Hội nghị thượng đỉnh Mekong 2 là một thất bại

Phạm Phan Long

Hội nghị thượng đỉnh quốc tế Mekong lần thứ 2, 2014 tại Việt Nam đã bế mạc. Chính phủ Campuchia và Việt Nam đã không quyết liệt tranh đấu buộc chính phủ Lào tuân theo Điều khoản 5 của Hiệp định 1995 và nộp dự án thủy điện Don Sahong (trên dòng chính) của họ theo thủ tục tham vấn, thỏa hiệp (PNPCA) để cùng quyết định. Campuchia và Việt Nam bỏ mất cơ hội và ra về tay không. Thủ tướng Hun Sen và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bất lực để cho Lào tiếp tục đơn phương xây đập Xayaburi và Don Sahong trên thượng nguồn dù họ vi phạm Hiệp định 1995 và các nhà thầu yên tâm hoàn tất hai đập ấy và những đập khác đã dự trù. Thủ tướng Campuchia và Việt Nam đã không dựa vào quyền lợi và tiếng nói của dân, vào hậu thuẫn của trí thức, vào khuyến cáo của các nước tài trợ, vào các công trình nghiên cứu quốc tế và vào cả dư luận thế giới để nhân dịp này áp lực khuyến cáo Lào ngưng xây đập và điều chỉnh lại cách điều hợp hoạt động của MRC chặt chẽ và hữu hiệu hơn.

Đã thế theo trang National Journal của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn tuyên bố Hội nghị 2 là thành công.

(Vietnamplus - 05/04/2014) - The second Mekong River Commission (MRC) Summit was a success with the most important outcome being the approval of the Ho Chi Minh City Declaration, said Prime Minister Nguyen Tan Dung.

clip_image001

Prime Minister Nguyen Tan Dung speaking at the summit (Photo: Việt NamA)

Nếu các đập của Lào không bị hủy bỏ tại Hội nghị 2 này, chúng sẽ thành tiền lệ cho Campuchia xây ba đập khác trên nước họ, cho nên việc Campuchia không phản kháng quyết liệt cũng có thể hiểu phần nào, trong khi Việt Nam không có lợi gì mà đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam sẽ gánh chịu hoàn toàn các tác động tiêu cực tổng hợp của cả 11 dự án đã công bố của các nước thượng nguồn là việc rất khó giải thích và không thể chấp nhận được. Đây có thể sẽ là nguyên nhân gây ra mối nghi ngờ lãnh đạo Việt Nam đã bị chi phối bởi một thế lực hay quyền lợi bí mật nào?

Không thể nói họ không được gợi ý tại Hội nghị này, lãnh đạo hai nước Campuchia và Việt Nam đã có sự hậu thuẫn đi vào Hội nghị: Điểm 9 trong bản Tuyên bố Báo chí của các Đối tác phát triển quốc tế dự Hội nghị, đã đề nghị (ngoài các đập dòng chính) là các đập phụ lưu có khả năng gây tác động xuyên biên giới phải tuân theo thủ tục PNPCA, như trích dẫn sau đây:

“Recent hydropower developments on the mainstream and tributaries have illustrated the importance of a common understanding and application of the Procedures for Notification, Prior Consultation and Agreement (PNPCA). Development Partners encourage the MRC to consider the inclusion of tributary dams with likely transboundary impacts in the Prior Consultation process. We reiterate that information sharing fulfils a central role of the MRC and ensures that the legitimate concerns of Member Countries are taken into account.”

Campuchia và Việt Nam đã không nắm được cơ hội và đã để Hội nghị 2 kết thúc với bản Tuyên Ngôn HCM City không thể hiện đề nghị khôn ngoan này mà chỉ nhắc nhở về tác động của các đập trên dòng chính qua điểm 3 của bản Tuyên Ngôn như sau:

“Đẩy mạnh tiến độ thực hiện Nghiên cứu của Hội đồng Uỷ hội sông Mê Công quốc tế về “Phát triển và Quản lý bền vững sông Mê Công bao gồm những tác động của các công trình thủy điện dòng chính”, có sự phối hợp với Nghiên cứu do Việt Nam đề xuất để đưa ra các khuyến cáo và các khuyến nghị phù hợp cho phát triển bền vững trong Lưu vực;”

Trong khi Lào sau Hội nghị này tiếp tục hoàn tất các đập thủy điện thì công trình nghiên cứu Mekong Delta Study do các chuyên gia Việt Nam đang nỗ lực đang thực hiện chưa hoàn tất; nên khi xong sẽ quá trễ để ngăn cản những dự án đó. Việc Campuchia và Việt Nam không yêu cầu Lào ngưng ngay lại Don Sahong là một thất bại chiến lược ngoại giao cho Campuchia và Việt Nam. Ngoài ra, nếu các vị lãnh đạo thực tâm muốn đưa các đập phụ lưu vào Hiệp định, thì phải sửa đổi Hiệp định 1995 cho các đập phụ lưu vào thủ tục PNPCA với quyền áp chế pháp lý để các thành viên cùng tuân thủ.

Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long của các bạn bên Úc đã gởi thư tới Ngoại trưởng các nước Đối tác phát triển góp phần gây áp lực và ý thức quốc tế. Ngoài ra Tuyên bố kêu gọi hủy bỏ các đập trên dòng chính của 39 NGO do tổ chức Save the Mekong điều hợp là hậu thuẫn dư luận quan trọng cho các nhà lãnh đạo cứu vãn sinh mệnh lưu vực và quyền lợi nông ngư dân. Những tiếng nói trên dường như không có ý nghĩa gì với chính quyền Campuchia và Việt Nam nhưng có ảnh hưởng quốc tế. Việc các NGO đã cùng kiện công ty cố vấn Poyry về dự án Xayaburi mà IRN và VRN đều tham dự là một việc tuy không có kết quả nhưng tiếng vang từ đó sẽ ngăn chặn những công ty cố vấn khác tránh lộ trình nhiều rủi ro đó. Theo thủ tục của Organisation for Economic Co‑operation and Development (OECD) thì một NGO nào đó tại Úc có thể đứng ra nộp đơn kiện AECOM đã vi phạm một số điều trong OECD Guidelines for Mutinational Enterprises tiêu biểu và nghiêm trọng nhất là Điều 4 khi họ cố vấn cho công ty National Consulting Company biên soạn Cummulative Impacts Assessssment và ngụy biện rằng Don Sahong không phải là đập trên dòng chính. Điều 4 của OECD Guidelines được trích dẫn sau đây:

“Refrain from seeking or accepting exemptions not contemplated in the statutory or regulatory framework related to human rights, environmental, health, safety, labour, taxation, financial incentives, or other issues.”

“Tự chế không tìm cách hay chấp nhận những miễn trừ không ghi trong luật lệ hay quy định về phạm vi nhân quyền, môi sinh, y yế, lao động, thuế má, ưu đãi tài chánh, hay về các vấn đề khác”

clip_image003

Đã 19 năm từ ngày ký kết Hiệp định Mekong 1995 và thành lập Mekong River Commission, tình trạng lưu vực ngày càng xuống dốc và không phát triển nào bền vững. Thu hoạch ngư sản giảm mất khắp cả hạ du, số các giống cá còn sinh tồn đã ít hơn đi và cá lưới bắt được quá ít lại và cá quá nhỏ không ăn được mà chỉ mang về hồ riêng nuôi cá mới có cá ăn. Xuất khẩu lúa gạo tuy tăng nhưng tốn kém phân bón thay cho phù sa lên cao và giá sàn bán gạo thấp nên không đủ sống. Lợi tức bình quân của nông dân liên tục giảm hàng chục năm liền. Trước tình trạng suy thoái môi sinh và thiệt hại kinh tế nông ngư nghiệp, trước việc Lào bất chấp Hiệp định 1995, lãnh đạo Việt Nam đã không bảo vệ quyền lợi và nói lên khát vọng dân tộc trước một hội thảo quốc tế ngay trên đất mình. Nếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá và tin Hội nghị 2 thành công thì đó là một điều bi thảm cho dân tộc Việt Nam và lịch sử dân tộc sẽ phán xét.

7.4. 2014

P. P. L.

Tác giả gửi BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn