Một số thí dụ về những sự khác biệt giữa biên giới Việt Nam - Trung Quốc và bản đồ của quân đội Mỹ (phần 1)

Dương Danh Huy[1], Phạm Quang Tuấn và Phan Văn Song[2]

Lời giới thiệu

Chú giải về các bản đồ

Bản đồ Bình Liêu (1)

Bản đồ Đình Lập (2)

Bản đồ Lạng Sơn (3)

Bản đồ Đồng Đăng (4)

Bản đồ Na Cham (Na Sầm) (5)

Bản đồ Phục Hoà (6)

Bản đồ Trùng Khánh Phủ (7)

Bản đồ Trà Lĩnh (8)

Bản đồ Sóc Giang (9)

Bản đồ Nam Quét (10)

Bản đồ Na Kung (11)

Lời giới thiệu

Trong bài “So sánh vị trí cột mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc với bản đồ của quân đội Mỹ”, chúng tôi đã trình bày 22 bản đồ biên giới Việt Nam -Trung Quốc, trong đó chúng tôi so sánh vị trí của các cột mốc biên giới hiện nay với biên giới theo bản đồ 1:50 000 của quân đội Mỹ xuất bản năm 1964.

Bản đồ của quân đội Mỹ (sau đây gọi tắt là bản đồ Mỹ) đã dựa trên bản đồ 1:25 000 của Sở Địa Dư Đông Dương (Service Geographique de l’Indochine, SGI) được xuất bản vào đầu thập niên 1950, cho nên khả năng là đã vẽ đường biên giới Việt Nam -Trung Quốc theo nhận thức của Pháp.

Dưới đây là vài thí dụ từ 22 bản đồ của chúng tôi. Để hiểu các thí dụ này, cần phải đọc bài “So sánh vị trí cột mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc với bản đồ của quân đội Mỹ”. Thêm vào đó, trước khi người đọc xem các thí dụ dưới đây, chúng tôi lưu ý rằng,

Do sai số của bản đồ, đối với những trường hợp trên bản đồ thể hiện sự chênh lệch giữa vị trí của cột mốc ngày nay và biên giới trong bản đồ Mỹ tương đương với dưới 200 m, không nên kết luận gì về có chênh lệch hay không trên thực địa.

Do sai số của bản đồ, không thể kết luận rằng nếu bản đồ thể hiện một sự chênh lệch tương đương với x mét, thì sự chênh lệch đó cũng là x mét trên thực địa.

Không thể dùng những thí dụ dưới đây để kết luận rằng tổng kết toàn bộ biên giới thì Việt Nam hay Trung Quốc đã được lợi hơn, hoặc để kết luận rằng hai bên đã được ngang ngửa nhau.

Mặc dù có những hạn chế trên, bằng việc chỉ ra những sự chênh lệch lớn giữa cột mốc ngày nay với cột mốc Pháp-Thanh trên bản đồ Mỹ, hay với đường biên giới trên bản đồ đó, 22 bản đồ này có thể trợ giúp việc phát hiện và tìm hiểu về những vùng lãnh thổ có thể đã thay đổi chủ quyền qua Hiệp định 1999 và việc phân giới cắm mốc sau đó. Bằng cách so sánh vị trí các cột mốc với những mốc thiên nhiên (thí dụ như sông suối, đỉnh núi) trong Nghị định thư, chúng ta sẽ có thể giảm bớt sai số để đi tới những kết luận chắc chắn hơn.

Chú giải về các bản đồ

Kinh độ, vĩ độ trên bản đồ dùng hệ trắc địa Indian 1960. Điều này có nghĩa tọa độ của mỗi cột mốc mới trên bản đồ sẽ hơi khác với tọa độ của nó trong Nghị định thư, vì Nghị định thư dùng hệ tọa độ WGS84. Tuy nhiên, cả hai tọa độ khác nhau này đều chỉ đến cùng một điểm trên mặt đất.

Bản đồ dùng phép chiếu Universal Transverse Mercator trên múi 48.

Các ô trên bản đồ là các ô tọa độ UTM tương ứng với 1 km x 1 km trên thực địa.

Nền của bản đồ là bản đồ 1:50 000 của quân đội Mỹ.

Bản đồ Mỹ có thể hiện các đặc trưng địa lý như núi đồi, sông suối, làng mạc, đường xá.

Bản đồ Mỹ có thể hiện các cột mốc Pháp-Thanh. Các cột mốc này được ghi chú dưới dạng “Boundary Marker (53)”.

Bản đồ Mỹ cũng có vẽ đường biên giới giữa các cột mốc. Biên giới này được vẽ bằng đường vạch đen.

Các điểm xanh hình vuông là cột mốc mới, theo toạ độ từ Nghị định thư sau khi đã được chuyển từ hệ trắc địa WGS84 sang Indian 1960. Độ chính xác của việc chuyển hệ là 1 giây, tương đương với 30 m trên mặt đất.

Bản đồ này cũng có thể hiện biên giới (đường đỏ) và các sông lớn (đường xanh) theo CIA World DataBank II. So sánh biên giới và các sông lớn theo CIA World DataBank II với bản đồ quân đội Mỹ xác nhận lại quan điểm của chúng tôi rằng bản đồ CIA World DataBank II đã bị đơn giản hóa và không còn chính xác.[3] Người xem có thể bỏ qua đường đỏ và đường xanh này.

Bản đồ Bình Liêu (1)

Có chỗ cột mốc mới (các chấm xanh trên bản đồ) lệch về phía Việt Nam so với đường biên giới trong bản đồ Mỹ:

clip_image002

Và có chỗ cột mốc mới đi theo biên giới trên bản đồ Mỹ:

clip_image004

Bản đồ Đình Lập (2)

Một thí dụ về cột mốc mới đi theo biên giới trên bản đồ Mỹ:

clip_image006

Bản đồ Lạng Sơn (3)

Một thí dụ về không có sự sai lệch lớn hơn sai số (từ cột mốc cũ 25 đến 29):

clip_image008

Bản đồ Đồng Đăng (4)

Khu vực Ải Nam Quan (từ cột mốc 16 cũ đến cột mốc 20 cũ) - nhiều cột mốc mới lệch về phía Việt Nam:

clip_image010

Bản đồ Na Cham (Na Sầm) (5)

Vài chỗ lệch về phía Việt Nam:

clip_image012

clip_image014

và vài chỗ lệch về phía Trung Quốc:

clip_image016

Bản đồ Phục Hoà (6)

Vài chỗ lệch về phía Việt Nam:

clip_image018

clip_image020

Bản đồ Trùng Khánh Phủ (7)

Thác Bản Giốc, với bản đồ Mỹ có sai số 100 - 150 m về phía tây nam:

clip_image022

Chỗ lệch về phía Trung Quốc:

clip_image024

clip_image026

và về phía Việt Nam:

clip_image028

Bản đồ Trà Lĩnh (8)

Một thí dụ có ít sai lệch:

clip_image030

và có nhiều chỗ lệch về phía Việt Nam:

clip_image032

Bản đồ Sóc Giang (9)

Thí dụ có chỗ lệch về phía Trung Quốc (Bản đồ Mỹ ghi rằng nguồn có mâu thuẫn không giải quyết được):

clip_image034

về cả hai phía:

clip_image036

và về phía Việt Nam:

clip_image038

Bản đồ Nam Quét (10)

Một số cột mốc nằm lệch về phía Trung Quốc (thuộc khu vực đồi núi cao):

clip_image040

Và cũng có các cột mốc khác lệch về phía Việt Nam:

clip_image042

Bản đồ Na Kung (11)

Một vài cột mốc lệch về phía Trung Quốc.

clip_image044

D. D. H. – P. Q. T. – P. V. S.

Các tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

[1] Thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông

[2] Cộng tác viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông

[3] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/09/130926_biengioi_viet_trung_minhbach.shtml

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn