Cú gọi Trump từ Đài Loan chỉ là bước đầu của chiến lược Á Châu mới

Harry J. Kazianis, Asia Times, ngày 10 tháng 12 năm 2016

Bình Yên Đông lược dịch

Phải nói thật, khá buồn cười khi thấy người Mỹ, và trong nhiều phương diện, truyền thông quốc tế, đã mất sự kiềm chế xúc động một cách nhanh chóng khi Tổng thống (TT) tân cử Hoa Kỳ Donald Trump nhận một cú điện thoại bình thường của TT Đài Loan Thái Anh Văn.

Xuất hiện trên các chương trình hội luận hôm Chủ Nhật, Phó TT tân cử Mike Pence, dùng chữ “TT Đài Loan” để nói rõ thực tế hiển nhiên, và tạo ra một sự náo động khác trong tiến trình, đánh vào tim của trò chơi ngu xuẩn tưởng rằng nội các mới có thể đang mong muốn để chấm dứt.

Thật vậy, đối với nhiều chuyên viên về chánh sách ngoại giao, nghiêng về phía bảo thủ của chúng ta ở Washington này, đã từng phê bình một cách cay đắng cái gọi là chánh sách “xoay trục” Á Châu - Thái Bình Dương thiếu hiệu quả của nội các Obama, sự kiện dường như đơn giản này là một dấu hiệu rõ rệt cho những điều sẽ đến – và không có chút gì ngạc nhiên.

Cái mà TT tân cử Trump phải làm hiện nay là đưa ra một viễn kiến phát triển thật rộng hơn cho Mỹ trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương trong khi giải thích với người dân Mỹ tại sao họ phải ủng hộ viễn kiến đó. Khi ông làm, cái gọi là “cú sốc” khác sẽ tác động toàn thế giới, nhưng sẽ là cái mà nhiều nhà quan sát Trung Quốc đã khẩn cầu: một đường lối cứng rắn hơn đối với sự gây hấn của Trung Quốc.

Sự thay đổi quá chậm

Một sự thay đổi chánh sách đối với Đài Loan, nhưng thực ra là toàn thể Á Châu - Thái Bình Dương và vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương rộng lớn hơn, đã được thảo luận trong giới chánh sách ngoại giao bảo thủ Hoa Kỳ trong gần một thập niên – có thể lâu hơn thùy theo thời điểm bắt đầu.

Lý do của sự thay đổi thật hiển nhiên. Trước hết, nhờ có Richard Nixon, Bắc Kinh đã từ thù thành bạn – một đồng minh được hoan nghênh để chống lại Liên bang Xô Viết. Hơn thế nữa, từ cuối thập niên 1970, một nhóm những trí thức về chánh sách ngoại giao lưỡng đảng đã thúc đẩy khái niệm hoan nghênh một Trung Quốc đang trỗi dậy một cách hòa bình vào cộng đồng thế giới dưới hình thức mà Robert Zellick – đã nổi tiếng gọi là – trở thành một “chánh phủ có trách nhiệm (responsible stakeholder).”

Khái niệm để bảo đảm rằng Trung Quốc không trở thành đối thủ bằng cách dành cho nó một vị trí quan trọng trong trận tự quốc tế hiện nay, để thịnh vượng, và trong nhiều phương diện, giúp bảo vệ sự thịnh vượng đó cho các thế hệ tương lai. Vào lúc đó, nếu được dành cho một chỗ xứng đáng, Bắc Kinh sẽ có ít lý do để chống lại.

Và chánh sách đó phần lớn có kết quả, trong một lúc. Người ta có thể có sự tranh luận đáng tin rằng Bắc Kinh đã không thách thức hệ thống quốc tế, một hệ thống phần lớn được tạo nên bởi Hoa Kỳ và sức mạnh Tây Phương, trong nhiều thập niên.

Kinh tế Trung Quốc đã hòa hợp vào hệ thống tài chánh thế giới và Bắc Kinh trở nên giàu có. Trung Quốc hiện nay là nền kinh tế lớn thứ nhì về GDP (thứ nhất nếu dùng PPP (Mãi lực Tương đương)). Nó đã đưa hàng trăm triệu dân ra khỏi cảnh nghèo khó với biên giới nghèo của hầu hết thành phần trong tất cả mọi lãnh vực được bảo đảm.

Tuy nhiên, sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ và việc tăng tốc trong thập niên qua, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bắt đầu chán cái hệ thống quốc tế không đủ mạnh để xếp đặt vào cuối Thế chiến II. Lãnh đạo Trung Quốc, nhanh chóng trích dẫn một thế kỷ bị làm nhục bởi những bàn tay của thế lực tây phương cùng với Nhật Bản, nay muốn sửa lại cái hệ thống đó để có tiếng nói mạnh hơn trong những vấn đề Á Châu; nhưng thực ra, để trở thành một sức mạnh chi phối, vị thế truyền thống của nó trong trật tự ở Á Châu trong nhiều thế kỷ, trước khi bị làm nhục.

Một nhà khoa bảng Trung Quốc nổi tiếng ở Bắc Kinh nói với tôi: “Người Mỹ các anh thật sự nghĩ rằng chúng tôi có thể tiếp tục ủng hộ cái hệ thống quốc tế mà chúng tôi không có ý kiến nào khi thành lập? Nhất là khi các anh đang suy thoái?”

Và sự kiện trong những năm gần đây cho thấy những đoạn đường dài mà Trung Quốc sẽ theo đuổi để thay đổi trật tự ở Á Châu theo ý họ. Thí dụ, hành động của Bắc Kinh trong vài năm qua ở Biển Đông – qua đó 80% tài nguyên thiên nhiên mà Bắc Kinh cần để vận hành nền kinh tế phải đi qua – đã châm ngòi cho tranh luận sôi nổi ở Mỹ rằng Trung Quốc không chỉ có những tham vọng nguy hiểm mà còn muốn đẩy Mỹ ra khỏi Á Châu - Thái Bình Dương.

Những hành động như thế gồm có: công bố “đường chín đoạn” được xem như biên giới chủ quyền trên hải lộ thương mại giàu có nhất trên hành tinh, xây đảo nhân tạo nay được biến thành căn cứ quân sự nhỏ và sử dụng một cách sáng tạo những phương tiện hàng hải phi quân sự để nới rộng lãnh thổ đi xa đến tận Khu Đặc quyền Kinh tế của Indonesia.

Sự thay đổi đó sẽ như thế nào?

Vì thế chánh sách Á Châu của Donald Trump sẽ như thế nào? Nếu Trump nghe theo những lời khuyên của những tay Á Châu nhiều kinh nghiệm nhất, những người như Peter Navarro, Michael Pillsbury, Randy Forbes (tin đồn được Trump chọn làm Bộ trưởng Hải quân) và nguyên phụ tá của Forbes là Alex Gray, Bắc Kinh quả thật sẽ có một hành trình gay go.

Là một Chủ bút Điều hành của The National Interest và Chủ bút của The Diplomat, tôi được biết trước cái những nhà tư tưởng đã nói từ nhiều năm nay. Trước hết, một bộ phận hiển nhiên cho chiến lược Trump, lượm lặt từ nhiều bài viết khác nhau của một nhóm chuyên viên Á Châu lỗi lạc, là việc chú trọng nhiều hơn đến sức mạnh cứng (hard power) và dùng sức mạnh đó để làm nản lòng nhửng hành động gây hấn của Trung Quốc trong tương lai.

Đặc biệt, một số lớn vũ khí tinh vi hơn của Hoa Kỳ có thể được chuyển đến vùng. Điều này sẽ gia tăng chi phí quốc phòng Hoa Kỳ và chấm dứt sự cô lập.

Nên chú trọng đặc biệt đến việc sử dụng các phương tiện vô hiệu hóa chiến lược ngăn ngừa các hoạt động quân sự của đối phương ở gần, đi vào hay ở bên trong vùng tranh chấp [anti-access/area-denial strategy (A2/AD)], cái được biết trong quá khứ như Chiến thuật Không-Hải [Air-Sea Battle], nay gọi là JAM-GC [Joint Concept for Access and Maneuver in the Global Commons].

Ngoại giao cũng là một bộ phận lớn trong cái được xem như một “sự xoay trục” vững chắc hơn rất nhiều dưới thời Trump. Đài Loan có thể là một bộ phận lớn trong chiến lược như thế, với quan hệ được nâng cấp chỉ thấp hơn mức bang giao đầy đủ, một dấu hiệu quan trọng của sự giao hảo đang phát triển, nhưng không đủ để làm Bắc Kinh nổi giận khi xung đột năng động xảy ra. Việt Nam cũng sẽ thấy sự giao hảo được củng cố dưới nội các Trump, với tiềm năng triển khai hạm đội Hoa Kỳ đến Vịnh Cam Ranh.

Nếu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương [TPP] đã chết và chôn, kinh tế phải đóng một vai tró lớn trong chánh sách Á Châu mới hình thành của Trump. Giao dịch thương mại song phương phải được thắt chặt với tất cả các thành viên của TPP, đặc biệt chú trọng đến Nhật Bản, Việt Nam, Đài Loan và Úc.

Một nguồn tin giấu tên ở Quốc hội cho biết ông đã thấy những chỉ dấu cho thấy nội các đã bắt đầu soạn các kế hoạch cho những giao dịch thương mại song phương cho toàn Á Châu. Ông giải thích: “Nội các mới nhận thức rõ rằng phải trả một cái giá nếu không có TPP trong vùng Á Châu - Thái Bình Dương. Mục tiêu hiện nay là cộng tác với các đối tác và đồng minh ở Á Châu để bảo đảm các liên kết thương mại được mở rộng. Quốc hội đã thảo luận việc xúc tiến như thế nào – và nhanh chóng sau khi Trump tuyên thệ nhậm chức.”

Thách thức to lớn nhất

Nhưng một chiến lược như thế, một kế hoạch tôi hoàn toàn ủng hộ, luôn có một thách thức to lớn nhất cần phải được cứu xét để có thể được thực hiện và thành công: liệu người Mỹ sẽ ủng hộ nó?

Nếu TT tân cử Trump muốn đẩy lui Trung Quốc, ông phải giải thích và thuyết phục chiến lược của ông bằng vốn liếng chánh trị quan trọng. Ông cần chứng minh tại sao đây là một ưu tiên quốc gia hàng đầu, và cuối cùng, tại sao người Mỹ có thể hy sinh tính mạng cho chiến lược này.

Một sĩ quan hải quân Trung Quốc về hưu nói với tôi khá gần đây: “Anh sẵn sàng chết cho địa vị của anh ở Á Châu? Các con của anh có sẵn sàng trao sinh mạng của chúng cho Đài Loan? Hay những hòn đá ở Biển Đông? Chúng tôi sẵn sàng.”

Cũng có thể có vấn đề đi quá xa trong việc đẩy lui Trung Quốc – như quá diều hâu và tạo nên căng thẳng có thể đưa đến xung đột. Nếu chiến lược đó không được quản lý thích hợp, hay trở nên quá gây hấn chống lại Bắc Kinh, và vì cả hai quốc gia đều có kho vũ khí nguyên tử to lớn, hậu quả có thể rất khủng khiếp.

Cuối cùng, sự thách thức tình trạng hiện hữu ở Á Châu của Trung Quốc là một vấn đề vô tận: khi một sức mạnh đang trỗi dậy tìm cách xóa bỏ cái hệ thống quốc tế và tự hào với một sức mạnh được xác minh và với các đối tác và đồng minh của nó.

Nhưng có nhiều vấn đề hơn là ưu thế bình thường của Hoa Kỳ ở Á Châu. Nếu Bắc Kinh cho phép xé những chuẩn mực quan trọng ra từng mảnh, chẳng hạnh như quan niệm tài nguyên thiên nhiên tập thể (global commons) không có biên giới và tiếp tục bắt nạt đồng minh và đối tác khắp vùng, một tiền lệ nguy hiểm sẽ được xếp đặt mà chắc các quốc gia khác sẽ noi theo. Và đó là những cái mà không quốc gia nào có thể chấp nhận.

H. J. K.

Sơ lược về tác giả

Harry J. Kazianis (@grecianformula) là giám đốc nghiên cứu quốc phòng của Center for the National Inbterest do cựu TT Hoa Kỳ Richard Nixon sáng lập, và là Chủ bút Điều hành của The National Interest. Trong quá khứ, Kazianis phụ trách truyền thông chánh sách ngoại giao cho The Heritage Foundation và là Chủ bút của The Diplomat.

Nguồn: http://www.atimes.com/article/trumps-taiwan-call-just-step-one-new-asian-strategy/

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn