
- Bloomberg
- Bỏ phiếu LHQ
- Bỏ phiếu Liên Hiệp Quốc
- Bỏ phiếu Liên hợp quốc
- Bóc lột
- bóng đá
- Bóng đá và lòng dân
- BOT
- BOT bẩn
- Boudarel
- bộ chính trị
- Bộ Công thương
- Bộ đội chiến đấu với virus Vũ Hán
- Bộ luật hình sự
- Bộ máy
- Bộ máy chính quyền
- Bộ máy chính quyền CS
- Bộ máy chính quyền CS sách nhiễu dân
- bộ máy công an
- Bộ máy CS
- Bộ máy đảng và CA
- Bộ máy hành chính quan liêu
- Bộ máy lãnh đạo CS
- Bộ máy nhà nước
- Bộ máy quan chức
- Bộ máy quyền lực
- Bộ máy thể chế
- Bộ máy thi hành luật
- Bộ máy Tư pháp
- Bộ mặt thạt quan chức cộng sản
- Bộ mặt thật của quan chức cộng sản
- Bộ Quốc phòng và nhiệm vụ quốc phòng
- Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC
- Bộ Thông tin và Truyền thông
- Bộ Tứ
- Bộ Văn hóa
- Bô Xít
- Bộ Y tế
- bồi thường
- Bốn không
- Brexit
- BRI
- BRICS
- BS Fauci
- BS Lý Văn Lượng
- BS Nguyễn Đan Quế
- Bùi Bằng Đoàn
- Bùi Chát
- Bùi Chí Vinh
- Bùi Mạnh Hùng
- Bùi Minh Quốc
- Bùi Như Mai
- Bùi Thanh Hiếu
- Bùi Thị Nối
- Bùi Tín
- Bùi Văn Thuận
- Bùi Viết Hiểu
- Buôn người
- Buôn thần bán thánh
- buồn vui Chủ nhật
- Bữa ăn trường học
- Bức tranh thế giới
- Bức tường Berlin
- Bước đường cùng của nông dân Việt
- Bưu điện
- ç
- C. Raja Mohan
- CA bắt cóc
- Cà Mau
- Ca sĩ dấn thân
- Ca sĩ Thủy Tiên
- Cạc Ma
- Các nước
- Các tổ chức chân rết của đảng
- Cách ly Covid-19
- Cách ly trong đại dịch bùng phát
- cách mạng
- Cách mạng 4.0
- Cách mạng dân chủ
- Cách mạng Dù Vàng
- Cách mạng tháng Tám
- Cách mạng tháng Tám Con đường dân chủ hóa đất nước
- Cách mạng thàng Tám và bước lùi của lịch sử
- Cái ác
- Cái ác tận căn
- cải cách
- Cải cách chính trị
- Cải cách hành chính
- Cải cách ruộng đất
- Cải cách thể chế
- Cải cách thể chế chính trị
- Cải cách tư pháp
- Cái chết cụ Kình
- Cái chết của quan chức Cộng sản
- Cải lương
- Cải tạo sau 30-4-1975
- cải tổ
- Cái Tôi
- Cai trị kiểu trương tuần
- Cam kết nhân quyền
- Cam Ranh
- Campuchia
- Campuchia và Việt Nam
- Cán bộ
- Cán bộ CS
- Cán bộ đảng
- Canada
- cảng Lạch Huyện
- Cảnh báo đỏ
- Cánh Buồm
- Cảnh giác CS
- Cảnh giác Tàu Cộng
- Cảnh sát biển
- Cảnh sát cơ động
- cánh tay của đảng
- Cánh tay nối dài của đảng
- canh tân
- Cạnh tranh chiến lược
- Cạnh tranh quốc gia
- Cao Bằng
- cáo buộc chống nhà nước
- Cao điểm 772
- Cáo phó
- Cao tốc Bắc - Nam
- Cao tốc Bắc Nam
- Cáp ngầm
- Carl Thayer
- Carlyle A. Thayer
- Cassidy Hudchinson
- Cămpuchia - Trung Quốc
- Căn cứ Ream
- Căn cước dân tộc
- Căn tính người Việt
- Cắt điện
- Cẩm Hà
- Cấm kỵ
- Cầm nhầm thương hiệu
- cấm nhập cảnh
- cấm vận
- Cấm vận Nga
- Cấm xuất cảnh
- Cận huyết chính trị
- Cận huyết khoa học
- Cấn thị Thêu
- Cần Thơ
- Câu chuyện cuối năm
- Câu đối
- Câu đối Tết
- Cây xanh thành phố
- Champa
- Charles Kupchan
- Chạy án
- Cháy chung cư
- Cháy nhà chung cư
- Cháy rừng
- Chạy tội
- Chăm
- Chân dung quan chức
- Chấn hưng văn hoá
- Chấn hưng văn hóa
- Chân lý nước Tàu
- Chân Phương
- Chân rết của đảng
- Chân vạc Mỹ - Nga - Trung
- Chất độc da cam
- Chất lượng Đại biểu Quốc hội
- Châu Á
- Châu Âu
- Châu Âu hậu cộng sản
- Cheonan
- chế độ
- chế độ công an trị
- Chế độ công an trị
- Chế độ cộng sản
- Chế độ Cộng sản TQ
- Chế độ CSVN
- Chế độ dân chủ
- Chế độ độc tài
- Chế độ Việt Nam Cộng hòa
- Chế độ VNCH
- Chênh lệch xã hội
- Chết dưới tay Trung Quốc
- Chỉ số dân chủ
- Chỉ số Thượng tôn Pháp luật
- Chỉ thị 24
- Chi tiêu ngân sách
- Chỉ tiêu tăng trưởng
- Chia buồn
- Chiếc ghế Hội đồng nhân quyền
- Chiến dịch "đốt lò" của Nguyễn Phú Trọng
- Chiến dịch đánh văn nghệ sĩ
- Chiến dịch khinh khí cầu
- Chiến lang
- Chiến lang của Tàu Cộng
- Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Chiến lược bành trướng
- Chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ
- Chiến lược Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ
- Chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ
- Chiến lược cường quốc
- Chiến lược đối phó Tàu Cộng của Hoa Kỳ
- Chiến lược đối phó Trung Quốc
- Chiến lược mềm thôn tính các nước của Tàu cộng
- Chiến lược Mỹ tại Đông Nam Á
- Chiến lược ngoại giao
- Chiến lược quốc gia
- Chiến lược Quốc phòng
- Chiến lược Thái Bình Dương
- Chiến lược toàn cầu
- Chiến lược Trung Quốc
- Chiến lược vaccine Biden
- Chiến lược Vành đai và Con đường
- Chiến sự Ukraine
- Chiến sự UUkraine
- Chiến thắng Điện Biên Phủ
- Chiến thuật vùng xám
- chiến tranh
- Chiến tranh biên giới
- Chiến tranh biên giới 1979
- Chiến tranh Biên giới Việt - Trung
- Chiến tranh Do Thái-Hamas
- Chiến tranh hạt nhân
- Chiến tranh không gian
- Chiến tranh kinh tế
- Chiến tranh lai
- Chiến tranh Lạnh
- Chiến tranh lạnh mới
- Chiến tranh mạng
- Chiến tranh mạng Nga - Ukraine
- Chiến tranh Nam Bắc
- chiến tranh nguyên tử
- Chiến tranh sinh học
- Chiến tranh Thế giời 2
- chiến tranh thương mại
- Chiến tranh thương mại
- Chiến tranh thương mại Mỹ Trung
- Chiến tranh Triều Tiên
- Chiến tranh Trung Đông
- Chiến tranh Ukraine
- Chiến tranh và hòa bình
- Chiến tranh Việt Nam 1959 - 1975
- Chiến tranh Việt Nam 1959-1975
- Chiến tranh Việt Nam và Đông Nam Á
- chiến tranh Việt Trung
- Chilê
- Chinalco
- Chinanazi
- Chinazi
- Chính đề Việt Nam
- Chính khách Dân chủ & Độc tài
- Chính khách Việt Nam
- chính phủ
- Chính phủ Tràn Trọng Kim
- Chính phủ Trần Trọng Kim
- Chính Quyền
- Chính quyền Biden
- Chính quyền cho dân vì dân
- Chính quyền Cộng sản
- Chính quyền và người dân
- Chính quyền và tôn giáo
- Chính quyền. Quản trị nhà nước
- chính sách
- Chính sách "bốn không"
- Chính sách 4 không
- Chính sách ba không
- Chính sách bảo hiểm xã hội
- Chính sách cán bộ
- Chính sách chống covid-19
- Chính sách chống đại dịch
- Chính sách chống đại dịch virus Vũ Hán
- Chính sách của nhà nước trong đại dịch
- Chính sách dân tộc
- Chính sách đối ngại của J. Biden
- Chính sách đối ngoại
- Chính sách đối ngoại của chính quyền Biden
- Chính sách đối ngoại Joe Biden
- Chính sách Joe Biden
- Chính sách ngân hàng
- Chính sách ngoại giao
- Chính sách nhà nước
- Chính sách nhà nước chống đại dịch virus Vũ Hán
- Chính sách nhà nước trong đại dịch
- Chính sách quản lý kinh tế
- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
- Chính sách thuế
- Chính sách thuế vàng
- Chính sách thương mại
- Chính sách Việt kiều
- Chính sách xã hội
- Chính sách xoay trục 2.0 của Mỹ
- Chính trị
- Chính trị Đức
- Chính trị Mỹ
- Chính trị phe phái
- Chính trị thế giới
- Chính trị thống soái
- Chính trị Trung Quốc
- Chính trị Việt Nam và thế giới 2024
- Chính trị xã hội
- Chính trị Xã hội VN
- Chính trường
- Chính trường Nga
- Chính trường Trung Quốc
- Cho thuê rừng
- Chọn đường
- Chống covid ở VN
- Chống covid-19 ở VN
- Chống dịch
- Chống dịch Covid 19
- Chống diễn biến tư tưởng
- Chống đại dịch virus Vũ Hán
- Chống đại dịch virus Vũ Hán ở VN
- Chống lãng phí
- Chống tham nhũng
- Chống tham nhũng & Phe phái trong đảng
- Chống tham ô
- chống Trung Quốc xâm lược
- Chống Trung Quốc xâm lược mềm
- Chống virus Vũ Hán
- Christopher Miller
- Chu Ân Lai
- Chu Hảo
- Chu Hảo Tuyên bố
- Chu Hồng Quý
- Chu Mộng Long
- Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán
- Chủ nghĩa bầy đàn
- Chủ nghĩa cá nhân
- Chủ nghĩa cộng sản
- Chủ nghĩa CS
- Chủ nghĩa dân tộc
- Chủ nghĩa Dân túy
- chủ nghĩa Đại Hán
- Chủ nghĩa độc tài
- Chủ nghĩa hiện sinh
- chủ nghĩa Mác
- Chủ nghĩa Mác
- Chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa nhân văn
- Chủ nghĩa Mác-Lê
- Chủ nghĩa tân tự do
- Chủ nghĩa thân hữu
- Chủ nghĩa Trump
- Chủ nghĩa Trump và CNCS Trung Quốc
- Chủ nghĩa tư bản
- Chủ nghĩa tư bản thám sát (surveillance capitalism)
- Chủ nghĩa Tư bản Thân hữu
- Chủ nghĩa vô sản quốc tế
- chủ nghĩa xã hội
- Chủ nghĩa xã hội lý thuyết và hiện thực
- Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc
- Chu Ngọc Anh
- Chủ quyền
- Chủ quyền biển đảo
- Chủ quyền Biển Đông
- Chủ quyền lãnh thổ
- Chu Tất Tiến
- Chú Tễu
- Chủ tịch Hà Nội
- Chu Vĩnh Hải
- Chùa Ba Vàng
- Chùa chiền và Phật giáo Cộng sản
- Chúc mừng năm mới
- Chúc Tết
- Chung vận mệnh
- Chuyến bay giải cứu
- Chuyên chế XHCN
- Chuyên chính
- Chuyên chính trong thể chế Cộng sản
- Chuyên chính vô sản
- Chuyển đổi quyền lực toàn cầu
- Chuyển đổi thể chế
- Chuyên gia
- Chữ Hán
- Chữ Hán - Việt
- Chữ Hán Việt
- Chữ quốc ngữ
- Chức năng của quân đội và công an dưới thể chế đảng trị
- Chức năng quân đội
- Chứng chỉ carbon
- Chứng khoán Mỹ
- Chứng khoán VN
- Chương trình "Thách đố & Cộng hưởng"
- Chương trình Vua Tiếng Việt
- CLB Lê Hiếu Đằng
- Climate Central
- CNCS
- CNXH
- CNXH mang màu sắc TQ
- CNXH màu sắc Trung Quốc
- CNXH trại lính
- coi thường luật pháp
- Con cái quan chức
- Con đường của dân tộc
- Con đường dài hạn của kinh tế Mỹ
- Con đường dân chủ hóa
- Con đường đổi mới
- Con đường làm giàu
- Con đường lây lan Covid-19
- Con đường ngầm của giới doanh nhân Việt
- Con đường phát triển
- Con đường quyền lực
- Con đường Việt Nam
- Con người mới hôm nay
- Con người Nam Bộ
- Con số người chết dịch Coronavirus ở Trung Quốc
- Con số thống kê
- Cookie Dương
- Corona
- Coronavirus
- Council on Foreign Relations
- Coversable Economist
- Covid -19 ở Việt Nam
- Covid 19
- COVID 19 ở VN
- COVID-19
- Covid-19 ở Việt Nam
- COVID-19 ở VN
- Cộng sản cướp đất
- Công an
- Công an CS
- công an đánh dân
- công an tra tấn
- Công an trị
- Công an trị.
- Công an và nhóm lợi ích
- Công an và văn hóa nhân văn
- Công an Việt Nam trong chế độ độc tài
- Công an Việt Nam và sự lộng hành
- Công chức
- Công chức nhà nước
- Công dân và thần dân
- công đoàn
- Công đoàn CS
- Công đoàn độc lập
- Cộng đồng
- Cộng đồng người Việt
- Cộng đồng người Việt ở nước ngoài
- Công đồng người Việt tị nạn
- Cộng đồng Pháp ngữ Thế giới
- Công giáo
- Công giáo hôm nay
- Công giáo và Cộng sản
- Công giáo và CS
- Công hàm Phạm Văn Đồng
- Cộng hòa MAGA Mỹ
- Công lý
- Công lý cộng sản
- Công nghệ
- Công nghệ AI
- Công nghệ chip
- Công nghệ giáo dục
- Công nghệ hóa và vấn đề quyền con người
- Công nghệ thông tin
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo
- Công nghê VN trong đại dịch
- Công nghệ vũ khí
- Công nghệ vũ trụ Nga
- Công nghệ xe ô tô
- Công nghiệp hóa
- công nhân
- Công pháp quốc tế
- Công quyền
- Cộng sản
- Cộng sản & mê tín
- Cộng sản đối thoại với dân
- Cộng sản phản tỉnh
- Cộng sản sụp đổ
- Cộng sản tha hóa
- Cộng sản Trung Quốc
- Cộng sản Trung Quốc và sự áp chế dân chúng
- Cộng sản và chủ quyền đất nước
- Cộng sản và đảng viên phản tỉnh
- Cộng sản và lòng yêu nước
- Cộng sản và Luật sư
- Cộng sản và trí thức
- Cộng sản và tự do ngôn luận
- Cộng sản và vấn đề bán nước
- Cộng sản và Xã hội dân sự
- Cộng sản vàvấn nạn cải thiện đời sống nhân dân
- Cộng sản Việt Nam và luật pháp quốc tế
- Cộng sản yêu nước
- Công ty làm giả cho ngành giáo dục
- Công ước 87 của ILO
- Công ước Liên hợp quốc 1982
- Công ước quốc tế
- Cơ chế
- Cơ chế đặc thù
- Cơ chế và tham nhũng
- Cơ chế xã hội
- Cơ hội và thách thức
- Cơ quan quyền lực nhà nước
- Cờ tổ quốc
- Cờ vàng ba sọc
- cởi truồng
- CPJ
- CPTPP
- Crimea
- Crưm
- CS
- CS ám sát
- CS chống đại dịch virus Vũ Hán
- CS lo cho dân
- CS lo cho dân trong đại dịch
- CS suy vong
- CS thề nguyền
- CS Trung Quốc
- CS và phẩm cách dân tộc
- CS Việt Nam
- CS Việt Nam tổ chức chống dại dịch virus Vũ Hán
- CS xử trọng án
- CT24
- Cù Huy Hà Vũ
- Cụ Lê Đình Kình
- Cù Tuấn
- Cuba
- Cuba thức tỉnh
- Cuba tỉnh giấc
- Cục diện thế giới
- Cùng chung ý thức hệ
- Cúng dường
- cung đình
- Cung ứng Bắc-Nam
- Cùng ý thức hệ
- Cuộc chiến chống Khơme Đỏ
- Cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo
- Cuộc chiến giữ đất
- cuộc chiến Israel – Hamas
- Cuộc chiến Nga-Ukraine
- Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
- Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung
- Cuốc chiến trang thương mại Mỹ Trung
- Cuộc chiến Ukraine
- Cuộc sống Ukraine thời chiến
- Cuộc xâm lược mềm của Đại Hán
- Cuồng chống Trump
- Cuồng Trump
- Cửa khẩu ùn tắc
- Cửa quyền
- Cực tả và cực hữu
- Cưỡng chế
- Cưỡng chế đất đai
- Cường quốc
- cướp bóc
- Cướp đất
- cướp đất của dân
- Cướp đất của dân
- Cướp đoạt nội tạng
- Cướp nội tạng
- cựu binh
- Cựu chiến binh
- Cứu đói
- Cứu trợ
- Cứu trợ trong đại dịch
- Cứu trợ bão lũ
- Cyrille Bret
- Dạ Ngân
- Dạ Thảo Phương
- Daech
- Dan Bilefsky
- Danh dự CS
- Danh dự nhà khoa học
- Danh hiệu
- Danh hiệu nghệ sĩ
- Danh nhân
- Danh nhân văn hóa
- Daniel R. DePetris
- Datviet
- Dàu khí
- David Brown
- David Frum
- Davos
- Dạy học trực tuyến
- Dạy thêm học thêm
- Dạy văn
- Dân chủ
- Dân chủ & Độc tài
- Dân chủ Cộng hòa
- Dân chủ CS
- Dân chủ của đảng
- dân chủ giả hiệu
- Dân chủ hoá
- Dân chủ hóa
- Dân chủ Hoa Kỳ
- Dân chủ hoá Việt Nam
- Dân chủ kiểu cộng sản
- Dân chủ Mỹ
- Dân chủ ở Việt Nam
- Dân chủ và Độc tài
- Dân giúp nhau chống đại dịch
- Dân khí
- dân nghèo
- Dân oan
- Dân oan Dương Nội
- dân quyền
- Dân sinh
- Dân số
- Dân số học
- dấn thân
- Dấn thân vì covid-19
- dân tộc
- Dân tộc dân chủ
- Dân tộc Uighur
- Dân tộc Việt
- Dân Trần
- Dân trí
- dân túy
- Dân tự cứu trong đại dịch
- Dân và chính quyền
- Dân vận
- Dân Việt ở Campuchia
- Dân Việt trước đại dịch
- Dân Việt và nước Mỹ
- Dấu ấn một năm
- Dầu mỏ
- Demon
- Derek Grossman
- Di chúc Hồ Chí Minh
- Di cư sang nước khác
- Di dân
- Di dân Việt Nam
- Di sản
- di sản cuộc chiến
- Di sản thiên nhiên
- Di sản văn hóa
- Di tản về quê trong đại dịch
- di tích
- Dịch Covid-19
- dịch thuật
- Dịch virus Vũ Hán
- Dịch vụ
- Dịch vụ công
- Diendan
- diendantheky.net
- Diễm Thi
- Diễn biến hoà bình
- Diễn biến hòa bình
- Diễn văn
- Diệt chủng
- Diệt chủng Tân Cương
- Dìm giá
- Dinh dưỡng cho trẻ
- Dinh Độc Lập
- Dioxin
- Dipesh Gadher
- DNA
- Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp BĐS
- Doanh nghiệp mùa covid-19
- doanh nghiệp nhà nước
- Doanh nghiệp TQ và đút lót
- Doanh nhân
- Donald Trump
- Dòng chảy các con sông
- Dòng chảy Mekong
- Dòng chảy sông Mekong
- Dộc tài Trung Cộng với bầu cử tự do
- Dối trá Putin Đảo ngược lịch sử Nga Sách giáo khoa Nga
- Dối trá Putin Truyền thông Nga
- Du lịch
- du lịch 0 đồng
- Du lịch tâm linh
- Du lịch trong đại dịch
- Du lịch Việt Nam
- Dũng Hoàng
- dùng tiền TQ trên đất VN
- Duterte
- Duy Ngô Nhĩ
- Dự án thủy lộ Phù Nam
- dự án
- Dự án 2025
- Dự án 88
- Dự án Đại Sự Ký Biển Đông
- Dự án đầu tư nước ngoài
- Dự án đường cao tốc Bắc Nam
- Dự án hồ Pa Két
- Dự án kinh tế
- Dự án nhà máy thép
- Dự án thủy lộ Phù Nam
- dự án từ Trung quốc
- Dự án Vành đai và Con đường
- Dự án xây cất
- Dư âm quan hệ XHCN
- Dự báo
- Dự báo kinh tế
- Dữ liệu
- Dữ liệu cá nhân
- Dữ liệu công dân
- Dữ liệu gen
- Dư luận viên
- Dư luận viên của Đảng
- Dự luật đặc khu kinh tế
- Dự ngôn
- Dư Thị Thành
- Dương Danh Dy
- Dương Lệ Chi
- Dương Ngô
- Dương Nội
- Dương Quốc Chính
- Dương Thu Hương
- Dương Trung Quốc
- Dương Tường
- Dương Văn Minh
- Đa dạng sinh học
- Đa đảng
- Đả hổ diệt ruồi
- Đà Lạt
- Đà Nẵng
- Đa nguyên
- Đài Loan
- đại án
- Đại án Đồng Tâm
- Đại án Thủ Thiêm
- đại biểu hội đồng nhân dân
- Đại biểu quốc hội
- Đại dịch Corona
- Đại dịch Coronavirus
- Đại dịch Covid-19
- Đại dịch Covid-19 và Việt Nam
- Đại dịch Trung Quốc
- Đại dịch virus Trung Quốc
- Đại dịch virus Trung Quốc và người nghèo
- Đại dịch virus Vũ Hán
- Đại dịch Vũ Hán
- Đại dịch Vũ Hán và Việt Nam
- Đại gia đình các dân tộc Việt Nam
- Đại Hán
- Đại học
- Đại học Fulbright
- Đại hội 13
- Đại hội Đảng
- Đại hội Đảng XIII
- Đại hội ĐCSVN XIII
- Đại hội XIII
- Đại hội XIII & các mục tiêu
- Đại Kỷ Nguyên
- Đài Loan
- Đài Loan và Biển Đông
- đại lộ Đông-Tây
- Đàm phán biên giới
- đàn áp
- Đàn áp báo chí
- Đàn áp biểu tình
- Đàn áp CS
- Đàn áp dân chống BOT bẩn
- Đàn áp dân chủ
- Đàn áp dân quyền
- Đàn áp người biểu tình
- đàn áp người hoạt động nhân quyền
- Đàn áp nhà báo tự do
- Đàn áp nhân quyền
- Đàn áp tôn giáo
- Đàn áp xã hội dân sự
- Đàn áp XHDS
- đàn bầu
- đảng cầm quyền
- Đảng Cộng hòa Mỹ
- Đảng Cộng sản
- Đảng Cộng sản Trung Quốc
- Đảng Cộng sản và vấn đề cán bộ
- Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đảng CS
- Đảng CS Trung Quốc
- Đảng CS Việt Nam
- Đảng CSTQ
- Đảng CSVN
- Đảng CSVN và mục tiêu giành độc lập
- Đảng hóa
- Đảng lãnh đạo
- Đảng phái
- Đảng quản lý đại dịch
- Đảng sợ dân
- Đảng trị
- Đảng và Dân
- Đảng và Sử gia
- Đảng và Trí thức
- Đảng với dân
- Đánh giá nhân vật lịch sử
- Đảo chính
- Đảo chính Myanmar
- Đảo chính quân sự
- Đảo chính quân sự Miến Điện
- Đào Doãn
- Đạo đức
- Đạo đức cộng sản
- Đạo đức ngành y
- Đạo đức nghề giáo
- Đạo đức nhà giáo
- Đạo đức suy đồi
- Đạo đức xã hội
- Đạo luật Magnitsky
- Đạo lý thể thao
- Đạo lý và pháp lý
- Đạo pháp
- Đạo Phật và vận nước
- Đào tạo cán bộ cộng sản
- Đào tạo quan chức
- Đạo văn
- Đào Vũ
- đặc khu
- Đặc khu kinh tế
- Đặc quyền
- đặc xá
- Đặng Đình Bách
- Đặng Đình Cung
- Đặng Đình Mạnh
- Đặng Quốc Bảo
- Đặng Sơn Duân
- Đặng Tiến
- Đặng Tiểu Bình
- Đặng Văn Hiến
- Đặng Văn Việt
- Đặng Việt Dũng
- Đặt tên đường
- đâm chìm tàu cá
- Đập thuỷ điện
- Đập thủy điện Mekong. Đập thủy điện Lan Thương
- Đập thủy điện sông Cửu Long
- Đất đai
- Đất đai và tôn giáo
- đất hiếm
- Đấu đá nộ bộ
- Đấu đá nội bộ
- Đấu thầu
- Đấu tố trên mạng
- Đấu tranh
- Đấu tranh cho dân chủ
- Đấu tranh dân chủ
- Đấu tranh văn hóa
- đầu tư
- Đầu tư công
- Đầu tư công nghệ
- Đầu tư của nước ngoài
- Đầu tư Dự án Hải cảng Khu kinh tế
- Đầu tư nước ngoài
- Đầu tư Trung Quốc & Nguy cơ xâm lược mềm
- ĐCS & Dân chủ hóa
- ĐCS và trí thức
- ĐCSTQ
- ĐCSVN
- ĐCSVN chống tham nhũng
- ĐCSVN và việc làm trong sạch đảng viên
- ĐCSVN với Trung Cộng
- Đê bao
- Đế chế bất động sản TQ
- Đê điều và sông ngòi Hà Nội
- Đệ nhất phu nhân Olena Zelenska
- Địa chính trị
- Địa danh
- Địa-chính trị Việt Nam
- Địch - ta
- Điềm gở
- Điện
- Điện ảnh
- Điện ảnh Việt Nam
- Điện ảnh Việt Nam tại Pháp
- Điện Biên Phủ
- Điện gió
- Điện hạt nhân
- Điện khí LNG
- Điện lực
- điện lực Việt Nam
- Điện mặt trời
- Điện năng
- Điện năng Trung Quốc
- Điện rác
- Điện than
- Điện thoại thông minh
- Điện Việt Nam
- Điện VN
- Điều 4 Hiến pháp
- Điều lệ Đảng
- Điều tra án & siêu tham nhũng
- Đinh Quang Anh Thái
- Đình bản báo
- Định chế quốc gia
- Đình chỉ báo Tuổi trẻ
- đình công
- Định cư tị nạn Hoa Kỳ
- Đinh Hoàng Thắng
- Định hướng xã hội chủ nghĩa
- Định hướng XHCN
- Đinh Kim Phúc
- Đinh Quang Anh Thái
- Đinh Thế Huynh
- Đinh Tùng Lâm
- Đình Tuyển
- Đoàn Bảo Châu
- Đoàn kết
- Đoan Trang
- Đoàn Văn Vươn
- Đoàn viên
- Đọc sách thời đại loạn thông tin
- Đón thời cơ
- Đóng cửa
- Đỗ Hoàng Diệu
- Đỗ Hoàng Diệu
- Đỗ Hữu Ca
- Đỗ Kim Thêm
- Đỗ Minh Tuấn
- Đỗ Mười
- Đỗ Ngọc Bích
- Đỗ Ngọc Thống
- Đỗ Nguyễn Mai Khôi
- Đô thị
- Đỗ Thi
- Đỗ Thủy Hương
- Đỗ Việt Khoa
- độc tài
- độc đảng
- Độc lập dân tộc
- Độc lập tự do
- Độc lập và lệ thuộc
- độc quyền
- độc tài
- Độc tài báo chí
- Độc tài cộng sản
- Độc tài Cộng sản Trung Quốc
- Độc tài cộng sản và khoa học kỹ thuật
- Độc tài CS
- Độc tài Trung Cộng
- Độc tài tư bản và độc tài cộng sản
- Độc tài và dân chủ
- Độc tài và kỳ thị
- Độc tài và phát triển
- Đối đầu Dân chủ - Độc tài
- Đổi mới
- Đổi mới chính trị
- Đổi mới dân chủ
- Đổi mới lần hai
- Đổi mới thể chế
- Đổi mới tư duy
- Đổi mới và phá phách
- Đổi mới và thoái trào
- Đổi mới văn học
- Đối ngoại
- đội ngũ
- Đội ngũ y tế trong đại dịch
- Đội quân chân rết
- Đối tác chiến lược
- Đối tác chiến lược Việt - Mỹ
- đối thoại
- đối thoại giữa nhà cầm quyền và người hoạt động nhân quyền
- Đối thoại Shangri-La
- Đồng bằng sông Cửu Long
- Đông Đức giải thể
- Đông Đức và Tây Đức
- đồng hoa
- đồng hóa
- Đồng hóa sắc tộc
- Đông Nam Á
- Đông Ngàn
- Đồng Rup
- Đồng Sĩ Nguyên
- Đồng Tâm
- Đốt lò
- Đột phá
- Đốt rừng
- Đời sống
- đơn từ
- Đu dây
- Đưa bộ đội vào chống dịch
- Đức
- Đức - Ukraine
- Đức Giáo hoàng
- Đức tin
- Đường cao tốc Bắc Nam
- Đường lối
- Đường lối đảng
- Đường lối đảng trong lãnh đạo
- Đường lối thoát hiểm
- Đường lối XHCN
- Đường lười bò
- Đường lưỡi bò
- Đường sắt
- Đường sắt cao tốc
- Đường sắt cao tốc Bắc Nam
- Đường sắt cao tốc Việt Nam
- Đường sắt Cát Linh
- Đường sắt Cát Linh - Hà Đông
- Đường sắt Cát Linh – Hà Đông
- Đường sắt Cát Linh-Hà Đông
- Đường sắt đô thị
- Đường sắt liên vận VN - Trung Quốc
- Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
- Đường về nô lệ
- Đưường lối thiên tả
- East Asia Forum
- Economist
- Edward L. Knudsen
- Elon Musk
- Erdoğan
- Erdogan & Thổ Nhĩ Kỳ
- Eric Ang
- Eric Cortellessa
- Eric Henry
- EU
- EU - Ukraine
- EV-FTA
- Evergrande
- EVFTA
- EVFTA và thể chế
- EVIPA
- EVN
- ExsonMobil
- ExxonMobil
- Facebook điều trần
- Facebook và Luật AN mạng
- Facebook và luật an ninh mạng
- Fake news
- Fan Tong Huang Lao Ban
- FBI khám xét Mar-a-Lago
- FDI
- Financial Times
- Florian Harms
- FOIP
- Foreign Affairs
- Foreign Policy
- Formosa
- Francesco Guarascio
- Francisco de Pina
- Frank Fenner
- FSB
- Fulbright Việt Nam
- Fulcrum
- G-20
- G20
- G7
- Gạc Ma
- Ganh tị
- gạo
- Gắn bó ý thức hệ
- GDP
- GDP và tăng trưởng
- geoint.asia
- George Soros
- Gesine Dornblüth
- Ghét Tàu yêu Mỹ
- giả dạng thương binh
- Giá đất
- Giá đất dự án
- Gia đình Cấn Thị Thêu
- Già hoá dân số
- Gia nhập EU
- Giá xăng phi mã
- Giải ảo siêu cường Trung Quốc
- Giai cấp lãnh đạo
- Giải cứu bất động sản
- Giải giới hạt nhân Triều Tiên
- Giải ngân ODA
- Giải Nobel
- Giải Nobel Kinh tế
- Giải Nobel kinh tế 2024
- Giải Nobel văn học
- giải pháp
- Giải phóng
- Giải thưởng HCM
- Giải thưởng Phan Chu Trinh
- Giải thưởng quốc tế Paul K. Feyerabend
- Giải thưởng Sakharov
- Giải thưởng VinFuture
- Giải trừ hạt nhân
- Giải trừ vũ khí hạt nhân Bắc Hàn
- Giam cầm kiểu CS
- Giám đốc thẩm
- Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải
- Giám mục Nguyễn Thái Hợp
- Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp
- Giảm phát thải
- Giãn cách dịch virus Vũ Hán
- gián điệp
- Gián điệp mạng
- giàn khoan TQ
- gian lận
- Gian lận thi cử
- Gian lận thương mại
- Giáng Sinh
- Giáo
- Giáo dục
- Giáo Dục
- Giáo dục CS
- Giáo dục đại học
- Giáo dục khai phóng
- Giáo dục tâm linh
- Giáo dục và chính trị
- Giáo dục Việt Nam
- Giáo dục Việt Nam trong tương quan Hàn quốc
- Giáo hoàng
- Giáo hội Phật giáo
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất
- Giáo hội Phật giáo VNTN
- Giao Thông
- Giao thông đường sắt
- Giao thông Trung Quốc
- Giao thông vận tải
- Giáo viên
- Giàu nghèo
- giấc mộng siêu cường
- Giấc mộng Trung Hoa
- Giấc mộng Trung Quốc
- Giấc mơ cộng sản
- Giấc mơ khoa học
- Giấy phép con
- Giấy tờ công văn
- Gideon Rachman
- giết chóc
- giết người
- Giolanh
- Giống và khác giữa Triều Tiên và Việt Nam
- Giới cầm quyền
- Giúp người di tản
- Golf
- Góp ý
- Gốc rễ hư hỏng của quan chức Cộng sản
- Gregory Poling
- Gương mặt nguyên thủ
- Gương mặt trí thức Việt
- Gương Nhật Bản
- H. Kissinger
- H.C.
- Hà Dương Tường
- Hạ Đình Nguyên
- Hà Đình Sơn
- Hà Giang
- Hà Lệ Chi
- Hà Nội
- hà Phan
- Hà Sĩ Phu
- Hà Thị Nhung
- Hà Tĩnh
- Hà Văn Thịnh
- Hải Âu
- Hải chiến Hoàng Sa
- Hải Chung
- Hài hòa xã hội
- Hải Phòng
- Hải quân
- Hải quân Hoa Kỳ
- Hạm đội Biển Đen
- Hamas
- Hạn hán
- Hán hóa
- Han Kang
- hạn mặn
- Hàn quốc
- Hàng giả
- Hàng không
- Hàng không Việt Nam
- Hàng không VN
- Hàng rong
- Hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam
- Hàng VN sản xuất
- hành chính
- Hành chính công
- Hành dân
- Hành hung
- Hành pháp
- Hành pháp CS
- Hành xử
- Hanna Dohmen
- Hạo Nhiên
- Happymon Jacob
- Hạt giống đỏ
- hấm điểm công dân Nguyễn Anh Tuấn
- Hậu bầu cử Mỹ 2020
- hậu học văn
- Helmut K. Anheier
- Henry Kissinger
- Henry Foy
- Henry Kissinger
- Henry Kisssinger
- Hệ giá trị
- Hệ lụy Đồng Tâm
- hiểm hoạ
- Hiến pháp
- Hiến pháp Việt Nam
- Hiện tại và quá khứ
- Hiện tượng của năm
- Hiện tượng Phương Hằng
- Hiệp định EVFTA
- Hiệp định thương mại
- Hiệp định TPP
- Hiệp địnnh CPTPP
- Hiệp ước AUKUS
- Hiệp ước EVFTA
- Hiệp ước quốc tế chống Nga xâm lược
- Hiệp ước quốc tế chống Nga xâm lược Ukraine
- Hiệp ước quốc tế hòa bình
- Hiếu Chân
- Hiệu Minh
- Hiệu ứng lý thuyết CNXH
- HIMARS bay của Ukraine
- Hình sự hóa
- Hitler
- Hòa bình
- hòa giải
- Hoà giải Dân tộc
- Hòa giải Dân tộc
- Hòa giải hòa hợp
- Hoà hợp dân tộc
- Hòa hợp dân tộc
- Hoà hợp hoà giải
- Hoà hợp hòa giải
- Hòa hợp hòa giải
- Hoa Kỳ
- Hoa Kỳ và ASEAN
- Hoa Kỳ và Thái Bình Dương
- Hoa Kỳ và thế giới
- Hoạ mất nước
- Hoài nghi khoa học
- Hoàng Bình
- Hoàng Cát
- Hoàng Cầm
- Hoàng Chí Bảo
- Hoàng Công Lương
- Hoàng Dũng
- Hoàng Hải Vân
- Hoàng Hưng
- Hoàng Ngọc Giao
- Hoàng Ngọc Hiến
- Hoàng Nhuận Cầm
- Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Hoàng Quốc Dũng
- Hoàng Sa
- Hoàng Sa và Trường Sa
- Hoàng Tấn
- Hoàng Thị Minh Hồng
- Hoàng Trường
- Hoàng Tuấn Công
- Hoàng Tuỵ
- Hoàng Tụy
- Hoàng Việt Hải
- Hoàng Xuân Tuyền
- Hoạt động của Việt kiều Úc
- Học hỏi và bắt chước
- Học ngoại ngữ
- Học phí
- học tập cải tạo
- Học thêm
- Học thuyết Biden
- Học thuyết Mác - Lê nin
- Honecker
- Hong Kong
- HongKong
- Hồ Cẩm Đào
- Hồ Chí Minh
- Hồ Duy Hải
- Hồ Hữu Hòa
- Hộ khẩu
- Hộ nghèo
- Hồ Ngọc Đại
- Hồ Quang Cua
- Hồ Quốc Tuấn
- Hồ Sĩ Trúc
- Hồ sơ Pandora
- Hồ thủy lợi Ka Pét
- Hỗ trợ đầu tư
- Hỗ trợ xã hội
- Hội An
- Hội Anh Em Dân Chủ
- Hội chứng Stockholm
- Hội chứng tượng đài
- Hội chứng Việt Nam
- Hội đoàn Cộng sản
- Hội đồng Bảo an LHQ
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc
- Hội đồng Lý luận
- Hội đồng nhân quyền
- Hội đồng nhân quyền LHQ
- Hội họp
- hồi ký
- Hồi ký Phạm Duy
- Hối lộ
- Hội nghị An ninh München (Munich)
- Hội nghị An ninh Munich
- Hội nghị COP26
- Hội nghị TU đảng
- Hội nghị TW ĐCSVN
- Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam
- Hội Nhà văn TP HCM
- Hội Nhà văn Việt Nam
- Hội Nhà văn VN
- Hội nhập
- Hồi tỵ
- Hồng Kông
- Hồng và chuyên
- Hợp nhất Tổng bí thư và Chủ tịch nước
- Hợp tác
- Hợp tác năng lượng
- Hợp tác quân sự Trung - Nga
- HRW
- Hu Ran
- Huawei
- Hubert Testard
- Hùm xám đường số 4
- Hun Sen
- Hùng Phạm
- Hunsen
- Hunsen & Campuchia
- Hút cát làm sụt lở ruộng vườn nhà cửa xuống sông
- Huxley
- hủy bỏ
- Huy Cận
- Huy động tiền dân
- Huy Đức
- Huy Nguyễn
- Huyền Châm
- Huyền Trân
- Huỳnh Duy Lộc
- Huỳnh Ngọc Chênh
- Huỳnh Sa
- Huỳnh Thục Vy
- Hứa Y Định
- Hữu nghị Cộng sản
- Hữu nghị Việt - Trung
- Hữu Thỉnh
- ICOR
- IDS
- iển Đông
- IJAVN
- IJVN
- Inra Sara
- Internet
- Ionesco
- IPA
- IPEF
- Iran
- Isarel
- Israel
- Israel - Hamas - Palestin
- Italia và Tàu Cộng
- J. Biden
- Jacob Feldgoise
- Jakub Grygiel
- James B. Steinberg
- James Borton
- James Palmer
- James Waterhouse
- Jaroslav Lukiv
- Jason Matheny
- Jennifer Kavanagh
- Jennifer Marsden
- Jens Stoltenberg
- Jeo Biden
- Jesse Peterson
- Joe Biden
- Joe Biden 100 ngày "trăng mật"
- Joe Biden 100 ngày Nhà Trắng
- Joe Brock
- John McCain
- John Steinbeck
- Joseph C. Saraceno
- Joshua Kurlantzick
- Jr.
- Julian G. Waller
- Junin 2
- Kalynh Ngô
- Kathryn Armstrong
- Katsuji Nakazawa
- Kazakhstan
- Kẻ thù truyền kiếp
- Kelly A. Grieco
- Kênh Techo Funan
- Kênh đào Funan Techo
- Kênh đào Phù Nam Techo
- Kênh đào Suez
- Kênh Phù Nam
- Kênh Phù Nam Techo
- Kênh Techo Funan
- Kêu gọi
- Kêu gọi dân góp tiền mua vaccine chống virus Vũ Hán
- khai dân trí
- Khai thác
- Khai thác cát
- Khai thác dầu khí ở Biển Đông
- Khánh Ly
- Khát vọng thoát Trung của người Việt
- Khắc phục án tử
- Khen thưởng
- Khí hậu
- Khí hóa lỏng
- khiếu kiện
- Khiếu kiện đất đai
- Kho vũ khí hạt nhân của Tàu Cộng
- Khoa học
- Khoa học công nghệ
- Khoa học công nghệ Ukraine
- Khoa học kỹ thuật
- Khoa học vũ trụ
- Khoa Trần
- Khoan sức dân
- Khô hạn
- Khối G 7
- Khởi nghĩa Yên Bái
- Khu công nghiệp - dịch vụ
- Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Khủng bố
- Khủng hoảng
- Khủng hoảng giáo dục
- Khủng hoảng hệ thống XHCN
- khủng hoảng kinh tế
- Khủng hoảng tâm lý
- khủng hoảng thể chế
- Khủng hoảng Ukraine
- Khủng hoảng xã hội
- Khuyến nghị
- Kịch bản thú tội
- Kiểm duyệt
- Kiểm duyệt và chống kiểm duyệt
- Kiểm soát kinh tế
- Kiểm soát quyền lực
- Kiểm soát thông tin
- Kiểm soát tiền tệ
- Kiểm soát truyền thông
- Kiểm soát vũ khí trí tuệ nhân tạo
- Kiểm soát xã hội
- Kiện chính quyền VN
- Kiến nghị
- Kiến nghị chống dịch
- Kiện người tiêu dùng
- Kiện Trung Quốc
- Kiện tụng
- Kiều hối
- Kiêu ngạo cộng sản
- Kiêu ngạo hay ngu xuẩn
- Kim Dung
- Kim Jong Un
- Kim Jong-un
- Kim Van Chinh
- Kim Văn Chinh
- Kình chống
- Kinh doanh
- Kinh doanh bất động sản
- Kinh doanh nội tạng
- Kinh doanh thi thể
- Kinh doanh tôn giáo
- Kinh phí chống dịch
- Kinh Tế
- Kinh tế - Xã hội - Môi trường
- Kinh tế cạn kiệt
- Kinh tế chính trị
- Kinh tế chính trị xã hội
- Kinh tế Mỹ
- Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh
- Kinh tế Nga
- Kinh tế ngầm
- Kinh tế nhà nước
- Kinh tế số
- Kinh tế thế giới
- Kinh tế thị trường
- Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Kinh tế toàn cầu
- Kinh tế tri thức
- Kinh tế trong đại dịch
- Kinh tế Trung Quốc
- Kinh tế trung ương và kinh tế địa phương
- Kinh tế tư nhân
- Kinh tế và Chính trị
- Kinh tế vĩ mô
- Kinh tế Việt Nam
- Kinh tế xã hội
- Kit test covid-19
- Kit test Việt Á
- Kit xét nghiệm Covid-19
- Kristen Hopewell
- Kursk
- Kỷ luật Đảng
- Kỳ thị
- kỳ thị chủng tộc
- Kỳ thị Mỹ
- Kỳ thị trí thức
- Kyal Sin
- Lạc Á
- lạc hậu
- Lách luật
- Làm chủ
- Làm giá
- lạm phát
- Làm từ thiện
- Lãng phí
- Lãng phí chi tiêu công
- Lạng Sơn
- Làng ung thư
- Làng xã
- lãnh đạo
- Lãnh đạo cộng sản
- Lãnh đạo Đảng
- Lãnh đạo tứ trụ
- Lãnh đạo vì dân
- Lãnh tụ
- Lào
- Lào - Trung Quốc
- Lao động
- Lao động chui Trung Quốc
- Lao động nghèo
- Lao động nhập cư
- Lao động Việt
- Lao động xuất khẩu
- Lao động xuất ngoại
- Lâm tặc
- Lấn sân
- Lấp bãi đá thành đảo
- lập hội
- Lập pháp
- Lập trường Việt Nam
- Lấy dân làm gốc
- Lenin
- Leonie Roderick
- Lê Đức Thọ
- Lê Anh Hùng
- Lê Bá Nhật Thắng
- Lê Công Định
- Lê Công Phụng
- Lê Duẩn
- Lê Đăng Doanh
- Lê Đình Kình
- Lê Đình Lượng
- Lê Đức Anh
- Lê Đức Thọ
- Lê Hiếu Đằng
- Lê Học Lãnh Vân
- Lê Hồng Hiệp
- Lê Mã Lương
- Lê Mạnh Cường
- Lê Ngọc Luân
- Lê Nguyễn
- Lễ phóng sinh
- Lê Phú Khải
- Lê Quốc
- Lê Quốc Quân
- Lê Quốc Trinh
- Lễ tang Nguyễn Trọng Vĩnh
- Lê Thanh Hải
- Lê Thân
- Lê Thị Dung
- Lê Thị Thanh Loan
- Lê Thị Thu Hà
- Lê Thiếu Nhơn
- Lê Thọ Bình
- Lê Trọng Hùng
- Lê Vạn Hoa
- Lê Văn Cương
- Lê Văn Luân
- Lê Xuân Khoa
- Lê Xuân Nghĩa
- Lên tiếng
- Lệnh không nổ súng trước quân xâm lược Trung Quốc
- Lênin
- LHQ
- LHQ bỏ phiếu trưng cầu lên án Nga
- Lịch sử
- Lịch sử Triều Tiên
- Lịch sử Việt Nam
- Liêm chính học thuật
- Liêm khiết
- Liêm sỉ
- Liên Hiệp Quốc
- Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu
- Liên Hợp Quốc
- Liên kết
- Liên kết quốc tế
- Liên kết vùng
- Liên minh
- Liên minh AUKUS
- Liên minh bộ Tứ chống Tàu Cộng
- Liên minh Châu Âu
- Liên minh chống Chinazi
- Liên minh chống Trung Cộng
- Liên minh Nga-Trung
- Liên minh quân sự
- Liên minh quân sự Nga - Trung
- Liên minh quốc tế
- Liên Xô
- Liên Xô sụp đổ
- Liên Xô xâm lược Afghanistan
- Lính đánh thuê Wagner
- Linh mục Đặng Hữu Nam
- Linh nghiệm
- Lính thợ Việt Nam tại Pháp trong các cuộc Thế chiến
- LivenGuide
- Loài người sơ sinh
- Lọc hóa dầu
- Logistics
- lòng dân
- Lòng nhân ái của lớp người dưới đáy
- Lòng tin
- Lòng yêu nước
- Lỗ hổng pháp luật Việt Nam
- Lỗ hổng trong Pháp Luật Việt Nam
- Lộc Hưng
- Lộc vàng
- Lối sống
- Lời hứa
- lợi ích
- Lợi ích dân tộc
- Lợi ích nhóm
- Lợi ích phe nhóm
- Lợi ích quốc gia
- Lời kêu gọi
- Lời Vĩnh biệt
- Lũ lujt miền Trung
- lũ lụt
- Lũ lụt miền Trung
- Luatkhoa
- Luatkhoa.com
- Luận tội tổng thống
- Luật
- Luật An ninh mạng
- Luật báo chí
- Luật biển
- luật biểu tình
- Luật CS
- Luật dẫn độ
- Luật dẫn độ Hồng Kông
- Luật Đặc khu
- luật đất đai
- Luật đất đai mới
- Luật đất đai sửa đổi
- Luật điều ước quốc tế
- Luật Hải cảnh
- Luật Hộ tịch
- Luật hồi tỵ
- Luật lao động
- Luật lập hội
- Luật lệ thời Covid-19
- Luật Magnisky
- Luật pháp
- Luật pháp cộng sản
- Luật pháp CS
- Luật pháp Việt Nam
- Luật quản lý dữ liệu
- Luật quốc phòng Mỹ
- Luật Quy hoạch
- Luật quyền riêng tư
- Luật rừng
- Luật sư
- Luật sư và Tòa án CS
- Luật sư Việt Nam
- Luật thú y
- Luật tử hình
- Luật Việt Nam
- Luật VN
- Lư hương Trần Hưng Đạo
- Lư hương tượng Đức thánh Trần
- Lừa đảo qua mạng
- Lực cơ bản
- Lực lượng 47
- Lương Công nhân
- Lưỡng đầu chế
- lương hưu
- Lương thực
- Lương thực toàn cầu
- Lưu Bình Nhưỡng
- Lưu hành đồng Nguyên Trung Quốc
- Lưu Hiểu Ba
- Lưu Quang Vũ
- Lưu Trọng Văn
- Lưu vong
- Lý Đông A
- Lý Khắc Cường
- Lý lịch
- Lý Nhuệ
- Lý Quang Diệu
- Lý Sơn
- Lý thuyết kinh tế chính trị xã hội
- Lý thuyết văn học
- Lý thuyết xây dựng CNXH của đảng
- Lý tưởng
- Lý tưởng cộng sản
- Lý tưởng tự do bình đẳng
- Lý tưởng xã hội
- Lý tưởng XHCN
- Mã Lai
- Ma túy
- Mạc Văn Trang
- Macron
- MAGA
- Mahathir Mohamad
- Mai Bá Kiếm
- Mai Nguyễn
- Mai Phi Long
- Mai Thái Lĩnh
- Mai Triệu Quang
- Malaysia
- mạng xã hội
- Mạng xã hội và báo chính thống
- Mạnh Kim
- Mạnh Vãn Chu
- Mao Trạch Đông
- Mao Trạch Đông và ĐCSTQ
- Marc von Lüpke
- Marcel Rosenbach
- Marina Ovsyannikova
- Mark Voroshilov
- Markus Becker
- Marx hết vai trò trong các nước tư bản đỏ
- Mathieu Droin
- Máu tham CS
- máy bay rớt
- Mặc cảm sợ Tàu
- mặt thật Cộng sản
- Mặt thật Tập Cận Bình
- Mặt quan
- Mặt thật cộng sản
- Mặt thật CS
- Mặt thật của CSVN
- Mặt thật của những kẻ thèm khát EVFTA
- Mặt thật quan chức
- Mặt thật Tàu Cộng
- Mắt thật Tập Cận Bình
- Mặt thật Tập Cận Bình
- Mặt thật Trung Cộng
- Mặt thật Trung Cộng
- Mặt thật Trung Quốc
- Mặt thật và mặt trơ trẽn của Tàu Cộng
- Mặt thật xã hội
- Mặt thật XHCN
- Mặt trận Tổ quốc
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Mặt Trận TQVN
- Mặt trẽn Tàu Cộng
- Mầm non
- Mậu Thân Huế 1968
- Mẹ Nấm
- Me Too
- Medvedev
- Mekong
- Mẹo Cộng sản
- metoo
- Metro
- Michael C. Horowitz
- Michael Tatarski
- Mick Ryan
- Miến Điện
- miền Tây Nam Bộ
- miễn thị thực
- Mike Pompeo
- Mikhail Gorbachev
- Minh Anh
- Minh Kha
- Minh Thùy
- Minh Triều
- Mỏ Cá Voi Xanh
- Mobifone
- Món nợ khổng lồ từ ODA
- Moritz Küpper
- Mô hình kinh tế chính trị
- Mồ mả lăng tẩm
- Môi sinh
- Môi trường
- Môi trường biển Việt Nam
- Môi trường đồng bằng sông Cửu Long
- Môi trường giáo dục
- Môi trường kinh doanh
- Môi trường sinh thái
- Môi trường sống
- Môi trường Thủ đô
- Môi trường và phát triển
- Môi trường và sức khỏe
- Môn văn
- Mộng bá chủ của Trung Cộng
- Mông Cổ
- Một vành đai một con đường
- Một vành đai một con đường đang dần lộ tẩy
- mua dâm
- Mùa nước nổi
- Mua quan bán chức
- Mua quan bán tước
- Mục Đồng
- Mục tiêu cộng sản
- Musk
- Mừng thọ
- Mưu đồ bành trướng của Trung Cộng
- Mưu Tàu Cộng
- Mỹ
- Mỹ - Đài - Trung
- Mỹ - Đài Loan - Trung Quốc
- Mỹ - Tàu Cộng
- Mỹ - Trung
- Mỹ - Trung - Myanmar
- Mỹ cấm vận Iran
- Mỹ Hằng
- Mỹ thách thức Tàu Cộng
- Mỹ và chính sách nhân quyền
- Mỹ và cuộc chiến Trung Đông
- Mỹ và đồng minh
- Mỹ và thế giới hậu Trump
- Mỹ và Trung Quốc và thế giới
- Mỹ và Việt Nam hậu Trump
- Mỹ-Trung
- Mỹ-Việt
- Myanmar
- Mykhailo Albertovich Fedorov
- Nam Lộc
- Nam Trân
- Nạn buôn bán người
- nạn buôn người
- Nạn nhân chiến tranh
- Nạn ô nhiễm môi trường
- Nạn thất nghiệp
- Nancy Pelosi
- Nataliya Zhynkina
- Nataliya Zhynkina Đại biện lâm thời Ukraine tại VN
- National Geographic Society
- Nato
- NATO - Ukraine
- Navalny
- Năng lượng
- năng lượng điện
- Năng lượng sạch
- Năng lượng tái tạo
- Năng lượng xanh
- nâng cao dân trí
- Nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ
- nâng điểm
- Nền dân chủ Hoa Kỳ
- Nền dân chủ Mỹ
- Nền kinh tế Gig
- Nền kinh tế thị trường
- Nền kinh tế XHCN
- Nga
- Nga - NATO
- Nga - phương Tây
- Nga - Trung và chiến lược thế giới
- Nga - Ukraine
- Nga động viên bắt lính
- Nga sáp nhập lãnh thổ Ukraine
- Nga trưng cầu sáp nhập lãnh thổ Ukraine
- Nga xâm lược
- Nga xâm lược Ukraina
- Nga xâm lược Ukraine
- Nga xâm lược UKraine Chiến sự Ukraine
- Nga xâm lược UKraine Chiến sự Ukraine Phúc Lai GB
- Nga Xô Viết
- Ngại giao
- Ngành CA
- Ngành bán dẫn
- Ngày 30-4
- Ngày 30-4-1975
- Ngày 30/4
- Ngày 30/4/75
- NGày Độc lập
- Ngày nhà giáo
- Ngày nhân quyền
- ngày nói dối
- Ngày nước Thế giới
- Ngày nước Việt Nam
- Ngày phụ nữ
- Ngày Phụ nữ quốc tế
- Ngày Quốc khánh và lòng dân
- Ngày thương binh liệt sĩ
- Ngăn sông cấm chợ
- Ngân hàng
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Ngân hàng trong đại dịch
- ngân hàng VN
- ngân sách
- Ngân sách cho Giáo dục
- Ngân sách nhà nước CS
- Ngân sách quốc gia
- Ngập lụt
- ngập úng
- Nghèo
- Nghệ sĩ thứ thiệt
- Nghệ sĩ và thể chế
- Nghệ sĩ và tự do
- Nghệ thuật
- Nghị định 15/2020/NĐ-CP
- Nghị định 71
- Nghị định và lòng dân
- Nghị lực vượt đại dịch
- Nghị quyết Đảng
- Nghĩa trang Biên Hòa
- Nghịch lý
- Nghịch lý phe đảng
- Nghiencuuquocte
- Nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu Quốc tế
- Nghiên cứu vũ trụ
- Nghiệp đoàn
- nghiệp đoàn độc lập
- NGO
- Ngoại Giao
- Ngoại giao "bẫy nợ"
- Ngoại giao "chiến lang"
- Ngoại giao ASEAN
- Ngoại giao bẫy nợ
- Ngoại giao cây tre
- Ngoại giao chiến lang
- Ngoại giao CS
- Ngoại giao Nga
- Ngoại giao Trung Quốc
- Ngoại giao và nhân quyền
- ngoại lai
- Ngoại ngữ
- Ngón nghề mật vụ
- Ngô Bảo Châu
- Ngô Di Lân
- Ngô Đình Diệm
- Ngô Huy Cương
- Ngô Ngọc Trai
- Ngô Nhân Dụng
- Ngô Thế Vinh
- Ngô Thị Kim Cúc
- Ngô Thị Tố Nhiên
- Ngô Vĩnh Long
- Ngôi vị và thể chế
- Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ dân tộc
- Ngôn ngữ và pháp luật
- Ngôn từ CS
- ngu dân
- Ngủ gật tronng phiên họp Liên hợp quốc
- Nguoi-viet.com
- Nguoidothi
- Nguoiquansat
- Nguồn gốc dân tộc Việt
- Nguồn gốc hực của virus Vũ Hán
- Nguồn gốc virus Vũ Hán
- Nguồn nhân lực
- Nguồn nước sông Cửu Long
- Nguỵ biện
- ngụy biện
- Ngụy biện cộng sản
- Nguy cơ
- Nguy cơ Trung Quốc
- Ngụy Hữu Tâm
- Ngụy Kinh Sinh
- nguỵ quân nguỵ quyền
- Nguyen Khan
- Nguyễn Đức Kiên
- Nguyễn Trường Tô
- Nguyễn Anh Tuấn
- Nguyễn Bắc Son
- Nguyễn Biên Cương
- Nguyễn Cảnh Thụy
- Nguyễn Chí Tuyến
- Nguyễn Chí Vịnh
- Nguyễn Chiến Thắng
- Nguyễn Chiến Thắng Putin
- Nguyễn Du
- Nguyễn Duy Trinh
- Nguyễn Duy Vinh
- Nguyễn Đăng Quang
- Nguyễn Đình Bin
- Nguyễn Đình Cống
- Nguyễn Đình Đầu
- Nguyễn Đình Thắng
- Nguyễn Đức
- Nguyễn Đức Chung
- Nguyễn Đức Minh
- Nguyễn Đức Sơn
- Nguyễn Đức Thành
- Nguyễn H. V. Hưng
- Nguyễn Hải Hoành
- Nguyễn Hải Long
- Nguyễn Hoà Bình
- Nguyễn Hòa Bình
- Nguyễn Hoàng Duyên
- Nguyễn Hồng Anh
- Nguyễn Hồng Lam
- Nguyễn Huệ Chi
- Nguyễn Huy Cường
- Nguyễn Huy Hoàn
- Nguyễn Huy Thiệp
- Nguyễn Huy Vũ
- Nguyễn Hưng Quốc
- Nguyễn Hữu
- Nguyễn Hữu Cầu
- Nguyễn Hữu Đang
- Nguyễn Hữu Liêm
- Nguyễn Khắc Giang
- Nguyễn Khắc Mai
- Nguyễn Khắc Viện
- Nguyễn Khoa Thái Anh
- Nguyễn Lân Thắng
- Nguyễn Lương Thịnh
- Nguyễn Mạnh Tường
- Nguyễn Minh Hoàng
- Nguyễn Minh Quang
- Nguyên Ngọc
- Nguyễn Ngọc Ân
- Nguyễn Ngọc Chu
- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
- nguyễn phú trọng
- Nguyễn Phú Trọng đu dây
- Nguyễn Phượng
- Nguyễn Quang A
- Nguyễn Quang A & Viện IDS
- Nguyễn Quang Dy
- Nguyễn Quang Lập
- Nguyễn Quí Đức
- Nguyễn Sĩ Dũng
- Nguyễn Tấn Dũng
- Nguyễn Thái Học
- Nguyễn Thanh Giang
- Nguyễn Thanh Huy
- Nguyễn Thanh Nghị
- Nguyễn Thế Hùng
- Nguyễn Thế Phương
- Nguyễn Thế Thảo
- Nguyễn Thị Bích Hậu
- Nguyễn Thị Kim Ngân
- Nguyễn Thị Kim Phụng
- Nguyễn Thị Thanh Nhàn
- Nguyễn Thị Tịnh Thy
- Nguyễn Thiện Nhân
- Nguyễn Thiện Tống
- Nguyễn Thiếp
- Nguyễn Thông
- Nguyễn Thùy Dương
- Nguyễn Thuý Hạnh
- Nguyễn Thúy Hạnh
- Nguyễn Thượng Long
- Nguyễn Tiến
- Nguyễn Tiến Trung
- Nguyên Tống
- Nguyễn Trãi
- Nguyễn Trần Bạt
- Nguyễn Trọng Tạo
- Nguyễn Trọng Vĩnh
- Nguyễn Trung
- Nguyễn Trung Trực
- Nguyễn Trường Tô
- Nguyễn Trường Tộ
- Nguyễn Tuấn
- Nguyễn Tường Bách
- Nguyễn Tường Thụy
- Nguyễn Văn Bình
- Nguyễn Văn Bông
- Nguyễn Văn Dân
- Nguyễn Văn Đài
- Nguyễn văn Đông
- Nguyễn Văn Hoá
- Nguyễn Văn Thanh
- Nguyễn Văn Thể
- Nguyễn Văn Trung
- Nguyễn Văn Tuấn
- Nguyễn Văn Tuấn Giáo dục Chức danh khoa học
- Nguyễn Văn Vĩnh
- Nguyễn Viện
- Nguyễn Việt Anh
- Nguyện vọng hòa bình của họ nhà Kim
- Nguyễn X. Bich
- Nguyễn Xuân Diện
- Nguyễn Xuân Phúc
- Nguyễn Xuân Thọ
- Nguyễn Xuân Xanh
- Nguyễn-Khoa Thái Anh
- ngư dân
- Ngữ văn
- Ngừng cáp visa cho Việt Nam
- Người Việt
- Người Bảo vệ Nhân quyền
- Người Buôn Gió
- Người Cộng sản
- Người cộng sản Việt Nam trước và nay
- Người CS thức tỉnh
- Người Đông Nam Á tị nạn tại Hoa Kỳ
- Người Hoa
- Người lính VNCH
- Người mẹ
- Người Trung Quốc
- Người Việt
- Người Việt "cuồng Trump" và "chống Trump"
- Người Việt anh hùng
- Người Việt bỏ nước
- Người Việt bốn phương
- Người Việt cũ và người Việt mới
- người Việt hải ngoại
- Người Việt hải ngoại
- Người Việt ở nước ngoài
- Người Việt ở Ukraine
- Người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ
- Người Việt và bầu cử Mỹ
- Người Việt và khuynh hướng chống Trung Cộng
- Người VN đấu tranh cho dân chủ
- Ngyên Ngọc
- Ngyễn Phú Trọng
- Nhà báo
- Nhà báo đảng
- nhà máy alumin nhân cơ
- nhà máy nhiệt điện
- nhà nước
- Nhà nước CS
- Nhà nước độc tài
- Nhà nước Hồi giáo
- Nhà nước kiến tạo
- Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới
- Nhà nước ly khai
- Nhà nước quản lý đại dịch
- Nhà nước theo quan điểm Lenin
- nhà nước Việt Nam
- Nhà nước Việt Nam và hội nhập quốc tế
- Nhà nước Việt Nam và việc chi tiêu ODA
- Nhà nước XHCN
- nhà ở và môi trường
- Nhà thầu Trung Cộng
- Nhà thờ Bùi Chu
- Nhà tù
- Nhà tù CS
- Nhà văn
- Nhà văn Liên Xô phản kháng
- Nhà xuất bản Tự do
- nhạc vàng
- Nhân ái
- Nhân cách
- Nhân cách lãnh đạo
- Nhân cách quan chức cộng sản
- Nhân cơ
- nhân dân
- Nhân dân thức tỉnh
- Nhân đạo
- Nhân loại
- Nhân lực đồng bằng sông Cửu Long
- Nhân lực quốc gia
- Nhân quyền
- Nhân quyền Việt Nam
- Nhân sự Cộng sản
- Nhân sự của Đảng
- Nhân sự Đại hội Đảng
- Nhân sự đảng
- Nhân sự thể chế
- Nhân sự trong guồng máy đảng hiện nay
- Nhân tài
- Nhân tài Việt Nam
- Nhận thức
- Nhận tội
- Nhân văn
- Nhân văn Giai phẩm
- Nhập khẩu vàng
- Nhập vaccine Tàu
- Nhật - Việt
- Nhật Bản
- Nhật Bản - Việt Nam
- Nhật ký Đặng Thùy Trâm
- Nhật ký trong tù
- Nhật ký Yêu nước
- Nhất thể hoá
- Nhất thể hóa
- Nhậtt Bản trong khu vực
- Nhiệm kỳ Biden
- Nhiệm kỳ Donald Trump
- Nhiệt điện
- nhiệt điện ô nhiễm
- Nhiệt điện than
- Nhiệt điện Vĩnh Tân
- Nhìn lại 2021
- Nhìn lại năm 2021
- Nho giáo
- Nhóm Cánh Buồm
- Nhóm lợi ích
- Nhóm lợi ích thân hữu
- Nhu cầu tự do dân chủ
- Những bức ảnh biết nói
- Những cái chết bí ẩn của lãnh đạo Việt Nam
- Những cái chết khó hiểu trong quân đội
- Những gương mặt thân Tàu
- Nhượng đất cho Trung Quốc
- niềm tin
- Nikkei Asia
- Nina Hòa Bình Lê
- Nịnh hót và thể chế
- Nobel Hòa bình
- Nọc Nạn
- Noel
- Nói hay làm
- Nongnghiep.vn
- Notre Dame de Paris
- NoUFC
- Novaland
- Nỗi buồn chiến tranh
- Nội các Trump 2.0
- Nỗi sợ của Người Việt
- Nội tình Bắc Kinh
- Nội tình đảng CSVN
- Nội tình Trung Quốc
- nội xâm
- nông dân
- Nông dân và bần cùng hóa
- Nông dân và doanh nghiệp
- Nông dân Việt Nam
- Nông dân Việt Nam và sự bần cùng hóa
- Nông dân VN và sự bần cùng hóa
- Nông Đức Mạnh
- nông nghiệp
- Nông nghiệp Việt Nam
- Nông ngjiệp
- Nông sản
- Nông sản xuất khẩu
- Nông thôn
- Nông thôn mới
- nợ
- Nợ nần
- Nợ nước ngoài
- Nợ Trung Quốc
- nợ xấu
- Nợ xấu
- Nước biển dâng
- Nước Đức
- nước lạ
- nước mắm truyền thống
- Nước Mỹ
- Nước Mỹ hậu Trump
- Nước Mỹ thời Biden
- Nước Mỹ trong đại dịch
- Nước Nga
- Nước Nga độc tài
- Nước Nga động loạn
- Nước Nga hậu Xô Viết
- Nước Pháp
- nước sạch
- Obama
- ODA
- Oleksandre Syrsky
- Olympic mùa đông Bắc Kinh
- Oriana Skylar Mastro
- Orwell
- Ô nhiễm
- Ô nhiễm chì
- Ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm môi trường
- ổn định
- ổn định xã hội
- Palestin
- Palestine
- Paris
- Park Chung Hee
- Paul Adams
- Paul Doumer
- PCI
- Peter Schroeder
- Peter Zinoman
- phá hoại môi trường
- Phá hoại rừng
- phá rừng
- Phá rừng thông xây sân golf
- Phạm Bình Minh
- Phạm Chí Dũng
- Phạm Chi Lan
- Phạm Duy
- Phạm Đình Trọng
- Phạm Đoan Trang
- Phạm Đỗ Chí
- Phạm Kim Dung
- Phạm Lưu Vũ
- Phạm Nhật Vũ
- Phạm Nhật Vượng
- Phạm Như Hồ
- Phạm Phan Long
- Phạm Quang Tuấn
- Phạm Quế Dương
- Phạm Quý Ngọ
- Phạm Quý Thọ
- Phạm Quyết Thắng
- Phạm Thái Lâm
- Phạm Thanh Nghiên
- Phạm Toàn
- Phạm Trung Kiên
- Phạm Văn Nhận
- Phạm Văn Trội
- Phạm Viết Đào
- Phạm Xuân Nguyên
- Phản biện
- Phản biện của báo chí
- Phản biện xã hội
- Phan Châu Trinh
- Phan Châu Trinh
- Phan Chu Trinh
- Phan Đình Diệu
- Phản đối
- Phản đối chiến tranh
- Phan Ngọc
- phản quốc
- Phán quyết Biển Đông
- Phán quyết của Tòa án Quốc tế
- Phan Thị Hà Dương
- Phan Thuý Hà
- Phan Thúy Hà
- Phản ứng của Việt Nam
- phantichkinhte123.com
- Pháp chế Cộng sản
- Pháp chế CS
- Pháp đầu tư xây dựng ở Việt Nam
- Pháp lệnh
- Pháp Luân Công
- Pháp Luật
- Pháp luật chiến tranh
- Pháp luật Việt Nam
- Pháp lý
- Pháp quyền
- Pháp quyền XHCN
- Phạt giao thông
- Phát minh
- Phát ngôn
- Phát ngôn người cầm cân nẩy mực
- phát ngôn quan chức
- Phát ngôn và đầu óc của quan chức đảng
- Phạt nồng độ cồn
- phát triển
- Phát triển bền vững
- Phát triển công nghệ
- Phát triển đất nước
- Phát triển đường sắt VN
- Phát triển kinh tế
- Phát triển nhân tài
- Phát triển nông thôn
- Phát triển vùng ĐBSCL
- Phát xít
- phẩm chất cộng sản
- phẩm chất dân tộc
- Phẩm chất người cầm quyền
- Phân bổ vaccine chống virus Vũ Hán
- Phân hóa đối với Myanmar
- Phân hóa xã hội
- Phân phối Vaccine chống Covid-19
- Phân quyền
- Phân tâm học
- Phân ưu
- Phấp luật Việt Nam
- Phật giáo
- Phật giáo dưới chế độ cộng sản
- Phật giáo dưới thời CS
- Phật giáo nhà nước
- Phật giáo nhập cuộc
- Phật giáo quốc doanh
- Phật giáo Trung Quốc
- Phật giáo và kinh tế thị trường
- Phật giáo và Nhóm lợi ích
- Phật giáo và tư bản đỏ
- Phật giáo Việt Nam
- Phật tử
- Phe Cộng hòa MAGA Hoa Kỳ
- Phe nhóm
- Phe nhóm thân Tàu
- Phe phái
- Phe phái & công cuột "đốt lò"
- Phe thân Tàu
- Phép màu Trung Quốc
- Phê bình văn học
- Phi Nhung
- Phi Vân
- Phiên tòa Phạm Đoan Trang
- Phiên tòa Phạm Thị Đoan Trang
- Phiếu tín nhiệm của Quốc hội
- Phiếu trắng
- Philippines
- Phim ảnh
- Phim Tàu
- Phim Xích lô
- Phó Đức An
- Phò Trump
- Phòng cháy chữa cháy
- Phòng chống Covid-19
- Phòng chống dịch covid-19
- Phòng chống đại dịch covid-19
- Phòng chống đại dịch virus Vĩ Hán
- Phòng chống đại dịch virus Vũ Hán
- Phòng chống virus Vũ Hán
- Phòng ngự Biển Đông
- Phóng sinh
- Phòng thí nghiệm virus ở Vũ Hán
- phong thủy
- Phong thủy Thăng Long
- Phong tỏa Covid-19
- Phong tỏa đại dịch
- Phong tỏa hay không phong tỏa đại dịch
- Phong tỏa trong đại dịch
- Phong trào Áo Vàng
- Phong trào cờ đỏ
- phong trào dân chủ
- Phong trào dân chủ châu Á
- Phong trào đấu tranh dân chủ
- Phongtraoduytan.com
- Phổ biến kiến thức
- phố cổ
- Phồn vinh giả tạo
- Phồn vinh Mỹ
- Phụ huynh
- Phú Mỹ Hưng
- Phụ nữ
- Phụ nữ Ukraine trong chiến tranh
- phú quốc
- Phúc Lai GB
- Phục vụ chính trị
- Phùng Liên Đoàn
- Phùng Quang Thanh
- Phuong Nguyen
- Phương Thảo
- Phương Thu
- Poroschenko
- Pottery Barn
- Prigozhin
- Prigozhin đảo chính
- Putin
- Putin - Kim Jong Un
- Putin thăm Việt Nam
- Quách Duy
- QUAD
- Quan chức Hà Nội
- Quan hệ Mỹ - ASEAN
- Quan hệ Mỹ - Việt
- quan chức
- Quan chức cao cấp
- Quan chức cấp cao
- Quan chức cộng sản
- Quan chức cộng sản hưu trí trước nhu cầu thức tỉnh
- Quan chức cộng sản thời nay
- Quan chức Cộng sản vào lò
- Quan chức CS
- Quan chức CS và từ chức
- Quan chức đảng
- Quan chức đảng từ trần
- Quan chức giáo dục
- Quan chức Hà Nội
- Quan chức kỹ trị
- Quan chức nói
- Quan chức nói và làm
- Quan chức quản lý đại dịch
- Quan chức tham nhũng
- Quan chức trong chống đại dịch virus Vũ Hán
- Quan chức tư pháp
- Quan chức tứ trụ
- Quan chức văn hóa
- Quan chức Việt Nam
- Quan chứcCS
- Quan điểm trung lập
- Quan hệ quốc tế
- Quan hệ Việt - Đức
- Quan hệ ASEAN - Mỹ
- Quan hệ ASEAN - TQ
- Quan hệ ASEAN - Trung Quốc
- Quan hệ Campuchia - Tàu Cộng
- Quan hệ Campuchia - Trung Quốc
- Quan hệ Campuchia - Việt Nam
- Quan hệ Châu Âu - Trung Cộng
- Quan hệ chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
- Quan hệ chiến lược Hoa Kỳ-Trung Quốc
- Quan hệ chiến lược Mỹ - Trung
- Quan hệ chiến lược toàn diện Việt - Trung
- Quan hệ Cuba và thế giới
- Quan hệ Czech - Việt Nam
- Quan hệ Dân chủ - Cộng hòa
- Quan hệ đối ngoại toàn cầu
- Quan hệ Đông Nam Á - Trung Quốc
- Quan hệ Đức - Việt
- Quan hệ EU - Hoa Kỳ
- Quan hệ EU - Hoa Kỳ - Trung Quốc
- Quan hệ EU - Tàu Cộng
- Quan hệ EU - Trung Quốc
- Quan hệ Giang - Tập
- Quan hệ hai đảng
- Quan hệ Hoa Kỳ - Đài Loan
- Quan hệ Hoa Kỳ - Philippines
- Quan hệ Israel - Iran
- Quan hệ Israel - Palestin - Hamas
- Quan hệ Israel - Palestine
- Quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc
- Quan hệ Lào - Trung
- Quan hệ Lithuania - Đài Loan
- Quan hệ Lithuania - Trung Quốc
- quan hệ môi răng
- Quan hệ Mỹ - Trung
- Quan hệ Mỹ - ASEAN
- Quan hệ Mỹ - Âu - Trung
- Quan hệ Mỹ - Campuchia - Trung
- Quan hệ Mỹ - Châu Âu
- Quan hệ Mỹ - Đài - Trung
- Quan hệ Mỹ - Đài Loan
- Quan hệ Mỹ - Đài Loan - Trung
- Quan hệ Mỹ - Đài Loan - Trung Quốc
- Quan hệ Mỹ - ĐNA
- Quan hệ Mỹ - Đông Nam Á
- Quan hệ Mỹ - Đông Nam Á - Trung
- Quan hệ Mỹ - Đông Nam Á - Trung Quốc
- Quan hệ Mỹ - EU - Trung Quốc
- Quan hệ Mỹ - Israel
- Quan hệ Mỹ - Nga
- Quan hệ Mỹ - Nhật
- Quan hệ Mỹ - Nhật - Trung
- Quan hê Mỹ - Trung
- Quan hệ Mỹ - Trung
- Quan hệ Mỹ - Trung - Đài
- Quan hệ Mỹ - Trung - Nga
- Quan hệ Mỹ - Úc
- Quan hệ Mỹ - Ukraine
- Quan hệ Mỹ - Việt
- Quan hệ Mỹ - Việt - Trung
- Quan hệ Mỹ - Việt Nam - ASEAN
- Quan hệ Mỹ – Trung
- Quan hệ Mỹ & đồng minh - Trung Quốc
- Quan hệ Mỹ Trung
- Quan hệ Mỹ-Trung
- Quan hệ NATO - Ukraine
- Quan hệ Nga - Ấn - Mỹ - phương Tây
- Quan hệ Nga - Ấn - Phương Tây
- Quan hệ Nga - EU - Ukraine
- Quan hệ Nga - NATO
- Quan hệ Nga - Triều Putin Kim Jong Un
- Quan hệ Nga - Trung
- Quan hệ Nga - Trung - Mỹ
- Quan hệ Nga - Trung Quốc
- Quan hệ Nga - Ukraine
- Quan hệ Nga - Việt
- Quan hệ Nga - Việt - UKraine
- Quan hệ Nga-Bắc Triều Tiên
- Quan hệ Nga-thế giới
- Quan hệ ngoại thương Trung Quốc - thế giới
- Quan hệ ngôn ngữ Nga - Ukraine
- Quan hệ Nhật - Đài
- Quan hệ Nhật - Trung
- Quan hệ Nhật - Việt
- Quan hệ Nhật Bản - ASEAN
- Quan hệ Nhật Đài chống TQ
- Quan hệ Pháp - Úc
- Quan hệ phương Tây - Trung Quốc
- Quan hệ Putin - Tập Cận Bình
- Quan hệ quân sự Việt - Trung
- Quan hệ quốc
- Quan hệ quốc tế
- Quan hệ quốc tế về kinh tế
- Quan hệ Tập - Putin
- Quan hệ Triều Tiên- Trung Quốc
- Quan hệ Trump - châu Âu
- Quan hệ Trump - NATO
- Quan hệ Trump - Tập - Putin hậu bầu cử Mỹ 2024
- Quan hệ Trung - ASEAN
- Quan hệ Trung - Bangladesh
- Quan hệ Trung - Đài
- Quan hệ Trung - Đức
- Quan hệ Trung - Indo
- Quan hệ Trung - Mỹ
- Quan hệ Trung - Nga
- Quan hệ Trung - Nga - Mỹ
- Quan hệ Trung - Nhật
- Quan hệ Trung - Úc
- Quan hệ Trung - Việt
- Quan hệ Trung Quốc - "Bộ tứ"
- Quan hệ Trung Quốc - ASEAN
- Quan hệ Trung Quốc - các nước Đông Bắc Á
- Quan hệ Trung Quốc - Đài Loan
- Quan hệ Trung Quốc - EU
- Quan hệ Trung Quốc - Hong Kong
- Quan hệ Trung Quốc - Mông Cổ
- Quan hệ Trung Quốc - Nga
- Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản
- Quan hệ Trung Quốc - Thế giới tự do
- Quan hệ Trung Quốc - Trung Á
- Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam
- Quan hệ Trung Quốc và cường quốc Á Úc
- Quan hệ truyền thống trong công xã nông thôn
- Quan hệ Úc - Trung
- Quan hệ Úc - Việt Nam
- Quan hệ Việt - Campuchia
- Quan hệ Việt - Đức
- Quan hệ Việt - EU
- Quan hệ Việt - Lào
- Quan hệ Việt - Lào - Campuchia
- Quan hệ Việt - Mỹ
- Quan hệ Việt - Mỹ - Nga -Tàu
- Quan hệ Việt - Mỹ - Trung
- Quan hệ Việt - Mỹ - Trung Nâng cấp quan hệ chiến lược toàn diện Việt - Mỹ
- Quan hệ Việt - Nga
- Quan hệ Việt - Nga - Ukraine
- Quan hệ Việt - Nhật
- Quan hệ Việt - Pháp
- Quan hệ Việt - Thái
- Quan hệ Việt - Trung
- Quan hệ Việt - Trung - Mỹ
- Quan hệ Việt - Ukraine
- Quan hệ Việt -Trung
- Quan hệ Việt – Mỹ
- quan hệ Việt Đức
- Quan hệ Việt Mỹ
- Quan hệ Việt Nam - Asean
- Quan hệ Việt Nam - Campuchia
- Quan hệ Việt Nam - Cuba
- Quan hệ Việt Nam - EU
- Quan hệ Việt Nam - Hàn quốc
- Quan hệ Việt Nam - Indonesia
- Quan hệ Việt Nam - Thái Lan
- Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
- Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc - Philippines
- Quan hệ Việt Nam - Ukraine
- Quan hệ Việt Nam -Trung Quốc
- Quan hệ Việt Nam-Campuchia-Trung Quốc
- Quan hệ Việt-Mỹ
- Quan hệ Việt-Trung
- Quan hệ Việt–Mỹ
- Quan hệ VN - TQ
- Quan hệ xã hội
- Quan họ
- Quan liêu
- quản lý
- Quản lý AI
- Quản lý kinh tế
- Quản lý công nghệ
- Quản lý dân cư
- Quản lý di sản
- Quản lý dữ liệu
- Quản lý dữ liệu cá nhân
- Quản lý đất đai
- Quản lý đô thị
- Quản lý giao thông
- Quản lý hàng không
- Quản lý hành chính
- Quản lý kinh tê
- Quản lý kinh tế
- Quản lý lao động
- Quản lý mạng xã hội VN
- Quản lý năng lượng
- Quản lý nguồn nước
- Quản lý nhà nước
- Quản lý nhà nước trong đại dịch
- Quản lý nhà nước trong đại dịch virus Vũ Hán
- Quản lý nhà nước về kinh tế
- Quản lý rừng tự nhiên
- Quản lý tài nguyên
- Quản lý tài nguyên khoáng sản thế giới
- Quản lý tài nguyên nước
- Quản lý thông tin
- Quản lý tiền công đức
- Quản lý tiền tệ
- Quản lý tôn giáo
- Quản lý truyền thông
- Quản lý và giám sát tài sản cá nhân
- Quản lý văn hoá
- Quản lý văn hóa
- Quản lý vốn công
- Quản lý xã hội
- Quản lý xã hội chống đại dịch
- Quản lý xã hội trong đại dịch
- Quản lý xã hội với đại dịch
- Quan niệm sống
- Quan Thế Dân
- Quan trí
- Quản trị công
- Quản trị đất nước
- Quản trị đất nước trong đại dịch
- Quản trị nhà nước
- Quản trị quốc gia
- Quản trị rừng
- Quản trị xã hội
- Quan và dân
- Quảng cáo
- Quang Phạm
- Quang Thành
- Quân Đội
- Quân đội Nga
- Quân đội Trung Quốc
- Quân đội VN
- Quân đội VNCH
- Quân phiệt
- quân sự
- Quê hương
- Quốc gia
- Quốc hoa
- Quốc Hội
- Quốc hội châu Âu
- Quốc hội Hoa Kỳ
- Quốc hội Việt Nam
- Quốc khánh
- Quốc khánh trong nỗi sợ
- Quốc khánh trong nỗi sợ lòng dân
- Quốc khánh Trung Cộng
- Quốc kỳ
- Quốc phòng
- Quốc phòng Việt Nam
- Quốc tang
- Quốc Tế
- Quốc thể
- Quốc xã
- Quỹ 50K
- Quỹ đất Hà Nội
- quy định 214
- quy hoạch
- Quy hoạch cán bộ
- Quy hoạch đô thị
- Quy hoạch nhân sự
- Quy hoạch Thủ đô
- Quy hoạch thủy lợi
- Quy luật thị trường
- Quỹ nhân đạo
- Quyền biểu tình
- Quyền con người
- Quyền công dân
- quyền hạn
- Quyền lập hội
- Quyền lợi
- Quyền lực
- Quyền lực đảng
- Quyền lực Đảng CSVN
- Quyền lực mềm
- Quyền lực nhà nước
- Quyền lực và tha hóa
- Quyền phát triển
- Quyền riêng tư
- Quyền sở hữu
- Quyền thu thập thông tin
- Quyền trẻ em
- Quyền tự do dân chủ
- Quyền tự do đi lại
- Quyền tự do ngôn luận
- Quyền tự do thông tin
- Raul Pedrozo
- Raymond Powell
- Renaud Foucart
- René Pfister
- Reuters
- RFA
- RFI
- Richard Javad Heydarian
- RISE
- RLI
- Rọ mõm
- Robert A. Manning
- Rodrigo Duterte
- Roger Brent
- rosetta
- RSF
- Ruchir Sharma
- Rửa tiền
- Rừng
- Rừng phòng hộ
- Rừng quốc gia
- Ryan Hass
- Sách
- Sách giáo khoa
- Sách giáo khoa Ngữ văn
- Sách Hán Nôm
- Sách trắng Quốc phòng
- Sài Gòn
- Sài Gòn chống dịch covid-19
- Sài Gòn giữa đại dịch
- Sài Gòn trong đại dịch
- Sài Gòn và Hà Nội chống đại dịch virus Vũ Hán
- sai lầm
- saigonnhonews
- Salushnyi
- Samsung
- Sản xuất chất bán dẫn
- Sản xuất chip
- Sáng kiến Vành đai và Con đường
- Sáp nhập tiền tệ
- Sarah Gilbert
- Sarkozy
- Sáu Dân
- Sáu Tường
- Sắc tộc
- Sầm Đức Xương
- Sân bay Long Thành
- Sân bay Tân Sơn Nhất
- Scott Andrew Fritzen
- SEARAC
- Sergej J. Netschajew
- SGK
- Shangri-la
- Shimon Peres
- Shinzo Abe
- Siêu cử tri
- Silicon
- Simon Book
- Singapore
- Sính bằng cấp
- Sinh nhật
- Solzhenitsyn
- sòng bạc
- Song Chi
- Song Phan
- Số hóa
- sổ hộ khẩu
- Số liệu thống kê
- Số phận Chinazi
- Số phận người bất đồng chính kiến
- Số phận nông dân
- Sống chung với dịch virus Vũ Hán
- Sống chung với Covid-19
- sông Hồng
- Sông Mekong
- Sông Mékong
- Sông Mê Kông
- Sống nhân văn
- Sở hữu đất đai
- Sở hữu đất đai & Thu hồi đất đai
- Sở hữu đất đai và Thu hồi đất đai
- Sở hữu toàn dân
- Sở hữu toàn dân và tình trạng và cướp đất
- Sở hữu trí tuệ
- Sợ Tàu
- Spac
- sri lanka
- Stalin
- Stanford
- Stasi
- Stefan Wolff
- Stephen Nagy
- Sun Group
- SUNDAY TIMES
- Sùng bái cá nhân
- Suy giảm tài nguyên
- Suy nghĩ
- Suy thoái kinh tế
- Suy tôn lãnh đạo
- suy tư
- Sử dụng chì
- Sự kiện 2021
- Sự kiện chính trị 2021
- Sử Liệu
- Sự nóng lên toàn cầu
- Sư sãi
- Sư sãi thời kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Sư thật sư giả
- Sư thật và sư giả
- Sức mạnh quân sự Mỹ
- Sức sống dân tộc
- Sức sống Ukraine
- Sức sống XHDS
- Syrskyi
- T-online
- T. Greg McKelvey
- Tạ Duy Anh
- Tạ Kiều Trang
- Tạ Phong Tần
- Tạ Tỵ
- Tả và hữu trong nền chính trị dân chủ
- Tác động của chính sách
- tái cấu trúc
- Tài chính
- Tài chính ngân hàng
- Tai họa
- Tài năng
- Tài nguyên
- Tài nguyên môi trường
- Tài nguyên nước
- Tam duy
- Tam Đảo
- Tam quyền phân lập
- Tàn dư phe XHCN hiện nay
- tản mạn
- Tản mạn chính trị
- Tản mạn thời thế
- tàn phá
- Tang lễ Nguyễn Trọng Vĩnh
- Tạp chí Bách Khoa
- Tạp chí Diễn đàn
- Tasnim Nazeer
- Tàu cá Trung Quốc
- Tàu cá VN bị tấn công
- Tàu Cộng
- Tàu sân bay Âu Mỹ đến Biển Đông
- Tăng giá điện
- Tăng lương
- tăng thuế
- tăng trưởng
- Tâm linh
- Tâm lý chiến lang
- Tâm lý dân tộc
- Tâm lý nhà độc tài
- Tâm lý thời đại
- Tâm lý xã hội
- Tầm nhìn của Đảng Cộng sản
- Tâm thư mạo danh
- Tâm trạng xã hội
- Tấn công mạng
- Tân Cương
- Tần Cương
- Tân Đại sứ Mỹ
- Tân Hiệp Phát
- Tân Hoàng Minh
- Tân Rai
- Tầng lớp tinh hoa
- Tập Cận Bình
- Tập Cận Bình - Lý khắc Cường
- Tập Cận Bình Chiến lược Vành đai và con đường
- Tập Cận Bình tham vọng và thực tế
- Tập đoàn tham nhũng
- Tập đoàn xe Grab biểu tình
- Tập hợp xã hội
- Tập quyền
- Tập quyền tham nhũng
- tập thể
- Tập trận RIMPAC
- Tẩy chay Trung Quốc
- Tây Nguyên
- Tây sơn
- Tây tạng
- Tedros Adhanom Ghebreyesus
- Test kit Việt Á
- Tệ nạn
- tên lạ
- Tết
- Tết Trồng cây
- Tha hóa xã hội
- Thả thơ Rằm tháng Giêng
- Thạch Quỳ
- Thái Lan
- Thái Anh Văn
- Thái Bá Tân
- Thái Hạo
- Thái Kế Toại
- Thái Lan
- Thái tử đảng
- Tham
- Tham nhũng
- Thảm họa Cộng sản
- Thảm họa môi trường
- Tham nhũng
- Tham nhũng chính sách
- Tham nhũng đấu thầu
- Tham nhũng giáo dục
- Tham nhũng nhiệm kỳ
- Tham nhũng ở Việt Nam
- Tham nhũng quyền lực
- Tham nhũng y tế
- Tham nhũng’
- Thảm sát Bucha
- Thảm sát Gạc Ma
- Tham vọng bá chủ
- Tham vọng quyền lực
- Tham vọng Trung Quốc
- Thành Được
- Thanh Hà
- thanh lọc
- Thành ngữ tục ngữ
- Thanh niên
- Thanh Thảo
- Thành thật
- thành tích dổm
- Thanh toán Nhân dân tệ
- Thanh tra
- thanh trừng
- thanh trừng quân đội Trung Quốc
- Thanh Tùng
- Thành ủy Hà Nội
- Thành viên Liên hợp quốc
- thanhnien
- thao túng chính trị
- Thao túng tiền tệ
- Thăm nuôi tù cải tạo
- Thặng dư thương mại
- Thăng Long
- Thân phận nông dân
- Thân phận dân tộc Việt Nam dưới thời Cộng sản
- Thân phận dân Việt
- Thân phận người Việt
- Thất nghiệp
- thầy giáo
- The Diplomat
- Thẻ đảng
- The Economist
- Thẻ vàng/đỏ thuỷ sản
- theleader.vn
- Thesaigontimes
- thể chế
- Thể chế cận huyết
- Thể chế chính trị
- Thể chế chính trị ở Việt Nam
- Thể chế chính trị Việt Nam
- Thể chế Cộng sản
- Thể chế cộng sản bế tắc
- Thể chế CS
- Thể chế dân chủ
- Thể chế dân chủ và lá phiếu
- Thể chế đảng CS
- Thể chế độc tài
- Thế chế trong buổi mạt vận
- Thể chế và công lý
- Thể chế và đồng tiền
- Thể chế và kinh tế
- Thể chế và lòng dân
- Thể chế và lối thoát
- Thể chế và pháp luật
- Thể chế và phát triển
- Thể chế Việt Nam
- Thế chiến thứ Ba
- Thể dục thể thao
- Thế giới
- Thế giới 2021
- Thế giới 2022
- Thế giới 2023
- Thế giới cảnh giác Trung Cộng
- Thế giới chống Trung Quốc
- Thế giới tẩy chay Tàu Cộng
- Thế giới tẩy chay Trung Quốc
- Thế gới quan tâm tù nhân lương tâm ở Việt Nam
- Thế hệ theo đảng
- thế hệ trẻ
- Thế lực chống lưng
- Thế lực thù địch
- Thề nguyền ở QH
- Thể thao
- Thế vận hội Bắc Kinh
- Thềm lục địa
- thi đua
- Thi tốt nghiệp phổ thông
- Thị trường
- thị trường chứng khoán
- Thị trường kinh tế
- Thị trường tài chính
- Thị Vải
- Thích Chân Quang
- Thích Minh Tuệ
- Thích Nhất Hạnh
- Thích Nhất Hạnh và Nguyễn Ngọc Lan
- Thích Quảng Độ
- Thích Trí Quang
- Thích Trúc Thái Minh
- Thích Tuệ Sĩ
- Thích Tuệ Sỹ
- Thiên An Môn
- Thiện nguyện tài phiệt
- thiên nhiên
- Thiên tai
- thiết chế xã hội
- Thiểu số thức tỉnh
- Thiều Thị Tân
- Thiệu Thiện Ba
- thiếu văn hóa
- Thỉnh nguyện và tiếp nhận
- Thoả thuận ngũ cốc
- thoả ước Thành Đô
- thòa ước Thành Đô
- Thoái Đảng
- Thoái hóa đoàn thể cánh tay của CS
- Thoát Cộng
- Thoát Trung
- thoibao.de
- Thomas Franke
- Thomas Lim
- Thổ Nhĩ Kỳ
- Thông điệp
- Thống nhất đất nước
- Thống nhất và khác biệt
- Thông tin
- Thông tin "dỏm"
- Thông tin giả
- Thông tin vaccine
- Thông tư 19
- Thơ
- thơ ca
- Thơ và hiện thực
- Thơ văn Lý - Trần
- Thời cơ
- Thời đại
- Thời Pháp thuộc
- Thủ đoạn Tàu Cộng
- Thủ đô
- Thủ đô Hà Nội
- Thù hận và viễn kiến
- thu hồi đất
- Thu Quỳnh
- Thu thập DNA
- Thủ Thiêm
- Thủ tục hành chính
- Thủ tướng
- Thục Quyên
- Thục-Quyên
- thuế
- Thuế carbon
- Thuế môi trường
- Thuế quan
- Thuế suất văn hóa
- Thuế tài sản
- Thuế tối thiểu toàn cầu
- thùng nhân
- Thuốc giả
- Thuỷ điện
- thủy điện
- Thủy điện Lan Thương
- Thủy điện Lancang (TQ)
- Thủy điện Luang Prabang
- Thủy điện Mekong
- Thủy điện Mékong
- Thủy điện miền Trung
- Thủy điện miền Trung xả lũ
- Thủy điện thượng nguồn Mékong
- Thủy điện Trung Quốc trên sông Lan Thương
- Thủy điện và môi trường
- Thủy hải sản
- Thụy Linh
- Thuỷ lợi
- Thủy lợi
- Thụy My
- Thuỵ My RFI
- Thúy Nga Paris By Night
- Thủy Tiên
- thuyền nhân
- Thuyết âm mưu
- Thuyết âm mưu virus Vũ Hán
- Thư
- thư bạn đọc
- Thư bày tỏ quan điểm chính trị
- Thư giãn
- Thư giãn Chủ nhật
- Thư giãn CN
- thư giãn cuối tuần
- thư gửi bạn đọc
- Thư ngỏ
- Thư tín
- Thực chất quan hệ Trung - Việt
- Thực dụng Mỹ
- Thực hành dân chủ
- Thức tỉnh ý thức dân chủ trong dân chúng
- thực trạng đất nước
- Thương chiến Mỹ - Trung
- Thương chiến Nỹ - Trung
- Thượng đỉnh Dân chủ
- Thượng đỉnh Trump - Kim
- Thương hiệu
- Thương mại điện tử
- thương mại quốc tế
- Thương mại toàn cầu
- Thương mại Việt - Mỹ
- Thương mại Việt - Trung
- Thương mại Việt Mỹ
- Thưởng thức nghệ thuật
- Tia Sáng
- Tiêm chủng
- tiềm lực
- Tiêm vaccine chống Virus Vũ Hán
- Tiến hóa
- Tiên học lễ hậu học văn
- Tiên hộc lễ
- Tiền lương
- tiến sĩ
- Tiền TQ
- Tiếng dân
- Tiếng nói của Tuổi trẻ
- Tiếng nói của xã hội dân sự
- Tiếng nói phản chiến ở Nga
- Tiếng nói trí thức Việt Kiều góp phần xây dựng đất nước
- Tiếng nói vì dân
- Tiếng thơ tự do
- Tiếng Việt
- Tiết kiệm
- Tiêu hủy tranh
- Tiểu thuyết "1984"
- Tiểu thuyết Chốn Vắng
- tiêu tiền TQ trên đất VN
- Time
- Timothy Snyder
- Timothy Taylor
- Tín chỉ carbon
- tin giả
- Tín ngưỡng
- Tín ngưỡng và mê tín
- Tin tặc
- tin tặc tấn công
- Tin tức
- Tình báo
- Tính chính danh của nhà nước cộng sản
- tính đảng
- Tinh giản bộ máy
- Tình hữu nghị vô sản
- Tình người
- Tình người Cộng sản
- Tinh thần công dân
- Tinh thần quý tộc
- Tình yêu Tổ quốc
- Titan
- TKV
- TM111
- Toà án
- tòa án
- Tòa án CS
- Toà án Hình sự Quốc tế
- Tòa án Quốc tế
- Toà án Việt Nam
- Tòa trọng tài Quốc tế
- toàn cầu hóa
- Toán học
- tố
- Tố Cáo
- Tổ chức nhà nước
- Tổ chức nhân sự
- Tổ chức quần chúng của đảng
- Tổ chức tín dụng
- Tổ chức xã hội dân sự
- Tô Hải
- Tô Huy Rứa
- Tô Lâm
- Tổ quốc
- Tổ quốc và thể chế
- Tô Thuỳ Yên
- Tô Thức
- Tố tụng
- Tô Văn Lai
- Tô Văn Trường
- Tội ác Đồng Tâm
- Tội ác chiến tranh
- Tội ác Đồng Tâm
- Tội phạm công nghệ cao
- Tội phạm tham nhũng
- Tôi phạm VN tại Czech
- tôn giáo
- Tôn giáo và chính quyền
- Tôn giáo và dân tộc
- Tôn Quốc Tường
- Tổng cục 2
- Tổng kết một năm
- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
- Tổng tấn công Mậu Thân 1968
- TP Hồ Chí Minh
- TP Mariupol của UKraine
- TQ bị tẩy chay
- TQ che dấu dịch bệnh
- TQ mua gỗ Thái Bình Dương
- Trà My
- Trả nợ nước ngoài
- tra tấn
- Tra tấn và nhục hình
- Trách nhiệm công dân
- Trách nhiệm Nhà nước
- Trách nhiệm quan chức
- trách nhiệm Trung Quốc
- Trách nhiệm xã hội
- Trái đất
- Trại súc vật
- Trang Bauxite Việt Nam
- Tranh ăn
- tranh chấp ruộng đất
- Tranh cử Tổng thốn Mỹ
- Tranh luận
- Trao đổi ý kiến
- Trào lộng
- tráo trở Tàu Cộng
- Trần Anh Hùng
- Trấn áp bất đồng
- Trấn áp công luận
- Trần Doãn Nho
- Trần Duy Long
- Trần Đại Quang
- Trần Đĩnh
- Trần Đình Thiên
- Trần Đình Triển
- Trần Độ
- Trần Đức Thạch
- Trần Gia Huấn
- Trần Hoài Dương
- Trần Hoài Thư
- Trần Hồng Hà
- Trần Huy Quang
- Trần Huỳnh Duy Thức
- Trần Hữu Dũng
- Trần Khải Thanh Thủy
- Trần Kiên
- Trần Minh Tuấn
- Trần Mộng Tú
- Trần Ngọc Cư
- Trần Ngọc Ninh
- Trần Nhơn
- Trần Nhương
- Trần Quyết Thắng
- Trần Thế Kỷ
- Trần Thị Nga
- Trần Thị Trường
- Trần Thủ Độ
- Trần Trọng Kim
- Trần Trung Đạo
- Trần Văn Chánh
- Trần Văn Phương
- Trần Văn Thọ
- Trần Văn Thủy
- Trần Vũ Hải
- Trần Xuân Bách
- Trật tự thế giới trong Toàn cầu hóa
- Trẻ em
- Trí thức
- Trí thức bất đồng
- Trí thức bên thua cuộc
- Trí thức bỏ đảng
- Trí thức dấn thân
- Trí thức độc lập
- Trí thức gốc Việt
- Trí thức hải ngoại
- Trí thức miền Nam
- Trí thức miền Nam sau 1975
- Trí thức người Việt quốc gia
- Trí thức theo đảng
- Trí thức tinh hoa
- Trí thức trong thể chế CS
- Trí thức trong xã hội cộng sản
- Trí thức và hiện tình đất nước
- Trí thức và thể chế
- Trí thức và thời cuộc
- Trí thức và văn hóa
- Trí thức Việt Nam
- Trí thức yêu nước
- Trí tuệ nhân tạo
- Trí tuệ nhân tạo trong công nghệ truyền thông
- Triển lãm tranh gò đồng Phạm Xuân Trường
- Triển lãm tranh khắc đồng của PXT
- Triển lãm tranh khắc đồng PXT
- Triển vọng Sài Gòn sau đại dịch
- Triều Tiên
- Trịnh Bá Khiêm
- Trịnh Bá Phương
- Trịnh Bá Tư
- Trình Bội Minh
- Trịnh Khải Nguyên-Chương
- Trịnh Thị Thảo
- Trịnh Vĩnh Bình
- Trịnh Xuân Thanh
- trò hề bầu cử
- Trọng dụng người tài
- Trọng Thanh
- Trọng Thành
- trốn chạy cộng sản
- Trồng cần sa xứ người
- Trồng rừng
- Trợ giá
- Trơ trẽn Tàu Cộng
- Trúc Linh
- Trục ma quỷ mới
- Trúc Phương
- Trúc Thích Thái Minh
- Trump và Biden
- Trumpism
- Trung - Mỹ
- Trung Cộng
- Trung Cộng & mưu mô bành trướng
- Trung Cộng phát triển thần kỳ
- Trung Đông
- Trung Hoa mộng
- Trung lập
- Trung Quốc
- Trung Quốc - Campuchia
- Trung Quốc - Hoa Kỳ
- Trung Quốc bành trướng
- Trung Quốc cướp đảo
- Trung Quốc đuổi theo Mỹ
- Trung quốc thao túng
- Trung Quốc và dự án Vành đai và Con đường
- Trung Quốc và Đông Nam Á
- Trung Quốc và phần còn lại của thế giới
- Trung Quốc xâm chiếm Gạc Ma
- Trung Quốc xâm nhập biên giới
- Trung Quốc xâm nhập trái phép
- trung với Đảng
- Truy nguồn virus Vũ Hán
- Truyện chưởng
- truyền hình
- Truyện Kiều
- truyền thông
- Truyền thông bẩn
- Truyền thông cộng sản
- Truyền thông CS
- Truyền thông định hướng
- truyền thông mạng
- Truyền thông nhà nước
- Truyền thông ở Việt Nam
- Truyền thông quốc gia và sự trục lợi
- Truyền thông số
- Truyền thông về cứu trợ bão lụt
- Truyên truyền CS
- Trực cảm chính nghĩa
- Trưng cầu dân ý
- Trưng cầu dân ý sáp nhập lãnh thổ Ukraine vào Nga
- Trừng phạt kinh tế
- Trương Duy Nhất
- Trường hợp Thụy Điển
- Trương Mỹ Lan
- Trường Sa
- Trương Tấn Sang
- Trương Thị Mai
- Trương Tuần
- Trương Văn Dũng
- Trường viết văn Nguyễn Du
- Trương Vĩnh Ký
- TS Nguyễn Văn Tuấn
- TT Biden
- Tu hành
- Tù ngục và tự do
- Tù nhân lương tâm
- tù nhân chính trị
- tù nhân lương tâm
- Tù nhân lương tâm dưới chế độ Cộng sản
- Tù nhân tâm thần
- Tù nhân trong đại dịch
- Tu thật tu giả
- Tu thật và tu giả
- Tuấn Khanh
- Tuệ Sỹ
- Tuổi trẻ
- Tuổi trẻ thức tỉnh
- Tuổi trẻ Việt Nam
- Tuyên bố
- Tuyên bố chung Hoa Kỳ - Phillippines
- Tuyến cáp biển
- Tuyên giáo
- Tuyên ngôn cộng sản
- Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
- Tuyên truyền
- Tuyên truyền Cộng sản
- Tuyên truyền xã hội chủ nghĩa
- Tuyệt chủng
- Tuyệt thực
- Tự do ngôn luận
- Tự tử
- tư bản đỏ
- Tư bản thân hữu
- Tự bào chữa
- Tư cách lãnh đạo
- từ chức
- Từ chức và cách chức
- Tự do
- Tự do báo chí
- Tự do cá nhân
- Tự do chính kiến
- Tự do dân chủ
- Tự do học thuật
- Tự do lập hội
- tự do ngôn luận
- Tự do sáng tác
- Tự do sáng tạo
- tự do thông tin
- Tự do tín ngưỡng
- tự do tôn giáo
- Tự do tư tưởng
- Tự do và giới hạn
- Tự do và nô lệ
- Tự do và phản biện
- Tự do yêu nước
- Tư duy CS
- Tư duy quan chức
- Tử Đinh Hương
- Tự giải cứu bằng xe máy và đi bộ
- Tự hào
- Tư liệu
- Tự lực văn đoàn
- Tư pháp
- Tư pháp CS
- Tự sát ở đồn công an
- Từ thiện
- Từ Thức
- tự tôn dân tộc
- Tứ trụ
- Tứ trụ phát ngôn
- Tử tù
- Tử tù Đặng Văn Hién
- Tử tù Hồ Duy Hải
- Tử tù Lê Văn Mạnh
- Tự tử
- Tư tưởng cộng sản
- Tư tưởng Phan Châu Trinh
- Tự ứng cử
- Tử vong vì covid-19
- Tường An
- Tường biên giới
- Tượng đài
- Tượng đài Trần Hưng đạo
- Tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo
- Tương lai dân tộc
- Tướng lĩnh CS
- Tưởng niệm
- Tương quan chiến lược Mỹ - Trung
- Tương quan so sánh Ukraine - Việt Nam
- Tượng Trần Hưng Đạo
- Tỵ nạn giáo dục
- Tỷ phú Charles ‘Chuck’ Feeney
- Úc
- Úc Châu
- Úc-Trung Quốc
- Ukraine
- Ukraine - EU
- Ukraine - Hoa Kỳ
- Ukraine - NATO
- Ukraine chống Nga xâm lược
- Ukraine chống tham nhũng
- Ukraine chống xâm lược
- Ukraine chống xâm lược Nga
- Ukraine và Biển Đông
- Umeda Kunio
- UNCLOS
- Ủng hộ Putin
- Ủng hộ Ukraine
- Ủng hộ Ukraine chống Putin cướp nước diệt chủng
- UNWGAD
- usvietnam.uoregon.edu
- Ủy ban Âu châu
- Uỷ ban Bảo vệ Ký giả
- Ứng cử vào Hội đồng Bao an LHQ
- Ứng xử
- Ước vọng năm mới
- Vaccine chống coronavirus
- Vaccine chống Covid-19
- Vaccine chống Covid-19 của Trung Cộng
- Vaccine chống covid-19 của Trung Quốc
- Vaccine chống Covid-19 của Việt Nam
- Vaccine chống Virus Vũ Hán
- Vaccine chống virus Vũ Hán của VN
- Vaccine chống virus Vũ Hán đến VN
- Vaccine chống virus Vũ Hán ở VN
- Vaccine chống Vrus Vũ Hán
- Vaccine Tàu Cộng
- Vaccine Trung Cộng
- Vaccine Trung Quốc
- Vaccine Trung Quốc chống virus Vũ Hán
- Vaccine Trung Quốc ở Việt Nam
- Vaccine Việt Nam
- Vai trò cá nhân trong lịch sử
- Vai trò của Mỹ với thế giới
- Vai trò của Mỹ hậu Trump
- Vai trò Hoa Kỳ ở Châu Á Thái Bình Dương
- Vai trò người đứng đầu nhà nước trong đại dịch
- Vai trò nhà nước đối phó đại dịch covid-19
- Vai trò trí thức trong thể chế
- Vãn hóa
- Van Nguyen
- Vạn Thịnh Phát
- Vàng trong nền kinh tế
- Vành đai và Con đường
- Vào đời
- VASFCESR
- văn chương "cách mạng"
- Văn chương miền Nam Việt Nam
- Văn chương và quyền lực
- Văn đoàn độc lập
- Văn Giang
- văn hoá
- Văn hóa
- Văn hóa bạo lực
- Văn hóa công chức
- Văn hóa cộng sản
- Văn hoá của quan chức Việt Nam
- Văn hoá đọc
- Văn hóa Hán
- Văn hóa lối sống
- Văn hóa miền Nam
- Văn hóa Phật giáo
- Văn hóa quan chức
- Văn hóa súng
- Văn hoá suy mạt
- Văn hoá tâm linh
- Văn hóa tên đường
- Văn hóa ứng xử
- Văn hoá và chính trị
- Văn hoá xã hội
- Văn hóa xã hội
- Văn học
- Văn học đương đại Trung Quốc
- Văn học hải ngoại
- Văn học miền Nam 1954-1975
- Văn học nghệ thuật
- Văn học nghệ thuật bao cấp
- Văn học nghệ thuật Chủ nhật
- Văn học nghệ thuật XHCN
- Văn học nữ giới
- Văn học phản tỉnh
- Văn học thời đổi mới
- Văn học và hiện thực
- văn học Việt Nam
- Văn kiện Đảng
- văn minh sông Hồng
- Văn nghệ
- Văn nghệ phục vụ chính trị
- Văn nghệ sĩ miền Bắc
- Văn nghệ sĩ miền Nam trước 1975
- Văn nghệ XHCN
- Văn Việt
- Vận chuyển hàng hoá quốc tế
- Vấn đề nhập cư
- vân đồn
- Vận mệnh Đảng Cộng sản Việt Nam
- Vận mệnh tương đồng
- Vấn nạn giáo dục khó gỡ
- Vấn nạn TPHCM
- Vấn nạn tượng đài
- Vận nước
- Vân Phạm
- Vật lý học
- Vedan
- Venezuela
- Về nước đầu tư
- VFA
- vì dân
- Vị trí của Hoa Kỳ trong thế giới tự do dân chủ hiện nay
- Vị trí Hoa Kỳ
- Vị trí xã hội
- Vị Xuyên
- Vietbao
- Vietnam Weekly
- viettel
- Viettimes
- Việc làm
- Viên chức
- Viên Đăng Huy
- Viện Khổng Tử
- Viện NA
- Viện trợ An ninh Chính thức OSA
- Viện trợ Ukraine
- Viếng tang
- Việt - Mỹ
- Việt - Mỹ dưới thời Biden
- Việt - Trung
- Việt - Trung - Đài
- Việt - Trung: Môi hở răng lạnh
- Việt Á
- Việt Cộng và Trung Cộng
- Việt Khang
- Việt kiều
- Việt Kiều về xây dựng đất nước
- Việt Minh
- Việt Nam
- Việt Nam - EU
- Việt Nam - Hoa Kỳ
- Việt Nam - Liên Xô
- Việt Nam - Ukraine
- Việt Nam - Vatican
- Việt Nam 2018
- Việt Nam 2019
- Việt Nam 2023
- Việt Nam bắt cóc người tại Đức
- Việt Nam chống dịch covid-19
- Việt Nam Cộng hòa
- Việt Nam Đổi mới sáng tạo
- Việt Nam là bãi rác của thế giới
- Việt Nam năm Quý Mão
- Việt Nam Quốc dân đảng
- Việt Nam thời báo
- Việt Nam trên bàn cờ thế giới hiện tại
- Việt Nam trong ASEAN
- Việt Nam trong Liên Hợp Quốc
- Việt Nam trong quan hệ chiến lược của Mỹ và Anh
- Việt Nam trong thế đối đầu Trung - Mỹ
- Việt Nam và 3 cường quốc
- Việt Nam và AUKUS
- Việt Nam và Virus Covid-19
- Việt Nam xã hội hóa mua vaccine
- Việt Phương
- Viết sử
- Viktor Orban
- Vin group
- Vinashin
- Vinfast
- Vingroup
- Virus Vũ Hán
- virus nhân tạo
- Virus Tàu Cộng
- Virus Trung Quốc
- Virus Trung Quốc và CS Việt Nam
- Virus Trung Quốc và người nghèo
- Virus Trung Quốc và Việt Nam
- Virus Vũ Hán
- Virus Vũ Hán và ĐCSTQ
- Virus Vũ Hán và Việt Nam
- VN cấm lãnh đạo tổ chức nhân quyền nhập cảnh
- VN chống dịch Virus Vũ Hán
- VN chống Virus Vũ Hán
- VN trong quan hệ đại cường
- VN và ASEAN giữa đại dịch và Biển Đông
- VN-Ukraine
- VNexpress
- VNTB
- Võ An Đôn
- Võ Duy Nghi
- Võ Hồng Phúc
- Võ Kim Cự
- Võ Nguyên Giáp
- Võ Thị Hải Minh
- Võ Tòng Xuân
- Võ Văn Kiệt
- Võ Văn Quản
- Võ Văn Tạo
- Võ Văn Thưởng
- Võ Xuân Sơn
- VOA
- Volodymyr Zelenskiy
- Volodymyr Zelenskyi
- Vô danh
- Vốn hỗ trợ doanh nghiệp
- vỡ nợ
- Vỡ nợ nước ngoài
- Vỡ trận Covid
- Vụ án "xét lại chống đảng"
- Vụ án Chất độc Da cam
- Vụ án Chuyến bay giải cứu
- Vụ án cô Lê Thi Dung
- Vụ án Đồng Tâm
- Vụ án Hàn Đức Long
- Vụ án Hồ Duy Hải
- Vụ án Lê Thị Dung
- Vụ án Lưu Bình Nhưỡng
- Vụ án Năm Cam
- Vụ án Nguyễn Văn Chưởng
- Vụ án Vạn Thịnh Phát
- Vụ án xét lại chống đảng
- Vụ AVG
- Vũ Cao Đàm
- Vu cáo học thuật
- Vũ Đình Huỳnh
- Vũ Đức Đam
- Vũ Đức Khanh
- Vũ Huy Hoàng
- vũ khí
- vũ khí hạt nhân
- Vũ khí sinh học
- Vũ Khoan
- Vu khống chữ nghĩa
- Vụ kiện chất độc da cam
- Vụ kiện chất độc da cam tại Pháp
- Vụ kiện Formosa
- Vụ kiện Trung Quốc về Biển Đông của Philippines lên Tòa án quốc tế
- Vũ Kim Hạnh
- Vũ Ngọc Bảo
- Vũ Ngọc Chi
- Vũ Ngọc Hoàng
- Vũ Ngọc Tiến
- Vũ Quốc Thúc
- Vũ Thành An
- Vụ Thiền Am
- Vũ Thư Hiên
- Vụ Trịnh Xuân Thanh
- Vũ Tường
- Vụ Việt Á
- Vua cờ Kasparov
- Vua Lê Chúa Trịnh
- Vũng Áng
- Vùng cấm bay
- Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)
- Vùng EEZ
- Vùng miền
- Vườn quốc gia Cát Tiên
- Vườn rau Lộc Hưng
- Vương Trí Nhàn
- Vượt biên
- Vượt biên tìm đường sống
- Vượt biên trái phép
- Vượt biên trái phép sang VN
- Wall Street Journal
- Walter Russell Mead
- Wang Jisi
- War On The Rocks
- WHO
- Will Nguyễn
- William Pesek
- William Winberg
- WJP
- World Bank
- World cup
- WTO
- Xã hội dân sự
- Xã Hội
- Xã hội chủ nghĩa
- Xã hội công dân
- Xã hội cộng sản
- Xã hội dân chủ
- xã hội dân sự
- Xã hội dân sự đang lớn mạnh
- Xã hội đen
- Xã hội Mỹ
- Xã hội tha hóa
- Xã hội toàn trị
- Xã hội Trung Quốc
- Xã hội tự do
- Xả lũ
- Xăng dầu
- Xâm lược kinh tế
- Xâm lược mềm
- Xâm lược mềm của Tàu Cộng
- Xâm phạm quyền riêng tư
- Xây dựng Chủ nghĩa xã hội
- Xây cầu
- xây dựng
- Xây dựng luật
- Xe tự lái
- Xét nghiệm covid-19
- Xét nghiệm đại trà
- XHCN
- XHDS
- Xoay trục sang châu Á
- Xô viết
- Xu hướng thoát Trung
- Xuân Duy
- Xuất bản sách
- Xuất khẩu
- Xuất khẩu chính ngạch sang TQ
- Xuất khẩu cửa khẩu phía Bắc
- Xuất khẩu gạo
- Xuất khẩu lao động
- Xuất khẩu nông sản sang TQ
- xung đột
- Xung đột ở dải Gaza
- Xung đột Trung Đông
- Xung đột Ukraine
- Xử án
- Xử lý môi trường
- Xưng hô
- Ý dân
- Y đức
- Ý kiến
- Y tế
- Y tế chống đại dịch virus Vũ Hán
- Y tế Nhà tù
- Y tế Việt Nam
- Ý thức hệ
- Ý thức pháp luật
- Yeltsin
- Yến Năng
- Yêu cầu Tập Cận Bình từ chức
- yêu nước
- Yêu sách
- Yêu sách 8 điểm năm 2019
- Yêu Trump và ghét Trump
- Zachary Abuza
- Zack Cooper
- Zaluzhnyi
- Zelenska
- Zelenskiy
- Zelenskyi
- Zero-Covid
- Zhao Jianwei
- ���Giáo Dục�
- ���Pháp Luật�
- ���Sử Liệu�