Từ Nhật Bản – 40 năm nhìn lại…

Lê Văn Tâm

Nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản

Chiều 30/4/2015 tại Nhật Bản có một buổi mít tinh của những người (không thuộc hệ đảng Cộng sản Nhật Bản) đã từng ủng hộ Việt Nam.

Có khoảng 142 người tham dự.

Sau phần chiếu video "Không được giết người", có 4 người phát biểu ý kiến nói lên những suy nghĩ về ngày đáng ghi nhớ 30/4/1975. Thứ tự các phát biểu như sau:

- Lê Văn Tâm, nguyên chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản.

- Wada Haruki, nhà sử học, giáo sư danh dự đại học Tokyo.

- Takahashi Taketomo, chủ tịch Hội Wadatsumi.

- Bà Ito Masako, trợ giáo sư đại học Kyoto.

Sau đây là bản dịch bài phát biểu của ông Lê Văn Tâm.

Bauxite Việt Nam

Thưa các bạn,

Hôm nay, 30 tháng 4, từ ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam, 40 năm đã trôi qua.

Từ nhiều năm trước năm 1975, nhiều người Nhật Bản yêu hòa bình và công lý đã dưới nhiều hình thức, chống đối cuộc chiến tranh tàn khốc và bi thảm nầy. Thôn làng, nhà dân bị ném bom bừa bãi, không chỉ binh lính, bộ đội mà rất nhiều dân thường cũng bị giết hại. Những hình ảnh ấy được đưa lên màn truyền hình, báo chí, làm dao động lương tâm của nhiều người Nhật.

Những cuộc biểu tình chống chiến tranh, đòi hòa bình cho Việt Nam được thực hiện, ít thì năm bảy người, vài chục người, đông thì hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người.

Những người của Hội thị dân vùng Ozumi do giáo sư Wada Haruki khởi xướng đã tổ chức nhiều buổi phát thanh bên cạnh hàng rào kẽm gai căn cứ quân sự Mỹ, kêu gọi họ đừng trở lại chiến trường Việt Nam.

Hội biểu tình cầm lồng đèn đã nhiều năm liền đi biểu tình định kỳ vì Việt Nam.

“Liên hiệp thị dân vì hòa bình Việt Nam” (Beheiren) do cố nhà văn Oda Makoto, các ký giả, giáo sư đại học, giáo viên trung học, sinh viên khởi xướng đã có nhiều hoạt động dưới nhiều hình thức : biểu tình, mít tinh, văn học, kể cả hoạt động chi viện cho các lính Mỹ phản chiến đã đào ngũ…

Ông Kaneko Tokuyoshi, mang khẩu hiện chống chiến tranh trên ngực từ nhà đến sở làm suốt 8 năm trời.

Những người của Hội chận xe tăng vùng Sagamihara đã biểu tình chận những chiếc xe tăng bị hỏng và được sửa chữa tại Nhật, không cho chở đi Việt Nam.

Rồi hình ảnh ông Yui Chunosuke tự thiêu để đòi hòa bình cho Việt Nam.

Ở rất nhiều nơi trên đất nước Nhật Bản, các hoạt động chống chiến tranh dưới nhiều dạng thức đã thành cơn lốc dư luận, hòa đồng với dư luận thế giới, ảnh hưởng tới quá trình chấm dứt cuộc chiến.

Những hoạt động trên là thiện nguyện, vô tư và đầy cảm động.

Mỗi lần nhớ lại, lòng tôi tràn đầy xúc động.

Với tư cách một người Việt Nam, tôi lại xin gởi đến các bạn lời cảm ơn.

Những người tham gia các hoạt động nầy đã sử dụng nhiều thời gian quí báu, tài sản của mình, có trường hợp bị phiền hà ở sở làm, ảnh hưởng xấu đến công việc làm ăn, có trường hợp bản thân bị những thương tích thể xác và tinh thần.

Tôi nghĩ là những người đã từng tham gia các hoạt động vì hòa bình cho Việt Nam đều mong muốn thấy một Việt Nam tốt đẹp, ở đó người Việt Nam được sống trong hòa bình, nhân quyền được tôn trọng, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú.

Nhưng 40 năm đã trôi qua, thực tế không được như vậy.

Với tư cách một cá nhân người Việt Nam, tôi thấy mình rất có lỗi.

Về Beheito

Giáo sư Wada có nhờ tôi nói về Hội của chúng tôi mà lúc đó chúng tôi đặt tên là “Tổ chức người Việt Nam tranh đấu cho hòa bình và thống nhất đất nước”, gọi tắt là Beheito.

Hiện nay, người Việt Nam ở trong nước cũng như ở nước ngoài rất bức xúc về vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc, có khuynh hướng gác lại quá khứ để cùng giải quyết những vấn đề nan giải của Tổ Quốc.

Do đó hôm nay, tôi chỉ nói sơ qua hoạt động của Beheito những năm trước năm 1975.

Thuở ấy, chúng tôi là những sinh viên từ miền Nam Việt Nam ở lứa tuổi trên hay dưới hai mươi, theo học tại các trường đại học Nhật Bản. Lúc ấy, Nhật Bản chỉ có quan hệ ngoại giao với Nam Việt Nam, nên hộ chiếu của chúng tôi lúc ấy là do chính quyền miền Nam cấp.

Trước cuộc chiến tàn bạo mà đồng bào trong nước bị bom đạn, vũ khí nước ngoài giết hại, chúng tôi tự vấn lương tâm mình, tự hỏi mình có thể làm được gì.

Chúng tôi tìm sách và tài liệu về chiến tranh Việt Nam, lặng lẽ cùng đọc và học tập, tránh cặp mắt theo dõi của nhân viên Sứ quán miền Nam Việt Nam.

Nhìn hình ảnh các thôn làng bị ném bom, nhà cửa bị đốt phá, con người bị giết hại một cách dã man, ảnh bà cụ già, quì và xá lính Mỹ xin tha mạng trên màn hình và báo chí Nhật Bản, chúng tôi không còn chịu đựng nổi.

Chúng tôi quyết định hành động. Chiều ngày 9 tháng 6 năm 1969, khoảng 40 chục anh em chúng tôi tiến vào từ cổng chính vào Đại sứ quán chính quyền miền Nam, chiếm khuôn viên, tổ chức mít tinh suốt đêm đòi hòa bình, đòi quân Mỹ và các quân nước ngoài rút khỏi Việt Nam. Và chúng tôi hủy bỏ hộ chiếu do chính quyền miền Nam cấp.

Sau đó, chúng tôi kết nối với nhau thành “Tổ chức người Việt Nam tranh đấu cho hòa bình và thống nhất đất nước” (Beheito).

Có khi chúng tôi đã tự tổ chức các cuộc biểu tình với những người bạn chi viện chúng tôi theo lộ trình qua trước Đại sứ quán Mỹ hay các lộ trình khác.

Có khi chúng tôi tham gia các hoạt động phản chiến do người Nhật tổ chức. Chúng tôi tham gia các buổi phát thanh phản chiến nhắm vào căn cứ quân sự Mỹ. Chúng tôi tham gia nhiều cuộc biểu tình của người Nhật, tự nhận là thay mặt đồng bào trong nước, phát biểu trước mọi người, kêu gọi người Nhật ủng hộ Việt Nam, đọc các tuyên bố đòi hòa bình.

Chúng tôi cũng đã tham gia các cuộc biểu tình chận xe tăng Mỹ không cho đi Việt Nam.

Để kêu gọi chấm dứt chiến tranh, chúng tôi đã ra báo bằng tiếng Việt và tiếng Nhật.

Chính quyền Sài Gòn đã mở tòa án xử vắng mặt ba người có tính chất đại diện của chúng tôi, tuyên án 6 năm cấm cố, 20 năm mất quyền công dân.

Lúc ấy, chính quyền Nhật Bản ủng hộ chính sách chiến tranh của Mỹ, đã coi chúng tôi là những người nước ngoài cư trú bất hợp pháp. Cứ ba tháng một lần chúng tôi phải đi trình diện ở Sở Nhập Quốc thuộc Bộ Tư pháp Nhật.

Trong anh em chúng tôi, những người đã nhận học bổng từ Bộ Giáo dục Nhật Bản liền bị cắt học bổng.

Chúng tôi phải vừa đi học, đi hoạt động chống chiến tranh, vừa đi làm để kiếm sống.

Rồi ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến. Và gần một năm sau, chúng tôi chính thức giải tán Beiheito, trở lại đời thường của sinh viên du học.

Những năm sau 30 tháng 4 năm 1975

Có thể khái quát tình hình một số năm đầu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 như sau:

Những tàn phá của chiến tranh, chính sách cấm vận, phong tỏa của Mỹ cùng với những sai lầm về chính sách kinh tế của chính quyền Việt Nam đã gây ra thảm cảnh nhân dân phải chịu đựng đời sống khổ sở cùng cực.

Rồi bọn Pol Pôt nhận sự chi viện và chỉ thị của Trung Quốc đã tấn công vào phía Tây Nam; tháng 2 năm 1979, bọn bá quyền Đặng Tiểu Bình trịch thượng tuyên bố trừng phạt Việt Nam, cho 600.000 quân tràn sang 6 tỉnh biên giới, giết hại và làm bị thương khoảng 60.000 người kể cả nhiều thường dân.

Chúng đã dùng búa đập chém người già, trẻ em, hãm hiếp phụ nữ, gây ra những tội ác khủng khiếp.

Trong bối cảnh vô cùng khó khăn, quân đội và dân quân Việt Nam đã đánh bại và đuổi được bọn xâm lược ra khỏi Việt Nam.

Cho đến hiện tại

Sau cuộc chiến với Mỹ và Trung Quốc, điều mong muốn thiết tha của người dân Việt Nam là:

1. Có một cuộc sống trong môi trường hòa bình.

2. Các nhân quyền cơ bản như quyền tự do tư tưởng, ngôn luận, tự do hội họp, lập hội… được tôn trọng.

3. Có một đời sống dân chủ: các cơ quan nhà nước được chọn qua các cuộc bầu cử tự do.

4. Có một quốc gia pháp trị, tam quyền phân lập.

5. Có một nền kinh tế thị trường: mọi thành phần kinh tế bình đẳng.

Những mong muốn trên không có gì mới và đã được thực thi ở nhiều nước trên thế giới. Người Việt Nam chỉ muốn hòa vào dòng chính của thời đại. Nhưng bây giờ, 40 năm sau chiến tranh, người dân Việt Nam vẫn chưa có được các điều cơ bản trên!

Năm 1966, lúc còn chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Không có gì quí hơn độc lập, tự do”. Câu nói ấy thể hiện đúng nguyện của người dân Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có được nửa vế đầu của câu nói của Hồ Chí Minh. Đã có được độc lập rồi, nhưng tự do thì chưa. Hơn nữa, một phần lãnh thổ gồm cả các đảo trên Biển Đông vẫn còn bị Trung Quốc chiếm đóng, cho nên có thể nói là nền độc lập cũng chưa trọn vẹn.

Đời sống của người dân

Do thực hiện chính sách đổi mới từ những năm 1990, cuộc sống của người dân có khá ra so với trước, nhưng so với những nước chung quanh trong ASEAN thôi, cũng còn một khoảng cách lớn.

Đời sống tinh thần của người dân còn đáng buồn hơn. Phê bình nhà nước, cán bộ, có khi ngược lại bị qui chụp là làm tổn thương danh dự của cơ quan nhà nước, cá nhân, và có thể bị cho đi tù. Đó là ảnh hưởng không lành mạnh của một nền chính trị độc đảng. Không có tự do ngôn luận. Các báo đài có thể đăng tải tự do các vấn đề liên quan đến giải trí, tai nạn giao thông, thời trang…. Nhưng các bài có nội dung phê phán liên quan đến chính trị thì liền bị kiểm duyệt.

Hai nguy cơ

Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với hai nguy cơ lớn:

1. Nạn tham nhũng tràn lan.

2. Bị Trung Quốc xâm thực, xâm lược.

Ở đây, tôi chỉ nói về nguy cơ bị Trung Quốc xâm thực, xâm lược.

Tháng 7 năm 2014, 61 đảng viên kỳ cựu của đảng Cộng sản Việt Nam đã gởi kiến nghị đến Ban chấp hành trung ương của đảng. 61 người nầy gồm cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc 99 tuổi Nguyễn Trọng Vĩnh, các giáo sư, nhà nghiên cứu, nhân sĩ, cựu chiến binh… – là những công dân ưu tú. Những người nầy đã yêu cầu đảng Cộng sản từ bỏ con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội sai lầm, trở về con đường dân tộc dân chủ một cách ôn hòa. Họ cũng yêu cầu Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về tội chiếm biển đảo của Việt Nam, coi Biển Đông như ao nhà của chúng.

40 năm đã trôi qua, ở thời điểm hiện nay, tình hình thế giới và tình hình Việt Nam có những thay đổi lớn: sự xuất hiện của cường quốc Trung Quốc, mâu thuẩn Ukraina, sự xuất hiện của IS... Trong bối cảnh ấy, người Việt Nam đang xem lại cuộc chiến tranh Việt Nam khủng khiếp vừa qua là gì.

- Chiến tranh xâm lược do Mỹ gây ra?

- Chiến tranh đại lý cho các nước lớn?

- Nội chiến, huynh đệ tương tàn?

- Chiến tranh gồm hai hay ba yếu tố kể trên.

Trong bối cảnh mới của thế giới, qua kinh nghiệm xương máu vừa rồi, người dân Việt Nam không thể tha thứ chiến tranh đại lý cho các nước lớn, cũng không tha thứ nội chiến, huynh đệ tương tàn. Không thể chấp nhận bất kỳ hình thái chiến tranh nào. Chỉ khi Việt Nam bị xâm lược, người Việt Nam mới cầm vũ khí trở lại.

Ngày nay, dù đánh giá lại cuộc chiến tranh vừa qua là gì theo ý mình, đại đa số người dân Việt Nam đều coi kẻ xâm thực lãnh thổ Việt Nam, đánh chiếm và chiếm đóng các đảo ở Biển Đông, kẻ ấy – Trung Quốc – là nguy cơ lớn nhất.

Nhiều người có cảm giác ngờ ngợ trong lòng mình là Việt Nam đang trên đường trở thành một nước phụ thuộc của Trung Quốc, rồi đến một giai đoạn, nguy cơ như Tibet và Uighur ập đến như một nỗi kinh hoàng.

Ở thời đại chúng ta đang sống, chủ nghĩa thực dân cướp giật kiểu cũ đã qua đi. Ở thời đại ngày nay, việc nước nầy cướp giật lãnh thổ môt nước khác là điều không thể chấp nhận.

Bộ máy lãnh đạo của Trung quốc che dấu các âm mưu bành trướng của họ dưới chiêu bài trỗi dậy trong hòa bình. Nhưng thực ra, họ đang thực thi chủ nghĩa thực dân kiểu cũ đối với Việt Nam:

- Năm 1974, họ đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

- Năm 1979, đánh phá 6 tỉnh biên giới phía Bắc, cướp của, giết người, tàn phá phố xá, làng xóm theo kiểu thời Trung cổ.

- Năm 1988, đánh chiếm một phần của quần đảo Trường Sa.

- Năm 2014, chúng ngang nhiên cho dàn khoan khai thác dầu lửa vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hiện tại, chúng đang bồi đảo, xây căn cứ quân sự, đường bay trên các đảo đã cướp giật từ Việt Nam, nhằm biến thành việc đã rồi.

Chúng tiếp tục đánh đập, bắt giữ ngư dân Việt Nam, cướp giật tài sản, phá hoại tàu thuyền của ngư dân Việt Nam.

Các hành động của chúng vượt quá cách làm của thực dân kiểu cũ. Người Việt Nam gọi chúng là bọn tội phạm cướp của giết người.

Tôi đã nghe giáo sư Wada nói mấy lần là Mỹ phải xin lỗi Việt Nam. Đây là cách suy nghĩ nghiêm túc về hòa bình thế giới. Nếu nước Mỹ nghiêm chỉnh xin lỗi Việt Nam, nước Mỹ khó có thể lại gây chiến tranh ở nơi khác.

Cũng tương tự như ý kiến của giáo sư Wada, tôi rất mong các bạn Nhật Bản có hành động buộc Trung Quốc phải xin lỗi Việt Nam về những tội ác do chúng gây ra. Điều nầy là để chặn những tội ác mà chúng đã và đang gây ra.

Rồi đến một ngày đảng Cộng sản Việt Nam không còn là đảng độc tài độc đảng, hay thế chể thay đổi, đảng Cộng sản và các đảng khác thay phiên vận hành nền chính trị đất nước qua kết quả bầu cử, người dân Việt Nam khi ấy sẽ có những cuộc vận động bắt Trung Quốc xin lỗi Việt Nam. Điều nầy không phải để thỏa mãn tự ái dân tộc mà là để ngăn ngừa tội ác của chúng tiếp diễn hay tái diễn.

Ngày 30 tháng 4 đang được gọi bằng nhiều cách biểu hiện:

- Ngày thắng lợi

- Ngày giải phóng

- Ngày kết thúc chiến tranh

- Ngày hận thù

- Ngày hòa giải hòa hợp dân tộc

- Ngày suy ngẫm…

Mỗi người từ chỗ đứng, trạng huống của mình mà suy tư, cảm xúc khác nhau về ngày nầy. Từ những cách biểu hiện nầy, có thể nói cuộc chiến tranh Việt Nam chưa chấm dứt trong lòng người Việt Nam.

Người Việt Nam, nếu chưa thực sự hòa giải, hòa hợp, chưa xác lập được một nước Việt Nam dân chủ thực sự, một nước độc lập và tự do, góp phần cho hòa bình của khu vực và hòa bình thế giới, thì chừng đó Việt Nam chưa đáp được lòng mong đợi của các bạn đã từng ủng hộ Việt Nam từ những năm trong chiến tranh và đến nay vẫn ủng hộ nhân dân Việt Nam.

Trong bối cảnh các nước lớn vẫn muốn áp đặt cường quyền ở Ukraina, ở Trung Đông, ở Châu Á, tôi nghĩ tất cả chúng ta không kể nước lớn hay nhỏ, từ nay hãy cùng tiếp tục cố gắng cho việc tăng cường quyền dân tộc tự quyết, xác lập một nền dân chủ thực sự.

L.V.T.

Tác giả gửi BVN

*************

Bản tiếng Nhật:

ご来場の皆さん

今日は4月30日、ベトナム戦争終結の日から40年が経ちました。

1975年の数年前から、正義と平和を愛する多くの日本の方々は、この残酷で悲惨な戦争に様々な形で反対しました。ベトナムの村々、民家は、無差別に爆撃され、多くの兵士のみならず、多くの民間人が残酷な形で殺され、それは新聞、テレビや写真等の報道によって伝えられ、多くの日本皆さんの良心は動かされました。

ベトナムに平和を求めるため、数人、数十人の規模から、大きい場合には数万人、数十万人のベトナム戦争反対のデモが行われました。

和田春樹名誉教授が起こした大泉市民の集いの方々はアメリカ軍の基地の鉄条網のそばで、英語で反戦の放送を行い、米兵にベトナムの戦場に戻らないよう呼びかけました。

提灯デモの会の方々は、定期的な形で長年デモを行いました。

作家の小田実さん、新聞記者、学校の先生、学生などからなる“ベトナムに平和を、市民連合(べ平連)”は、デモ、集会、分筆活動、そして反戦のアメリカ人脱走兵を支援する様々な活動を行いました。

胸にベトナム反戦のゼッケンをつけて毎日通勤した金子徳好さん。

相模原で戦車を止める会の方々はベトナム戦争で傷ついた戦車を修理して再びベトナムの戦場に向かわせないように阻止しました。

ベトナムの平和のため、由比忠之進さんは日本で焼身自殺までしました。

その他にも日本の各地の様々な形での反戦活動は、日本の大きな世論の渦となって、世界の反戦活動とも連携して、戦争の終結に影響しました。

これ等の行動は、全て無私で、心からのボランティアで、感動的なものでした。

思い出すと、胸がいっぱいです。

ベトナム人として改めてお礼を申し上げます。

これ等の活動に参加された方々は、自分の多くの貴重な時間、財産を使い、場合によっては職場でのトラブル、仕事への悪影響、精神的にも肉体的にも自身が傷ついた場合もあります。

ベトナムの平和のための活動に参加した方々は、ベトナム人が平和で、自由で、人権が尊重され、精神的にも、物質的にも豊かな生活をすることができる良いベトナムを望んで下さったと思います。

しかし、40年経って、現実的にはそうなってはおりません。

大変申し訳なく思っております。

べ平統について

和田先生は、当時の私たちの”ベトナムの平和と統一のために闘う在日ベトナム人の会“ 「略称べ平統」について話すよう言われました。

現在、ベトナムにいる、また海外にいる多くのベトナム人は、どうしたら過去を云々せず、将来へ向かって、祖国の難題を共に解決するために民族和解をするかに大変悩んでいます。

私は本日、戦争終結の1975年から数年間のべ平統の活動について、ごく簡単に触れたいと存じます。当時、私たちは、日本のいろいろな大学で勉学していた二十代または二十歳以下の南ベトナムからきた留学生でした。当時日本は、南ベトナムとしか外交関係ありませんでしたから、私たちが持っていたパスポートは、南ベトナム政府が発行したものでした。大変恐ろしい戦争で、国内の同胞が、外国の弾薬、武器で殺害されたことに対し、私たちは、自分たちの良心に問い、何か出来ないかと自問しました。

私たちはベトナム戦争についての本、資料を探し、南ベトナム政府の大使館員に知られないように密かに勉強会を行いました。

村々に爆弾が落とされ、家々が焼かれた風景、人々が無残に殺されたり、老婆がアメリカ兵に跪いて命乞いをする写真などを、日々テレビで見、私たちは耐えられませんでした。

行動を決意した私たちは、1969年6月9日の午後、約40人で南ベトナム大使館の正門から入り、構内を占拠し、戦争を終わらせ、米軍、その他の外国軍がベトナムから撤退するよう要求して、徹夜でミーティングを行いました。私たちは、南ベトナム政府が発行したパスポートを破棄しました。

その後、“ベトナムの平和と統一のために闘う在日ベトナム人の会”を結成しました。私たちは、時には自分たちがデモの計画を立て、支援してくれる方々と一緒にアメリカ大使館の前を通るコースとその他のコースのデモを行いました。時には、日本の方々の反戦活動に参加しました。私たちは“大泉市民の集い”のアメリカ軍の基地向けの反戦放送にも参加しました。その他の日本の方々のさまざまなデモに参加し、国内の同胞の代わりに、ベトナム支援を呼びかける挨拶をしたり、声明文を読んだりしました。私たちは相模原のベトナムへ行く戦車を止めるデモにも参加しました。

私たちは戦争を終わらせることを呼びかけるため、ベトナム語、日本語の雑誌を発行しました。

サイゴン政府は、私たちの代表的な3人を欠席裁判にかけ、6年禁固、20年公民権はく奪の判決を下しました。

当時の日本政府は、アメリカのベトナム戦争政策を支持し、私たちを不法在留の外国人扱いにし、私たちは3カ月ごとに1回入国管理局に出頭しなければなりませんでした。

私たちの中には、日本の文部省から奨学金をそれまで受けていた者もいましたが、その奨学金も打ち切られました。私たちは勉学しながら、反戦活動をし、生活のためにアルバイトをして生活しました。

そして、1975年4月30日を迎え、約1年後、私たちはべ平統を解散し、留学生の生活に戻りました。

1975年4月30日の後

数年間の状況を次のように概略的に言えると思われます。

戦争による破壊、戦後のアメリカによる経済制裁、経済封鎖、と同時に、経済政策の失敗により、人々の生活は極端に苦しいものでした。

そして、中国の支援と指示を受けたカンボジアのポルポット勢力に西南から攻撃され、1979年2月には、鄧小平覇権勢力は、懲罰と称して60万の軍隊を集め、国境沿いの6省の町を攻撃し、民間人を含む約6万人を残酷極まりない方法で殺したり、負傷させたりしました。

中国兵は斧で老人、子供を打ち殺し、女性を強姦しました。

しかし、大変厳しい状況の中で、ベトナム軍と民兵は、中国の侵略軍を追い出すのに成功しました。

現在まで

アメリカとの戦争、中国との戦争の後、ベトナムの人々が切望するのは:

1ー 平和な環境の中での生活

2ー 基本的な人権が尊重され、思想の自由、言論の自由、集会結社の自由等

3ー 民主主義:政府は自由な選挙によって選ばれる。

4ー 法治国家、三権分立

5ー 市場経済:すべての経済形態は平等

これ等の望みは、新しくもなく、世界の多くの国で実施されていますので、ベトナム人はただ世界の本流に合流したいだけです。しかし、40年経った今も人々は、上記の基本的なものを得られておりません。

戦争中の1966年にホーチミン大統領は、”独立と自由ほど尊いものはない”と言いました。この発言はベトナム人の願望を現したといえます。

今のベトナムはホーチミンの発言の前の半分しかありません。独立は得られましたが、自由はありません。その独立も中国が東海の島を含める一部の領土を占拠していますので、完全な独立とは言えません。

人々の生活について

経済のドイモイ政策によって、以前に比べて人々の生活はある程度まで良くなっていますが、アセアン諸国の周りの国々に比べてまだ大きな隔たりがあります。

精神的生活はもっと悲惨です。政府、公務員を批判することは、場合によって、政府や個人の名誉に傷をつけたとして罪を負わせ、刑務所に入れられる可能性が大きい。一党独裁政治の弊害です。言論の自由はありません。新聞は、娯楽、交通事故、ファッションの記事を載せることはできますが、政治に関する批判の記事は、検閲されます。

二つの危機

ベトナムはいま大きな危機に直面しています。

一つは、蔓延る政治の腐敗。

二つ目は、中国の侵食、侵略

昨年7月ベトナム共産党の古参幹部党員は、党中央執行委員会に建白書を出しました。この61人は、元駐中国ベトナム大使である99歳のグエン チョン ヴィンさんをはじめ、大学教授、研究者、文化人、復員軍人などを含む優秀な人々です。彼らは共産党の間違った社会主義建設路線を止め、民族民主主義に温和なやり方で戻るよう呼びかけました。彼らは、東海「南シナ海」を自分の家の池のようにしようとする中国を国際裁判に訴えるように呼びかけました。

1975年から40年が経った今、世界の情勢、ベトナムの情勢は大きく変わりました。大国中国の出現、ウクライナ、ISの出現の中で、ベトナムの人々は、恐ろしいベトナム戦争は何だったのか見直そうとしています。

― アメリカによる侵略戦争

― 大国の代理戦争

― 兄弟同士の内戦

― 上の三つの要素を含む戦争。

世界の新しい環境に、前回の戦争経験からまた大国の代理戦争、内戦を繰り返すことは許されません。いずれの形の戦争ももう許されません。外国に侵略される時のみ、ベトナム人はまた武器を取るでしょう。

現在、ベトナム戦争をどういう風に見直しても、現在のベトナム人の大半は、ベトナムの領土を侵食し、東海にある島々を奪って,占拠し、漁民を拿捕し、さらに他の島も占領しようとしている中国を最大の危機であると考えています。中国の属国になり、そしてある段階でチベット、ウイグルのようになる危機が迫っていると感じています。

今の時代は、略奪的な旧式の植民地主義の時代は過去のものであり、一国が他国の領土をいずれの理由であろうと、奪うことは許すことができません。

中国の指導部は、拡張主義の陰謀を隠すため、中国の発展は平和な台頭と宣伝しています。

しかし、彼らはベトナムに対して、旧式の植民地主義を実施しています。

―1974年にホアンサ(PARACEL)群島を全部占領しました。

―1979年にベトナム北部6省を侵略し、中世のやり方で、人々を殺し、町を破壊しました。

―1988年にチュオンサ(SPRATLY) 群島の一部を占領した。

―昨年彼らは、排他的経済水域であるベトナムの大陸棚に石油掘削装置を公然と侵入させました。

現在彼等は、ベトナムから奪った島に軍事施設、滑走路を作り、既成事実化しようとしています。

彼らは、ベトナムの漁民を拿捕したり、殺傷したり、財産を奪ったり、漁船を破壊したりしています。

これらの行動は旧式の植民地主義のやり方を超えています。ベトナムの人々は、彼らを強盗殺人犯と呼んでいます。

私は和田先生から、アメリカはベトナムの人々に謝らなければならないと何回か聞きました。これは、世界平和のための厳粛な考え方だと思います。アメリカがベトナムに真剣に謝るなら、他の地域に戦争を起こせないとの考え方です。

この和田先生の意見と同じように、中国が過去の侵略戦争に起こした犯罪についてベトナムの人々に謝るよう日本の方々が行動するようお願いしたいと存じます。これは、彼らの起こした、または起こしている犯罪を止めるためです。

やがてベトナム共産党が一党独裁で無くなった時、または、ベトナムの政治体制が変わり、ベトナム共産党と他の政党とが交代しながら、政権運営するとき、ベトナム人は、中国がベトナムに謝るよう運動を起こすことができるでしょう。これは民族の自尊心を満足するためではなく、中国の犯罪の続行、再現を防ぐためです。

4月30日は、

- 勝利の日、

- 解放の日、

- 戦争終結の日、

- 恨みの日、

- 和解、和合の日、

- 考える日

といろいろな表現で呼ばれます。各人が置かれている状況からこの日についての思い、感情が違うのです。ベトナム戦争はベトナム人の心の中でまだ終わっていないとも言えるでしょう。

ベトナム人は、真の民族和解、和合を行い、真の民主主義国家、独立と自由なベトナムを確立し、地域と世界平和に貢献しなければ、戦争の最中も、今も支援を続けて下さっている皆様の期待に応えることが出来ません。

大国がウクライナ、中近東、アジアで強権政策を行っている世界環境の中で、

私たちは国の大小を問わず、民族自決の立場を強め、真の民主主義を確立するために、今後も努力し続けなければならないと考えております。

御静聴ありがとうございました。

レ ヴァン タム

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn