Chẳng lẽ Google hạ mình vì lợi nhuận từ đường lưỡi bò?

TS Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan

clip_image001

Bản đồ Việt Nam trong cổng thông tin điện tử của Chính Phủ có Quận Hoàng Sa thuộc tỉnh Đà Nẵng và Quận Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà. Nguồn: http://gis.chinhphu.vn/

Google là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ. Sản phẩm chính của công ty này là công cụ tìm kiếm Google, thư điện tử và các công nghệ quảng cáo. Trang web chính của Google là www.google.com. Ngoài ra, khi Google mở rộng kinh doanh sang các nước khác thì công ty này lập thêm một trang web cho từng nước và lấy ngôn ngữ của nước đó, tạm gọi là trang phụ. Công thức chung cho tên miền của các trang phụ này là www.google.x hay www.google.com.x, với x là tên miền internet của một quốc gia, ví dụ: vn là Việt Nam, fi là Phần Lan, it là Ý,… Điều quan trọng là về nguyên tắc thông tin trên trang chính và các trang phụ của Google phải giống nhau.

Gần đây, một có sự bất thường về là sự khác nhau giữa bản đồ Trung Quốc trên trang chính hay trang tiếng Anh, http://maps.google.com/, và trên trang tiếng Hoa, http://ditu.google.cn/, của Google. Cụ thể là, trên trang tiếng Hoa của Google thì bản đồ Trung Quốc có đường lưỡi bò phi pháp bao gần trọn biển Đông, gồm cả khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam:

clip_image002

http://ditu.google.cn/

Trong khi đó, bản đồ Trung Quốc trên trang chính của Google thì ngược lại, không có cái đường lưỡi bò phi pháp:

clip_image003

http://maps.google.com/

Người dân Trung Quốc thường dùng cái bản đồ có đường lưỡi bò để khẳng định chủ quyền “không thể chối cãi” trên biển Đông. Một phó giáo sư của Trung Quốc khi tranh luận với người viết đã trưng ra cái bản đồ này để làm chứng cứ về cái gọi là “biển Đông là của chúng tôi”.

Trước việc làm bất nhất của Google, những người con của nước Việt đã không làm ngơ. Vào ngày 26 tháng 10 năm 2011, một nhóm các tri thức Việt trong và ngoài nước đã gửi thư phản đối lên Google về vấn đề này, và yêu cầu Google phải gỡ bỏ cái đường lưỡi bò phi pháp như đã nêu:

     

  • Bản tiếng Anh: xem

  • Bản dịch tiếng Việt: xem

       

    *

    Điểm nhấn của bức thư này, theo người viết, là

       

  1. Chỉ ra hành động “nhét lưỡi bò” của Trung Quốc là vi phạm Quy tắc ứng xử của Liên Hiệp Quốc về luật biển.

  2. Bức thư trích dẫn các tài liệu quan trọng là các công hàm của Việt Nam, Indonesia, và Philippines gửi Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc vào năm 2009 để phản đối chính sách đường lưỡi bò của Trung Quốc.

  3. Trích dẫn thông tin về việc Quốc hội và Thượng viện Mỹ lên án hành động bạo lực gần đây của Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa hay biển Đông.

  4. Tố cáo một số tội ác gần đây của Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa hay biển Đông: tấn công, tịch thu tài sản, hay câu lưu ngư dân Việt Nam khi họ đang đánh bắt trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam; bắn vào các ngư dân của Philippines; cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam.

  5. Google có thể bị hiểu là gián tiếp ủng hộ tội ác của Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa hay biển Đông nếu giữ cái đường lưỡi bò phi pháp trong bản đồ của Trung Quốc trên Google phiên bản tiếng Hoa.

       

    Với những điểm nhấn như thế, Google khó lòng mà chiều theo ý những khách hàng Tàu của họ, nếu họ không muốn đánh mất phương châm “vì cộng đồng (dù họ thu lợi rất lớn về quảng cáo và các dịch vụ kèm theo), không vì mục đích chính trị”. Liệu có phải vì lợi nhuận thu được từ số lượng khách hàng đông đảo từ Trung Quốc mà Google sẽ nhẫn tâm đánh mất hình ảnh của mình hay không?

    Chúng ta hãy chờ xem!

    *

    Với việc làm bất nhất của Google, người viết xin đưa ra một giả thuyết quan trọng: Giả thuyết Google – lưỡi bò.

    Giả thuyết Google – lưỡi bò: “Nếu có càng nhiều gửi thư phản đối tới Google về đường lưỡi bò phi pháp trên bản đồ Trung Quốc phiên bản tiếng Hoa của Google thì Google sẽ sớm xoá đường lưỡi bò này.”

    Phương pháp chứng minh: Mỗi người hãy gửi thư phản đối và yêu cầu Google xóa cái đường lưỡi bò phi pháp. Và thư tiếng Anh đã có sẵn ở đây: xem

    Một giả thuyết nổi tiếng và quan trọng bậc nhất trong Toán học, Giả thuyết Poincaré, đã được chứng minh sau 100 năm tồn tại. Người viết cho rằng Giả thuyết Google – lưỡi bò có phần dễ hơn Giả thuyết Poincaré.

    Việc xóa được đường lưỡi bò trên bản đồ Trung Quốc phiên bản tiếng Hoa trong Google có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam thương yêu.

    L.V.U.

    Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

    ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

    Bản dịch tiếng Việt thư phản đối Google về đường lưỡi bò tiếng Hoa

    Ngày 26 tháng 10 năm 2011

    Ms. Kate Hurowitz

    Manager, Global Communications & Public Affairs

    Google Inc.

    1600 Amphitheatre Parkway

    Mountain View, CA 94043

    Email: khurowitz@google.com

    Cc: Dr Eric E. Schmidt, Chairman

    Thưa bà Hurowitz,

    Về: Những quan tâm đến đường chữ U ở Biển Đông trên Google Maps

    Chúng tôi, những học giả và chuyên gia ký tên dưới đây, muốn dấy lên những quan ngại về các trang web bản đồ của Google: ditu.google.comditu.google.cn, trong đó có miêu tả một đường đứt đoạn chiếm gần trọn biển Đông (nguyên văn: biển Nam Trung Hoa theo tên gọi quốc tế). Tấm bản đồ này, được biết đến rộng rãi là “đường chữ U” hay “đường chín đoạn”, là bất hợp pháp và chính là nguồn căn của những căng thẳng hết sức nguy hiểm giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Trung Quốc đã và đang sử dụng đường chữ U gắn liền với yêu sách của họ đối với phần lớn vùng biển của biển Đông. Bằng cách xâm lấn rất gần với đường bờ biển của các quốc gia Đông Nam Á, đường chữ U đã xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia này, do đó đã vi phạm Công ước của Liên hợp Quốc về luật Biển (UNCLOS) [1]. Yêu sách chủ quyền với hầu hết biển Đông của Trung Quốc vì vậy mà đã không được công nhận bởi bất kỳ quốc gia nào khác.

    clip_image005

    Bản đồ đường chữ U đã bị bác bỏ bởi các nước Việt Nam, Indonesia và Philippines. Năm 2009, Trung Quốc đã đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc (CLCS) hai công hàm kèm theo tấm bản đồ đường chữ U để khẳng định tuyên bố lãnh thổ của mình [2,3]. Việt Nam, Indonesia và Philippines đã phản hồi bằng công hàm tới CLCS để chỉ rõ lập trường bác bỏ yêu sách của Trung Quốc cũng như tấm bản đồ đường chữ U.

    Công hàm của Việt Nam [4,5] tuyên bố rằng,

    Yêu sách của Trung Quốc trên các đảo và vùng biển lân cận ở Biển Đông như thể hiện trong bản đồ kèm theo Công hàm CLM/17/2009 và CLM/18/2009 [tức là, bản đồ hình chữ U kèm với các là thư của Trung Quốc] hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, lịch sử hay thực tế, do đó mà vô giá trị.

    Công hàm của Indonesia [6] tuyên bố:

    Vì vậy, như đã được thể hiện qua các tuyên bố, cái gọi là “bản đồ đường 9 đoạn” có trong Công hàm số: CML/17/2009 ngày 07 Tháng Năm 2009 [tức là bản đồ hình chữ U ở một trong những thư của Trung quốc] rõ ràng thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và là đồng nghĩa với việc phá vỡ UNCLOS 1982 [tức là, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển [7] ].

    và Công hàm của Philippines [7] tuyên bố rằng,

    ... yêu sách của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên “vùng biển liên quan cũng như đáy biển và tầng đất cái tương ứng” (như được phản ánh trong cái gọi là bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn được kèm với Công hàm CML/17/2009 ngày 07 tháng 5 năm 2009 và CML/18/2009 ngày 07 tháng 5 2009 [tức là, bản đồ hình chữ U trong là thư của Trung Quốc]) nằm ngoài các đặc tính địa lý xác đáng trong KIG  đã được đề cập ở trên, và “vùng biển lân cận” sẽ không có cơ sở theo quy định của luật pháp quốc tế,  cụ thể là UNCLOS [tức là, Công ước Liên hợp Quốc về Luật biển].

    Hiện nay, bản đồ hình chữ U là trung tâm của các căng thẳng quốc tế nghiêm trọng ở Biển Đông. Trong những năm gần đây, nhiều ngư dân Việt Nam làm việc trong phạm vi đường chữ U này đã bị hành hung, giam giữ và tài sản thì bị phá hoại, tịch thu bởi lực lượng hải quân và bán quân sự Trung Quốc. Ngư dân Philippines cũng đã thông báo rằng họ đã bị bắn bởi lực lượng an ninh hàng hải Trung Quốc. Trong tháng 3 năm 2011, hai tàu hải giám Trung Quốc đe dọa một tàu thực hiện khảo sát địa chấn đại diện cho Philippines. Trong tháng Năm và tháng Sáu 2011, hai tàu Việt Nam thực hiện các cuộc khảo sát địa chấn cũng đã bị sách nhiễu và cáp địa chấn của họ đã bị phá hoại bởi các tàu Trung Quốc, bao gồm cả tàu hải giám, mặc dù các tàu của Việt Nam ở trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam và cách tới 680 hải lý tính từ bờ biển của Trung Quốc. Các sự cố trong khu vực hình chữ U đang trở nên nghiêm trọng đến nỗi Quốc hội Mỹ đã công khai bày tỏ mối quan ngại về tự do hàng hải ở Biển Đông, và Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua một nghị quyết để “phàn đối việc Trung Quốc sử dụng vũ lực bằng tàu hải quân và an ninh hàng hải trong vùng Biển Đông” [8].

    Vì vậy, sự hiện diện của bản đồ đường chữ U trong Google Maps của Trung Quốc có ảnh hưởng quan trọng đối với sự bất ổn trong khu vực. Chúng tôi quan ngại rằng Google đã bị lợi dụng bởi Chính phủ Trung Quốc để dẫn dắt người dùng Google Maps, bao gồm người Trung Quốc, tin rằng Google xác nhận tuyên bố bất hợp pháp của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông. Điều này cuối cùng sẽ tiếp tay cho đường lối cứng rắn ở Trung Quốc. Như vậy, sự công bố tấm bản đồ này của Google gián tiếp góp phần căng thẳng quốc tế trong khu vực.

    Rõ ràng, Google không nên xuất bản các tuyên bố của một bên đang trong tranh chấp lãnh thổ với các bên khác, đặc biệt là khi tuyên bố đó được coi như là một hành vi vi phạm UNCLOS. Về mặt đạo đức, việc xuất bản bản đồ này là không lành mạnh khi nó thể hiện một mối đe dọa an ninh đối với nhiều nước ASEAN. Chúng tôi hiểu rằng chỉ có ditu.google.cn và ditu.google.com là hai trang Google Maps duy nhất mô tả đường chữ U, và, như vậy là sai so với các tiêu chuẩn cao của Google trong việc giữ gìn nguyên tắc trung lập.

    Chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi Google loại bỏ đường chữ U từ các trang web Google Maps ditu.google.cnditu.google.com. Chúng tôi cho rằng việc loại bỏ này sẽ giúp tăng cường tính trung lập chính trị và tính công bằng của Google trong các tranh chấp lãnh thổ. Nó cũng sẽ là sự đảm bảo rằng Google Maps không bị sử dụng theo cách làm trầm trọng thêm căng thẳng và bất ổn trong khu vực.

    Xin cảm ơn bà đã chú ý đến một vấn đề vô cùng quan trọng đối với chúng tôi và người dân của các nước Đông Nam Á xung quanh Biển Đông.

    Chúng tôi mong muốn được tin sớm từ bà.

    Trân trọng,

    (Danh sách những người ký tên)

    Tài liệu tham khảo:

       

  1. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển: http://www.un.org/Depts/los/convention_agreements/texts/unclos/closindx.htm

  2. Công hàm của Trung Quốc gửi tới Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của  Liên Hợp Quốc 1, ngày 7 tháng 5 năm 2009: http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf

  3. Công hàm của Trung Quốc gửi tới Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc  2, ngày 7 tháng 5 năm 2009: http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/chn_2009re_vnm.pdf

  4. Công hàm của Việt Nam gửi tới Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc 1, ngày 8 tháng 5 năm 2009:  http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf

  5. Công hàm của Việt Nam gửi tới Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc 2, ngày 8 tháng 5 năm 2009: http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/vnm_re_chn_2009re_vnm.pdf

  6. Công hàm của Việt Nam gửi tới Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc, ngày 8 tháng 7 năm 2010, http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/idn_2010re_mys_vnm_e.pdf

  7. Công hàm của Phillipines gửi tới Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc , ngày 5 tháng 4 năm 2011: http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/phl_re_chn_2011.pdf

  8. Thượng viện Mỹ đồng lòng “phản đối” việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc trên biển Đông, thông cáo báo chí của Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jim Webb, ngày 27 tháng 6 năm 2011: http://webb.senate.gov/newsroom/pressreleases/06-27-2011.cfm?renderforprint=1

       

    —————

    Người dịch: Nguyễn Hoài Tưởng, Phạm Thanh Vân.

    ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

    Thư phản đối Google về đường lưỡi bò trong bản đồ tiếng Hoa

    October 26, 2011

    Ms. Kate Hurowitz

    Manager, Global Communications & Public Affairs

    Google Inc.

    1600 Amphitheatre Parkway

    Mountain View, CA 94043

    Email: khurowitz@google.com

    Cc: Dr Eric E. Schmidt, Chairman

    *

    Dear Ms. Hurowitz,

    *

    Re: Concerns over the U-shaped line in the South China Sea on Google Maps

    *

    We, the undersigned academics and professionals, wish to raise concerns over the Google Maps sites ditu.google.com and  ditu.google.cn, which depict a dashed line encircling most of the South China Sea. This map, also known as the “U-shaped line” or “nine-dotted line”, is illegal and is the principal source of dangerous tensions between China and neighboring countries.

    *

    clip_image005[1]

    *

    China has been using the U-shaped line in connection with its claim to most of the waters of the South China Sea. By encroaching very close to ASEAN countries’ coastlines, the U-shaped line infringes on their continental shelves and  200-nautical-mile exclusive economic zones, thus violating the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) [1] and the international maritime order established by that Convention. As a result, China’s claim to most of the South China Sea is not recognized by any other country.

    *

    The U-shaped line map has been rejected by Vietnam, Indonesia, and the Philippines. In 2009, China included the U-shaped line map in two notes verbales to the United Nations’ Commission on the Limit of the Continental Shelf (CLCS) to assert its territorial claim [2,3]. Vietnam, Indonesia and the Philippines responded with their own notes verbales to the CLCS to indicate their rejection of China’s claim and of the U-shaped line map.

    *

    Vietnam’s notes verbales [4,5] state that,

    -

    China’s claim over the islands and adjacent waters in the Eastern Sea (South China Sea) as manifested in the map attached with Notes Verbale CLM/17/2009 and CLM/18/2009 [i.e., the U-shaped line map attached with China’s letters] has no legal, historical or factual basis, therefore is null and void.

    *

    Indonesia’s note verbale [6] states:

    -

    Therefore, as attested by those statements, the so-called “nine-dotted-lines map” as contained in the above circular note Number: CML/17/2009 dated 7th May 2009 [i.e., the U-shaped line map in one of China’s letters] clearly lacks international legal basis and is tantamount to upset the UNCLOS 1982 [i.e., the United Nations Convention on the Law of the Sea [7]].

    *

    and the Philippines’ note verbale [7] declares that,

    -

    …the claim as well by the People’s Republic of China on the “relevant waters as well as the seabed and subsoil thereof” (as reflected in the so-called 9-dash line map attached to Notes Verbales CML/17/2009 dated 7 May 2009 and CML/18/2009 dated 7 May 2009 [i.e., the U-shaped line map in China’s letters]) outside of the aforementioned relevant geological features in the KIG and their “adjacent waters” would have no basis under international law, specifically UNCLOS [i.e., the United Nations Convention of the Law of the Sea].

    *

    Currently, the U-shaped line map is the center of serious international tensions in the South China Sea. In recent years, many Vietnamese fishermen working in the area within the U-shaped line have been assaulted, detained, and their properties  vandalized or confiscated, by Chinese naval and paramilitary forces. Filipino fishermen have also reported that they had been shot at by Chinese maritime security forces. In March 2011, two Chinese maritime security ships threatened to ram a vessel carrying out seismic survey on behalf of the Philippines. In May and June 2011, two Vietnamese ships carrying out seismic surveys were harassed and their seismic cables were sabotaged by Chinese ships, including maritime surveillance vessels, even though the ships were well within the 200-nautical-mile exclusive economic zone of Vietnam and up to 680 nautical miles from the coast of China. The incidents in the U-shaped zone are becoming so serious that the United States Congress has publicly expressed concerns on freedom of navigation in the South China Sea, and the United States Senate has unanimously passed a resolution to “deplore [] the use of force by naval and maritime security vessels from China in the South China Sea” [8].

    *

    Therefore, the presence of the U-shaped line map in Google Maps of China has major implications for instability in the region. We are afraid that Google has been used by the Chinese Government so that Google Maps users, including Chinese, are led to believe that Google endorses China’s unlawful claim to most of the South China Sea. This eventually plays into the hands of hardliners in China. Thus, Google’s publication of this map indirectly contributes to international tensions in the region.

    *

    Clearly, Google should not publish the claim of one party in a territorial dispute at the expense of the other parties, especially when that claim is widely regarded as a violation of UNCLOS. It is also ethically unsound to publish the map when it represents a security threat to a number of ASEAN countries. We understand that ditu.google.cn and ditu.google.com are the only Google Maps sites that depict the U-shaped line, and, as such, they are aberrations from Google’s high standards in upholding the principle of neutrality.

    *

    We strongly urge Google to remove the U-shaped line from the Google Maps sites ditu.google.cn and ditu.google.com. We consider that the removal should help enhance Google’s political neutrality and impartiality in territorial disputes. It should also ensure that Google Maps is not used in a way that aggravates regional tensions and instability.

    *

    Thank you for your attention to a matter of utmost importance to us and to the people of the Southeast Asian countries around the South China Sea.

    *

    We look forward to hearing from you soon.

    *

    Yours sincerely,

    *

    <<List of signatories>>

    *

    Supporting documents

    *

       

  1. United Nations Convention on the Law of the Sea, http://www.un.org/Depts/los/convention_agreements/texts/unclos/closindx.htm

  2. Note verbale from China to the UN Commission on the Limits of the Continental Shelf, 7 May 2009, http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf

  3. Note verbale from China to the UN Commission on the Limits of the Continental Shelf, 7 May 2009, http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/chn_2009re_vnm.pdf

  4. Note verbale from Vietnam to the UN Commission on the Limits of the Continental Shelf, 8 May 2009, http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf

  5. Note verbale from Vietnam to the UN Commission on the Limits of the Continental Shelf, 8 May 2009, http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/vnm_re_chn_2009re_vnm.pdf

  6. Note verbale from Indonesia to the UN Commission on the Limits of the Continental Shelf, 8 July 2010, http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/idn_2010re_mys_vnm_e.pdf

  7. Note verbale from the Philippines to the UN Commission on the Limits of the Continental Shelf, 5 April 2011, http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/phl_re_chn_2011.pdf

  8. U.S. Senate Unanimously “Deplores” China’s Use of Force in South China Sea, US Senator Jim Webb’s press release, 27 June 2011, http://webb.senate.gov/newsroom/pressreleases/06-27-2011.cfm?renderforprint=1

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn