HOÃN XÂY ĐIỆN HẠT NHÂN VIỆT NAM: HUYỀN THOẠI VỀ AN TOÀN VÀ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN QUÊN LÃNG

Phùng Liên Đoàn*

(Để không cần biên tập mất thì giờ, tác giả đã dùng qui tắc chấm phẩy các con số theo kiểu Anh Mỹ: phẩy là hàng ngàn, chấm là hàng đơn vị.)

Trong buổi lễ tổng kết cho năm 2013 của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) ngày 15 tháng 1 năm 2014, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố:

“Theo IAEA, VN làm điện nguyên tử cần phải chặt chẽ, hiệu quả… Làm điện nguyên tử phải an toàn cao nhất thì có thể thời gian khởi công điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ lùi lại 2020. Lúc đó luật lệ đầy đủ… Vì chúng ta làm phải an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt cái đó chúng ta không làm.”(Tuổi Trẻ Online, 16/1/2014)

Trước đó, ngày 9-10 tháng 1, Tổng Giám Đốc IAEA tại Vienna (Áo) là Yukyia Amano (người Nhật) đã viếng thăm Việt Nam, làm việc với chính phủ và các cơ quan nguyên tử và Điện Lực Việt Nam, cùng là thăm viếng địa điểm dự tính xây ĐHN Ninh Thuận I. Ông Amano thấy rõ Việt Nam còn lúng túng không có luật hạt nhân, chưa khảo sát kỹ địa điểm cần thiết cho công trình quan trọng cả trăm năm, chưa có hạ tầng cơ sở như đường sá, cảng, nước, điện cần thiết cho một công trình lớn, và đặc biệt là chưa có đội ngũ chuyên môn thấu hiểu những đòi hỏi của ĐHN. Ông Amano đã nhẹ nhàng khuyến cáo là “cần có bước chuẩn bị thật tốt cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đảm bảo an toàn, an ninh và bền vững chứ không thể vội vàng.”Ông Amano còn nói: “chính quyền cần minh bạch mọi thông tin, sự cố... liên quan đến nhà máy điện hạt nhân để công chúng biết.”

Ý kiến của ông Amano thì cũng giống như ý kiến của trí thức Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng trên Bauxite Việt Nam và các blogs khác, vì Việt Nam chưa có hạ tầng cơ sở cho ĐHN kể cả phần mềm (nhân lực) tới phần cứng (đường sá, bến cảng, vật liệu…). Và sau khi Thủ Tướng tuyên bố, lần đầu tiên ta nghe một quan chức cao cấp của EVN, ông Nguyễn Cường Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN và Giám đốc ban quản lý ĐHN, tiết lộ: “ĐHN là một quyết định chính trị nhà nước giao cho EVN, còn thực tế Ninh Thuận 1 có đủ điều kiện khởi công năm 2014 không thì chưa thẩm định, chưa phê duyệt, chưa chọn được công nghệ…”. Rồi Rosatom, đối tác Nga xây Ninh Thuận 1, cũng tuyên bố đã biết từ tháng 2/2013 là phía Việt Nam yêu cầu hoãn xây dựng cho tới 2017.

Vậy ý kiến của thủ tướng là “không an toàn nhất và không hiệu quả nhất thì không làm…” không hẳn là do ảnh hưởng của khuyến cáo của ông Amano, mà theo tôi, là thực tế ta là một cái thùng rỗng, chưa có gì sẵn sàng, và có thể là ta không có tiền và không vay được tiền vì thế giới không tin ta. Hiện nay, người ta đang xây nhiều nhà máy ĐHN tại Trung Quốc, Nga, Phần Lan, United Arab Emirates… với hiệu quả cao nhất và an toàn nhất mà con người có thể làm trong thời đại này. Vậy vấn đề “không an toàn” Thủ tướng nói phải được hiểu là Thủ tướng phản ánh ý kiến của ông Amano và nhiều nhà tư vấn là đặt vào tay người Việt với hạ tầng, trí tuệ, kinh nghiệm và tài chính ngày nay, các “nhất” đó cũng cònkhó đạt được vào năm 2017 vì lý do “Việt Nam nó cứ như thế đấy!”. Kết quả của các công trình Dung Quất, đường dây 500 kV Trường Sơn, 1000 năm Thăng Long, xa lộ Đông Tây… cho biết ta cần một thời gian hội nhập với quốc tế dài hơn và cầu tiến hơn để học hỏi và thực hành tư duy “nhất” về xây cất có chấtlượng, hiểu biết giá cả không rỏm, và tinh thần thượng tôn luật lệ.

Như vậy là mong ước của các “phó công dân” chúng ta đã thành sự thực, là Việt Nam chưa nên xây nhà máy ĐHN, một việc chúng ta đã tiên đoán từ năm 2009 không những vì các lý do hạ tầng mà còn vì chính phủ không có tiền và không xin được viện trợ hoặc vay với phân lãi rất thấp. Hơn nữa, ta phải hoãn ĐHN cũng vì phỏng đoán cần điện vào những năm 2020 và 2030 nhất định là sai.

Nhưng đây không phải là một “thành công phản biện”, vì sau tai nạn Fukushima chính phủ “nhất định làm” rồi nay “hoãn” không phải là nghe tiếng nói độc lập của trí thức Việt Nam! Đó chỉ là “gặp thời thế thế thời phải thế” mà thôi. Chúng ta chỉ gặp may là chúng ta đúng. Chính phủ gặp nhiều công việc khác nhức nhối hơn là ĐHN cho năm 2020! Theo tôi, trong tình huống này là người trí thức độc lập ta phải đi một bước xa hơn, tự đặt trách nhiệm cho ta là phải nhìn sự kiện dài hạn và tổng quát hơn các vấn đề chính phủ phải đối phó hằng ngày, để tìm và tranh luận một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước và các thế hệ sau này. Tôi đề nghị là chính phủ nên hướng chương trình ĐHN hiện còn đang tiêu rất nhiều tiền của ngân sách vào chiều hướng có lợi cho đất nước bằng cách tìm cách dùng điện có hiệu quả hơn (như Thái Lan, Mã Lai, Đài Loan, Hàn Quốc…) và tìm cách sản xuất điện một cách nhạy bén bằng nhân lực và tài nguyên trong nước chứ không nên nhập khẩu khi mà ta còn phải xuất khẩu lao động để kiếm thêm ngoại tệ.

Năm 2012 tôi có đóng góp trên Bauxite Việt Nam một bài viết và sau đó được nhiều blogs đăng lại, với đề tài: “Tám lý do Việt Nam sẽ có lợi nếu chính phủ hoãn xây nhà máy điện hạt nhân.”. Tám lý do này là:

(1)  ĐHN rất cần thiết cho tương lai thế giới nhưng chưa cần thiết cho Việt Nam;

(2)  Ta đã làm quyết định quan trọng xây nhà máy ĐHN dựa trên phỏng tính thô sơ về nhu cầu điện;

(3)  Phỏng đoán giá nhà máy ĐHN quá thấp, ta sẽ phải chi tiền nhiều hơn nếu không bị kiện cáo hoặc bỏ rơi;

(4)  Ta tự chuốc lấy thất bại khi ta quyết định mua/xin nhà máy ĐHN của nhiều nước và huấn luyện nhân viên bởi nhiều nước;

(5)  Việc ta dùng hơn 150 triệu USD để đào tạo nhân sự ĐHN một mặt thì không đủ, một mặt thì rất phí phạm;

(6)  Làm ĐHN là đi ngược lại với nguyên tắc cạnh tranh do Thủ Tướng tuyên bố;

(7)  Ta nên dò xét ngay một nguồn năng lượng mới dưới lòng đất của ta;

(8)  Nếu còn muốn hội nhập ĐHN thì nên bỏ Ninh Thuân, cộng tác với Nga xây ĐHN nhỏ trên bè, có triển vọng xuất khẩu kiếm được ngoại tệ và tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân.

Đâu là huyền thoại và đâu là “gần sự thực hơn” nếu không bao giờ có hoàn toàn sự thực?

Dưới đây tôi xin trình bày huyền thoại về sự “nguy hiểm” hoặc “an toàn” của ĐHN qua tầm mắt của người ủng hộ và phản đối ĐHN tại Việt Nam, cùng là những việc cần phải làm để vẫn có điện rẻ tiền đồng thời không mất đi những cơ hội tạo nhiều chục ngàn công ăn việc làm cho người dân.

Sự an toàn của ĐHN

“ĐHN rất nguy hiểm, khi có tai nạn như Fukushima thì sẽ tuôn ra nhiều phóng xạ tối độc và làm đất đai bị nhiễm xạ cả trăm năm rất nguy hiểm cho nhiều thế hệ. Ta phải quyết tâm từ bỏ dạng năng lượng này.”

Phát biểu trên là niềm tin của hầu hết người dân và của cả nhiều chuyên gia Việt Nam có quá trình làm việc trong ngành nguyên tử ở Việt Nam hoặc Nga, Pháp và Mỹ. Nhưng đó chỉ là một trào lưu chống đối trong xã hội công dân ai cũng có quyền phát biểu. Sự thực thì nhà máy ĐHN là một nhà máy sản xuất điện vô cùng tối tân, an toàn và có ích lợi cho nhân loại hơn là nhà máy đốt than hiện đang đốt 8 tỉ tấn than mỗi năm (Trung Quốc đốt 50%), tuôn ra khí quyển trên 20 tỉ tấn khí CO2 chắc chắn gây hiện tượng nhà kính với nhiều hậu quả vô cùng ghê gớm như bão táp, hạn hán, và nạn đại hồng thủy. Với kinh nghiệm của trên 400 nhà máy đang sản xuất 3000 tỉ kWh điện mỗi năm (bằng 14% toàn thể điện trên thế giới và gấp 30 lần điện tại Việt Nam), khi chạy bình thường thì có xác suất tới 99.9% là rất an toàn, không gây thiệt hại gì cho người dân và người điều hành. Đồng thời, ĐHN làm giảm bớt 3tỉ tấn chất khí CO2 mỗi năm, một số lượng rất đáng kể, và sẽ tăng lên nhiều hơn nếu có nhiều ĐHN thay cho than hơn. Nhưng cũng như máy bay có xác suất 0.0001/năm là bị rơi, nhà máy ĐHN có xác suất (nhỏ hơn) là bị tai nạn nóng chảy gây ra bởi thiên nhiên như Fukushima hoặc bởi con người như Windscale, Three Mile Island và Chernobyl. Khi có tai nạn như vậy, thì phóng xạ tuôn ra rất nhiều, làm nhân viên bị thương hoặc tử vong (như phi công), người dân bị ảnh hưởng lâu dài vì đất đai, nước, thức ăn và không khí bị nhiễm xạ.

Nhiễm xạ và phóng xạ là gì mà lại làm mọi người kể cả khoa học gia dùng làm lý do chống đối ĐHN, và ông Thủ Tướng cũng lấy lý do đó để hoãn xây Ninh Thuận 1?

Mọi người sống với phóng xạ hằng ngày

Sống trên trái đất là sống với phóng xạ. Nôm na ta có thể nói phóng xạ là bất cứ vật gì chuyển động nhanh có thể gây ảnh hưởng xấu khi đụng vào con người, như hòn đá, viên đạn, xe hơi… Khoa học khám phá là các hòn đá, viên đạn, xe hơi đó đều là vật chất, và vật chất nhỏ nhất là nguyên tử, là hạt nhân, là các tia năng lượng chuyển động nhanh tới 300,000 km/giây. Các hạt và sóng vật chất này tràn lan trong vũ trụ (cũng như ngày nay các sóng radio vàđiện thoại di động tràn lan khắp nơi trên trái đất). Đất đá có uranium, thorium, potassium, carbon… là những hạt nhân tự chúng phát ra các tia alpha (hạt nhân của helium bay nhanh), beta (electron bay nhanh) và gamma (giống ánh sáng mặt trời nhưng mạnh hơn cả triệu lần). Vì thế, sống trên trái đất là sống với phóng xạ. Hơn nữa, ta còn hứng chịu các tia phóng xạ từ ngoài vũ trụ cả triệu lần mỗi ngày, và vì thế đời sống của con người đã “quen” với một liều lượng phóng xạ thiên nhiên là khoảng 310 mrem mỗi năm (xem bảng A và B). mrem là đơn vị đo độ làm hại tế bào khi phóng xạ xuyên vào người).

Nhiễm xạ là bị dính vào chất có mang phóng xạ. Khi nhà máy ĐHN Fukushima và Chernobyl bị nóng chảy, tuôn ra tỉ tỉ nguyên tử đủ loại mang phóng xạ (như xenon, krypton, iod, cesium, cobalt…). Các phóng xạ này cao hơn mức thiên nhiên cả triệu lần, có thể gây chết người tức khắc. Nếu bị 100,000 – 500,000 mrem thì bị phỏng nặng và có thể tử vong trong vòng vài tuần. Nếu bị dưới 100,000 mrem thì có thể sống nhưng mang hậu quả như ung thư hoặc biến đổi gen. Ngoài ra, các chất mang phóng xạ còn làm cả một vùng đất, nước và không khí bị nhiễm, gây ảnh hưởng lâu dài cho người dân ở gần và đôi lúc cho nhiều người ở xa. Chính viễn tượng nguy hiểm không nhìn thấy, không sờ thấy này đã làm người bình thường sợ phóng xạ như sợ ma. Ma chưa làm chết ai trừ phi ta sợ đứng tim. Phóng xạ bình thường cũng không làm chết ai nhưng vẫn có ảnh hưởng tới đời sống của mọi người như không khí, nước, thức ăn. Một ví dụ hiển nhiên là người phơi nắng nhiều có thể bị ung thư da. Còn bị ung thư vì hút thuốc lá, ăn các chất có độc tố, sống trong khói bụi trong thành phố… thì nhiều lắm.

Nhưng phóng xạ với một liều lượng có kiểm soát thì mang lại nhiều lợi ích. Ví dụ ta dùng tia X để xem phổi có bị nám, xương có bị gẫy; ta dùng tia beta trong kỹ nghệ để đo lường độ dày của giấy; ta dùng tia gamma để giữ thực phẩm được lâu; ta dùng chất phóng xạ technetium chích vào máu để chụp được các mạch máu vành tim và biết nơi nào trong vành tim có máu bị tắc.…

Bảng A liệt kê trung bình mỗi người nhận 310 mrem mỗi năm vì phóng xạ có khắp nơi trong thiên nhiêntừ đất đá, thức ăn, và tia vũ trụ; có thể cao đến 1000 mrem tùy chỗ ở. Mỗi người lại nhận thêm 80-90 mrem nữa mỗi năm vì chiếu điện trị bệnh, dùng lò vi ba, dùng điện thoại di động, ăn chuối (có nhiều chất potassium có phóng xạ), đi máy bay, ngủ chung một giường (phóng xạ từ xương)…

Sống gần nhà máy đốt than thì cũng nhận khoảng 1 mrem/năm phóng xạ cùng là nhiều chất độc hại gây chết người như arsenic, thủy ngân, nhôm, lưu huỳnh… trong khí thải và bụi tro. Trong khi đó, sống gần nhà máy ĐHN thì bị khoảng 3 mrem/năm, xa hơn 30 km thì bị nhiễm xạ chỉ li ti. Trong trường hợp tai nạn thì lượng phóng xạ một số nhỏ người dân sống gần nhà máy bị nhiễm trước khi di tản có thể là khoảng 20-100 mrem, nghĩa là 10%-30% số lượng phóng xạ của thiên nhiên.

Trên 19,000 người chết năm 2011 vì động đất và sóng thần dọc bờ biển nơi có nhà máy ĐHN Fukushima, nhưng không có người dân nào chết vì phóng xạ do tai nạn nóng chảy kinh hoàng của 4 trong 6 lò điện hạt nhân! Chernobyl là một tai nạn ĐHN gần giống như một quả bom nguyên tử tịt ngòi, đã giết 81 người trong 3 tuần đầu, thêm 33 người nữa suốt 20 năm sau vì các triệu chứng mà người ta cho là do phóng xạ. Nhưng bảng B cho biết có rất nhiều nguyên nhân giết người nhiều hơn ĐHN cả trăm, cả ngàn lần. Ví dụ, năm 1984 nhà máy Bhopal sản xuất thuốc trừ sâu tại Ấn Độ bị vỡ ống và tuôn chất độc methyl isocyanate đã giết trên 6000 người trong vòng vài ngày, và thêm 4,000-5,000 người nữa trong những tuần kế tiếp, cùng là gây thương tích lâu dài cho cả nửa triệu người dân. Năm 1931, đập nước làm điện trên sông Hoàng Hà tại Trung Quốc vỡ, làm hơn 200,000 bị chết vì lũ lụt. Hằng năm, có hơn 1.2 triệu người chết vì máy nổ ráp trên xe hơi và xe máy… Vậy thì mọi công nghệ tân tiến có sứ mạng làm tốt cho đời sống con người đều có có khả năng gây tai nạn, và tai nạn nóng chảy nhà máy ĐHN không phải là ghê gớm nhất. Sự thực thì nó giết người ít hơn nhà máy than và các đập nước hiện đang cung cấp 57% điện trên thế giới (ĐHN 14%). Nhưng khi có tai nạn như vậy thì 100% tài sản nhà máy bị mất, và có thể tốn thêm 100-200% nữa tẩy uế phóng xạ. Rủi ro lớn là ở chỗ đó, người đầu tư rất do dự khi phải bỏ tiền vào một công trình còn lâu mới lấy được lời và còn có thể mất trắng tiền vốn.

Mặc dầu người ta đã theo dõi và quyết đoán được các hiện tượng ung thư máu, ung thư giáp trạng, ung thư xương, ung thư phổi của các nạn nhân bị nhiễm xạ nặng tại Chernobyl, số người chết vì các bệnh ung thư đó chưa tới vài trăm sau 20 năm và ngay các con số đó cũng còn bị tranh cãi là có thực do Chernobyl hay không. Trong khi đó, hằng năm có tới 7.6 triệu người chết vì ung thư (sẽ tăng lên thành 13 triệu vào năm 2030 – theo tôi, các con số này quá nhỏ, cần phải khảo cứu thêm!) mặc dầu họ không hề bị phóng xạ (nhưng rất nhiều người hút thuốc lá). Các khảo cứu thống kê sức khỏe của cả chục ngàn người làm việc tại các nhà máy ĐHN và trung tâm thử bom Nevada (Nevada Test Site, Mỹ) cho biết không có sự khác biệt nào là đáng kể về tỉ lệ ung thư so với người dân bình thường trong xã hội. Khảo cứu tại Estonia khi theo dõi hơn 4000 người đã được huy động tới tẩy uế phóng xạ cho Chernobyl cũng không thấy có sai biệt gì về ung thư giữa họ và các người khác trong xã hội.

Với các dữ kiện đó, chính người dân bình thường chứ không nói chi tới các nhà khoa học, cũng phải công nhận là ĐHN tương đối an toàn hơn các dạng làm điện khác, trong lúc sản xuất điện cũng như trong khi có tai nạn. Nhà máy ĐHN tại Việt Nam, nếu xây, sẽ không làm người dân chết hoặc làm đất nước chia cắt vì phóng xạ.Nhưng làm nhà máy ĐHN trong lúc ta còn rất nghèo sẽ làm kiệt quệ ngân sách quốc gia, dẫn đường sai cho một lớp sinh viên ưu tú đi học để sau này chỉ có cách đi nước ngoài làm việc. Những sự kiện này ảnh hưởng rất lớn tới giáo dục và sức khỏe cho cả chục triệu con em và người bệnh vì ta thiếu ngân sách xây trường, xây nhà thương, xây đường xá, làm luật lệ cho các việc rất thông thường trong đời sống thay vì dịch lại luật ĐHN ra tiếng Việt càng gây thêm rắc rối cho người điều hành.

Rủi ro sống trên trái đất

Tôi đã lập nên bảng B liệt kê các sự cố làm con người bị tử vong trước thời hạn “già” của thiên nhiên. Người ta ai cũng phải chết; có thể nói 99.99% trong số 90 triệu người Việt Nam, kể cả lãnh đạo và người thánh thiện, đều chết trước 100 tuổi. Các thống kê tại Âu Mỹ còn cho biết hơn 30% lý do người trên 60 tuổi chếtvì bị ung thư. Nhưng bảng A đã cho ta biết ung thư có nhiều nguyên do khác, chứ không phải chỉ vì phóng xạ, và lại càng không phải vì phóng xạ do tai nạn nóng chảy của nhà máy ĐHN.

Ta có thể chết bởi các hiện tượng “trời đánh” như động đất, lũ lụt, sấm sét, sóng thần, núi lửa, hạn hán… Ta có thể chết vì chiến tranh. Ta cũng có thể chết bởi các sinh hoạt như trèo cao bị ngã, đi tàu bị đắm, đi xe bị đâm, ăn phải chất độc, thủ tiêu bởi xã hội đen!

Là công dân trong một xã hội tự do, người ta thường phản đối các chương trình của chính phủ hoặc của “đại gia” khiến người ta bị “chết lây”! Công tâm mà nhìn vào bảng B, tuy các con số không hoàn toàn chính xác nhưng không là ngụy tạo, thì ta thấy rằng mọi rủi ro đều có tính cách tương đối. Lãnh đạo anh minh là người tìm cách giảm thiểu các rủi ro cho người dân một cách lâu dài bền vững; nhưng họ phải lựa chọn làm gì cho đỡ tốn kém nhất, nhiều người được hưởng lợi nhất, và không đem lại những hậu quả xấu hơn trong tương lai.

Trong khi con người đã quen biết với ánh nắng, sức gió, và sức nước cả chục ngàn năm, ta mới khám phá năng lượng hạt nhân khoảng 80 năm và làm ĐHN khoảng 60 năm. Vậy mà dạng năng lượng này ngày nay cung cấp 3000 tỉ KWh mỗi năm cho nhân loại, đáng giá 200 tỉ USD (gấp rưỡi GDP của nước Việt Nam), bằng 13% toàn thể số điện trên thế giới và nhiều hơn toàn thể số điện con người đã dùng trước năm 1940. Với hơn 400 nhà máy ĐHN đã sản xuất điện từ 20 tới 40 năm, người ta đã có tài liệu rõ ràng là nhà máy ĐHN gây ra ít chết chóc hơn là thủy điện, nhà máy đốt than, thực phẩm độc hại, máy bay, xe hơi… Khi ta phản đối ĐHN vì vấn đề an toàn và nằng nặc đòi không nên dùng nó, thì ta có nên ngưng tất cả các sinh hoạt khác có rủi ro giết người cao hơn ĐHN cả ngàn lần không? Ta có nên bỏ hết các xe cộ hằng năm giết 1.2 triệu người và gây thương tích cho hơn 10 triệu người không? (Tai nạn xe cộ tại Viêt Nam gây tử vong và thương tích gấp hơn 10 lần ở Mỹ, tính theo phần trăm của dân số.)

Dĩ nhiên là không! Vì nhu cầu của đời sống càng ngày càng tiện lợi văn minh nhờ các sáng chế không ngừng, con người cần lựa chọn những gì tương đối đem lại nhiều lợi ích và ít rủi ro; nhưng con người không thể có lợi ích tuyệt đối mà không có rủi ro gì. Chưa có một nhà máy ĐHN nào giết một người dân trong khi sản xuất điện, và nếu có tai nạn vào độ 7 INES như Fukushima và Chernobyl, thì cũng giết ít người hơn một tai nạn ghê gớm tương tự như nhà máy Bhopal bị vỡ (năm 1984), đập nước Hoàng Hà bị bể (năm 1931), máy bay Air France bị rớt (năm 2009), tàu thường chở dân tại Philippines bị đắm (năm 2008), bệnh cúm Á Châulan truyền (năm 1957) và nhất là chiến tranh giữa người và người.

Tôi không nói bừa là nhà máy ĐHN không nguy hiểm. Tôi chỉ nói rằng sự an toàn của ĐHN không phải là lý do tôi khuyến cáo chưa nên xây nhà máy ĐHN tại Việt Nam.Là một chuyên viên nguyên tử với hơn 40 năm làm việc trong ngành này tại Mỹ, lý do tôi khuyến cáo chưa nên làm ĐHN tại Việt Nam trong vòng 20 năm tới (nghĩa là hết đời tôi!) là vì chúng xây rất lâu, giá rất đắt, phụ thuộc vào nước ngoài hầu như 100%, và với tính khí của người Việt Nam, có khả năng rất cao là điều hành cẩu thả để nhà máy ĐHN nằm chết không tạo điện. Nước ta có thể mất trắng tiền đầu tư là như vậy, và con cháu ta sẽ thiếu học, thiếu thuốc thang, và phải nai lưng làm lao nô cho thế giới để trả nợ cái tội thiếu suy nghĩ đắn đo của ông cha.

Hoãn rồi thì ta nên làm gì?

Mặc dầu tôi biết chắc chính phủ hoãn xây nhà máy ĐHN Ninh Thuận không phải là nghe theo 8 lý do tôi nêu ở trên, nhưng những lý do đó tồn tại đằng sau quyết định, và ta không nên cho là “ý kiến hoãn xây nhà máy ĐHN Ninh Thuận đã thành công!”. Chính phủ và chúng ta còn nhiều việc phải làm trong nghĩa vụ tạo điện cần thiết cho kinh tế và đời sống của người dân. Sau đây là một vài ý kiến làm điện và dùng điện thông minh trong tầm tay của ta, dựa theo tám lý do đó.

(1) Vài hành động có thể làm ngay để không cần ĐHN

ĐHN rất cần thiết cho tương lai thế giới nhưng chưa cần thiết cho Việt Nam. Điều này là hiển nhiên vì theo chương trình cũ thì năm 2021-2022 sẽ có ĐHN, trong khi đó thì Việt Nam vẫn phải dùng các dạng năng lượng hiện tại, chủ yếu là đập nước, hơi khí và than. Ta đã làm quyết định quan trọng xây nhà máy ĐHN dựa trên phỏng tính thô sơ về nhu cầu điện. Nhưng nạn thiếu điện và cúp điện vẫn hoành hành trên mọi miền đất nước mặc dầu kinh tế của ta không đạt được mức dự tính và số nhà máy làm điện của ta thừa sức cung cấp điện. Đây là vấn đề quản lý yếu kém. Tôi đề nghị những biện pháp dễ làm sau:

· Tuyển chọn các lãnh đạo chóp bu của EVN là những người có tâm và có tài, quyết chí không làm gì khác ngoài việc làm điện tại Việt Nam cho rẻ tiền, với độ tin cậy cao là luôn luôn có điện.

· Huấn luyện và ưu đãi nhân viên và công nhân các nhà máy sản xuất điện giống như nhà máy ĐHN vì điện nào cũng là điện. Nếu họ được huấn luyện có bài bản và có lương bổng tốt để yên tâm phục vụ thì họ có thể điều hành các nhà máy than sản xuất 90% công suất trong năm thay vì chỉ 62% như dự tính, hoặc làm việc nơi các đập nước để luôn luôn an toàn, không làm lũ lụt ảnh hưởng tới người dân. Tôi đã tính là số điện sản xuất với hiệu năng cao sẽ thừa sức thay thế cho các nhà máy ĐHN như dự tính. Sự an toàn của các nhà máy này cũng sẽ cao hơn nhiều nhờ nhân viên chuyên nghiệp và thiết bị được chăm sóc cẩn thận (như nhà máy ĐHN!).

· Dùng vài phần trăm ngân sách của ĐHN để thực hiện ngay việc bán rẻ các bóng đèn huỳnh quang dùng điện ít hơn các bóng đèn tungsten 60% mà vẫn có thể phát ánh sáng tương tự. Việc này có thể thực hiện trong vòng 5 năm bằng phương pháp thị trường, không tham nhũng; trước hết là nhập khẩu bóng đèn này, sau là khuyến khích xây nhà máy làm đèn huỳnh quang liên doanh với một hãng nước ngoài như General Electric, Phillips … và giao cho doanh gia tư nhân thực hiện với một luật lệ và giá cả minh bạch. Như vậy là tạo việc làm cho người dân trong khi tìm kế không cần ĐHN.

· Thực hiện ngay một quy trình giá điện dựa trên số điện cần dùng và thời giờ ban ngày hay ban đêm. Việc này EVN đang làm nhưng chưa được phổ quát. Nên dùng 1-2% tiền dự tính cho ĐHN để mua các điện kế thông minh, có thể giúp thực hiện quy trình này một cách minh bạch.

· Nên khuyến khích người dân dùng công nghệ bịt kín các phòng có máy điều hòa không khí để các máy này dùng ít điện hơn. Như vậy là tạo thêm một ngành nghề nuôi sống nhiều công nhân.

· Dùng vài phần trăm tiền đầu tư cho ĐHN để mua thiết bị canh tân hệ thống phân phối điện tại thành thị, dùng các dây điện lớn và hệ thống thông minh để sự mất mát giảm bớt từ 5 – 7% xuống 2 – 3%. Như vậy cũng tạo thêm việc làm.

· Khuyến khích tư nhân làm thủy điện nhỏ bằng cách mua lại điện do họ sản xuất bằng với giá ta trả cho Trung Quốc. Chinh phủ chỉ cần làm luật lệ thật rõ ràng minh bạch về an toàn cũng như về môi trường. Mọi việc khác thị trường tự do sẽ làm trôi chảy, nhanh chóng.

Tất cả các ý kiến trên và nhiều ý kiến khác của người trong cuộc đều có thể thực hiện trong khả năng của ta và ít tốn tiền hơn ngân sách dành cho ĐHN. Chúng lại tạo ra nhiều công nghệ sản xuất và phục vụ, tạo được nhiều công việc cho người dân.

(2) Nguồn năng lượng mới

Là một nước đi sau, ta cũng bắt chước thế giới khuyến khích “năng lượng xanh” và “năng lượng tái tạo.” Nhưng ta không thể bắt chước tất cả những gì các nước giầu gấp 10-30 lần nước ta vì ta phải dành tiền làm các việc tối thiểu cho người dân trước, như thực phẩm, y tế, giáo dục, cứu nguy. Ta đang dùng năng lượng xanh hằng ngày trồng lúa gạo nuôi 90 triệu người và còn xuất khẩu. Và sở dĩ giá điện của ta rẻ hơn 0.1 USD/kWh là vì ta dùng năng lượng tái tạo với rất nhiều đập nước. Nhưng năng lượng tái tạo như tuabin gió, ánh nắng… hãy còn rất đắt so với điện từ đập nước và nhà máy đốt than, đốt hơi khí. Ta có 90 triệu người dân, bằng 1.3% số dân trên thế giới, nhưng số than ta đốt chỉ bằng 0.5% người ta đốt than trên thế giới. Vì thế, ta có đốt than làm điện cả năm thì cũng chỉ bằng Trung Quốc đốt than bốn ngày. Ta không nên xuất khẩu than nữa, và nên xây nhà máy than tân tiến chỉ mất 3-4 năm và giá lại rẻ hơn nhà máy ĐHN tới 30 – 40%.

Một trong những lý do chính phủ hoãn xây nhà máy ĐHN cũng vì Dầu Khí Việt Nam (PVN) đã cộng tác với các hãng nước ngoài tìm thêm được dự trữ hơi khí tăng gấp nhiều lần khi trước.Lý do thứ 7 tôi đưa ra ở đầu bài là ta nên hợp doanh với các hãng dầu của Mỹ để tìm xem ta có khí đốt trong các đá phiến (thuỷ tra) như ở Mỹ và nhiều nơi khắp thế giới không. Nếu tìm được thì ta thừa sức có an toàn năng lượng cả trăm năm. Việc dùng kỹ thuật mới gọi là khoan ngang (horizontal drilling) và khoan bạch tuộc (octopus drilling) cộng với kỹ thuật ép vỡ đá dưới sâu 300 – 3000 mét (gọi là fracking) đã giúp nước Mỹ tìm được dự trữ khí đốt có thể dùng hơn 100 năm, và lại bơm thêm được dầu để vượt qua cả Nga trong năm nay. Ta nên dùng vài phần trăm tiền dành cho ĐHN để kỹ sư Việt Nam cộng tác với kỹ sư thế giới tìm nguồn khí đốt trong đá phiến và tìm cách xử dụng hơi khí từ mỏ than đồng bằng sông Hồng. Việc này là tận dụng khoa học gia và kỹ sư Việt Nam đã có sẵn, thay vì phải gửi người đi học ĐHN từ abc.

(3) SMR: Điện hạt nhân đặc thù

Lý do thứ 8 tôi đưa ra ở đầu bài là nếu ta còn quyết tâm so vai thích cánh với quốc tế về ĐHN thì tôi đề nghị ta phải làm sao để việc này có lợi cho kỹ sư và lao động Việt Nam, cho người dân Việt Nam, và cho con cháu của ta trong tương lai. Lặp lại bước đường ĐHN (dù là đời thứ ba như ở Phần Lan) đầy chông gai của các hãng sản xuất điện tại Mỹ, Nga, Nhật, Hàn…, không phải là một chính sách minh mẫn, khi mà ngày nay ta có nhiều tai mắt tại nước ngoài chứ không bịt mắt bịt tai như thời Tự Đức của thế kỷ 19. Vậy thì ta làm được gì trong khi các nước khác giàu gấp 10 – 30 lần nước ta và đã đi trước ta 30-40 năm về địa hạt ĐHN? Thật là ảo tưởng nếu không nói là mê muội khi có người cường điệu là chương trình ĐHN sẽ giúp ta có kỹ thuật cao, có đầy đủ điện, có thể làm các dịch vụ nguyên tử, và mai kia có thể “làm tất, tại sao không?” từ việc khai mỏ uranium cho tới việc xử lý chất thải. Họ đâu có biết là công tác này có nhiều chặng đường mà mỗi chặng đều cần một đội ngũ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm thực tế và một ngân sách tính theo tỉ USD. Tuyên bố như vậy không có lợi gì cho người dân, cho đất nước, mà còn có hại là đằng khác.

Nhưng ta có một cơ hội làm Việt Nam có thể hội nhập ĐHN và đồng thời tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân. Đó là cộng tác với Nga và Mỹ xây một số nhà máy ĐHN nhỏ (8 nhà máy 250 MWe tương đương với 2 nhà máy 1000 MWe Ninh Thuận.) Các nhà máy này sẽ sản xuất trong công xưởng tại Mỹ hay Nga, đặt trên bè nổi đóng tại Việt Nam, rồi kéo đi neo gần các thành phố cần điện như Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Mỹ Tho, Cần Thơ, Hà Tiên. Mỹ và Nga đang chạy đua xây các nhà máy nhỏ này nhưng chưa có thị trường vì các nước có kinh tế lớn cần các nhà máy lớn.

Nhà máy ĐHN nhỏ viết tắt là SMR (small modular reactor) là loại lò có công suất bằng 1/3, 1/4 nhà máy Ninh Thuận. Vì nó nhỏ hơn nên người ta có thể chế tạo ngay trong công xưởng như máy bay chứ không phải ráp tại địa phương như hầu hết các nhà máy ĐHN ngày nay. Hai thực tế kinh tế khử nhau: nhỏ thì đắt hơn tính theo USD/kW, nhưng làm một loạt (modular) trong nhà máy thì rẻ hơn, cũng tính theo USD/kW. Đặt lò trên bè thì người ta đã có nhiều kinh nghiệm, như đặt lò trong tàu ngầm nguyên tử hoặc hàng không mẫu hạm nguyên tử, hoặc tàu xẻ băng nguyên tử. Một nhà máy ĐHN trên bè thì ít lo về nạn động đất (có nước đệm như lò xo) và sóng thần (sóng thần chưa bao giờ phá hủy một công trình xi măng cốt sắt to lớn.)

Phong trào xây SMR đang tiến triển khả quan tại Nga và Mỹ. Với ý kiến làm FSMR (floating SMR nghĩa là SMR nổi) ta có thể liệt kê các lợi điểm sau:

· FSMR sẽ rất an toàn vì đã học được các bài học của các lò ĐHN trên tàu ngầm và hàng không mẫu hạm cùng là các bài học an toàn của các nhà máy lớn;

· FSMR sẽ chỉ thay nhiên liệu 3-4 năm một lần chứ không 1-2 năm như Ninh Thuận, và việc xử lý nhiên liệu sẽ được bảo quản bởi những nước lớn;

· FSMR không sợ động đất, sóng thần, mưa gió, bão táp;

· FSMR có thể neo gần nơi cần điện, làm tăng độ tin cậy và giảm mất mát vì truyền điện từ xa;

· FSMR sẽ đáp ứng nhu cầu điện của các nước có nhiều đảo như Phi, Indonesia, Nhật; các nước có bờ biển và kinh tế nhỏ tại Á Châu, Phi Châu và Mỹ Châu; các nước có nguy tai động đất như Nhật, Phi, Indonesia, Iran, Turkey, Haiti và ngay cả California của Mỹ…

Vấn đề căn bản là “giá bao nhiêu?”. Nếu chúng chỉ đắt như các nhà máy lớn, nghĩa là khoảng 5000 USD/kWe, thì “bài toán đã giải xong!”. Thường thì chúng đắt hơn khi các nhà sản xuất còn phải xây thiết bị công xưởng. Nhưng họ sẵn sàng xây vì thị trường tương lai rất lớn (theo cơ quan năng lượng quốc tế – International Energy Agency – ở Paris, thì 90% các nhà máy điện mới sẽ được xây tại các nước đang mở mang), đáng giá nhiều ngàn tỉ USD (1,000,000 MWe x 1,000 kWe/MWe x 5,000 USD/kWe = 5,000 tỉ USD). Thế giới càng ngày càng cần nhiều điện, bởi vì 6 tỉ trong số 7 tỉ con người đều mong muốn có một đời sống đầy đủ như số 1 tỉ người may mắn kia. Và nạn hâm nóng khí quyển sẽ không cho phép các nước lớn có lương tâm ngoảnh mặt để thế giới tiếp tục đốt than ào ạt như Trung Quốc đang làm. Các nước lớn sẽ khuyến khích và giúp đỡ các nước nhỏ dùng FSMR thay vì đốt than, đốt dầu.

Cơ hội của Việt Nam ở đâu? Đó là ở nơi chưa có hãng điện nào đặt mua SMR cả. Ta có thể xung phong với các nước lớn như Nga và Mỹ, để làm SMR nổi ở nước ta trước, sau đó làm bán cho các nước có bờ bể như Philippines, Indonesia, Thái Lan, Myanmar, Phi Châu, Nam Mỹ, và ngay cả các nơi khác như Nhật nếu như giá điện rẻ hơn các cách làm điện khác. Xung phong như vậy, với phương pháp BOT (build-operate-transfer – người thầu tại Nga, Mỹ phải xây, điều hành trong nhiều năm, sau đó nhượng lại cho ta điều hành) thì ít rủi ro kinh tế tài chính, ta sẽ có điện, có cơ hội học hỏi tiên phong chứ không phải theo đuôi các nước khác, và nhất là có cơ hội gây dựng lại Vinashin và Vinalines là hai tập đoàn hàng đầu của ta đã ấu trĩ và tham nhũng làm hư hại nặng cho kinh tế và tương lai quốc gia.

Nếu có quyết tâm đổi mới chương trình ĐHN thì Việt Nam bắt đầu như thế nào? Bắt đầu phải do cấp cao nhất của nhà nước nói chuyện với cấp cao nhất của Nga hoặc Mỹ. Họ cạnh tranh với nhau, nước nào cho ta giữ nhiệm vụ đóng bè thì ta làm. Dịch vụ này khiến ta có một kỹ nghệ lâu bền, giúp nhiều chục ngàn công nhân có việc, từ từ học hỏi để càng ngày càng chuyên nghiệp hơn. Ta sẽ quen với chuẩn mức rất cao của quốc tế. Kỹ sư của ta sẽ có dịp tiếp xúc và làm song song với các kỹ sư quốc tế đang cạnh tranh nhau làm một SMR tốt nhất, an toàn nhất, rẻ nhất để có một thị trường lớn nhất.

Cơ hôi này sẽ tan biến trong một hai năm. Ta có nên thử để khỏi nhỡ tàu thêm một lần nữa không?

____________________________________________

*Ông Phùng Liên Đoàn chuyên về ngành nguyên tử và môi trường, đã làm việc trong các ngành này tại Mỹ hơn 40 năm. Ông đã tham gia vào việc kiến tạo 4 nhà máy ĐHN và khảo cứu sự an toàn của nhiều nhà máy loại PWR, BWR và HTGR. Ông cũng đã đấu thầu thành công trong chương trình tẩy uế phóng xạ và chương trình an ninh hạt nhân tại hầu hết các trung tâm nguyên tử của Mỹ. Ông là một tư vấn cho chính phủ Mỹ trong nghiên cứu WASH-1400 năm 1972, một nghiên cứu quan trọng đầu tiên trên thế giới về sự an toàn của nhà máy ĐHN. Ông có bằng thạc sĩ và tiến sĩ về kỹ thuật nguyên tử tại Massachusetts Institute of Technology. Nay về hưu, ông đã nguyện đem hết tài sản của mình cộng tác với hơn 50 hội từ thiện giúp trẻ em, người già, người bệnh, người có nhu cầu bức thiết tại Việt Nam.

Phụ bản: Hình TS Phùng Liên Đoàn bàn luận với các khoa học gia Mỹ và Nga năm 2010 về ĐHN nổi

clip_image001

Chú thích ảnh: Chụp ngày 10/11/ 2010 tại cuộc họp quốc tế của Hội American Nuclear Society

Ngồi, từ trái qua:

TS Charles Newstead, viên chức cao cấp về nguyên tử của Bộ Ngoại giao Mỹ.

TS Phùng Liên Đoàn, Chủ tịch công ty nguyên tử và môi trường Professional Analysis, Inc.

Đứng, từ trái qua:

TS Alvin Trivelpiece, nguyên Thứ trưởng Bộ Năng lượng Mỹ về khoa học kỹ thuật, nguyên Tổng giám đốc Trung tâm Nguyên tử 5000 người Oak Ridge National Laboratory, Tennessee.

Viện sĩ Evgeniy Velikhov, TGĐ Viện Nghiên Cứu Kurchatov, Moskva. Ông Velikhov chúc Việt Nam và Nga có thể xây 1000 nhà máy ĐHN trên bè (công suất khoảng 300 MWe mỗi bè) tại bờ bể các nước đang mở mang, với sự bảo đảm an toàn và nhiên liệu bởi các cường quốc.

TS Andrew Kadak, nguyên Hội Trưởng Hội Nguyên Tử Mỹ (20.000 hội viên), bạn học của PLĐ.

Bảng A: Sự tương đối của phóng xạ và ung thư trong đời sống con người

(Các con số dưới đây là trung bình, dựa trên nhiều đo lường tại nhiều nơi. Người đọc có thể tự tra cứu trên Wikipedia và sẽ thấy lượng nhiễm xạ và trường hợp ung thư có thể gấp 10 lần các con số dưới đây tùy địa phương, nhà cửa, và cách sinh sống của từng người trên trái đất)

 

 

NGUỒN PHÓNG X

Lượng nhim xạ

 

So vi thiên nhiên

Đơn v

mrem/năm

Đơn v

micro-Sv /năm

THIÊN NHIÊN

    Radon-222 trong không khí

    Potassium-40 trong th

    Uranium, thorium trong đt đá

    Tia vũ tr, xuyên tới mt đt

    C-14 và các sn phẩm ca tia vũ trụ

 

229

31

19

27

4

 

2,290

310

190

270

40

 

74%

10%

6%

9%

1%

CỘNG

310

3,100

100%

NHÂN TẠO

    Chiếu tia X (phổi, xương, răng)

    Chích phóng xạ tìm bnh tim, não

    Thực phẩm, đồ tiêu dùng (TV, vi-ba, ĐT)

    Đi máy bay

      Bi phóng xa do vic th gn 2000 qubom nguyên t

    Sống gn nhà máy đt than

    Sống gn nhà máy ĐHN

 

50

14

10

3-10

3

 

1

3

 

500

140

100

30-100

30

 

10

30

 

16%

5%

3%

1-3%

1%

 

0.3%

1%

CỘNG

84-91

840-910

27-29%

 

 

Tai nạn lò ĐHN nóng chẩy

Công nhân cấp cu tại nhà máy chết vì phóng xạ

 

S người dân chết

trong vòng

30 năm

Số người chết

trong vòng 1 tháng

Số người chết

trong vòng 20

năm

 

    Anh:   Windscale, 1957

    M:    Three Mile Island, 1978

    Nga    (Soviet Ukraine): Chernobyl, 1986

    Nht: Fukushima Daiichi, Nhật, 2011

 

0

0

81

0

 

0

0

114

chưa biết

 

0

0 chưa biết chưa biết

UNG THƯ

Người chết

/năm

 

%

Chú thích

 

Toàn thế gii

7,600,000

100

World Health

Organization và Wikipedia

 

(s tăng tới

13.1 triu vào năm 2030)

 

 

     thức ăn

2,300,000

~30

 

     thuốc và bụi than

1,700,000

~22

 

     HIV, HBV, HCV, HPV

1,500,000

~20

 

      các do khác (kể cả phóng xạ thiên nhiên)

2,100,000

~28

 

     phóng xạ nhân to

0-50 (tùy m)

<0.01

 

 

Bảng B. Rủi ro sống trên trái đất

(Con người trên trái đất có 99.9% rủi ro là chết trước 100 tuổi! Nhưng có thể chết sớm hơn vì nhiều lý do, như vài ví dụ dưới đây. Người viết đã ghi chép các dữ liệu từ nhiều văn kiện trên Wikipedia. Các con số có thay đổi chút it khác nhau, nhưng người viết đã dung hòa những dữ liệu khách quan và đáng tin nhất. Người đọc nên kiểm chứng.)

Nguyên nhân

S người chết

Ghi chú

CHT THIÊN TAI

(rt nhiu, dưới đây mt vài thí d

lớn)

Các con s trong bảng y đã được tham khảo trên

Wikipedia, và ch th tin mt cách tương đi

1.  Động đt

 1556 Shaaxi, Trung Quốc (TQ)

 1976 Tangshan, Trung Quốc (TQ)

 2008 Sichuan, (TQ)

2.  Sóng thần

 2004 từ Sumatra ta khắp Ấn Độ

Dương

 2011 Tohoku (Fukushima), Nhật

 

 

 

 

3.  

 1887 Hoàng Hà + Dương Tử, TQ

 1931 Hoàng , TQ

 

4.  Giông t, lc

 1970 Bhola, Bangladesh

 2005 Katrina, Mỹ

 

 

 

 

 G lc

 Hayan--Philippines, 2013

 

5. Hạn hán, chết đói

 1900 Ấn độ

 1921-22 Liên

 1932 Liên Xô-Ukraine

 

 1936 Sichuan, TQ

 1941 Sichuan, TQ

6.  Bnh dịch

 1918 Cúm khắp thế giới

 1957 Cúm Á Châu

 St rét n nước mi năm

7.  i lửa

 1985 Armero, Colombia

 

~830,000

~243,000

61,150

 

229,000

 

19,000

 

 

 

 

 

900,000--2,000,000

800,000--4,000,000

 

 

~500,000

Vài trăm người chết, thit hại 200 tỉ USD

 

 

nhiu ngàn mi năm

>6,000

 

 

250,000--3,250,000

5,000,000--10,000,000

3,500,000—7,000,000

 

~5,000,000

~2,500,000

 

~50,000,000

~1,000,000

~1,600,000

 

23,000

 

Phỏng đoán

Nhiu trường học xây thời cng sn b sp

 

 

Bn ĐHN trong s 6 ti Fukushima b nóng chẩy nhưng chỉ có hai công nhân chết vì tai nn kngh trong nhà máy.

 

Phỏng đoán

 

 

 

 

Ti Âu Mỹ người ta phòng b kỹ lương hơn, cứu sống nhân mạng nhậy bén hơn, nhưng thit hi về ca ci đt tin thì nhiu hơn. Người chết nhiu nhất vì giông tố và lt li là ti vùng nghèo và đông.

 

 

Hạn n và thanh trừng b đói do chính sách Holodomor ca Stalin

 

Phỏng đn trong thời Nhật hoành hành

Lịch s gi là cúm Tây Ban Nha

 

Số y càng ngày càng ít nh dit trừ muỗi

Chính ph không o động cho

dân

CHT DO TÔN GIÁO, CHÍNH TR

Các con s người b chết vì các do tôn giáo và chính sách so với n s trong lịch sử, là rt lớn.

Nguy him ca ĐHN là rt nh cho s đời sống ca con người.

Năm

1000 BC

00 AD

500

1000

1500

1650

1750

1800

1900

1930

2000

2013

Phỏng tính dân số tn thế gii

50 M

200 M

300 M

400 M

500 M

600 M

900 M

750 M

1600 M

2000 M

6000 M

7000 M

1.    Cả ngàn chiến tranh trong 2000 năm

lịch sử con người. d

 

Loạn An LuShan, 755-763

Mông Cổ chinh phục thế giới,

1206-1368

Minh --Nguyên, 1340-1368

Timur, 1369-1405

Thanh--Minh, 1616-1662

Ti nh Thiên Quốc, 1851-1864

Chiến tranh Bc Nam Hoa K, 1861-

1865

 

 

Đế Quốc Nhật, 1894-1945

Thế chiến I, 1914-1918

Thế chiến II, 1939-1945

 

Chiến tranh Triu Tiên, 1950-1953

Chiến tranh Vit Nam, 1955-1975

 

2.    Chết đói do chính ch

Soviet, 1921-1922

Soviet, 1932-1939

 

Ấn Đ, 1943

Vit Nam, 1945

 

3.    Ngc , do chính ch

Soviet, 1917-1953

Trung Quốc, 1949-1976

 

 

 

 

13—36 triu

 

30—70 triu

~30 triu

15-20 triu

~25triu

~100 triu

400,000—800,000

 

 

 

 

5-30 triu

15-65 triu

40-72 triu

 

400,000—4,500,000

800,000—3,000,000

 

 

5-10 triu

3.5-7 triu

 

 

1.5-4 triu

~ 2 triu

 

 

8-61 triu

49-78 triu

 

 

 

 

Các con s y theo % là to kinh hoàng so với n s vào hồi đó

“ “ “ “

 

Bt đồng vì chinh sách nô lệ da đen. Min Bc a gii a hợp mt

cách quân tử sau khi min Nam thua trn và đu hàng

Chính sách đế quốc Nhật

Chính sách đế quốc Đức Ph

Chính sách phát xít Hitler và Nhật

 

Chính sách bành trướng cộng sn

Chiến tranh y nhim bản--CS

 

 

Nga hạn n 5-7 m mt lần. Chính sách Để Cho Chết Đói (Holodomor) ca Stalin làm hơn 3.5 triu người Ukraine chết đói

Thiên tai, chính sách ca Nhật, Anh

Chính sách ca Nhật, Pp

 

 

Lenin, Stalin

Mao Trch Đông

CHT HNG NĂM DO S T CHỌN

4.    Xe i, xe máy

 

5.    Khai m than, m du, khoáng sản

6.    Hút thuốc

7.    Tai nạn ăn uống thức đc hại

 

 

 

8.    Tai nạn kỹ ngh

 

 

9.     Tai nạn chết đuối

 

 

10.   Tai nạn i phi cơ

 

~1,250,000/m

 

6,000-7,000/năm

~2,700,000/m

Nhiu chục triu/m

 

 

>2,200,000/m

 

 

388,000/năm

 

 

10004000/m

 

Ngày càng tăng vì càng đông người

đi xe

 

80% ti TQ

Nhiu trăm triu b ngộ đc, ~10 % chết Á cu và Phi Cu b bnh gp 10 ln Âu Mỹ

Ngày càng gim nh chính sách

Các nước đang phát trin người chết gp 10 ln Âu Mỹ

Rt lớn tại các nước Đông Nam Á

 

 

Phi nh tai nạn nhiu hơn nhưng it người chết hơn

CHT DO TAI NN KHÔNG TỰ CHỌN

 

11.    Tai nạn nhà máy Bhopal, 1984

12.    Tai nạn vđập nước

Banqiao và Shimatan, TQ, 1975

Machchu-2, Gujarat, India 1979

 

13.    Tai nạn ĐHN Windscale, 1957

14.    Tai nạn ĐHN Three Mile Island

 

15.    Tai nạn Chernobyl

 

 

 

 

16.    Tai nạn ĐHN Fukushima

 

 

8,000-20,000

 

171,000

185025,000

 

0

0

 

81 (3 tuần)+ 33 (ti

2008)

 

 

2 (vì tai nạn k nghtrong khi đi phó với s c)

 

 

>560,000 b thương

 

 

 

 

 

Không ai tn

140,000 tn cư, v li trong vòng 3

tuần

 

350,000 tn

 

 

37 b thương, 2 b nhim xạ nặng,

57,000 còn tn (2013)

RỦI RO B CHT DO CÁCH LÀM ĐIN, 1969-

2000 (World Nuclear Association, 2013)

 

1.    Đt than

2.    Đt dầu và i khí

3.    Thủy đin

 

 

 

 

 

4.    ĐHN

Các nước OECD*

(người chết /1000 t

KWh)

127

85

3

 

 

 

 

 

<0.01 (người viết đã gm Fukushima mc dầu

Các nước ngoài OECD*

(người chết /1000 t KWh)

 

597

111

10,285

(vì tai nạn lớn TQ và nhiu đp

nước ti các nước đang phát trin

xây cu thả)

 

48

(gm Chernobyl )

 

* OECD = Organization for Economic Cooperation and Development, gồm 34 nước “phát triển” trong đó có Nhật và Hàn nhưng không có Nga và Trung Quốc.

Tác giả trực tiếp gửi cho BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn