CHƯƠNG TRÌNH THÁCH ĐỐ/CỘNG HƯỞNG NĂM THỨ 5 (2015-2016) của Quỹ Khuyến Học Việt Mỹ (VASF) Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập (CESR)

Email: dlp.vasfcesr@gmail.com; cesr.trustee1@yahoo.com

Lời giới thiệu của BVN

Bauxite Việt Nam hân hạnh giới thiệu công việc thầm lặng của ông Phùng Liên Đoàn suốt 50 năm giúp các công tác xã hội Việt Nam. Đi học tại Mỹ từ năm 1958, ông Đoàn đã làm việc với các hội sinh viên giúp đồng bào nghèo. Đi làm tại Việt Nam và Mỹ từ năm 1964, ông Đoàn luôn luôn chắt chiu tiền lương để làm các việc từ thiện, đặc biệt cho người Việt Nam, nhưng tránh chính trị vì biết rằng chính trị Việt Nam rất rắc rối, không có luật lệ như tại các nước đã có truyền thống tự do dân chủ từ nhiều năm. Sau khi lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ về ngành an toàn điện hạt nhân tại trường hàng đầu thế giới là Massachusetts Institute of Technology, ông Đoàn đã làm việc 10 năm với các tổ chức nghiên cứu hoặc doanh nghiệp xây nhà máy điện hạt nhân, xen vai thích cánh với đồng nghiệp từ các nước Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc từ khi các nước này chưa có một nhà máy điện hạt nhân nào. Từ năm 1983 tới khi về hưu năm 2013, ông Đoàn là Tổng Giám Đốc một công ty tư vấn về nguyên tử và môi trường, đã cạnh tranh và có giao kèo làm việc với hầu hết các trung tâm nguyên tử của Mỹ. Trong suốt thời gian này, ông Đoàn đã dành dụm tiền lương và tiền lời để lập nên ba quỹ thiện nguyện giúp người Việt Nam. Đó là Quỹ Khuyến Học Việt Mỹ (Vietnamese American Scholarhip Fund—VASF), Quỹ Khuyến Khích Tự Lập (Fund for the Encouragement of Self-Reliance—FESR) và Viện Việt Nam Tương Lai (IVNF). Vì là quỹ tư và ít tiền, ông Đoàn đã không lập Trang Mạng, nhưng thầm lặng dùng các quỹ này để khuyến khích sinh viên, học giả, và các hoạt động dân sự giúp người nghèo dưới hình thức Thách Đố - Cộng Hưởng.

Từ năm 2009, ông Đoàn đã đóng góp một số ý kiến về điện hạt nhân Việt Nam đăng trên trang Bauxite Việt Nam và các blog khác. Nói chung, ông Đoàn khuyến cáo Việt Nam không nên xây điện hạt nhân trong lúc này, không phải vì chúng không an toàn, mà vì Việt Nam chưa có nhân sự và văn hóa an toàn; vì nhà máy điện hạt nhân rất đắt tiền nhưng rất dễ có sự cố làm mất hết tiền đầu tư hoặc nằm chết không tạo điện. Nếu ta còn muốn làm điện hạt nhân thì ông Đoàn khuyến cáo ta nên cộng tác với các nước tân tiến xây nhà máy điện hạt nhân nhỏ, nổi, vừa hợp với nhu cầu từng địa phương, vừa có việc làm cho nhiều chục ngàn nhân công xây bè cho các nhà máy này xuất khẩu qua các nước có nhiều bờ biển và hay có động đất. Các khuyến cáo của ông Đoàn hầu như rơi vào lỗ đen, không hề có phản hồi từ chính phủ cũng như từ các doanh nghiệp muốn làm điện tại Việt Nam.

Ông Đoàn ủng hộ các hoạt động dân sự nâng cao dân trí, quan trí; viễn kiến trong sáng dựa theo kinh nghiệm thế giới thay vì “kiểu Việt Nam”và lòng tự trọng, tự tin, đoàn kết, lá lành đùm lá rách của người Việt Nam. Chúng tôi xin giới thiệu “Chương Trình Thách Đố-Cộng Hưởng của VASF-CESR – Năm thứ 5” – chương trình thách đố-cộng hưởng các tổ chức dân sự không chính trị làm nhiều hơn, tốt hơn cho người Việt Nam. Và đính kèm là hai bài viết/sưu tầm của ông Phùng Liên Đoàn: (1) Thế Nào Là Hạnh Phúc – khuyến khích người Việt Nam tìm hiểu và xây dựng hạnh phúc mà khẩu hiệu “Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc” đã được lặp đi lặp lại cả tỉ tỉ lần; (2) Hạnh Phúc Trên Thế Giới – cần học hỏi chương trình hạnh phúc của Liên Hiệp Quốc thay vì sáng chế kiểu Việt Nam không giống ai.

Bauxite Việt Nam

Ngày 30 tháng 8, 2015

Kính Gửi:

Thành Viên trong mạng các tổ chức Phi Chính Phủ Việt tại Mỹ (VANGO Network)

Các hội thiện nguyện Phi Chính Phủ hướng về Việt Nam (NGOs)

Các tổ chức thiện nguyện trong nước Việt Nam

Cá nhân hoặc nhóm người đang giúp đỡ người Việt trong hoặc ngoài nước.

Thưa quí vị:

VASF và CESR kính gửi tới quí vị tin tức sau.

Thách Đố/Cộng Hưởng năm thứ 5 (2015-2016) của VASFCESR

Quỹ Khuyến Học Việt Mỹ (VASF-Vietnamese American Scholarship Fund) và Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập (CESR- Center for the Encouragement of Self-Reliance) là hai tổ chức nhỏ do một gia đình người Mỹ gốc Việt quyết tâm dùng tiền để dành của mình giúp xã hội dân sự và người Việt kém may mắn. Vì tiền bạc ít và người cũng ít, phương pháp chúng tôi sử dụng là thách đố/cộng hưởng.

Đây là năm thứ năm chúng tôi làm việc này. VASFCESR sẽ đóng góp từ 1 đến 10 ngàn USD với các công tác dân sự thiện nguyện hoặc giúp người Việt kém may mắn có thêm phương tiện chống đỡ các khó khăn của đời sống. Tiền này sẽ được gửi trước ngày 31 tháng 12 năm 2015 tới các đơn nhận thách đố và được đồng ý cộng hưởng.

Điều Kiện Tham Dự

Các đơn nhận thách đố/cộng hưởng phải hội đủ các điều kiện sau:

1. Là một tổ chức hoặc công tác phi chính phủ hoặc không bị chi phối bởi cán bộ của chính phủ.

2. Đã giúp cộng đồng dân sự hoặc người Việt kém may mắn trong nước hoặc ngoài nước được hơn một năm với chứng từ rõ ràng về tài chánh và kết quả.

3. Có thể đóng góp theo tỉ lệ chí ít là 1:1 bằng tiền “mới” hoặc đóng góp “mới”. Mới có nghĩa là “nhiều hơn năm 2015” về tiền và công sức. Nếu là công sức thì phải tính ra tiền mặt một cách hợp hoàn cảnh, hợp lý.

4. Sẽ không dùng tiền của VASFCESR trả lương bổng hoặc phí tổn văn phòng. Nhưng phí tổn đặc thù cho chương trình có VASFCESR thách đố thì được phép.

5. Nộp hồ sơ qua điện thư trước ngày 15 tháng 10 năm 2015, giờ 24:00 (giờ California). Đơn gửi trễ ngày giờ thì sẽ không được cứu xét.

Ai có thể nhận “thách đố/cộng hưởng”?

1. Cá nhân hoặc một nhóm người, trong nước hoặc ngoài nước, không phải là do chính phủ lập ra, đã hoặc đang giúp cho xã hội dân sự hoặc người Việt có nhu cầu để họ có thể tự lập.

2. Công tác giúp người Việt thực hiện phần nào bảy yếu tố an ninh con người do Liên Hiệp Quốc quảng bá mà VASFCESR gọi là yếu tố hạnh phúc. Bảy yếu tố này là: an ninh thực phẩm, an ninh sức khỏe, an ninh kinh tế (học vấn, việc làm), an ninh cá nhân, an ninh cộng đồng, an ninh môi trường và an ninh cơ chế.

Ai không thể nhận sự đóng góp này?

1. Người hoặc cơ quan do chính phủ lập ra hoặc bị quan chức chi phối.

2. Người hoặc cơ quan làm chính trị hoặc được hiểu bởi chúng tôi là có màu sắc chính trị. (Tuy nhiên, chúng tôi công nhận ai cũng có quyền cổ vũ cho quyền con người.)

3. Người hoặc cơ quan đã không thực hiện đúng những cam kết với chúng tôi trong những năm trước (2012, 2013, 2014, hoặc 2015).

Làm Đơn

Phụ bản A là một mẫu dàn bài cho đơn. Đơn không dài quá 12 trang, khổ chữ lớn hơn chuẩn 10 (font > 10); các hàng cách nhau hơn 1.5 dòng (line spacing >1.5) và phải diễn tả các đề mục theo thứ tự sau:

1. Hội đủ các điều kiện

· Là tổ chức hay công tác dân sự tự nguyện, không bị chi phối bởi bất cứ thế lực bên ngoài nào;

· Đã và đang giúp xã hội dân sự hoặc người Việt có nhu cầu với chứng từ rõ ràng;

· Có thể làm “nhiều hơn” trong năm 2016 bằng phương pháp đóng góp công của nhiều hơn năm 2015, và đạt tỉ lệ chí ít là 1:1 giữa tiền VASFCESR đóng góp và quyên góp của tổ chức. VASFCESR bằng lòng để quí vị dùng thách đố này để quảng cáo quyên góp từ các nguồn riêng của quí vị;

· Không làm chính trị (nhưng chúng tôi công nhận ai cũng có quyền bảo vệ quyền con người);

· Đơn và các dữ kiện phải được duyệt xét và chứng nhận bởi hai nhân sĩ đã biết nhiều về hoạt động của tổ chức. Hai nhân sĩ này phải có tiểu sử đáng kính trong cộng đồng và không phải là quan chức.

2. Diễn tả tổ chức và hoạt động

Xin diễn tả tổ chức và chương trình cho rõ ràng. Xin đừng gửi các tài liệu viết sẵn, in sẵn. Xin viết mới cho hợp với chương trình “thách đố/cộng hưởng” này. Xin liệt kê địa chỉ của trụ sở và tên các người chủ chốt các chương trình, cùng là thành quả đã tạo được. Các tài liệu in sẵn chỉ có thể liệt vào một phụ bản không dài quá 10 trang dùng bất cứ font nào (và chúng tôi dành quyền không đọc). Nếu viết dài quá hoặc gửi tài liệu quá nhiều và bừa bãi, thì có thể bị coi là “lạc đề” và không tôn trọng thì giờ của người duyệt đơn đang cống hiến thì giờ của mình một cách thiện nguyện.

3. Liên hệ với chương trình VASFCESR trong những năm qua

Nếu quí vị được VASFCESR đóng góp trong các năm qua (2012, 2013, 2014 hoặc 2015), xin diễn tả đã hứa gì và làm gì theo lời hứa và làm gì theo lời yêu cầu của VASFCESR. Đơn sẽ bị loại nếu thiếu phần này, trừ phi quí vị chưa bao giờ được nhận thách đố/cộng hưởng của VASFCESR.

4. Diễn tả quí vị cần có đóng góp bao nhiêu trong năm 2016

· Diễn tả chương trình sẽ làm gì tốt hơn nếu có thêm sự đóng góp của VASFCESR.

· Diễn tả giúp người có nhu cầu cách nào cho có hiệu quả và còn khuyến khích họ tự lập và bảo trọng quyền con người.

· Diễn tả làm thế nào quí vị có thể cộng hưởng thách đố theo tỉ lệ 1:1, hoặc 1:2, hoặc 1:10 như có hội đã làm.

· Diễn tả phương pháp gây quỹ để đạt được mục đích trên. Có thêm công sức cũng là có cộng hưởng, nhưng công sức phải qui ra tiền một cách rõ ràng, hợp với hoàn cảnh địa phương, hợp lý trong công tác làm việc nhân đạo. Đơn sẽ bị bác nếu thấy có hiện tượng không rành mạch, không đúng thực tế, không thành thật.

· Phải bao gồm một trang kế toán về tiền bạc và dự tính ngân sách gồm ba cột cho các năm 2014, 2015 và dự tính cho năm 2016. (Xem mẫu trong phụ lục A.)

· Diễn tả ai là người kiểm tra tiền bạc. Cần phải diễn tả hiểu biết và kinh nghiệm của việc giám sát. Cần phải rõ ràng về quyền hạn của người này là có quyền soi mói vào việc dùng tiền và kết quả thu lượm được qua mỗi lần tiêu tiền.

5. Hai (2) thư xác nhận

Phải có thư ngắn gọn của hai nhân sĩ đáng kính xác nhận là (a) đã quen biết người nộp đơn, tổ chức và chương trình giúp đồng bào trên một năm, và (b) đã duyệt xét đơn cùng dữ kiện. Cần đính kèm tiểu sử ngắn gọn (một trang) của mỗi nhân sĩ. Thư (một trang) và tiểu sử của nhân sĩ không tính vào số hạn 12 trang của đơn và 10 trang của phụ lục.

Người trong tổ chức như Hội đồng Quản Trị không được viết thư giới thiệu/xác nhận vì có mâu thuẫn lợi ích. Cũng xin chú ý là nếu có một thư làm sẵn cho nhân sĩ ký thì đơn sẽ bị loại ngay. (Cách chúng tôi xét là xem hai thư có gần giống nhau không.)

Đơn nào là ưu tiên?

Chúng tôi muốn thách đố/cộng hưởng với quí vị giúp xã hội dân sự hoặc người Việt có nhu cầu trong nước cũng như ngoài nước Việt Nam.

1. Ưu tiên là công việc thiện nguyện trong nước đã làm việc có hiệu quả giúp xã hội hoặc người có nhu cầu tự lập. Với sức hạn chế, chúng tôi không thể cộng hưởng với những công tác loại “phát chẩn, bố thí”, ngay cả “phát học bổng” mà không có phương pháp giúp học sinh/sinh viên rèn luyện đóng góp cho xã hội.

2. Ưu tiên cao nhất là dành cho những hội dân sự trong nước cộng tác với nhau và với những hội NGOs ngoài nước để dùng các phương pháp tốt nhất giúp người Việt.

3. Chúng tôi miễn xét đơn của những tổ chức chính trị hoặc có liên quan mật thiết với quan chức hoặc bị chi phối bởi lợi ích tôn giáo, đảng phái.

Làm cách nào để biết đơn không bị loại?

Vì chúng tôi làm việc thiện nguyện không lương, có ít tiền và ít thì giờ, chúng tôi không thể trả lời các câu hỏi hoặc điện thoại của từng người. Quí vị cần đọc kỹ bản loan tin này, và nếu còn thắc mắc thì hỏi thêm các hội bạn đã liên lạc với chúng tôi trong những năm qua. Chúng tôi liệt kê trong phụ bản B tên và cách liên lạc với các hội này. Họ có thể giúp bạn hoặc cộng tác với bạn. Xin chú ý, không phải tất cả các hội được liệt kê đã nhận thách đố - cộng hưởng với VASFCESR.

Chúng tôi chia sẻ là trong những năm 2011-2015 nhiều đơn bị bác vì viết cẩu thả hoặc không chú trọng tới các điều kiện liệt kê trên. Vì thế, trước khi gửi đơn, quí vị nên để ý những chi tiết sau:

1. Đơn gửi để VASFCESR nhận được trước giờ 24:00 (giờ California) ngày 15 tháng 10, 2015?

2. Đơn có giới hạn 12 trang trong phần chính, font lớn hơn 10, dòng ít nhất 1.5 spacing?

3. Nếu có phụ bản, thì nó có dưới 10 trang? (Chúng tôi dành quyền không đọc phụ bản.)

4. Đơn có viết cẩn thận, không lỗi chính tả, không tuyên bố bừa bãi và không có dữ kiện rỏm?

5. Nếu đã nhận thách đố/cộng hưởng với VASFCESR trong những năm qua, đơn có diễn tả đã làm gì với số tiền thách đó/cộng hưởng của VASFCESR trong những năm đó?

6. Đơn có địa chỉ, tên những người chủ chốt, và các mã số ngân hàng để nhận tiền bằng điện? (Xem phụ lục A)

7. Đơn có diễn tả cách gây quỹ để đạt điều kiện thách đố/cộng hưởng?

8. Đơn có qui thì giờ của người thiện nguyện ra tiền một cách phải chăng?

9. Có thư xác nhận là “chính xác, thành thật” của hai nhân sĩ đáng kính đã duyệt đơn của quí vị?

VASF và CESR là ai?

Gia đình TS Phùng Liên Đoàn thành lập Quỹ Khuyến Học Việt Mỹ (VASF) năm 1988 và Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập (CESR) năm 1997, dùng tiền dành dụm của chính mình để giúp đồng bào Việt Nam kém may mắn trong những lúc cần thiết nhất. VASF và CESR đã được chính phủ Mỹ công nhận là tổ chức nhân đạo loại 501(c) (3). Vì là tổ chức tư, nhỏ và ít người làm việc, VASF và CESR không có trang mạng.

Ngoài việc tuân thủ pháp luật tại những nơi hoạt động (chủ yếu là Mỹ và Việt Nam), VASF và CESR không có dính líu gì, hoặc nhận tiền của bất cứ chính phủ nào, bất cứ tổ chức đảng phái hay tôn giáo nào. Cho tới nay, 99.5% tiền của VASF và CESR là do gia đình đóng góp; số 0.5% là do thân hữu đóng góp. Phí tổn hành chính của VASF và CESR thì ít hơn 0.5% kể từ năm 1989.

Trong hơn 25 năm qua VASF đã xây nhiều trường học và phát nhiều ngàn học bổng và giải thưởng tại Việt Nam, cùng là giúp một số học giả nghiên cứu các vấn đề Việt Nam. VASF đã lập huy chương có tên là Weinberg để cổ súy việc dùng năng lượng hạt nhân phụng sự hòa bình và nhờ hội Nguyên Tử Mỹ phát mỗi hai năm một lần. VASF đã giúp đúc chuông 6 tấn tại Nhật và đem treo vĩnh viễn tại công viên của tỉnh Oak Ridge bang Tennessee, để ghi nhớ kỷ niệm xấu của chiến tranh tại Pearl Harbor và Hiroshima-Nagasaki. VASF đã lập học bổng và giải thưởng phát hằng năm tại 5 trường đại học Mỹ để khuyến khích sinh viên có gốc Việt. VASF đã phát nhiều trăm giải thưởng cho học sinh trung tiểu học tại Tennessee và California để khuyến khích các cháu học tiếng Việt và sử Việt. VASF đã lập giải thưởng Balaban cộng tác với một học giả Mỹ trong việc giúp sinh viên Việt khảo cứu văn học chữ Nôm. Thành phố Oak Ridge thuộc bang Tennessee tại Mỹ đã trao giải thưởng International Friendship Bell cho VASF năm 2001.

Trong hơn 18 năm qua, CESR đã cộng tác với nhiều hội trong VANGO Network (Mạng các tổ chức phi chính phủ Việt tại Mỹ) giúp đồng bào Việt Nam khắp ba miền đào giếng, xây trường, làm nhà vệ sinh, mổ xẻ các ca khuyết tật và giúp nhiều cộng đồng trong nước thực hiện các công tác lá lành đùm lá rách. Đặc biệt là CESR đã giúp thiết lập Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập (TTKKTL) tại Huế từ năm 1999, phát áo ấm mùa đông cho trẻ em nghèo, phát nhiều trăm học bổng cho học sinh của các hộ nghèo tự lập mỗi năm, xây trường mẫu giáo, và đặc biệt là giúp hơn 20 ngàn gia đình nghèo sản xuất/ buôn bán tự lập tại hơn 35 địa bàn quanh thành phố Huế. Hiện CESR đang cộng tác với quản lý các chợ tại Huế xây nhà vệ sinh sạch có bảo trì để đóng góp vào sức khỏe của cộng đồng. CESR cũng cộng tác với phụ huynh các trường quanh Huế dạy bơi cho 1,000 học sinh mỗi năm trong 10 năm liền để giảm thiểu nạn chết đuối trong những trận lụt hằng năm tại Huế. Năm 2008 TTKKTL được Liên Hiệp Quốc trao giải thưởng UN Habitat- Civil Society Innovation.

Nhiều chính quyền địa phương tại Vietnam cũng như tại Mỹ, và nhiều hội NGOs cũng đã trao giải thưởng Bác Ái cho CESR và VASF.

Chúng tôi cũng cần được khuyến khích, giúp đỡ

Chúng tôi chỉ là một gia đình bình thường, không phải là một “đại gia” vì bao nhiêu tiền hiện có đều do mồ hôi nước mắt của chính mình và đã cắt nghĩa cho con cháu là chúng sẽ hạnh phúc hơn nếu tự lập và biết cha mẹ dành tiền giúp người kém may mắn hơn.

Chúng tôi mong nhiều người cùng hoàn cảnh, nay con cháu không giầu nhưng tự lập, giúp chúng tôi làm chương trình này lớn rộng hơn. Đóng góp của quí vị sẽ thuộc dạng Charity Remainder Trust giống như các đại học Mỹ đã và đang làm, được trừ thuế, và được làm từ thiện theo ý muốn của quí vị về tên cũng như về người được giúp đỡ; ví dụ, làng xã của quí vị.

Ai là người xét đơn?

Thành viên Hội Đồng Quản Trị của VASF và CESR và bạn hữu. Chúng tôi mong có bạn thiện nguyện tiếp tay xét đơn một cách trong sáng và minh bạch. Tuy nhiên, vì là tổ chức tư, nhỏ, thiện nguyện, mọi quyết định là cuối cùng, không thể tranh cãi dưới bất cứ hình thức nào.

Đính kèm:

1. Phụ Bản A: Dàn bài kiểu mẫu

Phụ Bản A: Dàn bài kiểu mẫu

Điều kiện

Đơn

Tên của tổ chức, địa chỉ, người đứng làm đơn, địa chỉ email, điện thoại

Tên của tổ chức

Tên của người đứng đơn

Địa chỉ

Email

Telephone

Hội đủ điều kiện

1. Là một tổ chức dân sự, không do chính phủ lập ra và không bị chi phối bởi quan chức

2. Có chứng từ đã và đanglàm việc cho cộng đồng hoặc giúp người kém may mắn tự lập

3. Có khả năng gây quỹ và sự đóng góp công sức nhiều hơn năm 2015. Có khả năng cộng hưởng theo thỉ lệ chí ít là 1:1

4. Không làm chính trị. (Tuy nhiên bảo vệ quyền con người thì không phải là làm chính trị)

5. Đơn đã được duyệt xét bởi hai nhân sĩ được cộng đồng kính trọng và quí vị này không phải là quan chức.

1. Hội đủ điều kiện

1.1 Diễn tả tổ chức là dân sự không do chính phủ lập ra và không bị chi phối bởi quan chức

1.2 Cho biết đã bắt đầu hoạt động giúp cộng đồng từ khi nào, có chứng từ hay không

1.3 Cho biết co khả năng gây quỹ và tìm thêm được người làm việc thiện nguyện.

1.4 Không làm chính trị nhưng giúp cộng đồng đoàn kết, bảo trợ người kém may mắn và ủng hộ nhân quyền.

1.5 Có hai nhân sĩ duyệt xét đơn và chứng nhận đơn là thành thật và có chứng từ. Nhân sĩ không phải là quan chức của chính phủ.

Diễn tả tổ chức và chuong trình

1. Diễn tả tổ chức và chương trình

Xin dùng khổ chữ lớn hơn font 10 và hàng cách nhau rộng hơn 1.5

Xin diễn tả tổ chức và chương trình cho rõ ràng. Xin đừng gửi các tài liệu viết sẵn, in sẵn. Xin viết mới cho hợp với chương trình “thách đố/cộng hưởng” này. Xin liệt kê địa chỉ của trụ sở và tên các người chủ chốt các chương trình, cùng là thành quả đã tạo được. Các tài liệu in sẵn chỉ có thể liệt vào một phụ bản không dài quá 10 trang dùng bất cứ font nào (và chúng tôi dành quyền không đọc). Nếu viết dài quá hoặc gửi tài liệu quá nhiều và bừa bãi, thì có thể bị coi là “lạc đề” và không tôn trọng thì giờ của người duyệt đơn đang cống hiến thì giờ của mình một cách thiện nguyện.

Diễn tả:

2.1 Thành lập khi nào, mục đích gì, tầm nhìn cho tương lai

2.2 Cách tổ chức (các tổ, các người đứng đầu, kế toán, quảng cáo…)

2.3 Các hoạt động và kết quả

2.4 Chương trình cho năm 2016

Đã cộng hưởng với VASFCESR

Nếu quí vị có nhận thách đố/ cộng hưởng vào những năm 2012-2013, 2014 hoặc 2015, thì yêu cầu diễn tả đã thực hiện được những gì theo lời hứa. Đơn sẽ bị bác nếu không có phần này. Nếu chưa nhận thách đố/ cộng hưởng thì cũng cần nói như vậy.

3. Diễn tả cộng hưởng với VASFCESR các năm qua

Nên nói rõ chưa nhận thách đố cộng hưởng khi không có gì để diễn tả.

Nếu đã có nhận thách đố/cộng hưởng thì diễn tả rõ ràng nhận bao nhiêu, đã thực hiện những gì theo lời hứa và theo yêu cầu của VASF-CESR.

Diễn tả những sự cần thiết trong năm 2016

1. Xin nói rõ khoản tiền bé nhỏ của chúng tôi sẽ giúp quí vị những gì trong công tác quan trọng của quí vị phụng sự cộng đồng.

2. Xin diễn tả giúp người kém may mắn cách nào để họ tự lập và nêu cao được nhân quyền của họ.

3. Xin diễn tả quí vị làm cách nào có thể cộng hưởng 1:1 hoặc nhiều hơn, ví dụ 1:10 như có hội đã thực hiện năm 2015.

4. Xin diễn tả cách gây công của “nhiều hơn” năm 2015. Qui thì giờ và công thiện nguyện ra tiền thì phải làm cho hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam. Ví dụ, một người làm 50 ngàn VND/giờ thì khi làm thiện nguyện không thể qui ra nhiều hơn số tiền đó. Nhiều người đã về hưu thì không thể làm ra tiền nhiều như lúc còn đang ở đỉnh cao của việc kiếm tiền.

4. Diễn tả những sự cần thiết trong năm 2016

a. Diễn tả chi tiết chương trình năm 2016

b. Diễn tả công việc của quí vị sẽ nâng cao tinh thần cộng đồng như thế nào, gikup1 người nghèo tự lập ra sao.

c. Diễn tả phương pháp gây thêm quỹ và thêm người thiện nguyện để có thể đạt tỉ lệ thách đố/cộng hưởng chí ít là 1:1

d. Diễn tả cách qui thì giờ tự nguyện ra tiền để có thể kể vào việc cộng hưởng.

Tài chính – quá khứ, hiện tại, và dự tính cho năm 2016

Xin liệt kê một trang các dữ kiện tài chính, cho những năm 2014, 2015, và 2016. Các dữ kiện này bao gồm các nguồn thu và các nguồn chi. Nên nhớ, làm việc thiện nguyện khổ nhất là không có kinh phí như chương trình của chính phủ hoặc của các hội giầu có biết cách gây quỹ. Nhưng ta nhỏ thì ta làm nhỏ, với tấm lòng không nhỏ hơn ai.

List the name of the auditor/controller. Please describe his/her skills and experience. Please assure us this person has the authority to delve deep into the accounting and results of each expenditure.

5. Tài chính – quá khứ, hiện tại, và dự tính cho năm 2016

Xin điền vào bảng dưới đây.

Dữ kiện có thể dùng USD hoặc VNĐ

2014

(đúng sổ sách)

2015

(sổ sách và dự phóng)

2016

(dự phóng)

Thu

· Nguồn 1

· Nguồn 2

· …

TỔNG

     

Chi

· Lương

· Văn phòng

· Chương Trình 1

· Chương Trình 2

· Chương Trình 3

· …

TỔNG

     

Giờ thiện nguyện

· Nhân viên không có thêm lương

· Người thiện nguyện

TỔNG

     
       

Tên người kiểm toán

     

Diễn tả học vấn và kinh nghiệm của kế toán/ giám sát

Người kế toán/giám sát phải ký tên chứng thực các dữ kiện và tuyên bố có quyền soi mói vào tài chính và công việc của tổ chức.

Ngân hàng

6. Cách gửi tiền qua ngân hàng

6.1 Tên ngân hàng

6.2 Số tài khoản và tên cùng địa chỉ của người đứng tên

6.3 Nói rõ ngân hàng có thể nhận tiền cho bạn không và cách nào

• SWIFT code của ngân hàng

• Nhà băng giao dịch tại Mỹ (e.g., CitiBank, Bank of America, Wells Fargo, etc.) , địa chỉ, số ABA, số SWIFT.

Hai (2) thư giám sát/ chứng nhận

Xin đính kèm thư và tiểu sử của hai nhân sĩ được cộng đồng kính trọng. Hai nhân sĩ này không thể là người trong tổ chức và cũng không phải là quan chức chính phủ.

7. Hai (2) thư giám sát/ chứng nhận

7.1 Tên hai vị nhân sĩ

7.2 Tiểu sử (1 trang mỗi vị)

7.3 Thư chứng nhận đã quen biết, đã giám sát đơn, và công nhận là đúng sự thật.

Chữ ký

8. Chữ ký

Người ký tên phải viết rõ như sau: “Tôi nhận trách nhiệm về các dữ kiện và diễn tả trong đơn này là đúng sự thực!”

2. Phụ Bản B: Tên và địa chỉ của một số hội từ thiện giúp người Việt

Phụ Bản B (Appendix B)

TÊN VÀ ĐỊA CHỈ CỦA MỘT SỐ HỘI TỪ THIỆN VIỆT GIÚP NGƯỜI VIỆT

Chúng tôi khuyến khích các hội làm việc với nhau, nhất là các hội trong nước nên liên lạc với các hội ngoài nước

(Chú ý: Chúng tôi có liên lạc với các hội thiện nguyện dưới đây trong những năm qua. Tuy nhiên, không phải hội nào cũng đã tham dự chương trình thách đố-cộng hưởng VASFCESR)

Names and communication addresses of a few non-governmental organizations that help Vietnamese civil society or Vietnamese in need. Note that not all of these organizations were participants in our program in the past. We, however, encourage collaboration so that together we will do a better job helping Vietnam. We particularly encourage groups within Vietnam to collaborate with groups from outside Vietnam.

Số thứ tự

Tên Hội

Bản

doanh

Địa chỉ

Principal activities

1

Aluoi- Lớp học tình thương

A Lưới

MarieBenedictine@gmail.com

Các soeurs dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm dạy trẻ nghèo tại A Lưới tỉnh Thừa Thiên

2

AMA—Agliardo Mach Awards

Singa-

pore

21 Tan Quee Lan Street, #02-04 Heritage Place, Singapore 188108

Giúp giáo sư và sinh viên ngành y tá

3

Asian American Center of Santa Clara County (AASC)

CA

mylinhpham1105@yahoo.com

Giúp 500 thanh thiếu niên và phụ huynh phòng ngừa nạn lêu lổng, bè lũ

4

AVNES-

Association Vietnam Entraide et Solidarite

France

info@avnes.org

thoaiminh@gmail.com

Tín dụng vi mô; biogas; nuôi heo; học bổng

5

Bac Sĩ ĐH California Thiện Nguyện

CA

andersonJ@peds.ucsf.edu

Bác sĩ ĐH California giúp nhà thương tại Hanoi lập chương trình cứu trợ trẻ sơ sinh

6

Bảo Bảo

Saigon

anyogacuoi@yahoo.com.vn

Chữa bệnh; phát thuốc vào ngày chủ nhật

7

BPSOS Atlanta Youth

Atlanta

kimdung.nguyen@bpsos.org

Giúp thanh thiếu niên hội nhập xã hội

8

BPSOS Atlanta Community Clinic

Atlanta

dichnguyen@comcast.net

Khám bệnh & tư vấn y tế miễn phí cho người tị nạn

9

BPSOS Refugee Children-Thailand

Bangkok

thang.nguyen@bpsos.org

Giúp trẻ Việt tị nạn tại ThaiLand học trường Thái

10

Bup Sen Hồng

Huế

lamkimngoc.hce@gmail.com

Sinh viên giúp thiếu nhi nghèo đói

11

CAMSA TANIMW-

Hội người di cư và di công tại Đài Loan

Taiwan

camsa.taiwan@gmail.com

Tập hợp giúp các cô dâu Việt tại Đài Loan tự giúp đỡ lẫn nhau

12

CAMSA Taiwan

Vietnamese Canadian Centre

Ottawa

ldcan2006@gmail.com

Làm việc với các tổ chức chuyên nghiệp (như Taiwan Women’s Rescue Foundation) giúp người Việt bị buôn bán làm nô lệ tại Đài Loan.

13

CAMSA Vietnam

VA

thang.nguyen@bpsos.org

Chống nạn buôn người trong nước cũng như ra ngoài nước

14

Cánh Buồm

Hanoi

phamtoannhamthan@gmail.com

Soạn thảo và phổ biến giáo dục khai phóng

15

Catalyst

CA

caroline@catalystfoundation.org

Giúp các hộ nghèo tại vùng sâu vùng xa và giúp nạn nhân bị buôn người

16

CODES-

Centre for Community Development and Social Work

Hue

lienlac@codes.org.vn;

http://codes.org.vn
http://facebook.com/cepcodes

Huấn luyện và thực hành công tác xã hội.

17

CBG- Community Builder Group

TX

dao9999@yahoo.com

Giúp dạy tiếng Anh miễn phí

18

Compassion Flower-TCF

CA

<nbn.tcf@gmail.com>

Giúp các địa phương nghèo và giúp nạn nhân bị buôn bán

19

COPI- Children of Peace International

CO

www.childrenofpeace.org

binh rybacki <childrenofpeace@gmail.com>

Giúp trẻ em sống lành mạnh, sáng tạo, tự lập.

20

Cơ Sở Bảo Trợ Xã Hội Hóc Môn

Hoc Môn

Ceporer.hocmon@gmail.com

Bao Tro Tre Em Mo côi

21

CSUSM-SON

CA

lnguyen@csusm.edu

Đem sinh viên chuyên học ngành y tá về Huế làm việc với sinh viên y tá của ĐH Huế giúp người nghèo vùng sâu, vùng xa.

22

Dalat University Alumni Charitable Trust

CA

tritrantx@yahoo.com

Cựu sinh viên ĐH Dalat có tín dụng vi mô giúp người nghèo

23

Dân Sinh Quảng Trị

Quảng Trị

dansinhquangtri@gmail.com

Giúp dân sinh vùng Bến Hải

24

Diên Hồng Thời Đại

CA

dienhongthoidai@gmail.com

Học bổng cho học sinh nghèo

25

Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự

Slovakia

Tranquangthanh966@gmail.com

Hỗ trợ Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự Việt Nam

26

Du Ca

Saigon

<dungnhe2008@gmail.com>

Hát cho ấm lòng người hát và người nghe

27

Đáp Lời Sông Núi

USA

tonytrang2012@gmail.com

Hướng về đất nước với tự do và dân quyền

28

ED

Enfants et Développement

Saigon

yoko.youssouf@enfantsetdeveloppement.org

Nelly.Bertrand@enfantsetdeveloppement.org

Cộng tác với đại học trong chương trình xã hội. Giúp quận 8 tại HCMC giải quyết các vấn đề xã hội địa phương.

29

EOCRO

Eyes of Compassion Relief Organization

Ontario

eocvn@yahoo.com

Mở quán ăn rẻ tiền cho sinh viên nghèo tại Nha Trang và Huế. Giúp học sinh người thượng du miền Bắc được đi học.

30

FHF

Friends of Hue Foundation

CA

JennyDolaw@gmail.com

ThuyAi@yahoo.com

Giúp trẻ em bị bỏ rơi có một mái nhà mái trường êm ấm. Dạy nghề. Giúp tìm việc sinh sống cả đời. Khuyến khích hỗ trợ nhau.

31

Fund For Children of Quang Ngai

Quang

Ngai

ducthoqbt@yahoo.com.vn

Giúp trẻ em nghèo đi học

32

Giáo Xứ Son Thuy

Saigon

Josephtoan1275@gmail.com

Giúp trẻ em nghèo

33

GIBTK

Give It Back to Kids

Danang

anh@givingitbacktokids.org

robert@givingitbacktokids.org

Giúp các thiếu nữ mang thai giữ thai, nuôi con, và tiếp tục học chữ, học nghề

34

GSMDM-Good Samaritan Medical Dental Mission

CA

drdoan@gsmdm.org

Giúp chẩn chữa bệnh và răng khắp 3 miền đất nước và giúp lập các nhóm y tế cộng đồng địa phương. Giúp đại học thành lập các ngành chuyên giúp cộng đồng.

35

Happier –

Nhóm Công Tác Xã Hội Bệnh Viện

Saigon

<phamtrinh64@gmail.com>

Thăm bệnh nhân giúp họ có niềm tin

36

Hội Chữa Mắt

Saigon

Eyecarefoundation.nl

Info.ecf.vn@gmail.com

Hội chữa mắt có gốc Hòa Lan giúp người nghèo Việt Nam chữa mắt

37

Hue Education Fund

Saigon

lehienhuu@gmail.com

Học bổng

38

Independent Journalist Association of Vietnam

Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

Saigon

phamchidungsg@gmail.com

Tương trợ các nhà báo độc lập tự do hành nghề

39

Interface Francophone-Paris

Paris

Jthaison.nguyen@gmail.com

ashoknguyen@yahoo.com

Học bổng và giao lưu thắt chặt văn hóa Pháp Việt

40

Kinh Bắc University-Program for the handicapped

Bắc

Ninh

doanbachkb@yahoo.com.vn

Giúp chương trình giáo dục người khuyết tật

41

Khoa Hoc và Đời Sống

Đức

tonwordpress@googlemail.com

Phát học bổng cho sinh viên tiếp tục theo học.

42

ICEVN--Institute for Civic Education in VietNam

TX

www.icevn.org

anguyen1@pdq.net

icevn@icevn.org

Huấn luyện trên mạng cho những người muốn làm việc tốt trong một xã hội công dân. Dịch các sách căn bản về xã hội công dân.

43

KOTO-- Know One Teach One

Hanoi

<founder@koto.com.au> Dana.mcnairn@koto.com.au

Giúp người trẻ tuổi nhà nghèo học nghề nhà hàng, tiệm ăn, khách sạn cao cấp để có nghề nghiệp lương thiện suốt đời. Phải học và thực hành trong chương trình 2 năm.

44

Lao Động Việt - Vietnam

Belgium

vantanh.ubbv@gmail.com

Giúp lao động Việt tại Việt Nam

45

Lao Động Viet - Malaysia

Úc

doanviettrung@gmail.com

Giúp lao động Việt và cứu trợ nạn nhân buôn người Việt tại Malaysia

46

Linh Quang

Saigon

atuanthuy@yahoo.com

Phát thuốc, tư vấn y tế sáng chủ nhật

Giúp người khuyết tật

47

Mạng Lưới Nhân Quyền

CA

tungvnusa@yahoo.com

Phổ biến/ giáo dục quyền con người

48

Mai Tâm Shelter

Saigon

maitamcenter@yahoo.com

morriskwt@yahoo.com

jtoaimi@yahoo.com

Giúp trẻ em và các bà mẹ bị nhiễm HIV/AIDS có thuốc thang, sức khỏe và tinh thần tốt.

49

Martino Orphans

Nam

Định

josphamtien03@yahoo.ca

Nuôi trẻ em mồ côi ăn học

50

Nghị Lực Sống

Hanoi

thaovan@nghilucsong.net

TT do người khuyết tật quản lý dạy nghề IT và Anh ngữ cho người khuyết tật và tìm việc làm cho học sinh ra trường

51

Nhân Ái Clinic

Hue

lequynguu2004@yahoo.com

Giúp người nghèo chữa bịnh bằng châm cứu và thuốc Nam.

52

NOVAL

National Organization of Vietnamese American Leaders

TX

dtran@alltaxllc.com

Đào tạo và liên kết 500 lãnh đạo trẻ trong các cộng đồng VN tại Mỹ

53

Nụ Cười

Saigon

<minhphuong@smilegroupvn.org>

Đem nụ cười tới các gia đình nghèo khó

54

Opportunity for the Poor

CA

oftpusa@gmail.com

Giúp người nghèo tìm việc

55

Our One World

CA

cathy@our1world.org

Cổ súy dùng năng lượng mặt trời tại các vùng nghèo. Giúp sinh viên truyền thông bằng cách làm phim ngắn.

56

Pacific Links Foundation-

LaoKay; Đồng Tháp

CA

diepvuong@pacificlinks.org

Đề phòng, chống, truy tố nạn buôn người và giúp nạn nhân tại Lao Kay và Đồng Tháp

57

Project Vietnam Foundation

CA

qkieu@projectvietnam.net

Giúp chẩn bệnh chữa bệnh hằng năm khắp ba miền. Giúp các cơ quan địa phương kỹ năng và y cụ để họ tự cứu giúp đồng bào.

58

Quỹ Giáo Dục TieuVinhNgoc

Hanoi

nvbieu@yahoo.com

Học bổng

59

Qũy Giáo Duc LeMongĐao

Saigon

Nvnghe05@gmail.com

Học bổng

60

Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông C/o Viet Ecology Foundation

Anh

huydanhduong@gmail.com

Nghiên cứu chủ quyền Việt Nam trên biển Đông

61

Rose Charities Viet Nam

Saigon

chiphuocnguyen@yahoo.com.vn

http://www.rosevietnam.org/

Hội từ thiện có gốc Vancouver (Canada)

Giúp người cực nghèo có nơi tạm trú.

62

SAP-VN

Social Assistance Project-VN

CA

chianhvu@gmail.com

staff@sap-vn.org

Đã làm việc 20 năm thực hiện phẫu thuật cho các trẻ em tàn tật và nạn lòa mắt cho người già.

63

Save CATTIEN Environmental Movement

Saigon

nghthuat@gmail.com

Bảo vệ môi trường. Chống xây đập nước làm tổn hại khu rừng quốc gia Cát Tiên

64

Sunflower Mission

TX

education@sunflowermission.org

Xây trường học và phát học bổng

65

TapChi Thanh Nien (since 2007)

Hanoi

phiatruoc@phiatruoc.info

Thông tin

66

Thành Tâm

Huế

lmthanhphu1951@yahoo.com.vn

Phối hợp nguồn lực địa phương giúp môi trường cộng đồng sạch sẽ, hài hòa, người kém may mắn được chú ý.

67

Thiện Đức

Saigon

lennytranvn@yahoo.com

Hợp quần bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ cứu giúp người nghèo như mổ tim cho trẻ em và mổ mắt cho người già.

68

Thrive Networks

(Formerly East Meets West Foundation)

CA

comms@thrivenetworks.org

Liên kết các hoạt động từ thiện của doanh nhân để phát triển giáo dục, nước sạch và sức khỏe cho cộng đồng. Dùng cơ quan thương mại của cộng đồng để vừa mưu sinh vừa phát triển cộng đồng. Hậu thân của Đông Tây Hội Ngộ, một tổ chức đã giúp người VN nghèo hơn 20 năm rất thành công.

69

Tình Thân

Saigon

aidsprogram@hcm.vnn.vn

Giúp chống HIV. Giúp cho vay nhẹ lãi. Giúp chống nạn bạo lực gia đình.

70

Tổ Tự Nguyện Battrang

Hanoi

ledung40@gmail.com

tranduccong@gmail.com

Xây WC. Dạy nghề mới. Tín dụng vi mô cho người nghèo. Làm sạch bờ sông.

71

Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập

Huế

vanhaiphan@gmail.com

Tín dụng vi mô tại 37 phường xã, giúp 20,000 hộ sản xuất, buôn bán tự lập. Giúp người buôn bán đường phố. Xây trường, phát học bổng. Dạy bơi cho 1000 học sinh mỗi năm trong 10 năm. Cộng tác xây WC tại chợ và khuyến khích bảo trì. Giúp các hội thiện nguyện bạn thực hiện các chương trình tốt cho cộng đồng.

72

Trung Tâm Tương Lai

Saigon

<haitran@tuonglaicentre.org>

Hỗ trợ trẻ em thanh thiếu niên. Liên kết 25-30 tổ chức xã hội dân sự. Cấp học bổng, thẻ bảo hiểm sức khỏe. Tổ chức hội thảo, tập huấn, đào tạo người phụng sự xã hội.

73

Tủ Sách Giải trí Giáo Dục

Saigon

<tsgtgd@gmail.com>

Kiến tạo các tủ sách từ 200 tới 400 đầu sách để gửi gấm nơi các trường nghèo tại vùng sâu, vùng xa cho trẻ em đọc sách ngoài giờ học.

74

VANGO Network

Mạng liên kết các tổ chức phi chính phủ Việt Mỹ

CA

cathylam@va-ngo.org

Quy tụ hơn 30 tổ chức phi chinh phủ để tập huấn và khuyến khích nhau giúp người Việt Nam

75

VACOS

Vietnamese American Community of Sacramento

CA

ndhoang@yahoo.com

Lập thư viện. Tổ chức hội thảo.Tổ chức các chương trình đoàn kết cộng đồng.

76

VAF-Vietnam American Foundation

TX

tdn.vaf@gmail.com

Tìm di tích tử sĩ tại các trại cải tạo. Cổ động và đang thực hiện trùng tu nghĩa trang tử sĩ Biên Hòa.

77

VEFFA-Vietnam Education Foundation Fellows Assn

PA

<tnmai87@yahoo.com>

Sinh viên được học bổng Vietnam Education Foundation dành tiền giúp học sinh nghèo quê nhà

78

VFA- Vietnam Friendship Association

WA

<james.hong@vfaseattle.org>

Hội nhập người Việt tại Seattle vào dòng chính.

79

VietCARE-Vietnamese Community Action for Resources and Empowerment

CA

phoang@viet-care.org

www.Viet-C.A.R.E..org

Thực hiện các chương trình TV, diễn thuyết và hoạt động cộng đồng giúp hiểu biết và thông cảm các chứng bệnh đầu não và tìm nguồn giúp chữa trị.

80

Viet Dreams

CA

khacquan@vietdreams.org

Tạo dựng hệ thống nước sạch tại các trường nghèo. Đã phục vụ nhiều trăm trường học Tây Nguyên và miền Trung.

81

Viet Hope

Boston

<vi@viethope.org>

Người trẻ gốc Việt hướng về cội nguồn của cha mẹ. Phát học bổng và khuyến khích sinh viên làm tốt cho xã hội.

82

Viet Horizon

Chân Trời Việt

WA

Nicktramvn@gmail.com

Xây phương tiện vượt sông Bùng cho học sinh Quảng Ngãi

83

Viet Kids

CA

helpthevietkids@gmail.com

Học sinh trung học giúp học sinh trung học nghèo Việt Nam.

84

VietKinderfonds –Quỹ Bảo Trợ Học Vấn cho Trẻ Em

Ger

vnkinderfonds@gmail.com

Giúp học bổng và tín dụng vi mô.

85

Viet Scouts

Hướng Đạo Việt Nam

Saigon

thanhhiepscout@gmail.com

Huấn luyện trưởng Hướng Đạo và gây lại nhiều chi Hướng Đạo tại khắp 3 miền. Dẫn hướng đạo sinh khuyết tật tham dự đại hội Hướng Đạo ĐNA.

86

VN-CAN Youth Mentorship Network

Suite1, 885 Sommerset St., W

Ottawa, ON KIR 6R6 CANADA

Ottawa

ldcan2006@gmail.com

Tập huấn tuổi trẻ tị nạn làm việc cộng đồng. Giúp người lao động và các cô dâu bị nạn tại Đài Loan. Giúp định cư những người tị nạn được nhập Canada.

87

VN Student Association in Taiwan

Taiwan

http://ttxva.org

Giúp các tổ chức lao động và cô dâu Việt Nam thực hiện giao lưu với người và tổ chức địa phương.

88

VN Women’s Association of Toronto

Toronto

kpnguyen@vwat.org

Giúp người tị nạn vùng Toronto học tiếng Việt và sử Việt.

89

VNHELP

CA

thu@vnhelp.org

Dạy nghề. Phát học bổng. Tặng xe lăn, xe đạp. Đã phục vụ người nghèo, người bệnh, học sinh hơn 20 năm.

90

VNHR

Mạng Lưới Nhân Quyền

CA

tungvnusa@yahoo.com

Giáo dục, quảng bá, bênh vực quyền con người. Đã hoạt động trên 20 năm.

91

VNVA-NCA

VN Volunteers Association of N. California

CA

Tammyle333@yahoo.com

Người Việt thiện nguyện Bắc CA

92

VPA

Vietnamese Professionals Association of Sacramento

CA

ndhoang@yahoo.com

Cộng tác với đại học HCMC thực hiện các công tác cộng đồng như xây cầu, xây đường tại nông thôn nghèo.

93

VOICE

Vietnamese Overseas Initiative for Conscience

Empowerment

Manila

hoitrinh@gmail.com

contact@vietnamvoice.org

Giúp người Việt tị nạn tại Phi Luật Tân

94

VTEKT-Vì trẻ em khuyết tật

(Sánh Bước Yêu Thương)

Saigon

lethanh198@gmail.com

Xây dựng mạng thông tin trực tuyến cho người khuyết tật và gia đình. Mục đích giúp được 2 triệu người.

95

Xuân—Les Enfants de l’Avenir

France

<associationxuan@wanadoo.fr>

coordinator@assoxuan.org

www.assoxuan.org

Giúp trẻ em đường phố tại Danang, Phu Vang, Nha Trang, Kontum.

3. Hạnh phúc trên thế giới. Tác giả: Phùng Liên Đoàn.

Hạnh Phúc Trên Thế Giới

Phùng Liên Đoàn

Bài này có tác động tới toàn thể 7 yếu tố hạnh phúc con người. Đó là an ninh về (1) thực phẩm, (2) sức khỏe, (3) kinh tế, (4) cá nhân, (5) cộng đồng, (6) môi trường, và (7) cơ chế.

Tóm Lược

Hạnh Phúc Trên Thế Giới (World Happiness Report- WHR) là khảo sát của Liên Hiệp Quốc về tình hình hạnh phúc của người dân các nước trên thế giới. Khởi xướng năm 2011, báo cáo đầu tiên xuất hiện năm 2012, sau đó là 2013 và nay là 2015.

Các yếu tố WHR 2015 dùng đo lường hạnh phúc của người dân tại 158 quốc gia gồm: GDP(ppp)/đầu người, nhân thọ, hệ thống người dân tương trợ nhau, tự do trong cuộc đời, tín nghĩa trong chính phủ và doanh thương, lòng vị tha của người dân, và vui buồn cá nhân.

WHR 2015 cũng khảo sát sự biến đổi các chỉ số hạnh phúc theo tuổi tác, nam nữ và địa chính trị. Báo cáo đề nghị dùng yếu tố hạnh phúc trong mọi chính sách, khảo cứu trí não, và giáo dục trẻ em – 1/3 dân số của thế giới – để nâng cao hạnh phúc của nhân loại.

Bài này cũng liệt kê 10 nước đứng đầu về hạnh phúc, 10 nước đội sổ, 10 nước ASEAN, và 10 nước đặc biệt quan trọng với Việt Nam về phương diện kinh tế, văn hóa hoặc quốc phòng.

Liên Hiệp Quốc (LHQ) và Báo Cáo Hạnh Phúc trên thế giới

Năm 2011 người viết cùng bạn là TS Nguyễn Quang A thuê phòng nằm đất tại Washington D.C. bàn về việc thành lập một mạng lưới viết về phát triển Việt Nam Tương Lai 100 năm. Qua hai ba tháng bàn luận, chữ hạnh phúc trong khẩu hiệu “độc lập, tự do, hạnh phúc” làm chúng tôi thắc mắc. Chúng đã được tung hê tỉ tỉ lần từ năm 1945 nhưng đã đưa đất nước Việt Nam tới những điêu linh kinh hoàng. Vì sao nên nỗi? Cũng bởi dân trí, quan trí của ta quá thấp, không phân biệt được chân lý và ma lý, viễn tượng và mộng tượng, vị tha và vị kỷ, phương pháp và tùy tiện… Chúng tôi quyết định lập một mạng lưới nâng cao dân trí, kể cả trí thức của “lãnh đạo”, bằng cách sưu tầm trí khôn nhân loại về hạnh phúc có thể áp dụng tại Việt Nam.

Lúc đó, chúng tôi không biết rằng LHQ cũng có chương trình tương tự cho thế giới, lớn hơn nhiều, thâm thúy hơn nhiều. Hạnh Phúc là một yếu tố con người và xã hội trước kia còn mù mờ nhưng nay trở thành đề tài chính trong văn minh nhân loại dẫn đầu bởi LHQ với chương trình Phát Triển Bền Vững (Sustainable Development Solutions - SDS). Phát triển bền vững gồm những mục tiêu có thể đo lường mà kinh nghiệm đã biết là quan trọng cho xã hội, Các mục tiêu này không những gồm kinh tế, giáo dục, y tế, môi trường, mà còn gồm cảm nghĩ của người dân và cơ chế thuận lợi nhất cho xã hội phát triển hài hòa một cách tổng thể.

Mạng lưới SDSN (Sustainable Development Solutions Network) đặt bản doanh tại Columbia University gần trụ sở chính của LHQ tại New York City nước Mỹ. Học giả trong các bộ môn khoa học như kinh tế, sức khỏe, tâm lý, khảo sát, thống kê, và chính sách đã phát triển phương pháp đo lường hạnh phúc của người dân và đã chung sức với Gallup World Poll khảo sát thực tế tại nhiều nước trên thế giới. Đến năm 2015 thì LHQ đã thực hiện được ba báo cáo về Hạnh Phúc Trên Thế Giới (World Happiness Report-WHR). Báo cáo đầu tiên xuất bản năm 2012, sau đó là WHR 2013, và nay là WHR 2015. Năm 2014 không có báo cáo vì chương trình có nỗ lực lớn trau dồi các phương pháp phân tích kết quả.

Tính từ WHR 2012, khoa học Hạnh Phúc đã tiến một bước dài. Nhiều quốc gia và nhiều địa phương đã dùng chỉ số Hạnh Phúc làm yếu tố phát triển chính sách với mục đích giúp càng ngày càng nhiều người dân cảm thấy hạnh phúc sống trên đời. Nhiều nước và thành phố trên thế giới đã tiền phong áp dụng – lớn thì như nước Anh, nước Đức, tỉnh Santa Monica (Mỹ); nhỏ thì như nước Bhutan, United Arab Emirates, cộng đồng Bristol. Họ dùng hạnh phúc làm yếu tố căn bản trong mọi chính sách công.

LHQ coi yếu tố Hạnh Phúc là căn bản trong việc biên soạn các mục tiêu phát triển bền vững cho nhân loại (Sustainable Development Goals—SDGs).

Sắp hạng Hạnh Phúc tại 158 quốc gia

Bảy yếu tố đã được dùng để sắp hạng hạnh phúc tại 158 quốc gia trên thế giới. Đó là:

1. Hệ thống tương trợ trong xã hội. (Hỏi: Nếu bạn có vấn đề, bạn có thể nhờ ai hoặc cơ quan nào giúp bạn phần nào không?)

2. GDP (ppp)/đầu người, có điều chỉnh với giá trị mua bán tại địa phương (ppp).

3. Nhân thọ - sống khỏe, sống lâu.

4. Tự do định đoạt đời sống của mình. (Hỏi: bạn có tự do chọn lựa việc bạn làm và cách bạn sống không?)

5. Lòng bác ái, vị tha. (Hỏi: bạn có đóng góp sức lực hoặc tiền bạc làm từ thiện trong tháng vừa qua không?)

6. Tín nghĩa. (Hỏi: bạn thấy chính phủ có đáng tin không? Bạn thấy doanh thương có đáng tin không?)

7. Cảm tính vui buồn. (Hỏi: Hôm qua bạn vui hay buồn?)

Trong bảy yếu tố trên, ba yếu tố quan trọng nhất là mạng tương trợ xã hội, GDP (ppp)/đầu người, và nhân thọ.

Tính điểm

SDSN đã tính điểm bảy yếu tố hạnh phúc kể trên, dùng các thống kê đáng tin cậy nhất của Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF), Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), cùng với phỏng vấn trực tiếp tại các nước theo một qui trình khoa học do Gallup World Poll thực hiện. Cách tính điểm rất là chi tiết, dựa trên các phương pháp khoa học đã được diễn tả rành mạch trong các phụ lục và thư mục của báo cáo. Điểm này đếm từ 0 tới 10, với 0 là “địa ngục” và 10 là “thiên đường”. Mười nước có điểm cao nhất trung bình 7,52. Mười nước có điểm thấp nhất trung bình 3,12. Với độ đáng tin chỉ là 95%, 5 nước cao nhất có thể được coi như nhau, và 3 nước thấp nhất cũng có thể được coi như nhau. Nhưng từ cao nhất tới thấp nhất cách nhau 4,4 điểm. Vượt được 3-4 điểm như vậy đòi hỏi nhiều trăm năm ngay cả tại những nước nhỏ có dân trí cao như Thụy Sĩ, Na Uy, Đan Mạch, Iceland. Chỉ vượt được 1-2 điểm cũng cần những cố gắng phi thường trong nhiều chục năm về cơ chế và giáo dục như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc.

Sau đây là vài kết quả ấn tượng.

10 nước đội sổ

#

Quốc gia

Điểm

158

Togo

2.839

157

Burundi

2.906

156

Syria

3.006

155

Benin

3.340

154

Rwanda

3.465

153

Afghanistan

3.575

152

Burkina Faso

3.587

151

Ivory Coast

3.655

150

Guinea

3.656

149

Chad

3.667

   
       

10 nước đầu sổ

#

Quốc gia

Điểm

1

Switzerland

7.587

2

Iceland

7.561

3

Denmark

7.527

4

Norway

7.522

5

Canada

7.427

6

Finland

7.406

7

Netherland

7.378

8

Sweden

7.364

9

New Zealand

7.286

10

Australia

7.284

 

10 nước ASEAN

#

Quốc gia

Điểm

--

Brunei

--

24

Singapore

6.798

34

Thailand

6.455

61

Malaysia

5.770

74

Indonesia

5.399

75

Vietnam

5.360

90

Philippines

5.073

99

Laos

4.876

129

Myanmar

4.307

145

Cambodia

3.819

10 nước lớn/quan trọng với Vietnam

#

Quốc gia

Điểm

15

USA

7.119

21

United Kingdom

6.967

26

Germany

6.750

29

France

6.575

38

Taiwan

6.298

46

Japan

5.987

47

South Korea

5.984

64

Russia

5.716

84

China

5.140

117

India

4.565

 
   

Hạnh Phúc thay đổi theo giới tính, tuổi tác và địa chinh trị

Các yếu tố khiến con người cảm thấy hạnh phúc là: thấy sung sướng, hay cười vui, biết thưởng thức cái tốt đẹp và thấy an ninh, thoải mái, yêu đời. Các yếu tố tiêu cực là giận dữ, lo lắng, buồn, xẹp rỗng, căng thẳng và đau khổ. Kết quả cho thấy chất lượng đời sống như vậy thay đổi đôi chút theo giới tính, tuổi tác tại cùng một địa dư nhưng lại thay đổi rất lớn giữa các nước có cơ chế và văn hóa khác nhau.

Dùng Hạnh Phúc làm một yếu tố trong phân tích tỉ lệ Giá phải trả - Lợi có được (cost-benefit analysis)

Nếu ta có chính sách làm người dân thấy hạnh phúc thì ta phải phân tích xem khi chi một số tiền cho chương trình nào đó thì làm người dân hạnh phúc nhiều hay ít. Theo phương pháp kinh tế thì người ta chỉ phân tích khi tốn một đồng thì được kết quả bao nhiêu đồng. Nhưng ta biết rằng người nghèo có thêm một đồng thì họ thấy hạnh phúc hơn nhiều, trong khi đối với người giàu thì thêm một đồng họ cũng chẳng cảm thấy hạnh phúc hơn bao nhiêu. Một chính sách dựa trên hạnh phúc tương đối sẽ giúp được nhiều người dân thấy hạnh phúc và do đó quốc gia được an bình bền vững hơn.

Khoa học trí não về Hạnh Phúc

Khoa học trí não có bốn khâu khảo cứu về đời sống vui đẹp: (1) cảm nghĩ yêu đời; (2) sự phục hồi sau khi bị tiêu cực; (3) tánh thông cảm, vị tha, đóng góp; và (4) tình trạng đầu óc tỉnh táo hay hờ hững hay “có vấn đề”.

Khoa học trí não đã nhận dạng được gốc rễ của bốn khâu trên và cách nối kết rất thuần nhuyễn giữa chúng khiến ta có thể dùng kinh nghiệm và tập luyện để thay đổi được.

Huấn luyện đầu óc lành mạnh cho giới trẻ

Một phần ba dân số trên thế giới là dưới 18 tuổi. Ta nên biết cách dạy dỗ phát triển số đông này để chúng trở thành những công dân hạnh phúc và đóng góp cho xã hội.

Khảo cứu khoa học cho biết trong ba yếu tố phát triển trẻ em là học vấn, tư cách và cảm nghĩ, thì việc phát triển cảm nghĩ là quan trọng nhất còn học vấn chỉ là quan trọng thứ ba trong đời sống sau này của giới trẻ. Điều này thật hiển nhiên, bởi vì tùy cảm nghĩ mà con người thấy hạnh phúc hay không. Quá 50% trẻ có vấn đề về tâm trí thì đã có dấu hiệu ở tuổi 15. Hơn 200 triệu trẻ em trên thế giới có vấn đề về tâm thần, vậy mà ngay cả những nước giầu có văn minh nhất cũng chưa có sức trị liệu cho các em đầy đủ. Ta cần coi việc phát triển đời sống tốt cho giới trẻ là quan trọng hàng đầu cho tương lai của thế giới.

Giá trị nhân bản, kinh tế dân sự, và sống vui sống tốt

Từ nhiều thế kỷ nước Ý đã có truyền thống thân hữu trong cộng đồng, khuyến khích sự rộng rãi và liên hệ có đi có lại giữa người và người. Đó là khái niệm philia của Aristotle, khác với khái niệm dựa trên phát triển thuần kinh tế. Liên hệ hài hòa trong xã hội (dựa trên tín nghĩa, rộng rãi, và chung vui chung buồn) đưa tới nhân cách tốt, mọi sự việc ít tốn kém, và con người được hạnh phúc trực tiếp. Đây là tiềm năng cần được khuyến khích nhiều.

Đầu tư nâng cao các yếu tố hạnh phúc

Đời sống hằng ngày có rất nhiều mâu thuẫn giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. Sống vui sống tốt là nhờ chí khí phụng sự xã hội của công dân. Chí khí này khiến con người làm những quyết định nhiều khi trái với lợi ích riêng của mình. Chí khí phụng sự xã hội bao hàm sự thành thật, sự rộng rãi, sự cộng tác, sự tin cậy … là nòng cốt của cách làm cho xã hội tốt đẹp hơn.

Người dân có nhiều chí khí phụng sự xã hội khi xã hội thực thi tín nghĩa, công minh, tương trợ. Chí khí phụng sự xã hội dẫn tới việc tạo nên nhiều hệ thống cứu trợ, sự rộng rãi, sự tình nguyện, lòng trung thực, và công việc có kết quả nhanh chóng, ít phí tổn, đời sống tươi đẹp hơn. Cái khó là làm cách nào cho chí khí phụng sự xã hội cao hơn tại những nơi người ta hay dối trá, không tin nhau và hay lừa đảo nhau. WHR-2015 khảo sát các phương cách như giáo dục, đạo lý, luật lệ nghề nghiệp, xử công khai người vi phạm luật công, giảm thiểu các bất công, và giúp đỡ nhau móc nối để làm tốt hơn.

Liên hệ xã hội là căn bản

Tập tục và cơ chế ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của con người và xã hội. Với cá nhân, đó là đời sống gia đình và liên hệ bạn hữu. Với cộng đồng và hàng xóm láng giềng, đó là tín nghĩa và cộng tác với nhau. Với quốc gia, đó là quyền lực và luật pháp minh bạch cùng liên hệ đáng tin cậy với các nước khác. Khi các yếu tố này có gốc rễ vững chắc và luôn luôn hiện diện, thì quốc gia xã hội rất bền vững, và ngay cả tai nạn thiên nhiên như sóng thần năm 2011 tại Nhật hoặc bão lụt năm 2004 tại Louisiana (Mỹ) cũng làm quốc gia và cộng đồng mạnh hơn nhờ sự đồng lòng của người dân cùng đối phó với khó khăn.

Khi ta vội vàng sửa sai các lỗi lầm về chính sách hoặc cơ chế, ta ít để ý tới việc xây dựng các liên đới xã hội. Để đời sống tốt hơn, ta cần dùng yếu tố hạnh phúc trong mọi chính sách và hành động từ nhỏ tới lớn. Ta cần quảng bá rộng rãi đức tính tín nghĩa, thật thà, rộng lượng, thông cảm, vị tha, và tương trợ.

Các quốc gia và cộng đồng dùng yếu tố hạnh phúc

Càng ngày càng có nhiều cộng đồng và quốc gia dùng yếu tố hạnh phúc trong các chính sách công.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, thủ tướng Anh David Cameron, và thủ tướng Liên Hiệp Các Quốc Gia Arab (United Arab Emirates-UAE) Sheik Maktoum đều đã tuyên bố dùng yếu tố hạnh phúc trong các chương trình quốc gia.

Nước Anh đã có 5 năm (tính đến 2015) sưu tập dữ liệu và hội thảo rộng rãi về hạnh phúc. Một sáng hội phi chính phủ đã hoạt động với tên là Hành Động cho Hạnh Phúc (Action for Happiness). Chính phủ cũng hỗ trợ một trung tâm độc lập gọi là “Trung Tâm Phổ Biến Cách Hữu Hiệu Làm Đời Sống Vui Tươi.” (What Works Center for Wellbeing.)

Thủ tướng Dubai quyết chí xây dựng Dubai thành một thành phố hạnh phúc. Ngoài những hoạt động trong chương trình 6 điểm nhắm vào mục đích này, ông còn viết một lá thư ngỏ cho toàn thể công chức nhắc nhở nhiệm vụ của họ là phục vụ người dân UAE một cách tốt nhất thế giới.

Bhutan là nước đầu tiên đo Mức Hạnh Phúc Quốc Gia (Gross Happiness Index) thay vì Mức Kinh Tế Quốc Gia (Gross Domestic Product). LHQ thông qua đề nghị của thủ tướng Bhutan năm 2012 là các hội viên nên dùng chỉ số hạnh phúc khi dự tính làm các chương trình quốc gia.

Yếu tố hạnh phúc được dùng hữu hiệu nhất tại những cộng đồng nhỏ hơn mức quốc gia. Bang Jalisco tại Mexico tuyên bố dùng hạnh phúc làm mục đích chính. Thành phố Santa Monica tại California được Bloomberg tài trợ tìm cách nâng cao hạnh phúc của người dân. Thành phố Bristol tại Anh đã tái cơ chế để mọi hoạt động hướng về hạnh phúc của người dân.

Ý nghĩa cho Việt Nam

Lời thủ tướng UAE (nước rất giàu) nhắn nhủ công chức thì cũng ví như lời Hồ Chí Minh nói vào những năm 1950s, nhưng vì lẽ nào ta nói trước 60 năm mà lại chưa thực hiện được “độc lập, tự do, hạnh phúc”? Dân tộc nào, lãnh đạo đó; vì thế người Việt Nam tại mọi tầng lớp phải trả lời những câu hỏi sau:

· GDP (ppp) của ta so sánh thế nào với Thái, Mã, Hàn, Nhật, Israel…?

· Tín nghĩa trong phường xóm của ta như thế nào? Người dân có tin chính phủ không? Người dân có tin doanh thương không?

· Tại sao ta sính bằng cấp mà ít chú ý tới cảm nghĩ của học sinh?

· Tình trạng rượu chè, tranh cãi, xe cộ, rác rưởi … trong xã hội ta ra sao?

· Khi có vấn đề, ta có thể trông cậy vào ai giúp đỡ ta?

· Xã hội làm từ thiện như thế nào? Bao nhiêu người bình thường tình nguyện giúp người nghèo khó hơn?

· Hằng ngày, hằng tuần ta có bao chuyện vui, bao chuyện buồn?

· Nào đâu chí khí phụng sự cộng đồng và thiện mỹ của người Việt?

Bài đọc thêm

Đề tài hạnh phúc và các khảo cứu, báo cáo về hạnh phúc có thể tìm rất nhanh chóng trên Internet qua các từ như: happiness, sustainable development, world happiness report, WHR, Sustainable Development Solutions Network, SDSN, UNDP, World Bank, IMF…

Đôi hàng về người viết

Ông Phùng Liên Đoàn 75 tuổi (1975), có bằng thạc sĩ và tiến sĩ về ngành an toàn điện hạt nhân tại Massachusetts Institute of Technology và đã làm việc trên 50 năm tại Việt Nam và Mỹ về nguyên tử và môi trường. Nay về hưu và có con cháu tương đối tự lập, ông Đoàn đã nguyện cống hiến toàn thể tài sản của mình để giúp các tổ chức dân sự giúp người Việt Nam. Ông Đoàn cũng đang cộng tác với một số thân hữu trong nước cũng như ngoài nước thực hiện việc nâng cao dân trí bằng cách phổ biến và khuyến khích người Việt viết về hạnh phúc. Ông Đoàn mong có bạn cùng chí hướng. Liên lạc dlp.vasfcesr@gmail.com.

P.L.Đ.

Tác giả gửi BVN

4. Thế nào là hạnh phúc? Phùng Liên Đoàn sưu tầm.

Thế nào là hạnh phúc?

Phùng Liên Đoàn sưu tầm

Tóm tắt

Con người ai cũng muốn sướng, không muốn khổ. Nhưng sướng khổ đều là tương đối, tùy người, tùy hoàn cảnh. Anh hùng vĩ nhân xưa nay đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho người đồng loại, nhưng ít người thành công lớn vì họ cũng chỉ là con người không hoàn hảo và thiếu hiểu biết cách tạo hạnh phúc cho số đông.

Liên Hiệp Quốc đã định nghĩa con người có hạnh phúc khi có 7 yếu tố an ninh: thực phẩm, sức khỏe, kinh tế, cá nhân, cộng đồng, môi trường, và cơ chế. Quốc gia có nhiều người hạnh phúc nhất khi quốc gia đó có GDP cao, người người giúp đỡ nhau, có tự do chọn lựa, làm nhiều việc từ thiện, ít bị hối lạm, và vui nhiều lo ít.

Con người cảm nhận hạnh phúc như thế nào?

Hạnh phúc là điều con người cảm nhận trong hoàn cảnh của mình. Hạnh phúc mỗi người một khác, mỗi hoàn cảnh một khác.

Hạnh phúc là rèn luyện mình có hiểu biết, có sức làm việc, có lòng nhân ái.

Hạnh phúc là chăm sóc tốt cho cha mẹ con cái và còn giúp được cho người khác.

Hạnh phúc là nụ cười, là yêu mình yêu người, là cố gắng, là chia sẻ vui buồn, là sống vui với niềm tin ở người, ở đời, ở tương lai.

Hạnh phúc là khởi đầu một ngày mới vui vẻ, tin rằng mọi việc sẽ tốt đẹp hơn.

Hạnh phúc là hít hơi thở trong lành, là rỏ nước mắt vì vui, là cảm nhận cái tốt của đời.

Hạnh phúc không tự nhiên đến, mà ta phải tự tìm ra trong hoàn cảnh của mình. Hạnh phúc có lúc lên lúc xuống, nhưng chỉ có khi ta biết nhận diện và duy trì niềm tin.

Vài phát ngôn về hạnh phúc, khi có tác giả, khi không

Bảy điều ta có thể thực hiện hằng ngày để cảm thấy hạnh phúc hơn:

· Nghĩ ít hơn, cảm nhiều hơn.

· Nhăn ít hơn, cười nhiều hơn.

· Nói ít hơn, nghe nhiều hơn.

· Phán đoán người ít hơn, chấp nhận người nhiều hơn.

· Nhìn người làm ít hơn, bắt tay làm nhiều hơn.

· Phàn nàn ít hơn, cảm ơn nhiều hơn.

· Sợ ít hơn, yêu nhiều hơn.

Hạnh phúc chỉ thực có khi chia sẻ với người khác.

Hạnh phúc là từ tâm phát ra. (William A Ward)

Mình chỉ hạnh phúc khi chính mình nhận ra niềm vui của mình. (C.E. Jerningham)

Hạnh phúc là làm được những gì có thể, với phương tiện mình có, tại ngay nơi mình ở.

Có nhiều chọn lựa trên đời, và tôi chọn hạnh phúc trong hoàn cảnh của tôi.

Hạnh phúc như dầu thơm, ta xoa cho người mà cũng thấy thơm lây. (Ralph Emerson)

Hạnh phúc không vì ta lấy được mà vì ta cho được.

Hạnh phúc hiện hữu ngay những khi tăm tối nhất, nếu ta biết bật sáng những gì có thể.

Chợp mắt ngủ giúp ta có hạnh phúc một giờ. Đi câu giúp ta có hạnh phúc một ngày. Kết hôn giúp ta có hạnh phúc một tháng. Thừa hưởng một số tiền lớn giúp ta có hạnh phúc một năm. Giúp người khiến ta có hạnh phúc cả đời.

Mỗi phút ta nóng giận là ta mất đi một phút hạnh phúc.

Được hạnh phúc không có nghĩa là mọi sự đều tốt. Nó chỉ có nghĩa ta ít than phiền về những gì chưa thực tốt.

Ai cũng muốn sướng, không muốn khổ; nhưng làm gì có cầu vồng nếu không có mưa?

Hãy cười vui và đời sẽ cười vui với ta.

Hãy tới nơi người ta vui mà cười vui với họ, bởi vì nếu không vui thì chẳng có gì thích thú. (Robert L. Stevenson)

Hãy cố, hãy tin, hãy vui; Đừng nản vì mọi chuyện sẽ tốt thôi! (Gordon B. Hinckley)

Mai kia mọi chuyện sẽ rõ hơn. Bây giờ ta chỉ nên cười trong hoàn cảnh. Cứ tin rằng mọi việc đều có lý do của nó.

Khi một cửa đóng thì có cửa khác mở. Nhiều khi ta cứ nhìn vào cửa đóng mà quên tìm cửa nào mới mở cho ta. (Helen Keller)

Hạnh phúc luôn luôn gõ cửa. Ta nên mở cửa đón chào.

Ta thường quên hạnh phúc không phải là được những gì ta chưa có, mà là nhận diện và thưởng thức những gì ta đang có. (Frederick Koenig)

Ta được hạnh phúc khi những gì ta nghĩ, ta nói và ta làm đều ăn khớp với nhau. (Mohandas Gandhi)

Hạnh phúc như con bướm. Nếu ta đuổi thì khó bắt được, nhưng nếu ta ngồi ngắm thì nó bay lượn quanh ta. (Nathaniel Hawthorne)

Con người đẹp nhất khi thấy vui bên trong.

Bảy yếu tố căn bản của hạnh phúc cá nhân

Liên Hiệp Quốc đã định nghĩa con người cảm thấy hạnh phúc khi có các yếu tố sau:

1. Có an ninh về thực phẩm: không lo ngày mai mình và gia đình mình thiếu ăn.

2. Có an ninh về sức khỏe: không lo có bệnh mà không có thầy có thuốc; không lo có bệnh hiểm nghèo đe dọa cuộc sống bình thường.

3. Có an ninh kinh tế: có học, có nghề, có thể kiếm được việc làm, có thể mua sắm những gì mình cần, mình muốn.

4. Có an ninh cá nhân: không lo bị bắt vô cớ, bị tra tấn, bị cướp, bị tai nạn xô bồ, bị mạ lị chụp mũ.

5. Có an ninh cộng đồng: sống trong cộng đồng hài hòa, người người cư xử văn minh, đoàn kết giúp đỡ nhau.

6. Có an ninh môi trường: sống trong không khí, nước, đất, cây cỏ trong lành. Trọng thiên nhiên. Không xả ô nhiễm.

7. Có an ninh cơ chế: dân chủ thực sự, luật pháp công minh, chính phủ do dân và vì dân.

Bảy yếu tố căn bản của quốc gia có nhiều người hạnh phúc

Chương trình SDS (Sustainable Development Solutions - Cách Phát Triển Bền Vững) của Liên Hiệp Quốc đã dùng những yếu tố sau để đo mức hạnh phúc của người dân trong các quốc gia trên thế giới:

1. GDP/đầu người, có điều chỉnh với mức mua bán tại địa phương.

2. Hỏi người bình thường: Nếu bạn có vấn đề, bạn có thể nhờ người nhà hoặc bạn bè bắt tay giúp bạn phần nào không?

3. Thay đổi về nhân thọ vì thay đổi trong xã hội.

4. Có tự do chọn lựa, theo câu hỏi: bạn có tự do chọn lựa việc bạn làm và sống không?

5. Lòng vị tha, bằng cách trả lời câu hỏi: bạn có đóng góp sức lực hoặc tiền bạc làm từ thiện trong tháng vừa qua không?

6. Tham nhũng trong chính phủ có nhiều không? Hối lạm trong doanh thương có nhiều không?

7. Hôm qua bạn vui hay buồn?

Từ năm 2012 chương trình SDS của Liên Hiệp Quốc đã khảo sát “Hạnh Phúc Quốc Gia” của khoảng 160 nước trên thế giới, dùng phương pháp khoa học và các dữ kiện chính trị kinh tế, với sự đóng góp trí tuệ thiện nguyện của nhiều giáo sư tại các đại học nổi tiếng và sự đóng góp tài chính của nhiều doanh nghiệp có lòng. Ba báo cáo, 2012, 2013, và 2015 đã được thực hiện. Trong một bài viết khác tôi sẽ trình bày chi tiết về các báo cáo này.

Bài học cho người Việt Nam

Các thông tin trên cho biết ta có thể cảm thấy hạnh phúc ngay trong hoàn cảnh của ta. Và người dân nhiều nước khác cũng còn khó khăn như ta.

Nếu mỗi người Việt Nam đều cố gắng nhiều hơn, ít cãi cọ trong nhà cũng như ngoài xã hội, không xả rác, ít gây rối, giúp đỡ hàng xóm láng giềng, ca hát nhiều hơn, đoàn kết chống bất công, … thì không những ta tự thấy hạnh phúc hơn, mà nước ta cũng có triển vọng sánh vai nhiều nước khác về hạnh phúc bền vững.

Tài liệu đọc thêm

Ai cũng có thể tìm trên Internet rất nhiều tin tức và hình ảnh về hạnh phúc, dùng các keywords như “happiness, sustainability, development…” Ta cũng có thể kiếm các báo cáo về hạnh phúc của chương trình Liên Hiệp Quốc với keyword “Sustainable Development Solutions Network (SDSN)”.

Đôi hàng về người viết

Ông Phùng Liên Đoàn 75 tuổi (2015), có bằng thạc sĩ và tiến sĩ về ngành an toàn điện hạt nhân tại Massachusetts Institute of Technology và đã làm việc trên 50 năm tại Việt Nam và Mỹ về nguyên tử và môi trường. Nay về hưu và có con cháu tương đối tự lập, ông Đoàn đã nguyện cống hiến toàn thể tài sản giúp các tổ chức dân sự giúp người Việt Nam. Ông Đoàn mong có bạn cùng chí hướng. Liên lạc dlp.vasfcesr@gmail.com.

Ông Phùng Liên Đoàn gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn