Người Philippines tiếc vì không phản đối Trung Quốc sớm hơn

Rene Q. Bas

Thụy Phương lược thuật

Những gì Trung Quốc muốn là đưa chuyện tranh chấp Biển Đông ra giải quyết song phương - nghĩa là chỉ giữa Trung Quốc với một nước khác / Về điều này, người Philippines chúng ta cần lịch sự mà nói với Trung Quốc rằng không thể làm vậy” – Rene Q. Bas. Còn người Việt Nam thì sao? Ngoài chiếc loa phóng thanh của bà Phương Nga ra gần đây lại thấy tăng cường con thoi ngoại giao như mắc cửi, phải chăng để rồi cuối cùng đành xuôi tai chui vào “chiếc bẫy” của ông bạn 16 chữ mà người Phi đã quyết tránh? Xin các ngài nhớ rằng người dân Việt lầm lỳ chịu đựng thật nhưng chỉ đến một giới hạn nào thôi đấy nhá. Không một biện minh nào che giấu được hành vi khuất tất và cùng với nó, đương nhiên “tính chính danh” lâu nay ít nhiều còn làm người ta vị nể rốt cuộc cũng sẽ chỉ là một chiếc phao thủng.

Bauxite Việt Nam

Hôm 5/4, Chính phủ Philippines cuối cùng cũng đã làm việc mà lẽ ra nên làm từ hai năm trước - đó là những gì mà Indonesia, Malaysia và Việt Nam từng làm - gửi lên LHQ thư phản đối việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền toàn bộ Biển Đông.

Trung Quốc đã chính thức thông báo chủ quyền với những gì mà lịch sử họ gọi là "Nam Dương" (nghĩa là Biển phía Nam) và nghĩa là tên mà thế giới gọi là "Biển Hoa Nam - Biển Đông" . Nhưng "Nam Dương" còn được sử dụng trong tiếng Quan thoại và nhiều phương ngữ khác của Trung Quốc với nghĩa "Đông Nam Á" (nghĩa là hầu hết các quốc gia tạo nên ASEAN, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á).

Điều này giải thích vì sao Indonesia, dù không tuyên bố chủ quyền với bất kỳ phần nào ở Biển Đông, cũng đệ đơn phản đối lên LHQ năm ngoái. Họ phải bảo vệ để chống lại việc bất ngờ trở thành một phần của Trung Quốc, nếu "Nam Dương" có nghĩa là "Đông Nam Á". Và họ cũng góp phần đảm bảo việc sử dụng tính quốc tế của Biển Đông - nơi tàu thuyền từ khắp nơi trên thế giới qua lại, kể cả tàu thuyền tới Indonesia.

Malaysia và Việt Nam đệ đơn phản đối lập tức - một ngày sau khi Trung Quốc đưa ra bản đồ 9 đoạn (đường lưỡi bò hay còn gọi là đường chữ U) về Biển Đông năm 2009.

Bản đồ mà Trung Quốc đệ trình cho thấy đường hình chữ U ở Biển Đông. Nó bao trùm toàn bộ vùng biển và chỉ cho phép còn lại một số không gian nhỏ hẹp tính từ ranh giới bờ biển của các nước ASEAN khác nhau. Tất cả các nước có chủ quyền với một số đảo và những khu vực khác tại Biển Đông vì thế không có quyền trên vùng biển, nếu theo bản đồ của Trung Quốc.

clip_image001

Trường Sa - với những phần mà cả Brunei, Malaysia Philippines tuyên bố chủ quyền - đã "nằm gọn' trong bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc và Hoàng Sa cũng như vậy.

Trong bài này có đề cập tới hai bài viết khác của các học giả Việt Nam. Họ đưa ra chi tiết vì sao Philippines nên ủng hộ Indonesia, Malaysia và Việt Nam quốc tế hóa chuyện tranh chấp Biển Đông. Bài viết mang tiêu đề: "Bảo vệ các quyền của Philippines với Reed Bank", cung cấp chi tiết việc Philippines có thể giành phần thắng giành quyền sở hữu bằng cách khẳng định rằng, Reed Bank (Bãi cỏ rong) không phải là một phần của Trường Sa cũng như của thềm lục địa. Và vì thế, nó cũng không nằm trong bản đồ hình chữ U mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Vụ việc ở Reed Bank

Người Philippines chưa quên những gì xảy ra trong tháng 3. Chúng ta đã phải rút khỏi Reed Bank khi đang thực hiện công việc thăm dò vì một trong các tàu bị hai tàu tuần tra Trung Quốc đe dọa.

Hai học giả Việt Nam viết: "Mặc dù Philippines xác định bảo vệ các quyền của họ trong khu vực này, nhưng Trung Quốc đã tái khẳng định chủ quyền với Trường Sa và cảnh báo các quốc gia khác sẽ chống lại mọi hoạt động thăm dò trong cái mà họ coi là các khu vực hàng hải dưới thẩm quyền của họ".

Hai học giả này đã đưa ra cho Philippines một giải pháp lớn: Tuyên bố rằng, Reed Bank không thuộc bất cứ định nghĩa nào của LHQ để trở thành một phần của quần đảo tranh chấp Trường Sa.

Phillippines cũng đã trải qua một cuộc đụng độ với Trung Quốc năm 1999 khi Trung Quốc xây dựng những công trình kiên cố trên đảo đá ngầm Vành Khăn. Những công trình này chứng tỏ rằng Trung Quốc mong muốn thiết lập các cơ sở quân sự trong khu vực, các cơ sở ấy có thể được sử dụng cho mạng lưới thông tin liên lạc, súng chống máy bay hay hệ thống radar để giám sát hoạt động của máy bay, tàu bè trong khu vực.

Vụ việc năm 1999 càng làm rõ quan điểm rằng, Trường Sa là một vấn đề nhạy cảm và chiến lược.

Những gì Trung Quốc muốn là đưa chuyện tranh chấp Biển Đông ra giải quyết song phương - nghĩa là chỉ giữa Trung Quốc với một nước khác.

Về điều này, người Philippines chúng ta cần lịch sự mà nói với Trung Quốc rằng không thể làm vậy. Với Biển Đông, thậm chí nếu đúng là các tàu chiến hay thuyền bè mạnh nhất qua lại ở đó là của Trung Quốc, thì tổ tiên của chúng ta cũng đã từng dùng tàu thuyền qua lại ở Biển Đông và vượt biển tới Thái Lan, Việt Nam.

Và một điều quan trọng hơn với thế giới hôm nay, Biển Đông là vùng biển quốc tế, khu vực mà tàu thuyền từ Mỹ, Nhật, các quốc gia thành viên ASEAN... qua lại để làm thương mại.

Các đối tác chiến lược

Trung Quốc và Philippines là những đối tác chiến lược, theo cách mà chúng ta cũng có quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ và Nhật Bản.

Cho tới ngày 5/4, chúng ta nhất trí với mong muốn của Trung Quốc là giải quyết tranh chấp ở phạm vi song phương.

Trung Quốc sẽ, hy vọng là như vậy, hiểu rằng, người Philippines chúng ta phải làm việc vì chính các lợi ích của chúng ta trong khi duy trì được quan hệ ngoại giao và quan hệ tốt nhất giữa nhân dân hai nước.

Trung Quốc là nước lớn nhất, giàu có nhất và gần như hùng mạnh nhất trong khu vực. May mắn là, cho tới nay, Trung Quốc đã quyết định sử dụng sức mạnh mềm để đối phó với chúng ta. Mặc dù họ đã không sử dụng quyền lực mềm chống lại chúng ta trong vụ việc đảo Vành Khăn năm 1999 và tại vùng Reed Bank tháng trước.

Những gì xảy ra cho thấy, chúng ta phải làm việc để trở thành bạn của tất cả mọi người. và trông đợi vào sức mạnh tập thể, trong ASEAN để tăng cường khả năng tự bảo vệ chính mình.

- Quan chức Philippines cho hay, nước này đã sẵn sàng tăng cường gấp bội các khả năng tuần tra tại Biển Đông sau khi gửi thư ngoại giao lên LHQ phản đối Trung Quốc về vấn đề chủ quyền ở vùng biển này. Theo đó, vào tháng tới, Philippines sẽ triển khai tàu tuần duyên hạng nặng lớp Hamilton (WHEC) ở gần nhóm đảo mà họ gọi là Kalayaan. Tàu tuần tra lớp Hamilton là tàu lớn nhất mà Hải quân Philippines mua từ Mỹ kể từ những năm 1980.

- Sau phản đối của Manila với LHQ, một quan chức cấp cao Trung Quốc hôm 14/4 đã tuyên bố, Chính phủ nước này không thể chấp nhận tuyên bố của Philippines về chủ quyền với một số đảo ở Biển Đông.

Trong một cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các đảo và vùng biển lân cận tại Biển Đông. Trung Quốc có chủ quyền và quyền tài phán với các vùng biển, đáy biển và thềm lục địa liên quan". Người phát ngôn nhấn mạnh: "Chủ quyền của Trung Quốc với Biển Đông và các quyền liên quan, quyền tài phán có căn cứ từ cả quan điểm lịch sử cũng như pháp lý".

T.P. (Theo manilatimes)

Nguồn: Tuanvietnam.vietnamnet.vn

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn