Bài học về lãng phí điện từ kịch bản Vinashin

Lương Bích Ngọc - Hoàng Hạnh (Thực hiện)
http://i192.photobucket.com/albums/z195/sparkletags4/import2/graphics/Animals/Wasting-Energy.jpgGần đây một tia sáng le lói có thể soi đường cho ta dò tìm lỗ thủng. Trên thực tế, không phải nơi nào trên nước ta điện năng cũng tăng 15%/năm. Trong hai năm 2008-2009, TP HCM chỉ tăng 7%/năm; Hải Dương 8,3%; Khánh Hòa 8,4%; Đồng Nai 9,4%/năm, và tình hình chắc cũng sáng sủa ở một số nơi khác nữa. Đây là những nơi tăng GDP mạnh, nhưng giữ được tốc độ tăng điện năng tương đối vừa phải, tiến gần đến xu thế chung của khu vực.

Trong khi đó, vì lý do gì trên cùng một đất nước mà Hà Nội lại tăng đến 16%, Hải Phòng 15%/năm, Đà Nẵng 15,8%, Ninh Bình 17%, Quảng Ninh 26,8%/năm...? Có thể ai đó sẽ bảo hai năm 2008-2009 xảy ra suy thoái kinh tế, kể làm gì! Vâng, nhưng nếu xét cả giai đoạn 2006-2009, trong đó có hai năm tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, 2006-20007, trên 8%/năm, sự khác biệt còn lớn hơn nữa: TP HCM vẫn chỉ tăng điện 7,8%/năm; trong khi Hà Nội tăng điện đến 18,6%/năm.

Sự khác biệt quá lớn về hiệu quả sử dụng điện giữa những địa phương nói trên, đặc biệt giữa Hà Nội và TP HCM, là do đâu? Chắc hẳn không phải do người Hà thành lãng phí điện hơn người Sài thành. Trả lời được câu hỏi này có thể giúp chúng ta lần mò tìm ra lỗ thủng. Để làm việc này, cần minh bạch các số liệu thống kê chi tiết cho từng địa phương, từng khối sản xuất, từng tập đoàn, công ty với đầy đủ diễn biến trong nhiều năm để các nhà nghiên cứu có thể xử lý bằng những công cụ kinh tế trắc lượng trước khi đi đến kết luận để tìm ra lỗ thủng. Thiết tưởng còn có đề tài khoa học nào sáng giá hơn!

Lại nữa, để chịu đựng được giá điện hiện nay, các nhà máy điện chạy than, trong đó có những tổ máy rất lớn, đều do Trung Quốc “thắng thầu”, có thể do giá của họ chào thấp hơn các đối tác khác. Nhưng liệu ai sẽ bảo đảm chất lượng công trình, nhất là hiệu suất đốt than, ô nhiễm môi trường và tuổi thọ. Không có thông tin nào lọt ra từ các bản hợp đồng này, chỉ biết nhiều nhà máy đang chậm tiến độ. Liệu bài học mía đường, xi măng lò đứng v.v... từng làm cho bao nhiêu địa phương khốn khổ rồi đây có xảy ra với các nhà máy điện do Trung Quốc xây hay không?

GS Phạm Duy Hiển

“Kịch bản Vinashin từng được cảnh báo, giờ đây đã thấy hồi kết. Nó khác nào khoét thêm lỗ thủng vào nền kinh tế. Lại đến lúc phải rà xét lại và từng bước khai tử các nhà máy dùng công nghệ lỗi thời tiêu tốn năng lượng. Đây là nội dung cụ thể không thể thiếu trong việc tái cơ cấu lại nền kinh tế”.

GS Phạm Duy Hiển đưa ra những gợi ý về việc bịt lỗ thủng của nền kinh tế ngốn điện.

Đã thấy tia sáng soi đường dò tìm lỗ thủng
GS Phạm Duy Hiển
Ở bài trước (Thiếu điện là lỗi của nền kinh tế), ông đã đề cập đến việc thay đổi tư duy lãnh đạo để giảm hệ số đàn hồi điện. Nhưng ông cũng nói, nền kinh tế đang ngốn điện như cái thùng thủng đáy. Thay đổi tư duy lãnh đạo liệu đã đủ khi chưa tìm ra lỗ thủng?

Câu hỏi lỗ thủng ở đâu chỉ có EVN, Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Tổng cục Thống kê mới trả lời được. Về phần mình, tôi thấy chuyện lỗ thủng này có liên quan với chỉ số ICOR. Giống như đàn hồi về điện, ICOR nói lên số phần trăm tăng trưởng về đầu tư để GDP tăng thêm 1%.

Cùng có mẫu số chung là tăng trưởng GDP, cả ICOR và đàn hồi điện ở nước ta đều cao ngất ngưởng, đều nói lên một nền kinh tế kém hiệu quả, quá thâm dụng vốn và tài nguyên. Rất tiếc, chỉ thấy các nhà kinh tế bàn về chỉ số ICOR, không mấy ai nhắc đến đàn hồi điện.

Gần đây một tia sáng le lói có thể soi đường cho ta dò tìm lỗ thủng. Trên thực tế, không phải nơi nào trên nước ta điện năng cũng tăng 15%/năm. Trong hai năm 2008-2009, TP HCM chỉ tăng 7%/năm; Hải Dương 8,3%; Khánh Hòa 8,4%; Đồng Nai 9,4%/năm, và tình hình chắc cũng sáng sủa ở một số nơi khác nữa. Đây là những nơi tăng GDP mạnh, nhưng giữ được tốc độ tăng điện năng tương đối vừa phải, tiến gần đến xu thế chung của khu vực.
"Xin nói thật, từ đáy lòng, tôi kính trọng Trung Quốc và mong sao người Việt chúng ta cố học được nhiều cái tốt của họ. Họ bắt chước phương Tây để sản xuất được mọi thứ bằng cách nội địa hóa công nghệ, rồi tiến lên cạnh tranh với phương Tây để tìm được chỗ đứng trong chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu. Trong lãnh vực năng lượng cũng vậy, họ đang phát triển mạnh điện hạt nhân bằng công nghệ nội địa hóa" - GS Phạm Duy Hiển
Trong khi đó, vì lý do gì trên cùng một đất nước mà Hà Nội lại tăng đến 16%, Hải Phòng 15%/năm, Đà Nẵng 15,8%, Ninh Bình 17%, Quảng Ninh 26,8%/năm...? Có thể ai đó sẽ bảo hai năm 2008-2009 xảy ra suy thoái kinh tế, kể làm gì! Vâng, nhưng nếu xét cả giai đoạn 2006-2009, trong đó có hai năm tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, 2006-20007, trên 8%/năm, sự khác biệt còn lớn hơn nữa: TP HCM vẫn chỉ tăng điện 7,8%/năm; trong khi Hà Nội tăng điện đến 18,6%/năm.

Sự khác biệt quá lớn về hiệu quả sử dụng điện giữa những địa phương nói trên, đặc biệt giữa Hà Nội và TP HCM, là do đâu? Chắc hẳn không phải do người Hà thành lãng phí điện hơn người Sài thành. Trả lời được câu hỏi này có thể giúp chúng ta lần mò tìm ra lỗ thủng. Để làm việc này, cần minh bạch các số liệu thống kê chi tiết cho từng địa phương, từng khối sản xuất, từng tập đoàn, công ty với đầy đủ diễn biến trong nhiều năm để các nhà nghiên cứu có thể xử lý bằng những công cụ kinh tế trắc lượng trước khi đi đến kết luận để tìm ra lỗ thủng. Thiết tưởng còn có đề tài khoa học nào sáng giá hơn!

Cũng cần bịt lỗ thủng ở phía người dân, thưa ông?

Đương nhiên rồi. Nhưng ta hãy xem số liệu thống kê sau đây để hình dung lỗ thủng về phía người dân lớn đến mức nào. Hiện nay điện thương phẩm ở nước ta được phân ra như sau:

• Công nghiệp và xây dựng: 51%

• Quản lý và tiêu dùng dân cư: 40%

• Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng: 5%

• Nông lâm nghiệp và thủy sản: 1%

• Các hoạt động khác: 3%.
Điện bán cho các dự án thực chất đều được “trợ giá” để thu hút đầu tư. Ảnh minh họa
Không rõ tiêu dùng dân cư chiếm bao nhiêu phần trăm trong khối thứ hai, có thể là 20-30% chăng? Phần còn lại (có thể 10-20% chăng!) là điện cho các hệ thống công cộng, các cơ quan quản lý trả tiền điện từ ngân sách nhà nước. Cho nên hướng dẫn cho dân chúng biết tiết kiệm điện là việc phải làm, để họ bịt lại một phần lỗ thủng, phần còn lại sẽ do túi tiền người dân và giá điện lo liệu. Nhưng chưa đủ, phần quản lý trong khối thứ hai mới đáng lo hơn, bởi các quan chức có thể xài điện thoải mái ở các cơ quan hành chính vì đã có tiền chùa từ ngân sách.

Xã hội phải biết đối mặt với giá điện thực

Ông có nói tới lỗi của Bộ Kế hoạch – Đầu tư khi xét duyệt dự án. Có chủ quan quá không vì bản thân mỗi dự án trước khi trình xét duyệt đã tính tới chi phí lỗ lãi, bao gồm cả lượng điện tiêu thụ và mức giá điện?

Điện bán cho các dự án thực chất đều được “trợ giá” để thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Giá điện ở ta thấp hơn các nước xung quanh. Mặt khác, chúng ta chưa xét hết các yếu tố đầu vào khi tính giá điện, kể cả các yếu tố ngoại giá về tổn hại tài nguyên và môi trường, mà chúng ta mắc nợ người dân đang sống và sẽ sống trên đất nước này.

Các công ty Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản sang ta xây dựng nhà máy luyện thép và một số nhà máy tiêu tốn điện năng khác thực chất được hưởng lợi về giá điện rẻ. Nhưng liệu ta duy trì được giá điện rẻ như thế bao lâu nữa? Chúng ta sắp nhập khẩu than, dầu và điện hạt nhân.

Rồi đây, chắc chắn những mặt bằng giá điện mới ngày càng cao sẽ xuất hiện, nhất là nếu giá dầu ngày một biến động theo chiều hướng tăng như nhiều người tiên đoán. Và chúng ta sẽ phải làm quen với chuyện tăng giá.

Bộ Công thương trình ra Quốc hội xây dựng hàng loạt nhà máy điện hạt nhân với giá đầu tư 2700 đô la cho 1 kW công suất, cho rằng đầu tư làm điện hạt nhân sẽ có lãi. Nhưng trên thực tế, qua đàm phán với đối tác “dễ chịu” nhất hiện nay, con số trên cũng đã lên đến 4000 đô la rồi. Với giá đầu tư cao như vậy, liệu ai sẽ mua điện hạt nhân khi đem nó ra bán trên thị trường điện tự do?

Lại nữa, để chịu đựng được giá điện hiện nay, các nhà máy điện chạy than, trong đó có những tổ máy rất lớn, đều do Trung Quốc “thắng thầu”, có thể do giá của họ chào thấp hơn các đối tác khác. Nhưng liệu ai sẽ bảo đảm chất lượng công trình, nhất là hiệu suất đốt than, ô nhiễm môi trường và tuổi thọ. Không có thông tin nào lọt ra từ các bản hợp đồng này, chỉ biết nhiều nhà máy đang chậm tiến độ. Liệu bài học mía đường, xi măng lò đứng v.v... từng làm cho bao nhiêu địa phương khốn khổ rồi đây có xảy ra với các nhà máy điện do Trung Quốc xây hay không?

Xin đừng nghĩ rằng tôi “a dua”, phản cảm với mọi thứ từ Trung Quốc. Không! Xin nói thật, từ đáy lòng, tôi kính trọng họ và mong sao người Việt chúng ta cố học được nhiều cái tốt của họ. Họ bắt chước phương Tây để sản xuất được mọi thứ bằng cách nội địa hóa công nghệ, rồi tiến lên cạnh tranh với phương Tây để tìm được chỗ đứng trong chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu. Trong lãnh vực năng lượng cũng vậy, họ đang phát triển mạnh điện hạt nhân bằng công nghệ nội địa hóa.

Trong một diễn văn trước Quốc hội, Tổng thống Obama tuyên bố Mỹ phải trở lại dẫn đầu thế giới về năng lượng tái tạo sau khi “phàn nàn” Trung Quốc sắp dẫn đầu thế giới về lãnh vực này trong khi chính nước Mỹ là quê hương của phát minh ra công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời.

Trở lại vấn đề của chúng ta. Với hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay, giá điện cao hơn nữa thì người dân và cả nền kinh tế sẽ vô cùng khó khăn?

Theo nguyên tắc bình thông nhau, giá điện của ta rồi cũng phải theo giá thế giới như xăng dầu, cho nên tăng giá là chuyện khó tránh khỏi mà cả xã hội phải biết cách đối mặt. Giá điện cũng theo quy luật đàn hồi, tăng giá sẽ làm cho người tiêu thụ tìm mọi cách tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Chính phủ lại càng phải đi trước dân. Nhưng trong bối cảnh ấy, tại sao nhà nước lại hăng hái phê duyệt hàng loạt nhà máy luyện thép hàng triệu tấn/năm để xuất khẩu. Chúng ta lại đi đóng những con tàu hàng chục vạn tấn, trong khi các nước khác tìm cách đẩy những ngành công nghiệp tốn năng lượng, tài nguyên và ô nhiễm môi trường này ra ngoài biên giới để tập trung vào công nghệ cao ưu việt hơn nhiều.

Kịch bản Vinashin từng được cảnh báo, giờ đây đã thấy hồi kết. Nó khác nào khoét thêm lỗ thủng vào nền kinh tế. Lại đến lúc phải rà xét lại và từng bước khai tử các nhà máy dùng công nghệ lỗi thời tiêu tốn năng lượng. Đây là nội dung cụ thể không thể thiếu trong việc tái cơ cấu lại nền kinh tế.

Thiết nghĩ không có việc gì dễ, nhất là khi mà cả thế giới đang đối mặt với vấn nạn thời đại về khủng hoảng năng lượng và biến đổi khí hậu. Nhưng mọi việc phải bắt đầu từ nhận thức, tư duy. Nếu tư duy đã lỗi thời, ta phải thay đổi.

Bắt đầu từ Chính phủ, sau đó mới đến mọi người trong xã hội.

Nguồn: http://bee.net.vn/channel/2043/201007/Bai-hoc-ve-lang-phi-dien-tu-kich-ban-Vinashin-1758950/

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn