Hillary Clinton thay đổi chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc

Ngoại trưởng quay 180 độ đối với Bắc Kinh

Gordon G. Chang/New Asia

Hôm thứ Sáu, Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton tuyên bố rằng giải pháp hòa bình trong việc cạnh tranh đòi chủ quyền trên Biển Đông là sự “quan tâm quốc gia” của Hoa Kỳ. “Hoa Kỳ hỗ trợ quá trình hợp tác ngoại giao của tất cả các nước tranh chấp trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ khác nhau mà không cần cưỡng chế”, bà nói tại Hà Nội trong một cuộc họp an ninh khu vực tại Diễn đàn khu vực ASEAN: “Chúng tôi phản đối việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ nước tranh chấp nào”.

Bắc Kinh đã phản ứng ngay. Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì mô tả ý kiến của bà Clinton là “một cuộc tấn công vào Trung Quốc”, và trong một ý nghĩa nào đó, ông ấy đúng. Trung Quốc đã tuyên bố một cách chính thức rằng tất cả vùng biển là của riêng của họ. Làm như thế, Bắc Kinh nói rằng họ có chủ quyền đối với thềm lục địa của Việt Nam, Brunei, Malaysia, Indonesia, Đài Loan và Việt Nam. Hầu hết các tuyên bố của Trung Quốc là vô căn cứ, và một số [tuyên bố] là lố bịch. Đó có lẽ là lý do tại sao Trung Quốc đã phải sử dụng đến bạo lực để giật lấy các hòn đảo và đảo nhỏ từ những nước đòi chủ quyền khác. Trung Quốc chiếm giữ phía Tây quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam vào năm 1974 và Đá Vành Khăn từ Philippines vào năm 1995.

Bắc Kinh đã chọn cách tiếp cận mềm mỏng hơn bằng cách ký vào một Quy tắc ứng xử đa quốc gia năm 2002. Các nỗ lực gần đây của Trung Quốc được xem như thành công trong việc giành quyền kiểm soát bằng cách ngăn cản các nước đòi chủ quyền khác tập họp thành một nhóm với nhau. Một cách thâm độc, Trung Quốc duy trì chính sách chỉ tham gia đàm phán song phương để có thể sử dụng sức mạnh của họ nhằm đạt được lợi thế tối đa.

Tuy nhiên, dù sao Trung Quốc đã gặp phải sự phản kháng từ các quốc gia trong khu vực – đặc biệt là Việt Nam – cho nên họ đã thay đổi chiến thuật trong thời gian gần đây. Khi ông Jeffrey Bader, viên chức hàng đầu châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia [Hoa Kỳ], và ông James Steinberg, Phó Ngoại trưởng, đã đến Bắc Kinh hồi tháng 3, các viên chức Trung Quốc lần đầu tiên nói [với hai viên chức Hoa Kỳ] rằng Biển Đông là một trong những “lợi ích cốt lõi” của đất nước họ và rằng họ sẽ không cho phép sự can thiệp của người Mỹ ở đó.

Bắc Kinh cố gắng tô vẻ các lời nói của bà Clinton là chính Hoa Kỳ xen vào khu vực này, nhưng điều đó không thể đi xa hơn nữa từ sự thật. Cho đến nay, Washington hầu như mù tịt về những nỗ lực của Trung Quốc để biến Biển Đông thành “cái hồ của Trung Quốc”. Hoa Kỳ đã bỏ qua sự chiếm đoạt lãnh thổ của Bắc Kinh và thậm chí đã làm rất ít để bảo vệ ExxonMobil khi năm 2008, Trung Quốc đã hăm dọa Công ty này tham gia một hợp đồng thăm dò dầu khí ở Biển Đông với Công ty năng lượng của Chính phủ Việt Nam, PetroVietnam. Ở khu vực lân cận, hầu như Hoa Kỳ đã không làm gì để ngăn chặn hải quân Trung Quốc quấy rối tàu chiến Nhật Bản, như họ đã làm gần đây nhất hồi tháng 4, và ngăn chặn tàu ngầm Trung Quốc thường xuyên vi phạm vùng biển Nhật Bản, mà họ đã và đang làm trong thập kỷ này.

Tóm lại, Mỹ có vẻ như đã thừa nhận nhu cầu của Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông. Bắc Kinh đã quá liều lĩnh trong những tháng gần đây, tuy nhiên các quốc gia trong khu vực đang tìm cách chống lại Trung Quốc. Mặc dù tất cả các nước cùng nhau tìm kiếm sự an toàn, vả lại không nước nào muốn làm Bắc Kinh bực mình bằng cách dẫn đầu ở phía trước.

Trong một cuộc họp giữa các thành viên ASEAN và ông Dương Khiết Trì trước khi bà Clinton đến Hà Nội, chỉ có Philippines sẵn sàng nêu lên vấn đề Biển Đông. Có tin đồn rằng bà Clinton sẽ có lập trường cứng rắn, tuy nhiên, 11 người (tức đại diện cho 11 nước) tham gia đã ra tuyên bố về vấn đề này. Không có gì lạ khi Trung Quốc cảm thấy họ đã bị phục kích tại thủ đô Việt Nam. Liệu đó có là một cái bẫy hay không, bà Clinton, trong giờ phút đẹp nhất của mình với tư cách Ngoại trưởng, đã lãnh đạo ở Đông Nam Á.

Và ở Bắc Á cũng vậy. Học thuyết Clinton – Có quá sớm để gọi như thế chăng? – Cũng sẽ trấn an Nhật Bản và Nam Hàn, hai đồng minh quân sự chính thức của Hoa Kỳ, rằng Washington ở châu Á và sẽ ở lại.

Cho đến nay, cả hai quốc gia đang lưỡng lự khi có vẻ như Tổng thống Obama sẽ đi theo cách tồi tệ nhất về các chính sách “cam kết” của người tiền nhiệm của ông. Đặc biệt nguy hiểm là tại Hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh hồi tháng 11, dường như ông đã xác nhận – với Trung Quốc cũng như những nước khác – rằng Trung Quốc giờ đây mạnh hơn Hoa Kỳ. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà giới chức Trung Quốc thể hiện sự kiêu ngạo mới chỉ vài tuần sau Hội nghị thượng đỉnh, ăn mừng bắt đầu với Hội nghị biến đổi khí hậu Copenhagen hồi đầu tháng 12.

Cho đến nay, Mỹ đã miễn cưỡng đối đầu với Trung Quốc như thể họ chờ đợi Bắc Kinh đảm nhận vai trò kiến thiết như một cường quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc diễn giải niềm hy vọng và sự kiên nhẫn của Washington như bằng chứng về sự yếu kém của Mỹ. Nhưng chỉ trong vài câu ngắn gọn hôm thứ Sáu, bà Clinton đã thay đổi nhận thức đó, cả trong lẫn ngoài Trung Quốc.

Tuyên bố về Biển Đông của bà được gọi là “một bước ngoặt” và một “điểm mấu chốt”. Đó là, và nó có thể kết thúc vào thời điểm bà chuyển hướng không chỉ chính sách Trung Quốc của Mỹ mà còn chính sách của Trung Quốc đối với các quốc gia trong khu vực.

Sự tiến lên phía trước mà không bị trở ngại của Bắc Kinh để thống trị toàn cầu vừa gặp phải sự kháng cự. Cuối cùng thì họ cũng đã kháng cự (*).

G. Gordon Chang là tác giả quyển sách The Coming Collapse of China. Ông phụ trách mục bình luận hàng tuần cho tạp chí Forbes.

---------

(*) And it’s about time: nghĩa là, they finally did. They should do this before but they didn’t; and they do it now. Tức là: cuối cùng thì họ đã làm. Đáng lẽ họ nên thực hiện điều đó trước đây nhưng họ đã không làm và bây giờ thì họ thực hiện.

Ngọc Thu dịch

Dịch từ: FORBES

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn