Bàn về bài báo “Thế kỷ Thái Bình Dương” – Bài 4: Thành tích có ý nghĩa nhất về đường lối đối ngoại của Obama và Clinton

David Rothkopf/ Foreign Polici

Hoàng Hưng dịch

Trong số tháng 11 của Foreign Policy, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton tranh luận rằng đã đến lúc Hoa Kỳ phải tiếp tục tiến lên từ các chiến trường tốn kém tại Iraq và Afghanistan, và thực hiện một cuộc chuyển hướng chiến lược tại châu Á. FP đã yêu cầu bốn nhà quan sát thời sự thông thái đánh giá những kế hoạch của Bà Clinton để Hoa Kỳ dấn thân vào Đông Á.

Foreign Policy

Với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật” mà BVN vẫn tuân thủ bấy lâu nay, đúng như câu nói trong  Kinh Thánh: "And you shall know the truth, for the truth will set you free" (Và anh phải biết sự thật, vì sự thật sẽ giải phóng anh), chúng tôi đã mời một số dịch giả thân tín dịch cả 4 bài phản biện của bốn nhà thông thái nói trên và lần lượt đăng tải nhằm cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn đa chiều trước chủ trương chiến lược mới của nước Mỹ thông qua bài viết quan trọng của Ngoại trưởng Hillary Clinton.

Bauxite Việt Nam

“Thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ”, bài viết của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton miêu tả một cách sâu sắc và bao hàm đầy đủ sáng kiến về đường lối đối ngoại rất có khả năng sẽ được coi như thành tích có ý nghĩa và thành công nhất của kỷ nguyên đối ngoại Barack Obama - Clinton. Hoàn toàn có thể là Clinton sẽ không còn là Ngoại trưởng quá năm sau, và do đó hình như rất có thể liên di sản với Tổng thống của bà sẽ được thống trị bởi cái “then chốt” có tính hệ thống, được thực thi tốt đẹp, thường khó bị truy kích (below-the-radar) mà bà miêu tả trong bài viết của mình.

Mặc dù các xung đột ở Trung Đông và Trung Á đã ngốn hết mọi khả năng và nguồn lực của chính quyền này, như Clinton lưu ý, sự chú ý của Hoa Kỳ đang chuyển. Điều đó có phần có lý do mà bà nêu lên: tài sản của Hoa Kỳ ở Iraq và Afghanistan co lại. Nhưng cũng do thực tế Hoa Kỳ đang rời khỏi một quan điểm về thế giới từng khiến cho “cuộc chiến chống khủng bố” thành ưu tiên hàng đầu của chính quyền George W. Bush. Thêm nữa, đó còn do thực tế là càng ngày, ngay cả những vấn đề quan trọng nhất ở Trung Đông và Trung Á – từ tương lai của chương trình hạt nhân Iran đến những thị trường năng lượng toàn cầu đang chuyển chỗ, đến nhiệm vụ kiềm chế những mối đe dọa từ bên trong Pakistan – ngày càng phụ thuộc vào những hành động và lập trường không phải của các tác nhân trong vùng mà của Trung Quốc và Ấn Độ.

Như Daniel Yergin đã nói với tôi trong cuộc thảo luận gần đây về cuốn The Quest, cuốn sách mới của ông về tương lai của năng lượng, hầu như tất cả yêu cầu mới về năng lượng từ Trung Đông đều đến từ TQ hay Ấn Độ. Cường quốc lớn nhất mà ảnh hưởng rất có thể là lá phiếu làm thay đổi trên tòa án dư luận – không kể Hội đồng Bảo an LHQ – đối với tương lai chương trình hạt nhân Iran là TQ. Cả Ấn Độ và TQ đều có vai trò sống còn trong việc thu xếp các quan hệ với Pakistan và Afghanistan.

Sự tăng trưởng kinh tế châu Á và kích cỡ dân số của nó, năng lực sản xuất và yêu cầu của nó, sự dẫn đầu về công nghệ và tầm quan trọng địa chính trị của những tác nhân hàng đầu của nó, là tất cả mọi lý do để chính quyền Obama có quyết định đúng đắn là dành ưu tiên đến thế cho một chính sách mới đối với châu Á mang tính chiến lược, toàn diện. Ta gần như có thể nói rằng một quyết định như thế là không thể tránh. Nhưng tất nhiên, chính quyền tiền nhiệm đã có sự tính toán rất khác, ngay cả khi nhiều xu hướng y như thế đã rõ ràng đối với các quan sát viên ngay cả trước khi Bush vào Nhà Trắng.

Nhưng sáng kiến của chính quyền Obama đã không chỉ là đúng lúc, là đơn giản nhận thức được cái hiển nhiên. Nó cũng rất thông minh và có hệ thống. Điểm trung tâm, đúng như cần thiết, là cam kết với TQ. Nỗ lực ấy đang tiếp diễn, cả công khai và riêng tư, và cả ở cấp cao và cấp thấp. Nói cách khác, nó đúng là cái còn phải mong đợi được êm đềm nếu như đã không trơn tru về mọi vần đề – thực thế, nó không bao giờ có thể đạt điều đó. Nhưng nó cũng đã được phát ngôn trầm tĩnh một cách khôn ngoan trong phần lớn thời gian, gác sang bên những lời lẽ cường điệu và thái quá như đã thấy trong một số chương trước của quan hệ hai nước.

Hơn thế nữa, chính quyền (Obama) đã rất ý thức tìm sự cân bằng ở mọi cấp độ – giữa những yếu tố khác nhau của quan hệ với TQ và giữa TQ với các nước láng giềng. Việc xây dựng trên công trình quan trọng đã làm được trong thời các chính quyền Bill Clinton và Bush, tăng cường quan hệ với Ấn Độ – bao gồm mục tiêu của Ấn Độ trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ – đã là một địa hạt đặc biệt của thành tích. Nhưng chính quyền (Obama) cũng đã đoan chắc làm sâu thêm các quan hệ chặt chẽ với Nhật Bản bất kể sự trục trặc trong hoạt động của bộ máy chính trị nước này như nhanh chóng theo sau thảm họa hạt nhân Fukushima. Nó cũng đã cần cù làm việc với vấn đề Bắc Triều Tiên. Và nó đã, như Ngoại trưởng Clinton lưu ý trong bài viết của bà, không ngừng lại với các nước chiếm tin tức hàng đầu trong vùng; từ Myanmar đến châu thổ sông Mekong, từ ASEAN tới quần đảo Trường Sa, nó đã thừa nhận rằng châm ngôn “Thượng đế ở trong các chi tiết” của Mies van der Rohe được áp dụng trực tiếp vào ngoại giao cũng như vào kiến trúc.

Còn hơn nữa, uy tín của Clinton còn ở chỗ bà đã làm cho sáng kiến này được nhân danh Tổng thống với hết khả năng. Bà đã tích cực tiến hành, làm việc ở hậu trường khi thích hợp và xuất hiện ở mặt tiền và cất lên tiếng nói của Hoa Kỳ khi cần thiết. Bà đã phục vụ Tổng thống và đất nước bằng cách gác cái tôi sang bên và xắn tay áo làm công việc tẻ ngắt hàng ngày là sắp xếp các mối quan hệ và chú ý tới chi tiết hồ sơ của mình. Bà cũng đã trao quyền và chỉ dẫn rất tốt ê kíp của mình ở Bộ Ngoại giao, với những công tác quan trọng đã thực hiện được gần như nhất quán và liền lạc từ cấp Thứ trưởng, Trợ lý Bộ trưởng, Đại sứ, và các cấp thừa hành.

Kết quả là Hoa Kỳ chưa bao giờ được tôn trọng hơn thế trong vùng cũng chưa bao giờ hòa hợp một cách sâu sắc hơn với những vấn đề thời sự của khu vực. Sự chuyển đổi về tiêu điểm, do đó, có vị trí cao cùng với những thay đổi quan trọng sống còn mà ê kíp an ninh quốc gia của Obama đã giám thị – trong đó có việc khôi phục danh tiếng quốc tế của Hoa Kỳ, việc chuyển chủ nghĩa đơn phương sang chủ nghĩa đa phương, và việc chuyển từ cách tiếp cận “giải phẫu tim mở” (open-heart surgery) đối với cuộc chiến chống khủng bố sang cách tiếp cận từng khớp (arthrocospic) (tình báo, lực lượng đặc biệt, máy bay không người lái). Tất cả hợp lại thành “then chốt” – dùng từ của Clinton – một trong những then chốt có ý nghĩa nhất trong lịch sử đường lối đối ngoại của Hoa Kỳ thời gần đây và có thể được coi không chỉ là then chốt cho “Thế kỷ Thái Bình Dương” mà then chốt trong thực tế từ thế kỷ XX sang thế kỷ XXI.

David Rothkopf là học giả du giảng ở Quỹ Carnegie cho Hòa bình quốc tế (Carnegie Endowment for International Peace) và tác giả cuốn sách Power, Inc. (Công ty Quyền lực) sắp ra mắt đầu năm 2012

H.H. dịch từ: foreignpolicy.com

Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn