Doanh nghiệp Việt sẽ gánh NỢ CÔNG thay người dân TQ khi chiến lược M&A by Chinese tấn công vào Việt Nam?

FB Minh Tâm(*)

(Blue)

NỢ CÔNG được ví như quả bơm nổ chậm từng ngày, đe dọa nền kinh tế toàn cầu. Để giải quyết tình trạng này phía Bắc Kinh đưa ra kế sách thâm sâu, dùng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) như “công cụ” gánh nợ công thay cho chính phủ. Các doanh nghiệp này có nhiệm vụ chuyển nợ ra nước ngoài bằng cách “hòa tan” nợ vào các thương hiệu, doanh nghiệp nổi tiếng thế giới, thông qua các thương vụ “M&A by Chinese”. Ngoài ra nó còn được giao thêm nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là thực hiện ý đồ thống trị kinh tế thế giới của Bắc Kinh. Hiện TQ đang xoay trục tấn công mạnh mẽ vào Việt Nam khiến cho dư luận cả nước lo ngại, liệu rồi đây doanh nghiệp Việt có è cổ ra để gánh nợ công thay cho DNNN TQ hay không?

NỢ CÔNG của TQ đang ở mức báo động đỏ

Nằm trong top 5 nước có nợ công cao nhất thế giới, tương đương với tỷ lệ nợ công của Mỹ, đe dọa thị trường tài chính toàn cầu. Vì hầu hết các quốc gia trên thế giới đa phần phụ thuộc vào thị trường TQ. Khi 1 điểm % GDP ở TQ suy giảm, thì khiến các quốc gia nhập siêu giảm 0.6-0.7%, xuất siêu giảm từ 1-2% điểm tăng trưởng.

Ông Tập Cận Bình đang có những nước đi về kinh tế đầy lợi hại để thực hiện chính sách “Tái cơ cấu”. Việc chuyển nợ ra nước ngoài, “hòa tan” nợ của doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc vào các thương hiệu, doanh nghiệp nổi tiếng thế giới sẽ trở thành đòn của Bắc Kinh để thao túng kinh tế toàn cầu.

Trong 6 tháng đầu năm 2016 TQ đã có 17 vụ vỡ nợ, trong số này có 6 DNNN ước tính giá trị lên tới 16,5 tỷ NDT tương đương 2.5 tỷ USD chiếm 66,5% tổng nợ. Núi nợ của TQ đã tăng 465% chỉ trong một thập kỷ qua, năm 2015 số nợ TQ phải gánh tăng 247% GDP. Trong các loại nợ, nợ ngân hàng, nợ doanh nghiệp, nợ chính phủ, nợ của các hộ gia đình thì riêng nợ của các DNNN tăng mạnh, tương đương 165% GDP của đất nước trong năm 2015. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cảnh báo TQ cần giải quyết ngay gánh nặng này.

Kế sách thâm sâu để giải quyết “quả bơm nổ chậm” của Tập Cận Bình

Để giải quyết gánh nợ công ngày càng đè nặng lên chính sách vĩ mô, chính quyền Bắc Kinh tái cơ cấu kinh tế, dùng các DNNN như một “công cụ” để chuyển phần tối của tài chính công sang tài chính doanh nghiệp, chiến lược này được gọi là “Đổi tên chuyển nợ”. Nghĩa là chính phủ chuyển nợ cho DNNN, chính phủ TQ sẽ nhẹ gánh nợ công.

Thế nhưng nếu DNNN thua lỗ thì không thể chuyển nợ được nên chính phủ TQ sẽ phải tập trung nâng cao hiệu quả trong hoạt động của những DN này vì qua đó mới khẳng định niềm tin của các chủ nợ, cho dù có bảo lãnh của chính phủ.

Trung Quốc mạnh tay chi tiền thâu tóm doanh nghiệp Việt

Bắc Kinh không công khai hỗ trợ DNNN như trước đó: Làm như thế sẽ giảm động lực cải thiện hoạt động kinh doanh của họ, mặt khác chính phủ còn phải tập trung giải quyết vấn đề khẩn cấp khác. Để có tiền trợ giúp cho hệ thống DNNN, chính phủ Trung Quốc chỉ có 1 trong 3 lựa chọn, thứ nhất vay thêm tiền thì đòn cân nợ quốc gia sẽ đưa nền kinh tế vào cửa tử - làm ra không đủ trả lãi vay, đây không khác gì hành động tự sát, thứ hai tăng thuế tạo ra hiệu ứng ngược lại với tái cơ cấu, thứ ba in thêm tiền tạo nên lạm phát phi mã và chính phủ TQ sẽ mất kiểm soát nền kinh tế. Như vậy là tiền thì cần nhưng tất cả những lựa chọn khả dĩ của chính phủ Trung Quốc thì đều bị rào cản nợ công ngăn lại.

Cho dù diệu kế “thay tên đổi nợ” thành công, nhưng TQ vẫn không thể trả được nợ công, vì thế chính phủ buộc phải tái cơ cấu nợ DNNN, thông qua các thương vụ M&A by Chinese. Để thực hiện được những phi vụ này, phía Bắc Kinh âm thầm tác động mạnh mẽ đến ngân hàng nhà nước, để họ bơm tiền cho các DN này thực hiện trọng trách mang tầm quốc gia.

DNNN TQ tìm đối tác chia sẻ gánh nợ công bằng chiến lược M&A by Chinese: Họ “Mua tài sản - bán nợ nần” trước tiên dùng mọi thủ đoạn để ép giá mua cổ phiếu, rồi tăng dần lượng cổ phiếu sở hữu để chiếm quyền kiểm soát và cuối cùng mua đứt các DN mục tiêu. Như vậy từ chỗ “Nợ nần chồng chất”, tình hình tài chính của các DNNN bỗng sáng hẳn lên, đặc biệt NỢ CÔNG mà DN này đang gánh, hòa vào tài chính DN vừa mới sáp nhập.

Từ con mồi trở thành kẻ đi săn: Trung Quốc đang thâu tóm doanh nghiệp phương Tây…

Khi giao dịch trên sàn chứng khoán thì những giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp được sáp nhập lúc này có bao gồm cả “NỢ CÔNG TQ” trong đó và người mua cổ phiếu đương nhiên sẽ mua cả “NỢ CÔNG của nước này”. Vậy là DN được sáp nhập chia sẻ gánh nặng nợ công với DNNN và người dân TQ.

Sẵn tiện giải quyết hiệu ứng ‘thù ghét” hàng TQ: Khi nói tới hàng hoá, DN, thương nhân TQ là người dân ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới đều không thiện cảm. Điều đó sẽ làm giảm sức hút với nhà đầu tư và đồng nghĩa với việc thất bại của kế hoạch “thay tên đổi nợ” của TQ. Khi thực hiện các thương vụ M&A thành công yếu tố TQ sẽ mờ nhạt dần lúc này giá trị hàng hóa, thương hiệu, thậm chí hiệu ứng “thù ghét” hàng hoá TQ sẽ được xóa bỏ.

DN Việt sẽ gánh NỢ CÔNG thay cho DNNN TQ

Mặc dù vấp phải phản đối của các nước như Mỹ, Đức, Úc vì mục đích phi kinh tế, nhưng chiến lược này đã giúp cho TQ chiếm lĩnh thị phần không nhỏ nền kinh tế toàn cầu, nay TQ lại xoay trục sang Việt Nam.

Trung Quốc thâu tóm thị trường bán hàng online Việt Nam

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, hết tháng 4/2017 lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của các DN, nhà đầu tư Trung Quốc đạt hơn 900 triệu USD, tăng hơn 530 triệu USD so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ tăng vốn đạt trên 140%. Tính đến tháng 3/2017, Trung Quốc có hơn 1.600 dự án với tổng số vốn trên 11 tỷ USD, đứng thứ 8/116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Riêng năm 2016 vốn đầu tư TQ vào Việt Nam đạt 1.8 tỷ USD. Mới đây Trung Quốc đẩy một lượng tiền lớn mua doanh nghiệp Việt, đặc biệt là DN sản xuất thép trên bờ vực phá sản.

Các thương vụ “M&A by Chinese” đình đám ở Việt Nam: Nhà máy phân đạm Ninh Bình, Đại Phước Lotus, các công trình giao thông trọng điểm như: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, đường sắt Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi… Công ty chăn nuôi C.P Việt Nam có tới 71% cổ phần của Pokphand (TQ). Ngoài ra TQ đầu tư mạnh vào các ngành công nghiệp nặng tại KCN Vũng Ánh Fomosa (thép), Nhà máy kẽm Lăng Cô - Chân Mây cùng các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường như nhà máy nhiệt điện Duyên Hải, Vĩnh Tân, nhà máy giấy Lee&Man. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan lo ngại vụ M&A giữa C.P Trung Quốc - C.P Việt Nam có thể làm gia tăng tính phụ thuộc của thị trường thức ăn chăn nuôi nội địa vào nguồn cung từ doanh nghiệp Trung Quốc.

71% cổ phần C.P Việt Nam thuộc về Công ty Pokphand (CPP) - nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi Trung Quốc.

Việc ồ ạt đổ tiền đầu tư vào Việt Nam đã được các chuyên gia cảnh báo về âm mưu xâm nhập, khống chế, thao túng kinh tế xã hội, kiểm soát hoàn toàn các cơ sở hạ tầng, biến Việt Nam thành “bãi thải” công nghệ lạc hậu của TQ. Nguy hiểm hơn là mưu đồ chính trị khiến Việt Nam phải lệ thuộc TQ. Thế nên trước mắt các DN Việt phải hết sức thận trọng nếu sập bẫy M&A by Chinese thì sẽ phải è cổ ra để gánh nợ công thay cho DNNN TQ, nguy hiểm việc hàng Tàu gán mác Việt sẽ bôi nhọ hình ảnh Việt Nam. Phải sáng suốt và tỉnh táo để chọn lọc, tận dụng nguồn vốn đầu tư từ TQ, không ai cho không ai điều gì cả cái gì cũng có mục đích sâu xa cả.

__________

(*) BVN lấy bài tại nguồn bluevn.info do chưa tìm được bài gốc trên FB Minh Tâm.

Nguồn: http://bluevn.info/doanh-nghiep-viet-se-ganh-no-cong-thay-nguoi-dan-tq-khi-chien-luoc-ma-chinese-tan-cong-vao-viet-nam.html

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn