Ý kiến của Carlyle A. Thayer về tình hình Biển Đông

Biển Đông: sự quan tâm của Hoa Kỳ là gì?

Carlyle A. Thayer

HỎI: Một số nhà quan sát đã tiên đoán rằng sự tham gia của Mỹ trong tranh chấp xoay quanh lợi ích của chính họ sẽ bị ảnh hưởng trong vấn đề này. Đánh giá này của ông là gì?

ĐÁP: Dĩ nhiên Hoa Kỳ sẽ hành động dựa trên lợi ích quốc gia của họ. Họ đã tuyên bố rằng an toàn và tự do hàng hải ở biển Hoa Nam (Biển Đông) là lợi ích quốc gia. Trung Quốc chịu nhịn không can thiệp vào lợi ích này. Nếu Trung Quốc đã can thiệp, họ sẽ phải đối mặt với sức mạnh hải quân và không quân Mỹ.

Hoa Kỳ có lợi ích lớn hơn trong việc phát triển mối quan hệ tốt với Trung Quốc, gồm cả mối quan hệ quân sự giữa hai nước. Mỹ không muốn bị mắc bẫy – bị lôi kéo vào – đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh hải trên biển Hoa Nam.

Quan hệ của Mỹ với Việt Nam khác với quan hệ giữa Mỹ với Philippines. Philippines là đồng minh đã ký hiệp ước, Hiệp ước Tương trợ An ninh năm 1951. Hiệp ước này đã được ký trước khi Philippines tuyên bố nhóm đảo Kalayaan ở biển Hoa Nam. Mỹ lập luận rằng hiệp ước này không liên quan đến phần lãnh thổ có được sau khi hiệp ước đã ký. Tuy nhiên, Mỹ cho biết, họ sẽ đáp ứng các nghĩa vụ tronghiệp ước để tham khảo ý kiến ​​với Manila nếu các lực lượng vũ trang của Philippines, gồm các tàu hải quân, bị tấn công. Hoa Kỳ không có mối quan hệ như thế đối với Việt Nam và các mối quan hệ quốc phòng [với Việt Nam] thì rất nhỏ.

Hoa Kỳ có một lợi ích tổng quát hơn trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở biển Hoa Nam và xem ASEAN đóng vai trò trọng tâm. Mỹ sẽ hỗ trợ chính trị và ngoại giao nếu Trung Quốc có ý định đe dọa hay bắt nạt các nước trong khu vực.

Chủ yếu là Philippines và Việt Nam trước tiên phải trông cậy vào chính mình để bảo vệ chủ quyền ở vùng đặc quyền kinh tế của mình.

---------

Biển Đông: Có phải Trung Quốc trong tiến trình xung đột?

Carlyle A. Thayer

HỎI: Tôi thấy một số nhà phân tích nói rằng, những căng thẳng đang gia tăng ở biển Hoa Nam (Biển Đông), và tôi thấy một số người Việt Nam chính thức phàn nàn về hành động của Trung Quốc. Tôi cũng nhận thấy các cuộc biểu tình phản đối ở Việt Nam về vấn đề này. Vấn đề này nghiêm trọng như thế nào? Ông có thể cho sự đánh giá?

ĐÁP: Tôi bị cám dỗ bởi câu trả lời là tất cả mọi thứ đều bình thường. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và vùng biển liền kề từ nhà Hán đến nay. Mặc dù các tin tức có sai sót và thông tin sai, thậm chí các tin đồn do Philippines và Việt Nam lan truyền, Trung Quốc quản lý biển Hoa Nam một cách hiệu quả, thực thi chủ quyền tài phán của mình. Tất cả các cáo buộc chống lại Trung Quốc là không đúng sự thật. Trung Quốc sẽ không bao giờ sử dụng vũ lực và mong muốn một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ được giải quyết song phương giữa các nước có liên quan trực tiếp. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ tiến hành tập trận hải quân thường lệ ở Tây Thái Bình Dương vào cuối tháng này. Một giàn khoan thăm dò dầu mỏ mới, rất lớn sẽ thăm dò dầu khí ở đâu đó trên biển Hoa Nam. [Đoạn này GS Carl Thayer nhại luận điệu của Trung Quốc].

Thực tế, một loạt các hành động đơn phương của Trung Quốc đã đưa ra những căng thẳng nghiêm trọng và có khả năng đặt Trung Quốc vào tiến trình xung đột với Việt Nam và Philippines. Các hành động của Trung Quốc không chỉ thử thách sự đoàn kết của ASEAN, mà còn thử thách cả liên minh Mỹ-Philippines.

Philippines tố cáo Trung Quốc là chủ mưu của 5-7 sự cố trong năm nay. Ngày 25 tháng 2, một tàu khu trục tên lửa loại Jianghu-V, Đông Quan 560, ra lệnh cho ngư dân Philippines rời khỏi vùng biển tranh chấp và đuổi họ cùng với việc bắn ra ba phát súng trước mũi một chiếc thuyền. Ngày 2 tháng 3, hai tàu giám sát biển của Trung Quốc ra lệnh cho một chiếc tàu thăm dò dầu khí của Philippines rời khỏi khu vực bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Hai tàu đó đe dọa đâm con tàu này. Trong một sự cố khác, tàu Trung Quốc gửi vật liệu xây dựng đến một bãi san hô không người ở và đánh dấu lên cái phao. Philippines phản đối tất cả các sự cố, ngoại trừ sự cố ngày 25 tháng 2.

Đối với Việt Nam, một lần nữa Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm. Không có gì mới ở đây, Việt Nam đưa tin, ngư dân Trung Quốc đã xâm lấn vào khu vực đánh cá của mình với số lượng nhiều hơn so với trước đây. Nghiêm trọng hơn, ngày 26 tháng 5 và ngày 9 tháng 6, tàu Trung Quốc đã cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Việt Nam hoạt động bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam đã đưa con tàu có liên quan đến sự kiện ngày 26 tháng 5 trở ra biển với tám tàu hộ tống. Việt Nam đã phản đối mỗi hành động và mọi hành động của Trung Quốc.

Trong khi tất cả những điều này đang xảy ra, thì Trung Quốc đã đưa giàn khoan thăm dò dầu khí rất lớn và cho biết sẽ khai thác dầu trong khu vực biển Hoa Nam. Ngày 9 tháng 6, Trung Quốc cảnh báo Philippines và Việt Nam ngưng thăm dò dầu khí và tuyên bố rằng, họ sẽ tiến hành tập trận hải quân thường xuyên ở Tây Thái Bình Dương.

Trung Quốc có hành động khiêu khích cuộc biểu tình của công chúng ở Việt Nam lần thứ hai, với hai cuộc biểu tình riêng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Việt Nam đã bị hàng trăm cuộc tấn công trên các trang web của mình, kể cả các trang web chính phủ. Thủ tướng Việt Nam đã có một bài phát biểu công khai với sự bảo vệ chủ quyền mạnh mẽ. Và đáng kể nhất, Việt Nam sẽ được tiến hành chín giờ tập trận hải quân có bắn đạn thật ngoài khơi bờ biển trung tâm của mình ngày hôm nay.

Trung Quốc và các nước đang đòi chủ quyền [trên biển Đông] ở Đông Nam Á đang trong một quá trình va chạm tiềm tàng. Trung Quốc khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của họ trên Quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và vùng biển lân cận, khi kết hợp chặt chẽ với bản đồ đường lưỡi bò chính đoạn của họ, cắt sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam và Philippines đã tuyên bố. Trung Quốc không bao giờ nói rõ ràng chính xác những gì họ tuyên bố, rõ ràng có sự mập mờ về khu vực tranh chấp.

Cho đến giờ thì Hải quân Trung Quốc chưa tham gia. Tất cả các sự cố đã được báo cáo, có liên quan đến những con tàu của đội Giám sát biển Trung Quốc và có thể những con tàu của Cục Thủy sản. Philippines và Việt Nam không phải lúc nào cũng làm rõ ràng những gì tàu Trung Quốc đã dính líu. Nhưng sự cố ngày 26 tháng 5 đã cung cấp tài liệu đầy đủ.

Cho đến khi những sự việc này [xảy ra] Trung Quốc và ASEAN đã lặng lẽ làm việc về một tài liệu có trước đây hiện đang hấp hối, trong Nhóm Làm việc chung về Tuyên bố Ứng xử giữa các bên trên biển Đông. Nhóm làm việc đã hoãn lại phần các hướng dẫn. ASEAN gặp nhau trước, đưa ra một lập trường chung, và sau đó đàm phán với Trung Quốc. Trung Quốc muốn các cuộc thảo luận song phương với các nước liên quan trực tiếp. Có hy vọng về quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý cho biển Hoa Nam sẽ kết thúc. Kỷ niệm 10 năm tuyên bố đó ra đời sẽ rơi vào tháng 11 năm tới.

Làn sóng mới về sự quyết đoán của Trung Quốc sẽ đặt biển Hoa Nam trở lại chương trình nghị sự cho một loạt các cuộc họp và hội nghị thượng đỉnh liên quan đến ASEAN sẽ được tổ chức vào tháng 7, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào tháng 10. Trung Quốc sẽ không ưa thích sự can thiệp của Hoa Kỳ và các bên khác không liên quan trực tiếp đến việc đòi chủ quyền trên biển Hoa Nam. Có khả năng Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á có thể là một tai họa nếu Trung Quốc phản đối bất kỳ thảo luận nào về biển Hoa Nam. Trung Quốc đã vượt trội ở Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và quan điểm của Bắc Kinh về điều này có thể cho ra kết quả không tệ.

Nhìn chung, những căng thẳng gần đây trên biển Hoa Nam sẽ là phép thử về sự đoàn kết và gắn bó trong khối ASEAN, sự quyết tâm và tham gia của Mỹ ở Đông Nam Á, và Hiệp ước Tương trợ An ninh Mỹ - Philippines. Quan hệ Việt - Trung sẽ trải qua tình trạng căng thẳng và nếu không bên nào lẫn tránh [vấn đề], một cuộc đụng độ hải quân có khả năng là kết cục.

Ngọc Thu dịch từ: scribd.com

Người dịch gửi trực tiếp cho BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn