GDP đứng thứ hai thế giới: nhưng cảm giác hạnh phúc của ngưòi dân Trung Quốc thế nào?

Dương Danh Dy (gt)

imageNăm 2010, GDP của Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Gần đây chính phủ Nhật Bản công bố, GDP năm 2010 của họ là 5.474,2 tỷ USD, nhưng sớm hơn một chút, Chính phủ Trung Quốc đã công bố GDP của mình là 5.787,6 tỷ USD, nhiều hơn Nhật Bản khoảng 400 tỷ USD. Con số này phản ảnh thành tựu vĩ đại của sự phát triển kinh tế Trung Quốc trong hơn 30 năm cải cách mở cửa. Thế nhưng vẫn cần phải thấy rằng đó chỉ là thành tích bước đầu trong quá trình trỗi dậy của nước lớn Trung Quốc, cần phải nâng chỉ số hạnh phúc của đông đảo quần chúng thành mục tiêu quan trọng trong việc đo đếm và đánh giá sự phát triển hài hòa của nền kinh tế xã hội Trung Quốc, với tư cách là điểm cơ sở, cốt lõi của sự phát triển kinh tế và xã hội Trung Quốc. Vì thế trăm họ dường như không quan tâm đến việc Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giói, bởi vì cuộc sống của họ không vì GDP trở thành “thứ hai trên thế giới” mà có thể tốt hơn chút nữa. Còn Nhật Bản dưòng như cũng không có cảm giác cùng đưòng mạt lộ. Bộ trưỏng Bộ Kinh tế Nhật Bản biểu thị, Nhật Bản sẽ không cạnh tranh xếp hạng GDP với Trung Quốc, kinh tế không phải là tranh xếp hạng mà là để làm cho người dân Nhật Bản có cuộc sống hạnh phúc. Câu nói này không chỉ thích hợp với Nhật Bản mà cũng thích hợp với Trung Quốc.

Có ba biện pháp tốt nhất để gia tăng GDP: một là xuất khẩu; hai là đầu tư; ba là thúc đẩy nhu cầu trong nuớc. Xét từ xuất khẩu thấy, “Trung Quốc chế tạo” nổi tiếng thế giói là do sức lao động giá rẻ, mỗi đồng GDP làm ra đòi hỏi càng nhiều công nhân Trung Quốc phải trả giá hơn (sự kiện công nhân nhảy lầu tự tử, công nhân thiếu nhi làm giày nặng nhọc, nô công tại các mỏ than…). Bọn họ đều là quân chủ lực trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, nhưng họ không phải là quân chủ lực trong hưỏng thụ sự tăng trưỏng của kinh tế. Những ngưòi này có cảm giác hạnh phúc không?

Mấy năm nay, Trung Quốc điên cuồng đầu tư về đưòng sắt, đưòng bộ, xây dựng cơ bản cộng thêm nhà đất, những cái đó là động cơ làm tăng trưỏng kinh tế, thế nhưng liệu có bao nhiêu hạng mục mang lại thực huệ cho dân chúng? Là giá đường sắt cao tốc còn đắt hơn vé máy bay? Hay là nhà đất trở thành cái bóc lột của cải của đại chúng? Cải cách mở cửa hơn 30 năm rồi, ngoài GDP đứng thứ hai ra, chênh lệch giàu nghèo tại Trung Quốc vẫn đứng thứ nhất thế giới. Kể từ ngày trăm họ ra đời, là đã phải sống trong 3 sự việc đau khổ: nhà ở, giáo dục, y tế. Hệ thống an sinh xã hội Trung Quốc hiện vẫn đang ở trong giai đoạn ban đầu cất bức xúc. Xây dựng, bảo đảm y tế giáo dục tại thành phố, nông thôn, chưa được phủ khắp, chi phí cho giáo dục của gia đình còn chiếm tỷ lệ quá lớn… khoảng cách với các nước phát triển cũng không giảm.

Một trường đại học Hà Lan đã tiến hành 3 lần điều tra về cảm giác hạnh phúc của ngưòi dân Trung Quốc, trong đó chỉ số hạnh phúc năm 1990 là 6,64, năm 1995 tăng lên 7, 08 nhưng năm 2001 lại giảm xuống 6,6. Và tháng 12 năm 2009, một điều tra hạnh phúc được một trường đại học Mỹ công bố cho thấy càm giác hạnh phúc của người Trung Quốc vẫn đang giảm.

Nâng cao chỉ số hạnh phúc của quần chúng phải dựa vào việc cùng điều hòa phát triển, thức đẩy kinh tế xã hội. Về một mặt nào đó mà nói xây dựng xã hội còn quan trọng và then chốt hơn.

Thủ tưóng Ôn Gia Bảo trong báo cáo công tác của Chính phủ tại Hội nghị lần thứ ba Quốc hội khóa 11 đã chỉ ra: “phải làm cho cuộc sống của nhân dân hạnh phúc hơn, tôn nghiêm hơn”. Đó mới là phương hưóng chân chính và mục tiêu phát triển của Trung Quốc với tư cách là nước lớn trỗi dậy.

DDD

Nguồn: Mạng Hoàn cầu ngày 18/2/2011, Vương Cẩm Tư bình luận

Tác giả bài giới thiệu gửi trực tiếp cho BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn