Con tàu mắc cạn và khủng hoảng niềm tin

Nam Nguyên, Phóng viên RFA
http://boxitvn.files.wordpress.com/2010/07/vinasink.jpgThưa ông Nguyễn Tấn Dũng, mọi nguyên nhân đổ vỡ của Vinashin đều là... ở cái đầu tinh hoa của quý ông. Ông những tưởng một mình ông với một bộ sậu CP như các ngài đã từng lên diễn đàn QH hò hét thời gian vừa qua là quá đủ để giải quyết mọi vấn đề phức tạp của đất nước, và thế là các ông bàn nhau cho ra một Quyết định rất oách để làm cho một Think Tank như IDS phải tự giải thể. Có hay đâu đến mấy cái đầu của các ông cộng lại đi nữa cũng đâu có cứu nổi những tai nạn như Vinashin, bởi theo thiển nghĩ của nhiều người thì đầu các ông là... đầu tôm, đề xuất những kế hoạch, dự án lấy “nhảy” làm trọng tâm thì rất giỏi, nhưng làm gì trong cuộc đời chỉ có nhảy. Bây giờ có lẽ đã muộn quá, ông có doãi ra cũng không được nữa. Chúng tôi chưa dám nghĩ đến giải pháp nào hay nhất cho ông nhưng nhà cách mạng lão thành Nguyễn Văn Bé từng quả quyết rằng ông nên tìm lấy một trong 36 chước là hay hơn cả. Chỉ xin nhắc lại ý kiến ấy gọi là hiến kế để mong lập chút công với ông sau này.

Kính ông.

Bauxite Việt Nam

Vụ đổ vỡ ở Vinashin dù được Chính phủ chắp vá và dù sẽ có nhiều nhân vật cao cấp đi tù, thì công quỹ trong đó có tiền đóng thuế của dân sẽ bị mất mát khá nhiều.



Tàu chở container Vinashin Orient. Screen captured from vinashin.com.vn

Câu chuyện Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinashin gần như phá sản gây rúng động dư luận. Đáp câu hỏi, liệu những biện pháp quyết liệt mà Đảng và Nhà nước đưa ra có phục hồi được niềm tin của công chúng, Luật sư Bùi Quang Nghiêm – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM nhận định:

“Theo ý kiến của tôi, nếu có bắt giam ông Phạm Thanh Bình đi nữa cũng không củng cố được niềm tin trong việc quản lý vốn bởi vì muốn sao muốn thì số nợ đã 80.000 tỷ rồi. Không biết khởi tố thì sẽ thu lại được số tiền là bao nhiêu, tôi nghĩ rằng không nhiều, cho nên theo suy nghĩ của riêng tôi, sẽ không củng cố được niềm tin bao nhiêu trong cung cách quản lý kinh tế mà phải có một sự cải cách về quản lý các tập đoàn kinh tế nhà nước”.

Hôm 13/7 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra quyết định đình chỉ chức vụ đối với ông Phạm Thanh Bình – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin. Trước đó hai ngày, những sai phạm ở Vinashin đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra.

Vụ lợi cá nhân

Sai phạm của ông Phạm Thanh Bình và một số cộng sự được liệt kê khá dài, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định đó là do thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái và có biểu hiện vụ lợi cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. Trong nhiều năm qua tập đoàn Vinashin đã báo cáo không trung thực với Chính phủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hậu quả của những khuyết điểm, vi phạm của ông Phạm Thanh Bình dẫn đến Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam có nguy cơ phá sản, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước. Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, những khuyết điểm của ông Phạm Thanh Bình và một số cá nhân của Tập đoàn có dấu hiệu vi phạm luật hình sự. Do vậy Ủy ban đã chuyển vụ việc qua cơ quan pháp luật xem xét.
Sai phạm của ông Phạm Thanh Bình và một số cộng sự được liệt kê khá dài, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định đó là do thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái và có biểu hiện vụ lợi cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
Liên quan tới quy trình điều tra, tiến tới khởi tố ông Phạm Thanh Bình và một số cá nhân ở Vinashin cũng như khung hình phạt cao nhất đối với trường hợp ông Phạm Thanh Bình, Luật sư Bùi Quang Nghiêm – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM giải thích:

“Các biện pháp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ là một trong những nguồn thông tin về tội phạm. Theo tôi biết, cơ quan điều tra hoặc của Bộ Công an hoặc của tỉnh, thành phố nơi xảy ra hành vi tội phạm ấy họ sẽ khởi tố vụ án rồi khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp theo luật hình sự tố tụng quy định.

Trong trường hợp các nghi can có nguy cơ bỏ trốn hoặc sẽ gây khó khăn cho cơ quan điều tra, như thông tin qua lại lẫn nhau ảnh hưởng tới tiến độ điều tra thì người ta sẽ ra biện pháp khẩn cấp tạm giữ tạm giam bị can để phục vụ điều tra.

Điều này không có quy định rõ ràng nhưng tùy theo sự đánh giá của cơ quan điều tra xem là bị can ấy nếu ở ngoài có ảnh hưởng hay không đối với công việc của cơ quan điều tra. Nếu tôi nhớ không nhầm thì khung hình hạt nặng nhất trong trường hợp này là 30 năm tù giam”.

Theo Tuổi trẻ Online, đầu giờ sáng 14/7, ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Vinashin đã chuyển vật dụng cá nhân khỏi phòng làm việc ở tầng 5 trụ sở Tập đoàn. Từ nay, ông Nguyễn Hồng Trường – Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải – sẽ kiêm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin.



Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin Phạm Thanh Bình. Photo courtesy of VietNamNet

Ông Phạm Thanh Bình, vị thuyền trưởng điều khiển con tàu Vinashin đến chỗ mắc cạn từng là một người thăng tiến khá nhanh, trước khi bị đình chức ông Bình kiêm nhiệm ba chức vụ quan trọng nhất ở Tập đoàn Vinashin là Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc và Bí thư Đảng ủy. Sinh năm 1953, quê Hải Phòng, năm 1977 ông Bình là Kỹ sư vỏ tàu, cán bộ cấp phòng Viện Nghiên cứu Thiết kế Cơ khí Giao thông Vận tải; đến năm 1994 ông Bình lên chức Phó Viện trưởng. Năm 1996 ông Bình trở thành Tổng Giám đốc Tổng công ty Vinashin, tháng 8/1998 ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc. Từ tháng 6/2003 ông Bình kiêm thêm chức Bí thư Đảng ủy.

Thiếu kiến thức

Tập đoàn kinh tế Vinashin được thành lập năm 2006 cùng với việc ra đời công ty mẹ của tập đoàn. Tiền thân Vinashin là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy VN thành lập từ năm 1996, tập hợp các cơ sở đóng tàu quốc doanh trong cả nước. Trong vòng gần 3 năm, Vinashin đã phình ra tới 200 công ty con cùng với sự tiếp vốn lớn lao từ nhiều nguồn.

Trên VietnamNet, Luật gia Nguyễn Ngọc Bích nhận định rằng sự hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam là trái quy luật tự nhiên. Vinashin đã nảy sinh và tồn tại trong khung cảnh của một sự hiểu biết sai lầm, thiếu thốn về kiến thức lẫn phương pháp của chính nó và - quan trọng hơn - của môi trường quanh nó.

Tập đoàn Vinashin đã được quản trị theo sự thuận tiện thay vì cách quản lý khoa học. Ông Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc mua sắm tài sản nhiều tiền mà Hội đồng Quản trị không biết; báo cáo tài chính sai; đưa con cái anh em nắm giữ các công ty. Trong vòng ba năm mà lập ra hơn 200 công ty thì chính là nhờ tiền được cấp phát và đi vay, nên không đếm xỉa gì đến hiệu quả đầu tư.
Vinashin đã nảy sinh và tồn tại trong khung cảnh của một sự hiểu biết sai lầm, thiếu thốn về kiến thức lẫn phương pháp của chính nó và - quan trọng hơn - của môi trường quanh nó.
Vẫn theo nhận định của Luật gia Nguyễn Ngọc Bích, Vinashin giống như một cậu bé ở tuổi dậy thì, được cho lấy nhiều vợ, vì bố mẹ của cậu giàu có, kỳ vọng nhiều vào tài nghệ của con, trông mong về [đường] phúc lộc cho gia đình. Kỳ vọng không sai, mong muốn cũng đúng. Vấn đề là đã nhìn sai về cậu bé và bây giờ mới thấy hậu quả.

Cũng trên VietnamNet, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định rằng, Vinashin quá lợi dụng sự phát triển đa ngành để đầu tư lung tung. Trong bối cảnh tham nhũng phát triển, lý tưởng bị suy giảm và cơ chế còn nhiều lỗ hổng, chính việc đầu tư tràn lan là những cơ hội để lợi dụng bỏ tiền Nhà nước vào các dự án. Bởi lãnh đạo của các tập đoàn kinh tế nhà nước, như Vinashin, là những người bổ nhiệm có thời hạn và theo lẽ tự nhiên, họ phải thông qua càng nhiều dự án càng tốt và càng thu lợi cho cá nhân nhiều hơn.

Vẫn theo nhận định của TS Nguyễn Minh Phong, câu chuyện cốt lõi ở chỗ Chính phủ cho họ trở thành tập đoàn, được phép kinh doanh đa ngành một cách ồ ạt thiếu sự chuẩn bị cả về mặt pháp lý lẫn kinh nghiệm.

Tái cấu trúc hay xiết nợ?

Từ cuối tháng 6, khi Thủ tướng quyết định tái cơ cấu Vinashin điều mà nhiều chuyên gia cho là để cứu Vinashin khỏi phá sản, Chính phủ đã công khai thông tin về tình trạng của Tập đoàn.

Theo công bố của Văn phòng Chính phủ trong cuộc họp báo ngày 2/7, Vinashin đang nợ 80.000 tỷ đồng tương đương 4 tỷ USD. Tài sản của Vinashin được cho là vào khoảng 90.000 tỷ đồng trong đó vốn của chủ sở hữu chỉ có 9.000 tỷ đồng.



Tàu Hoa Sen, một trong những dự án thua lỗ của Vinashin. Photo courtesy of VietNamNet

Trong tổng nợ 80.000 tỷ đồng, một phần khá lớn là vay từ tiền phát hành trái phiếu của Chính phủ, ít nhất khoảng 750 triệu USD, ở khoản này các chủ nợ không lo mất vì Chính phủ có nghĩa vụ phải trả cho dù Vinashin có phá sản. Ngoài ra Vinashin còn có những khoản vay thương mại từ các chủ nợ nước ngoài, nhiều nhất là từ khoản vay của Crédit Suisse, được cho là chiếm 1/4 tổng số nợ của Vinashin. Theo Saigon tiếp thị, một phần lớn các khoản nợ còn lại của Vinashin thuộc về các tổ chức tín dụng trong nước, đối tác kinh doanh và nhà thầu trong nước. Phần nợ vừa nêu khoảng gần 20.000 tỷ đồng trong đó nợ quá hạn gần 4.000 tỷ đồng chiếm hơn 91% tổng số nợ quá hạn của cả 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Theo quyết định tái cơ cấu của Chính phủ, kể từ 1/7 Vinashin bị chẻ nhỏ ra, tập đoàn trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên với vốn điều lệ hơn 14.000 tỷ đồng. 12 công ty thành viên của Vinashin được chuyển về Tập đoàn Dầu khí Petro Vietnam, Tổng Công ty Hàng hải Vinalines. Các tập đoàn nhà nước sẽ nhận lãnh cả tài sản lẫn công nợ của các công ty con của Vinashin.

Trả lời Đài ACTD, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từ Hà Nội nhận định:

Cách tái cấu trúc như hiện nay đem chuyển một số công ty của họ cho các công ty khác, như PetroVietnam gánh một phần, Vinalines gánh một phần, rồi khoanh nợ giãn nợ của họ với các ngân hàng.

Chuyên gia KT Phạm Chi Lan

“Cách làm với Vinashin hiện nay chỉ là giúp cho Vinashin về danh nghĩa giảm được số nợ rất lớn khoảng 80 ngàn tỷ đồng tương đương 4 tỷ USD. Cách tái cấu trúc như hiện nay đem chuyển một số công ty của họ cho các công ty khác, như PetroVietnam gánh một phần, Vinalines gánh một phần, rồi khoanh nợ giãn nợ của họ với các ngân hàng.

Đồng thời Nhà nước lại chủ trương tiếp tục cung cấp vốn cho Vinashin làm tiếp, tôi nghĩ rằng với cách đó thì không có gì đảm bảo là Vinashin sẽ có thể thay đổi được hoàn toàn và sẽ chuyển từ hoạt động đang bị nợ nần thua lỗ rất lớn trở thành hoạt động có hiệu quả cao hơn.

Tái cấu trúc ở đây, nên chuyển những doanh nghiệp nào nhà nước không thật sự cần nắm giữ sang cổ phần hóa. Như vậy sẽ có tính chất thay máu trong doanh nghiệp, có những nhà đầu tư mới giỏi kinh doanh hơn, bỏ vốn vào đó và nắm quyền kiểm soát nhất định để chèo lái con thuyền doanh nghiệp theo hướng kinh tế thị trường chấp nhận cạnh tranh và phát triển”.

Trên VietnamNet, chuyên viên kinh tế Nguyễn Minh Phong lo ngại sẽ có những Vinashin tiếp theo vì ông cho rằng một khi chủ thuyết phát triển còn chưa thay đổi, cơ chế vẫn như cũ.

Với việc tách Vinashin ra làm ba, nhận thức của nhà nước vẫn chưa thay đổi. Sự kiện Vinashin đăng ký mấy chục lĩnh vực đầu tư từ xuất nhập khẩu, khu nghỉ mát đến sản xuất bia, trong đề án tái cấu trúc mới nhất, các nhà lãnh đạo có thẩm quyền vẫn cho phép Vinashin đăng ký lại. Nhưng hoạt động quan trọng nhất của tập đoàn này là đóng tàu thì lại bị xé ra đưa sang chỗ khác. Theo nhận định của TS Nguyễn Minh Phong, đây chỉ là câu chuyện xiết nợ.

NN

Nguồn: RFA

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn