Một tiếng kêu cứu tuyệt vọng: Sinh mạng châu thổ sông Hồng như cái móng tay

Nguyễn Ngọc Chu

“Những giọt nước mắt nuốt vào trong của hàng triệu đồng bào Lạc Việt sẽ hoà quyện vào thuỷ mạch Hồng Hà, âm vang đến trời xanh, cảm động cả quỷ thần, thức tỉnh những lương tri mê muội, nhấn chìm những đập tràn đen tối” – N.N.C.

Không biết ông Tổng Trọng “phận mỏng cánh chuồn” có kịp mạng mớ sách vở Mác-Lê của ông ra mà cứu vớt sinh mạng châu thổ sông Hồng, cũng là sinh mạng của cả một vùng đồng bằng miền Bắc, nơi khai sinh ra con cháu Lạc Hồng cùng với tất cả những nền văn minh đã tạo nên người Việt hôm nay hay không. Ơn Đảng thật không nói xiết.

Bauxite Việt Nam

Khi nghe tin một đại diện của Bộ KH&ĐT phát biểu (cái gọi là) “Dự án giao thông đường thủy xuyên Á” của công ty Xuân Thiện, tuy chỉ mới xin chủ trương nhưng đã nhận được sự đồng thuận cao của nhiều bộ ngành và các tỉnh, thì tự ứa nước mắt mà than rằng:

Sinh mạng châu thổ sông Hồng như cái móng tay!

Ai xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình và Sơn La trên sông Đà?

Sau ngày thống nhất, cả đất nước náo nức đón tin khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà vào ngày 6-11-1979. Hơn 15 năm sau, ngày 20-12-1994 nhà máy thủy điện Hòa Bình mới khánh thành. Thiết kế và thi công nhà máy thủy điện Hòa Bình là Liên Xô.

Liên Xô là một cường quốc với nhiều nhà khoa học tài giỏi, đã từng xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn trên các sông lớn Volga, Obi, Enisei và Lena. Bởi vậy khi giao sinh mệnh nhà máy thủy điện Hòa Bình vào tay Liên Xô, không ai lo sợ.

Để xây dựng được những nhà máy thủy điện như Hòa Bình cần có những nhà khoa học giỏi, các tổng công trình sư giỏi, các đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề. Đối với nước ta, công trình xây dựng nhà máy thủy điện Hòa bình là công trình thế kỷ.

Nhà máy thủy điện Sơn La được khởi công vào năm 2005, nhưng từ 30 năm trước đã được khảo sát nghiên cứu bởi các chuyên gia của Viện thủy điện và Công nghiệp Matxcơva (Nga), Công ty Electricity and Power Distribution ( Nhật Bản), Công ty Designing Research and Production Shareholding (Nga) và SWECO của Thụy Điển. Thủy điện Sơn Là do EVN chủ trì và Tổng công ty xây đựng sông Đà là nhà thầu chính.

Chính nhờ Liên Xô mà đến nay nhà máy thủy điện Hòa Bình chưa xẩy ra các sự cố hay hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, có thể yên tâm lâu dài trong tương lai.

Còn nhà máy thủy điện Sơn La, với sự khảo sát nghiên cứu kỹ lưỡng, dưới sự giám sát thiết kế và thi công của các chuyên gia nước ngoài hàng đầu về xây dựng nhà máy thủy điện, cộng với tiến bộ công nghệ và kinh nghiệm từng trải từ xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình của Tổng công ty sông Đà, chúng ta hy vọng và cầu mong là sẽ không xẩy ra những hậu họa.

Ai sẽ xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Hồng?

Còn bây giờ, ai sẽ là chủ đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Hồng?

Đó là Công ty Xuân Thiện, một công ty con trong nhóm công ty mẹ Xuân Thành, với số vốn đăng ký trên giấy, là 1200 tỷ đồng.

Chúng ta không thể né tránh những câu hỏi sơ đẳng hiển nhiên xuất hiện, mà câu trả lời lại có ngay tức thì:

1. Các chuyên gia khoa học quốc tế nào đã khảo sát, nghiên cứu và đề xuất xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Hồng?

Câu trả lời: Chưa có, sẽ thuê sau.

2. Công ty Xuân Thiện có tiềm lực gì về khoa học kỹ thuật?

Câu trả lời: Không có gì.

3. Công ty Xuân Thiện có những chuyên gia hàng đầu nào về xây dựng nhà máy thủy điện trên sông?

Câu trả lời: Không có ai.

4. Công ty Xuân Thiện có kinh nghiệm gì về xây dựng nhà máy thủy điện trên sông lớn?

Câu trả lời: Không có.

5. Công ty Xuân Thiện bổ nhiệm ai làm Tổng công trình sư thiết kế nhà máy thủy điện trên sông Hồng?

Câu trả lời: Chưa có, sẽ thuê sau.

6. Công ty Xuân Thiện bổ nhiệm ai làm Tổng công trình sư xây dựng nhà máy thủy điện?

Câu trả lời: Chưa có, sẽ thuê sau.

7. Công ty Xuân Thiện đã có công ty là nhà thầu xây dựng chính?

Câu trả lời: Chưa có, sẽ thuê sau.

8. Công ty Xuân Thiện đã có đủ nguồn tài chính để xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Hồng?

Câu trả lời: Không có đủ, sẽ đi vay.

Có thể kéo dài chuỗi các câu hỏi mà kết quả trả lời tức thì: không có, chưa có, sẽ thuê sau, sẽ đi vay.

Một người có tư duy bình thường cũng biết ngay rằng, công ty Xuân Thiện không mảy may có năng lực để xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Hồng.

Công ty Xuân Thiện chỉ là cai đầu dài, mọi thứ sẽ đi thuê và bán lại.

Vậy thì câu hỏi tự nhiên là: Công ty Xuân Thiện sẽ thuê ai thiết kế, mua thiết bị của ai, và bán thầu lại cho ai?

Chúng ta đã chứng kiến những nhà máy xi măng, nhiệt điện, thủy điện với công nghệ lạc hậu ô nhiễm rải khắp đất nước ta có xuất xứ từ Trung Quốc. Và nếu giao dự án cho công ty Xuân Thiện, thì kết cục cũng tương tự như vậy, người thắng dự án sẽ là Trung Quốc.

Ai sẽ trị thủy sông Hồng?

Một số người ủng hộ dự án (mà tại sao ủng hộ, thì mọi người đã rõ), vin cớ mới chỉ cho chủ trương, dựa vào những mỹ từ, như cần thiết cải thiện năng lực giao thông đường thủy, và to tát hơn nữa là trị thủy sông Hồng.

Trị thủy sông Hồng là vấn đề lớn của quốc gia, đòi hỏi trí tuệ không chỉ của tập thể nhiều nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu trong nước, mà còn phải nhờ cả vào kinh nghiệm và tư vấn của các chuyên gia quốc tế.

Hãy nhìn vào việc bổ nhiệm tổng công trinh sư chủ trì các dự án quan trọng của các nước khác, thi suy ra rằng, chủ trì vấn đề trị thủy sông Hồng là công việc của các nhà khoa học tài giỏi, các nhà quản lý có tầm nhìn xa, dày dạn kinh nghiệm. Chủ trì vấn đề trị thủy sông Hồng phải là Nhà nước.

Không thể giao một vấn đề hệ trọng của đất nước cho một công ty tư nhân cỏn con, mới thành lập hơn chục tuổi đời, với người đứng đầu đơn thuần là một thương nhân, chân ướt chân ráo giàu lên nhờ cơ chế và các dự án nhà nước.

Ai được lợi nhiều nhất từ dự án này?

Chưa nói đến sông Lô thì Sông Đà đã chiếm đến 55% lượng nước của sông Hồng. Bởi vậy lượng nước của sông Hồng phần thượng lưu (sông Thao) thuộc hai tỉnh Lao Cai, Yên Bái không lớn, nên làm thủy điện ở khu vực này (chưa nói đến hệ quả) là không kinh tế.

Nhưng tại sao công ty Xuân Thiện vẫn muốn xin dự án?

Một trong những mục tiêu chính của công ty Xuân Thiện là thu phí đường thủy. Gồm 2 nguồn nội địa và Trung Quốc.

Những người dân hiện đang sống nhờ vào dòng chảy sông Hồng rồi đây sẽ bỗng nhiên phải đóng phí đường thủy. Thuyền bè của họ vẫn xuôi ngược dòng chảy như trước, chẳng nhanh hơn được, nhưng bây giờ thì phải trả thêm phí. Trên đường bộ, không đi đường này thì còn có đường khác, nhưng dòng sông là duy nhất, họ không có phương án thay thế để lựa chọn. Còn mức phí thì sẽ tăng dần lên mà không kêu đến ai được.

Việc nạo vét lòng sông rồi sẽ chỉ làm đại khái lấy cớ. Vét 1 triệu m3 thì khai lên 10 triệu. Dưới lòng sông ai đếm mà đo. Kiểm tra, thanh tra, nghiệm thu… có vẽ ra bao nhiêu phương thức, cuối cùng cũng xuôi lọt. Nạo vét làm hờ, thu phí làm thật.

Nguồn thu phí thứ hai của công ty Xuân Thiện – nhờ vào lượng vận tải hàng hóa từ Vân Nam theo sông Hồng về cảng Hải Phòng và ngược lại. Công ty Xuân Thiện trông chờ vào đây như là một nguồn lợi lớn. Và xa hơn là nguồn thu từ chuyển giao từng phần hay toàn bộ dự án.

Nhưng tiếc thay, người được lợi nhiều nhất trong dự án này, không phải công ty Xuân Thiện, mà là Trung Quốc. Chưa nói đến các lợi ích ngầm, có thể nhìn thấy các lợi ích rành rành sau đây của Trung Quốc.

1. Sông Hồng trở thành tuyến đường giao thông đường thủy của Trung Quốc. Giúp cho tỉnh Vân Nam và một phần khu vực tây nam Trung Quốc thông thương ra biển Đông.

2. Trung Quốc sẽ giành được phần lớn các phần việc của nhà máy thủy điện, bao gồm khảo sát thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, và thi công.

3. Tiếp tục chiến lược xuất khẩu hàng hóa và người ra nước ngoài sinh sống.

4. Nắm giữ thông tin và kiểm soát hoạt động của Việt Nam dọc tuyến sông Hồng.

Đó là chưa kể đến việc giao nạo vét sông Hồng cho Trung Quốc. Nếu việc này xảy ra thì Việt Nam sẽ rước thêm họa lớn.

Một mũi tên trúng nhiều đích của Xuân Thiện còn ở khai thác sa khoáng và bán cát sỏi xây dựng. Người dân khai thác cát sỏi phải nộp phí và còn bị kết tội lậu. Riêng Xuân Thiện thì miễn phí, công khai, hợp pháp.

Để ra đời dự án này của Xuân Thiện tất có kẻ tiếp tay vẽ đường cho hươu chay. Kẻ tiếp tay vẽ đường cho hưu chạy này là ai?

Tiền không là tất cả

Không phải có tiền là thuê được, mua được. Giàu như các nước Ả Rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, họ có thể mua được nhiều thứ, nhưng mà không mua được bom nguyên tử, chưa chế tạo được tên lửa. Nhưng nước bé như Israel thì không phải mua mà có.

Không phải cứ có tiền là làm chủ được các dự án lớn liên quan đến khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đất nước hùng cường nhờ khoa học và công nghệ.

Cá nhiễm độc chết ở Vũng Áng, nguyên nhân dường như đã rõ, thế mà còn phải mời chuyên gia từ Mỹ, Đức, Israel sang giúp đỡ. Từ đó mới thấy, tiền có thể đẻ ra dự án, nhưng không thể đẻ ra tài năng giải quyết hậu quả dự án. Dăm chục triệu đô la không bõ bèn gì cho vấn đề trị thủy sông Hồng, càng là vô nghĩa trước sinh mệnh hàng chục triệu đồng bào châu thổ sông Hồng, vô nghĩa trước vận mệnh Dân Tộc.

Nếu có tiền, hãy đầu tư vào công nghệ cao, hãy chế tạo máy bay tên lửa, thậm chí cả công nghệ hạt nhân.

Tiếc rằng, đến công nghiệp phụ trợ, như sản xuất ốc vít vỏ điện thoại di động mà còn chưa làm nổi, thì bao giờ mơ được tên lửa!

Món quà đầu tiên của Chủ tịch nước

Nguyễn Đình Cống

Thời phong kiến mỗi lần vua mới lên ngôi thường làm lễ bố cáo với Trời Đất và đại xá thiên hạ. Đại xá có nhiều việc, chủ yếu là giảm thuế, xét lại các án oan sai, tha bớt tù nhân, lập đàn giải oan v.v… Đại xá thiên hạ  là món quà đầu tiên vua thể hiện lòng ân sủng đối với dân.

Nhân dân VN đợi chờ tân Chủ tich nước  có vài việc làm tỏ rõ ân sủng. Trong Thư ngỏ gửi Quyền chủ tich nước  (ngày 28/9/2018) tôi có gợi ý cho bà Thịnh làm một số việc nhân đức như  xét lại các án oan sai, đặc biệt các án tử hình, cải thiện điều kiện giam giữ tù nhân lương tâm v.v…, nhưng những lời đó chỉ như nước đổ đầu vịt. Gần đây có bài “Tôi có 1 giấc mơ“ của Hồ Quang Huy,  trình bày ý tưởng Chủ tịch Trọng đến chia sẻ nỗi oan ức dồn nén của bà con Thủ Thiêm. Đó là giấc mơ giữa ban ngày.

Chưa nghe thấy việc làm hoặc câu nói thể hiện lòng nhân đức gì của Tân chủ tịch thì đã có “món quà đầu tiên” dành cho giới trí thức là bản luận tội TS Chu Hảo. Tuy không ký trực tiếp, nhưng liệu ông Nguyễn Phú Trọng có thể thanh minh rằng không hề biết việc này.  Liệu ông Trọng có dám khẳng định rằng, đó chẳng qua là UB kiểm tra do Trần Cẩm Tú làm loạn, chưa báo cáo xin ý kiến BCT và TBT.

Có thể ông Trọng nghĩ ra hay nghe lời một quân sư quạt mo nào đấy, cho rằng mấy lâu nay bọn trí thức đua nhau phản biện, làm rối loạn kỷ cương của đảng, phải kịp thời ra oai. Phải tìm ra một đứa để trừng trị làm gương. Những người như GS Nguyễn Huệ Chi, TS Nguyễn Quang A, ĐT Nguyễn Đăng Quang,  Cựu CVTT Nguyễn Trung, NV Nguyên Ngọc, GS Tương Lai, NV Bùi Minh Quốc v.v… là đáng trừng phạt nhưng khó tìm chứng cứ thật rõ ràng, một số đã đã bỏ đảng hoặc ngoài đảng. Phải nắm thằng có tóc, không ai nắm kẻ trọc đầu. Không biết người nào chọn TS Chu Hảo làm vật hiến tế và những thành viên UB KT mừng rỡ đến đâu.  Chuyến này có mà chạy đằng trời. Chứng cứ chắc nịch, lời luận tội đanh thép. Báo QĐND vội vàng đăng bài “Giữ gìn phẩm giá, uy tín của người trí thức chân chính” của Thiện Văn, không những lên án nặng nề, miệt thị TS Chu Hảo mà còn răn đe nghiêm khắc bọn trí thức không chịu tuân thủ nghiêm túc lời đảng dạy. Sự lên án Chu Hảo được một số bồi bút hưởng ứng kịp thời, như Nguyễn Tú, UY UB TƯ MTTQVN, Nguyễn Khắc Ngọ, Thiếu tướng.

Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Đình Bin ĐỀ NGHỊ ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG RÚT LẠI QUYẾT ĐỊNH VỀ THI HÀNH KỶ LUẬT GS CHU HẢO

Nguyễn Đình Bin

Dư luận về quyết định thi hành kỉ luật GS Chu Hảo có thể sẽ còn dài rộng, râm ran lắm. Những ý kiến đã xuất hiện trong mạng lề dân dài vắn kể đã có hàng trăm; ý kiến những người có danh vị và viết một cách cẩn thận cân nhắc cũng đã được con số chục. Đối với những ý kiến còn mang vẻ ôn hòa như ý kiến trong Thư ngỏ của các nhân sĩ trí thức thuộc Viện IDS (cũ) được hàng trăm người đồng tình hưởng ứng, nhưng cũng nhiều ý kiến không đồng tình, cho đó là ‘cải lương’, là  vẫn nặng tâm lý ‘xin – cho’, là vẫn chưa dứt khoát đoạn tuyệt với sự lãnh đạo của Đảng CSVN...
Chúng tôi cho rằng, đa nguyên ý kiến đang là điều cần thiết hiện nay. Miễn đó là những ý kiến chân thành, có trách nhiệm thì dù ở góc độ nào, lập trường nào cũng đều đáng trân trọng và tham khảo, suy xét. Vì vậy, chúng tôi giới thiệu lên trang nhà ý kiến của ông Nguyễn Đình Bin, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, mời bạn đọc tham khảo.

Bauxite Việt Nam

1). Là một đảng viên đã có hơn 56 năm tuổi đảng và đã có một khóa được tham gia Ban chấp hành Trung ương (1996-2001), luôn canh cánh vì sự nghiệp vẻ vang và trọng trách của Đảng đối với dân tộc ta và Tổ quốc ta, tôi thực sự vui mừng và nhiệt liệt hoan nghênh UBKTTW, từ sau Đại hội XII, đã làm được rất nhiều việc để thực thi các nghị quyết TƯ về công tác thanh, kiểm tra, góp phần rất tích cực chống tham nhũng, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, lấy lại và nâng cao niềm tin của đông đảo nhân dân và cán bộ, đảng viên đối với Đảng.

2). Nhưng, từ mấy hôm nay, tôi lại rất buồn và lo lắng trước quyết định vừa công bố của UBKTTW về thi hành kỷ luât đối với GS Chu Hảo. Tuy đây chỉ là một việc cụ thể, về một đảng viên, nhưng có ý nghĩa rất tiêu biểu, rất quan trọng, đang gây nên phản ứng không đồng tình rộng rãi trong dư luận, nhất là trong tầng lớp trí thức. Nếu quyết định này được thực hiện thì, thay vì góp phần nâng cao uy tín của UBKTTW nói riêng và của Đảng nói chung, nó sẽ có tác động ngược lại, không chỉ về đối nội mà cả về đối ngoại nữa.

Hãy từ bỏ đảng Cộng sản!

Phạm Chí Dũng

image
Bỏ? Hay không bỏ?

Trong thực tế, chưa có ai từ bỏ đảng mà bị mất sổ lương hưu, vì nếu chính quyền cắt sổ hưu của người bỏ đảng là vi phạm pháp luật. Từ bỏ ‘phản dân hại nước’!

Sau tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam rất mạnh mẽ “Từ nhiều năm qua, tôi nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình, “tự diễn biến” thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước. Tôi không thể còn đứng trong một tổ chức như vậy” của nhà văn Nguyên Ngọc, giáo sư Chu Hảo - đương sự chính đang bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương của đảng đe dọa kỷ luật vì tội ‘suy thoái tư tưởng’ và ‘tự diễn biến’, đã thực sự làm một cuộc cách mạng đối với bản thân ông: “Càng ngày tôi càng nhận thức rõ hơn rằng tổ chức chính trị mà mình tham gia đi ngược lại quyền lợi của dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại” - tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản của Chu Hảo, ký vào ngày 26/10/2018 và được công bố 3 ngày sau đó.

Rất chia sẻ và xin chúc mừng nhà khoa học Chu Hảo, nhà văn Nguyên Ngọc và những trí thức khác đã xác quyết từ bỏ 'đường về nô lệ' và ‘phản dân hại nước’.

Một ý tưởng hay: nhà tù Thủ Thiêm

Phạm Đình Trọng

Nhà thơ gieo những vần thơ năm từ mang âm hưởng ví dặm dân gian phường vải Nghệ Tĩnh Thái Bá Tân có một ý tưởng bất ngờ, độc đáo và rất hay là

Mảnh đất dành xây nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm thôi đừng xây nhà hát nữa rồi lại phải tốn tiền mua chiếu đắp. Lại phải thuê người hàng ngày dọn cứt chó đến ỉa. Lại tạo ra những góc hoang vắng cho đám con nghiện tụ tập phê thuốc, tạo thêm tệ nạn xã hội.

Giai điệu khúc sonata Ánh Trăng của Beethoven chỉ có thể thánh thót vang lên trong tâm hồn những con người đã được giải thoát khỏi những ức chế, những vướng bận bởi đói nghèo, áp bức, bất công của cường quyền, con người chỉ còn khao khát hướng tới cái đẹp, cái cao cả. Thủ Thiêm, Sài Gòn, cũng như Văn Giang, Hưng Yên, Dương Nội và Đồng Tâm, Hà Nội và khắp nơi trên đất nước Việt Nam thân yêu trong thể chế cộng sản đang là mảnh đất của áp bức, bất công, của bạo lực cường quyền, của cay đắng đói nghèo, ăn bữa sáng lo bữa tối.

Xây dựng nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm, Sài Gòn, ở Dương Nội, Hà Nội là sự giễu cợt với những số phận thua thiệt, hẩm hiu, bị bạo quyền cướp nhà, cướp đất, cướp cuộc sống bình yên. Xây dựng nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm, Sài Gòn, ở Dương Nội, Hà Nội là sức mạnh đồng tiền và sức mạnh chính quyền ngạo ngược thách thức người dân Thủ Thiêm, người dân Dương Nội. Xây dựng nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm Sài Gòn, ở Dương Nội Hà Nội là xây dựng trên sự bất lương, vô cảm, trên sự chiến thắng của cái ác sẽ bị tất cả những người lương thiện, tất cả những tâm hồn muốn hướng tới cái đẹp, cái cao cả tẩy chay và nhà hát sẽ chìm trong đìu hiu, hoang tàn.

Chỉ có chút an ủi cho người dân mất nhà mất đất ở Thủ Thiêm là xây nhà tù thật bự trên mảnh đất nhà hát giao hưởng viển vông kia để giam những quan tham chà đạp lên pháp luật, dối Trời lừa dân, cướp cuộc sống bình yên của người dân, đẩy người dân vào khốn cùng.

Đừng lên tiếng với tư cách đảng viên CS cấp dưới nữa, hãy lên tiếng với tư cách là Người Chủ Đất Nước

Trung Nguyễn

Kết luận kỷ luật của những kẻ lưu manh

Lá thư của giáo sư Chu Hảo gửi Đảng bộ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một lần nữa cho thấy rõ hơn cách hành xử độc đoán của giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Quan trọng hơn, sự việc nhà cầm quyền không dám đối thoại thẳng thắn với giáo sư Chu Hảo mà lại đi công bố kết luận kỷ luật, cho thấy những kẻ cầm quyền tự biết họ không có một chút gì gọi là chính nghĩa, và bản thân họ cũng không hề biết liêm sỉ là gì.

Tuy nhiên, đây là thời đại internet, thời đại của mạng xã hội, thời đại đã được mở ra cho đất nước Việt Nam bởi những người tiên phong như giáo sư Chu Hảo. Những kẻ cầm quyền vẫn tưởng họ đang ở thời đại trước đây, thời đại của “Đèn Cù” (hồi ký của nhà văn Trần Đĩnh), khi mà giới lãnh đạo cộng sản có thể tha hồ làm những điều tàn ác, xảo trá mà không sợ bị phát hiện, không sợ bị trừng phạt như Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm, tiến hành cuộc nội chiến tương tàn,…

Hiệu ứng ngược ngoài mong đợi của những kẻ cầm quyền

Hành động kỷ luật giáo sư Chu Hảo một cách đê hèn đã gây hiệu ứng ngược. Trên mạng xã hội đã có thông tin hàng loạt các nhân sĩ trí thức, đảng viên lão thành, cán bộ công chức, thậm chí cả những người trong lực lượng vũ trang cũng tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản.

Thực ra, trước đây đã có rất nhiều người thân, bạn bè của tôi đã bỏ đảng cộng sản. Tuy nhiên, họ bỏ đảng một cách âm thầm chứ không đưa tin lên mạng xã hội. Bây giờ họ lại mong có cái thẻ đảng cộng sản lần nữa để có thể đưa hình ảnh hủy thẻ đảng lên mạng xã hội, nhằm bày tỏ sự ủng hộ với giáo sư Chu Hảo.

Điều trớ trêu là nhiều người thân của tôi vẫn được các chi bộ đảng cộng sản nơi họ sinh hoạt chèo kéo, năn nỉ đừng bỏ đảng vì họ sợ … mất chỉ tiêu. Có người không thèm đi sinh hoạt đảng nữa, không đóng đảng phí nữa nhưng chi bộ vẫn giữ tên vì sợ cấp ủy cấp trên khiển trách.

Có lẽ chưa bao giờ hình ảnh của đảng cộng sản lại hiện ra đầy bệ rạc, thiếu sức sống đến như vậy. Đảng cộng sản bây giờ chỉ là tập hợp của những người cơ hội, mưu cầu quyền lợi, chứ không còn là tập hợp của những con người đầy nhiệt huyết cho dân tộc như thời giáo sư Chu Hảo vào đảng nữa.

Những kẻ cầm quyền cứ tưởng họ sẽ đe dọa được những đảng viên khác có tư tưởng giống giáo sư Chu Hảo, nhưng cuối cùng họ chỉ càng làm tăng thêm sự bất mãn của đảng viên. Cũng như họ tưởng những bản án nặng nề chụp xuống đầu những người đấu tranh dân chủ, thì sẽ khiến dân sợ, nhưng cuối cùng lại xuất hiện ngày càng nhiều người tranh đấu cho dân chủ.

Một kỷ niệm với GS Chu Hảo: nhân dân, tổ quốc trên hết

Nguyễn Đình Ấm

Mùng 5 tết năm nay tôi có một kỷ niệm vui. Tối mùng 4 tôi nhân được cuộc gội điện thoại của bác Nguyễn Đăng Quang (đại tá an ninh bảo vệ phái đoàn VN ở Liên Hợp quốc những năm chiến tranh) cho biết, ngày mai các bác ấy sẽ về thăm chúc tết cụ Kình và dân Đồng Tâm. Nói đến cụ Kình và Đồng Tâm là ấn tượng thân thương, kính trọng chiếm cứ trái tim tôi. Bác Quang nói chuyến đi này do GS Chu Hảo chủ trì. Tôi chưa hề gặp ông ấy, nhưng biết tiếng tăm của ông nên rất phấn khích.

Những lần trước về Đồng Tâm (ĐT) trong hoàn cảnh dân đang kiên cường, giằng co với bọn cướp đất khoác áo đảng, chính quyền, suốt ngày đêm loa thôn ra rả xuyên tạc vu khống, chửi bới cụ Kình, công an mật vụ ngày đêm ẩn hiện, xe cộ nẹt pô quần thảo quanh thôn Hoành suốt đêm, bất cứ ai lạ về Đồng Tâm cũng bị theo dõi,chụp người, biển số xe...

clip_image002

GS Chu Hảo và ông Quàng Văn Thỉnh tại nhà riêng anh Thỉnh tại Thanh Văn. Ảnh: Nguyễn Đình Ấm

Lần này về ĐT, không khí đã bớt căng thẳng và là buổi chúc tết cụ Kình cùng dân Đồng Tâm đúng nghĩa. Bọn cướp sau khi đem lực lượng vũ trang về định trấn áp bắt bớ dân Đồng Tâm, gửi giấy triệu tập 70 người thất bại, đặc biệt những thông tin sự thật về cánh đồng Sênh là đất nông nghiệp của dân Đồng Tâm được chúng tôi cùng nhiều người khác phanh phui, bịt kín mọi con đường xuyên tạc, nhập nhèm làm rối trí dư luận nên đám “nô lệ bút” quốc doanh cũng câm họng, việc công an Hà Nội có hành vi bắt cóc người, đánh cụ Kình gẫy chân bị đại biểu QH Dương Trung Quốc vạch trần giữa Nghị trường, cũng đã im như thóc... cuộc chiến của dân Đồng Tâm đã đến hồi cuối...

Thế nhưng, đầu tiên GS Chu Hảo lại dẫn chúng tôi đến thăm gia đình anh Quang Văn Thỉnh (QVT), anh được giới thiệu là nguyên Bí thư đảng uỷ xã Thanh Văn (huyện Thanh Oai, Hà Nội) liên tục 28 năm, mới nghỉ hưu khi anh đã 75 tuổi . Tôi không hề nghe, biết anh nông dân QVT và chưa hiểu tại sao GS Chu Hảo lại quen thân với anh nguyên bí thư xã ở nơi xa đồng quê ấy. Thế nhưng sau chúng tôi mới hiểu tại sao một trí thức lớn, một nguyên thứ trưởng lại ngưỡng mộ người nông dân này.

   

clip_image004

GS Chu Hảo và cụ Kình

Anh QVT là một đảng viên đặc biệt. Lãnh đạo xã nhưng anh không xu nịnh cấp trên vơ vét của công để làm giàu cho mình như ngàn vạn các quan xã, phường khác, mà anh thực sự hết lòng phụng sự nhân dân. Anh làm những gì có lợi cho người dân dù trái với nghị quyết cấp trên, ví dụ anh cho phép lập quỹ bảo hiểm ở xã, mỗi người nộp cho quỹ từ 20.000đ/tháng trở lên, đến nay quỹ đã gửi ngân hàng có vài chục tỷ, người nông dân khi hết tuổi lao động mỗi tháng được lĩnh 900.000 đ trở lên. Ở thôn quê số tiền đó không phải là nhỏ. Về xây dựng nông thôn mới, tiêu chí của thành phố đặt ra là phải “cứng hoá toàn bộ kênh mương” nhưng ở Thanh Văn thì tuỳ từng chỗ nên việc tưới tiêu vẫn bảo đảm mà lại tiết kiệm tiền bạc cho dân... Những tiền tiết kiệm được, anh cho xây nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường học, công trình công cộng... Về quản lý đất nông nghiệp tuỳ hoàn cảnh từng chỗ anh cho dân làm các công trình sản xuất khác khi biết chắc nó đem lại lợi ích cho dân lớn hơn, bền vững hơn....

Tuy nhiên, những “phá cách” của anh lại bị Thành uỷ Hà Nội không hài lòng, nhiều lần cho người về ứng cử chức Bí thư để đẩy anh khỏi vị trí lãnh đạo xã, nhưng đều thất bại. Mỗi lần như vậy đảng viên ở xã đồng loạt kiến nghị nếu thành phố cố tình thay ông Thỉnh thì chúng tôi sẽ đồng loạt ra khỏi đảng... Cuối cùng Thành uỷ Hà Nội đành phải “ngậm bồ hòn” để ông Thỉnh làm bí thư liên tục gần 30 năm ngoài ý muốn.

Nói dối đơn và nói dối kép

Nguyễn Nguyên Bình

Tác giả Nguyễn Nguyên Bình bàn luận về nói dối kép nội địa trong thời buổi hiện nay nghe cũng có lý. Nhưng theo chúng tôi, lý giải như vậy là chưa hết ý. Chẳng lẽ sự sản sinh nói dối kép lại chỉ có nguyên nhân là vị chủ thể nói dối tự cho mình dùng chất doping và được những kẻ thuộc hạ bơm doping lừa dối nhiều nên thành nghiện? Bên cạnh đó, còn một chất khác, không phải tự họ thích dùng, cũng không phải do thuộc hạ cung cho, mà là do một kẻ láng giềng ‘đàn anh’ ép dùng, tên đàn anh đó đã nghiên cứu kĩ, hắn biết rõ bản tính cái người này. Hắn dùng cho con mồi một thứ ma túy mạnh, rất dễ khiến người ta bị nghiện và nhanh chóng rơi vào trạng thái “ngáo”. Khi đã bị ngáo thì người ta còn nói dối kép trơn tru, liến thoắng, mạnh miệng hơn nhiều. Họ dễ dàng nói và làm theo sự chỉ huy của gã kia, kể cả những việc tày đình như bán rẻ tổ tiên, dỡ nhà bán cột, bức hại người thân, đồng bào đồng chí... Làm việc người ngoài sai khiến nhưng lại luôn tưởng đó là việc tốt do chính mình ‘sáng kiến’ ra. Đau thế! 

Bauxite Việt Nam

Ngày xưa, hình như khi còn học cuối cấp hai, cách nay trên dăm chục năm, tôi có đọc một bài trên báo Văn nghệ (hay là báo Văn học, nhớ không chính xác). Trong bài, họ đưa lời bàn về “nói dối” của nhà soạn kịch Pháp Coocnây (Corneille). Ông cho rằng: việc nói dối của xã hội có hai loại, một loại là nói dối đơn, tức người nói tự biết rõ mình đang nói sai sự thật, họ không tin vào cái mình nói với người khác; còn loại kia là nói dối kép, tức là ngay cả chủ thể của việc nói dối cũng tin vào điều mình đang nói dối người khác. Điều này nghe có vẻ lạ lùng, nhưng không phải phi lý.

Sau nhận xét của Coocnây, còn có Bengiamin Phranclin (Benjamin Franklin) cũng nhận xét tương tự: “Ai lừa gạt anh thường xuyên như chính bản thân anh?”. Giải thích hiên tượng tâm lý này đối với tôi là khó, nhưng qua quan sát thực tế xã hội ta, nhất là những năm gần đây, tôi thấy quả có cả “nói dối đơn”, lẫn “nói dối kép” thật.

“Nói dối đơn” đang là hiện tượng vô cùng phổ biến, trong đời ai chẳng nói dối vài lần, vì cả động cơ xấu lẫn động cơ không xấu. Nhưng phải nói, hiện tượng nói dối đơn với động cơ xấu hiện đang phổ biến rộng rãi, đa dạng, phong phú, sinh động và cũng liều lĩnh, trắng trợn nhất. Mà sự trắng trợn thể hiện rõ nhất là tại các phiên tòa xét xử những người bị cho là “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”, như vụ xử ông Lê Đình Lượng vào ngày 16-8-2018 vừa qua. Các luật sư Đặng Đình Mạnh và Hà Huy Sơn (bào chữa cho ông Lượng tại phiên tòa) đã cho biết: Phiên tòa được gọi là “công khai” nhưng an ninh thắt chặt, ra vào đều phải đi qua cổng từ, người và cặp sách đều bị lục soát, sóng điện thoại di động bị chặn…

Khôi hài hơn, còn có chuyện: chứng cớ để buộc tội ông Lê Đình Lượng “lôi kéo người tham gia tổ chức Việt Tân” là căn cứ lời khai của Nguyễn Văn Hóa và Nguyễn Viết Dũng, nhưng khi ra tòa hôm đó, cả hai thanh niên đều phản cung (mặc dù các anh ấy đều bị cách ly với nhau, cách ly với ông Lượng). Lý do của họ là vì trước đó bị bắt cóc, bị tra tấn, bị ép cung. Vừa nói xong, Hóa và Dũng lập tức bị lôi ra ngoài. Khi các luật sư yêu cầu thẩm vấn họ thì cán bộ dẫn giải xuất hiện cho biết Hóa thì tự nhiên viêm họng, Dũng thì đột ngột đau bụng (?!).

Trong phần tranh luận, nhiều vấn đề về chứng cớ buộc tội, về hành vi của ông Lượng đã được luật sư đặt ra, đánh giá lại và khẳng định rằng: không có chứng cớ chứng minh quan điểm truy tố (hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân). Các hoạt động của ông đối với xã hội chỉ là những hành vi của một cựu quân nhân sống có trách nhiệm cao với cộng đồng, với địa phương, và là một công dân thực hiện quyền tham gia xây dựng quản lý Nhà nước theo Hiến pháp, Pháp luật mà thôi… Tất nhiên, những luận cứ của các luật sư, dù chặt chẽ đến đâu cũng không được HĐXX chấp nhận. Ngay cả việc ông Lượng kiên định thực hiện quyền im lặng (trong suốt quá trình bắt giữ, khởi tố, điều tra và xét xử sơ thẩm, theo đúng quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự mới) mà cũng bị Tòa cho là “ngoan cố”(?!).

Cuối cùng, bất chấp tất cả, bất chấp cả đề nghị của Viện kiểm sát là 17 - 18 năm tù, Tòa án “nhân dân” tỉnh Nghệ An đã tuyên ông Lê Đình Lượng 20 năm tù và 5 năm quản chế!

Tờ báo chính thống của tỉnh Nghệ An đã tung tin ra công chúng rằng: “Qua quá trình xét xử, nhận thấy Lê Đình Lượng là đối tượng phản động đặc biệt nguy hiểm thuộc tổ chức khủng bố Việt Tân. Tòa tuyên 20 năm về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Nhắc lại sơ qua về phiên tòa như vậy, chẳng nói thì độc giả cũng dễ dàng thấy sự dối trá tràn trề. Và ở đây có thể có đủ cả nói dối đơn lẫn nói dối kép? Có lẽ các ông (bà) từ điều tra viên, đại diện viện kiểm sát, cả cảnh sát bảo vệ phiên tòa cũng như chánh án đều không tránh khỏi nói dối, mà chủ yếu là nói dối đơn, vì họ đều biết rõ là mình đang nói sai sự thật. Chắc chắn là như vậy, vì họ trực tiếp tiếp xúc với người và việc, họ được (hay bị) mắt thấy tai nghe mà.

Cũng chỉ nói về phiên tòa “nặng kí” gần đây làm ví dụ, chứ phiên tòa nào của Nhà nước này mà chả có đủ cả dối đơn đối kép để dẫn đến những bản “án bỏ túi” nặng nề và phi lý. Rõ thấy nhất là việc luôn khẳng định “Tòa xử công khai” nhưng phiên nào cũng cấm cản, xua đuổi, thậm chí đánh đập người dân đến dự khán (may lắm thì có một hai người thân ruột thịt của bị cáo được lọt vào!).

Thế còn nói dối kép thường hiện diện ở đâu là chính? Có thể nói, nó hay có ở những người làm quan to, làm lâu năm. Thực tế đã có mấy vị làm rất to (kể cả to nhất) và rất lâu (thường là vài chục năm), họ có những câu nói dối, người ngoài nghe thì thấy rõ là dối, nhưng chính người nói lại tưởng mình đang nói thật. Thế nên họ nói rất tự nhiên, rất thản nhiên, rất…hồn nhiên và còn luôn lặp lại nữa.

Những ca nói dối như thế thì đến máy trắc nghiệm nói dối cũng khó mà phát hiện được. Ví dụ một ông đi đến đâu cũng chỉ bảo cho dân là phải suy nghĩ xem nên “nuôi con gì, trồng cây gì” để phát triển kinh tế. Khi nói, ông thật lòng tưởng thế là cao kiến, là có tác dụng thực tế lắm, và ông đinh ninh là dân sẽ răm rắp nghe theo, làm theo; họ sẽ vắt óc nghĩ về việc “nuôi con gì, trồng cây gì” như ông gợi ý, và sẽ làm giàu từ đó… Có biết đâu hễ nghe ông mở miệng thì đều không ai bảo ai, không vùng nào nhắn vùng nào, mà đều… bấm bụng cười với nhau.

Một ông khác, dù là ở diễn đàn trong nước hay nước ngoài, ông đều say sưa ca ngợi sự ưu việt của chế độ XHCN, ông say sưa truyền dạy kinh nghiệm xây dựng CNXH của Việt Nam cho các nước đang phát triển. Ông luôn nói: không có chế độ thì không có tất cả, mất chể độ là mất tất cả! Về bản thân thì, ông luôn đinh ninh mặc định rằng, ông có sứ mệnh phải gánh vác trách nhiệm trước đảng, trước dân tộc. Mặc dù bản thân tuổi đã cao, sức đã yếu, trình độ có hạn… nhưng đảng và nhân dân cứ giao phó các cương vị nên ông cứ phải nhận. Ông tin chắc chắn vào điều đó, nên đã hơn một lần lặp lại, khi mỗi lần “gánh” thêm “trách nhiệm” mới, cương vị mới. Còn buồn cười hơn, đó là kiểu cách nhún nhường “Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn” cũng được ông “chân thành” nhắc lại (Đến đây khó tránh để không nhắc tên một câu đọc được trên mạng của tác giả Jane Austen: “Không gì giả dối hơn tỏ vẻ nhún nhường. Thường thì nó chỉ là sự cẩu thả trong quan điểm và đôi khi là khoe khoang gián tiếp”).

Có thể diệt Chu Hảo, nhưng đối thoại thì không

Bùi Quang Vơm

Ngày 25/10/2018, chỉ hai ngày sau khi tuyên thệ kiêm luôn chức Chủ tịch nước và chỉ 10 ngày trước chuyến thăm chính thức của Édouard Philippe, Thủ tướng Pháp, ngày từ 02- 04/11, Ban kiểm tra Trung ương ra thông báo kỷ luật Giáo sư Chu Hảo.

Nếu để ý rằng, GS Chu Hảo, tác giả của sáng kiến «Đã đến lúc cần phải đối thoại» từ giữa năm 2016, và ông đương là chủ tịch Hội hữu nghị Việt Pháp, thì thấy cú đánh này là «một đòn chết hai».

Tháng 8 năm 2016, Ông Chu Hảo viết: «Đã đến lúc cần phải đối thoại» sau cái vụ Bí thư tỉnh uỷ Yên Bái và Trưởng ban tổ chức cán bộ tỉnh Yên Bái cùng bị bắn chết một ngày, bởi ông Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng Cục Kiểm lâm tỉnh.

Ông Chu Hảo viết: «Tiếng súng ở Yên Bái không phải chỉ phơi bày tình trạng tha hóa tột độ trong nội bộ đảng cầm quyền, mà còn chứng tỏ mức độ bất ổn chính trị - xã hội ở nước ta đã đến hồi nguy hiểm»...«Nguyên nhân gốc rễ của mọi ý kiến bất đồng, mọi bức xúc và phẫn uất đều nằm trong những điều bất cập, phản khoa học, phản tiến bộ, phản dân chủ của Cương lĩnh Đảng CSVN và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam».

Giáo sư Chu Hảo cùng Tiến sĩ Nguyễn Quang A là hai trong những sáng lập viên của Viện IDS (Viện nghiên cứu phát triển), Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Pháp, tác giả của sáng kiến «đối thoại ôn hoà».

Chỉ sau hai ngày nắm toàn quyền sinh sát, ông Trọng chỉ thị Ban Kiểm tra TƯ kỷ luật ông Hảo. Việc làm vội vã này cho thấy ông Trọng có ý định từ lâu. Nỗi hận trí tuệ bị giới trí thức Hà Nội đặt tên Trọng Lú, vốn hành hạ ông Trọng từ hàng chục năm, bây giờ, không còn ai cản đường.

Khi đã nắm toàn bộ quyền trong tay, «Một tay Đảng cương, một tay Pháp quốc», như lời «nịnh thối» của ông Nhị Lê, Phó tổng biên tập báo Nhân dân, ông Trọng có lẽ bắt đầu chiến dịch trả hận?

Người ta nói ông Nhị Lê vô duyên «nịnh thối» vì ông này làm người ta hình dung ông Trọng «tay dao tay thớt» tiêu diệt dân chủ, chém giết tự do như một tên đao phủ.

Đây là sự trả thù thường thấy của kẻ vừa leo lên tột đỉnh quyền lực.

Tần Thuỷ Hoàng ngày trước đốt sách, giết nhà nho chỉ vì «bọn hủ nho mượn những điều trong sách để bàn luận việc vua. Luật Vua ban xuống thì lấy cái học riêng của mình để bàn tán, dè bỉu, phỉ báng, làm khác người để tỏ cái trí của mình hơn vua».

Trước ngày tuyên thệ, luật nằm trong tay nhà nước. Đảng lãnh đạo, nhưng Nhà nước quản lý. Đảng không nhúng trực tiếp được, bây giờ ông Trọng làm cả hai, vừa lãnh đạo vừa quản lý, muốn làm gì thì làm liền cái ấy, nghĩ ra cái gì ở trong đầu là làm, chẳng ai làm gì được, mà lại không trái luật.

Cho nên, dù chính ông Trọng nói với cử tri Hà Nội: «không phải nhất thể mà cũng không phải kiêm nhiệm», chỉ là việc tình huống, nhưng từ nay, khi trong nội bộ đảng không còn đối thủ, thì ngoài xã hội làm sao có thể để hình thành «đối trọng đủ mạnh» để đối thoại ôn hoà như sáng kiến của ông Chu Hảo. Ông Chu Hảo phải bị loại, bị diệt như một kẻ đầu têu trong những kẻ «diễn biến, suy thoái».

Cùng với ông Chu Hảo, đối thoại với đảng cộng sản phải chết. Đó là một cú đánh.

Có thể thấy rằng ông Trọng lú lẫn rất trầm trọng về lý thuyết tiến hoá, về biện chứng các hình thái thể chế, lú lẫn về thị trường định hướng, nhưng lại có một trí nhớ tuyệt vời các mối hận thù. Nhiều người đã bị lừa bởi cái bề ngoài có phần nhà quê, rất «giáo làng» của ông Trọng, mà không biết rằng ông Trọng là người nhớ dai và thù lâu.

Không còn ai nghi ngờ gì về chuyện ông Nguyễn Tấn Dũng đã phải trả giá như thế nào khi «chơi» ông tới mức phải bật khóc trong hội nghị trung ương 6 khoá XI, năm 2012. Đó là mối hận phải trả. Ông Dũng bật khỏi Bộ chính trị, mất chức Thủ tướng.

Cuối tháng 3 vừa rồi, nước Pháp đã làm nhục ông khi làm thủ tục đón ông tại Trung tâm chữa trị và phục hồi chức năng cho binh lính chiến tranh từ thời Napoléon. Chính phủ không một người đón, báo chí lớn không lời bình luận, khiến ông phải bỏ tiền ca ngợi «tình hữu nghị Pháp Việt» trên một trang quảng cáo.

Hãy chờ xem ông Trọng trả món nợ này như thế nào với Thủ tướng Pháp. Hãy cứ tin rằng, với bản tính tiểu nông, với ông Trọng, sẽ không có gì lớn hơn mối hận và tự ái cá nhân.

Bây giờ, ông không chỉ đơn thuần là Đảng trưởng Đảng Cộng sản, ông đã là nguyên thủ quốc gia.

Trước hết, ông Chủ tịch Hội hữu nghị Pháp Việt Chu Hảo phải bị bãi miễn, vì rất có thể ông Chủ tịch này được gặp và hội kiến trực tiếp Thủ tướng Pháp, hình ảnh độc đảng chuyên chế của ông sẽ được ông Chủ tịch Chu Hảo vẽ ra như thế nào trước mắt một quốc gia thuộc nền dân chủ đa đảng đặc trưng nhất thế giới hiện nay.

Đó là một lý do, nhưng còn một lý do khác, là một kẻ thù của ông Trọng thì không thể được phép hưởng vinh hạnh đó.

Ông Trọng đã từng lập ra một Chính phủ tại phiên họp cuối cùng của Quốc hội XIII chỉ để tước quyền tiếp Tổng thống Mỹ Obama trong tư cách nguyên thủ của ông Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 2/2016. Quốc hội khi đó chỉ còn hai tháng để kết thúc nhiệm kỳ. Cái Nhà nước ấy, gồm từ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ chỉ tồn tại ba tháng. Tiền của dân là rác. Hiến pháp là giấy.

Còn gì nữa, ông Thủ tướng Pháp sẽ được đón như thế nào? Liệu có thể có một sự cố đáng tiếc nào xảy ra không?

Người ta không quên chuyện Tàu cộng không đưa cầu thang xuống máy bay cho Tổng thống Obama, quên rải thảm lối đi, bà cố vấn Suzan Rice can thiệp thì bị nhân viên bảo vệ gạt cho suýt ngã.

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo vừa đến Bắc Kinh, Chủ tịch Tập không tiếp, Quốc vụ khanh Dương Khiết Trì tránh mặt, Vương Nghị làm việc xuyên trưa nhưng không mời ăn trưa.

Đó là những tiểu xảo thấp hèn của thứ văn hoá ngoại giao trung cổ.

Nhưng nếu báo tử đối thoại, thì đích đến của kỷ luật không chỉ dừng lại ở ông Chu Hảo. Ông Chu Hảo viết bài «đã đến lúc cần đối thoại» vào tháng 8/2016, thì tháng10/2016 , thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh có một chuyến đi Mỹ suốt 8 ngày, từ 22 tới 30/10/2016, một chuyến đi Mỹ dài ngày chưa từng có trước đó, trong tư cách nhân vật số hai có triển vọng thay chân ông Trọng vào giữa nhiệm kỳ. Ông Huynh không gặp Tổng thống, vì Obama mới có chuyến thăm Việt Nam vài tháng trước đó, nhưng ông làm việc với John Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao, ông làm việc với cả Quốc hội lẫn Thượng viện, gặp lãnh đạo cả hai đảng Dân chủ và Cộng hoà, gặp riêng Bộ trưởng Quốc phòng, gặp riêng Cố vấn an ninh, nhưng không một nội dung nào được báo chí chính thống cả của Việt Nam và Mỹ tiết lộ. Không rõ để làm gì.

TS. Chu Hảo tuyên bố từ bỏ Đảng CSVN: UBKTTW làm sao kỷ luật được đây?

Lê Kiên
Tiến sĩ Chu Hảo đã ra tuyên bố từ bỏ Đảng CSVN. Trong Tuyên bố, ông bày tỏ bằng 2 luận điểm quan trọng, một là ông nhận thấy tổ chức chính trị mà ông tham gia 'không có tính chính danh, hoạt động không chính đáng, có nhiều khuất tất, ngày càng thoái hóa, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại'. Thứ hai, ông khẳng định, thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) được công bố một cách ‘thiếu dân chủ, đi ngược lại hoàn toàn ý kiến của các đảng viên và các cấp ủy đảng của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) sau bốn lần thanh kiểm tra’. Và điều này cũng được hiểu là ‘không một lời giải trình nào từ ông, không một ý kiến hay kiến nghị của Đảng đoàn, Đảng ủy, Chi bộ được chấp nhận.’.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhQpJ11qInt_kRkgTpWKmN4kSLMe1fmdaKxyn2NoXJP3a4hOC4iGFHq3-MktVJmWZdFoxHmFsVrw8DV_27GerXBLmiQRrOEAB9-c4nAusSharoADnBHLT_6nhsjCQFcb_7UIivbMQ4HQGY/s640/F61AB4F2-7F84-4B29-9276-F342ECB50A39_cx0_cy1_cw0_w1023_r1_s.jpg

TS. Chu Hảo

Tuyên bố được gửi đi trong ngày 26.10.2018, nhưng phải đến sáng ngày 29.10, mới xuất hiện trên mạng xã hội và lan truyền rộng rãi.

Như vậy, ông Chu Hảo - người có 45 tuổi đảng, người từng cống hiến nhiều cho ĐCSVN đã rời khỏi đảng trước khi bị kỷ luật, như một hình thức phản kháng đầy chính trực trước quyết định thiếu dân chủ nêu trên, cũng như bản thân ông nhận thấy tổ chức ông phục vụ khi xưa nay đã 'suy thoái'. Quyết định của ông có phần đi ngược lại tinh thần của thư ngỏ đòi UBKTTW rút lại quyết định kỷ luật đối với ông của các thành viên Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) vào ngày 27.10, một bức thư ngỏ bị đánh giá là có phần 'cải lương'.

Tuyên bố của ông Chu Hảo cũng cho thấy một vấn đề, là nguyên tắc dân chủ cơ sở trong kỷ luật một đảng viên cũng bị xóa bỏ khi mà trung ương quyết tâm kỷ luật một cá nhân nào đó.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgkWM5If9_9_oBHDTGLUFWmNY_8hj_nqlXW6PyleHgSYRgJH7m1xwddbeG_Z1bp1hpU5iDfPZUxQkmP12ie_1yMbES1ZafLKtFlqiP1RLy_6fmxh_Sq2OSAPY3zJuaf9GdpuIebpiR2zqs/s640/45040661_1991592150898567_5929411903582371840_o.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjuqpHSFCkAETEF3v3WuByERkJVSxLqVWaq1GTBN8u3VR-LhyZV87A0bVJs1wVG0OJCAMryLG_fhQGoYHo5A1J-XLa4WePmSBXBt0zVG3Y5vnBl-5Yh8Cbj866zbrcvykYUXw7UjHVCaZY/s640/44920448_1991592367565212_5518234588184313856_o.jpg

Trong một diễn biến có liên quan, Tiến sĩ Phạm Gia Minh đã rút khỏi chức vụ Phó Tổng thư ký của Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) để đứng về phía TS. Chu Hảo. Sự kiện này nối tiếp sự thoái đảng của nhà văn Nguyên Ngọc và nhiều nhân sĩ trí thức khác, nó vừa cho thấy tính đoàn kết và hiệp đồng của giới trí thức thực sự, cũng như thể hiện sự bản lĩnh trong nhân cách, lòng tự trọng và phẩm giá hiếm hoi của giới trí thức Việt Nam.

“Chống luận điệu xuyên tạc” của viên tướng Quân khu 7 và thói bưng bít thông tin

Trúc Giang

“Ví dụ gần đây, chúng đưa tin rằng kết luận của Thủ tướng Chính phủ về đất đai Thủ Thiêm là chưa rõ ràng, thiếu minh bạch. Đặc biệt chúng tấn công Luật An ninh mạng, Luật Đặc khu, đẩy cao chiến dịch kêu gọi người dân xuống đường tuần hành, biểu tình, bạo loạn, gây hậu quả rất nghiêm trọng ở nhiều tỉnh thành phố trong thời gian qua”.

Đoạn trên là trích bài phát biểu của Thiếu tướng, đại biểu Quốc hội TP.HCM Nguyễn Minh Hoàng, trước Quốc hội sáng 27-10 về các hoạt động chống phá, xuyên tạc chủ trương chính sách trên không gian mạng. Clip này được phát trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia VTV.

Muốn chia phần chiếc bánh quyền lực?

Kết luận của Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng là trong việc thực thi Luật An ninh mạng  sắp tới, cần những văn bản điều chỉnh bổ sung cơ chế hợp đồng tác chiến giữa công an và quân đội, lực lượng chức năng khác, bảo đảm cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thống nhất, xử lý kịp thời các tình huống. Hiện tại, trong dự thảo về nghị định thực hiện Luật An ninh mạng, thì chức trách hoàn toàn thuộc quyền của Bộ Công an.

clip_image002

Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng. Ảnh: VNN

Đến nay, Việt Nam chưa có Luật Tự do thông tin; mà chỉ có Luật Tiếp cận thông tin. Đã vậy, bên cạnh Luật An ninh mạng sắp hiệu lực, lại có Luật An toàn thông tin mạng. Trước đó nữa, là Luật Công nghệ thông tin.

Đó là chưa kể tới dự Luật Bảo vệ bí mật nhà nước được dự báo nếu Quốc hội Việt Nam ở kỳ họp thứ 6 - khóa XIV hiện tại lại bấm nút thông qua, thì mai này nhà chức trách sẽ đóng dấu mật cả vào chất vấn của đại biểu Quốc hội, làm cho đại biểu Quốc hội không thể trả lời cử tri về thông tin mà mình chất vấn. Nếu dự luật này cho phép luôn chuyện lãnh đạo bí mật về thân thế sự nghiệp – như vụ năm sinh, bệnh tình của cố chủ tịch nước Trần Đại Quang chẳng hạn, tất yếu thế lực thù địch sẽ mặc sức mà xuyên tạc…

Tự do thông tin: Nền tảng cho một xã hội minh bạch

Trong thời đại bùng nổ của Internet và mạng xã hội, dòng chảy của thông tin là vô cùng lớn. Vì thế, thay vì ngăn chặn dòng chảy của thông tin – một việc bất khả thi và phản tác dụng, sẽ tốt hơn nếu người dân có thể tiếp cận thông tin chính thống và chính xác.

Thế nhưng đây lại là điều mà tất cả các luật liên quan về thông tin vừa kể ở trên đều đi ngược lại, tìm mọi cách để hạn chế quyền tự do thông tin. Kể cả việc sẳn sàng dùng các điều luật hình sự để ‘chụp chiếc mũ phản động’, kiểu như ‘lợi dụng quyền tự do ngôn luận’ để ‘xuyên tạc chính sách Đảng và Nhà nước’; thậm chí cả đao to búa lớn ‘lật đổ chế độ’, dù chỉ bằng… ‘nước bọt’ của những tiếng nói kêu gọi quyền tự do ngôn luận như Hội Anh em dân chủ gần đây, hoặc vụ án ‘Anh Ba Sàm’ vài năm trước.

clip_image004

Ảnh minh họa.

Theo website https://www.foia.gov/about.html, năm 1966, Đạo luật Tự do thông tin của Hoa Kỳ (The Freedom of Information Act - FOIA) được thông qua. Đạo luật này đã cung cấp cho công chúng quyền yêu cầu truy cập hồ sơ từ bất kỳ cơ quan liên bang nào. Nó thường được mô tả như là luật giúp công dân biết về chính phủ của họ. Các cơ quan liên bang phải tiết lộ bất kỳ thông tin nào được yêu cầu theo FOIA, trừ khi nó thuộc một trong chín loại miễn giảm nhằm bảo vệ các quyền lợi như quyền riêng tư cá nhân, an ninh quốc gia và thực thi pháp luật.

Đạo luật Tự do thông tin của Hoa Kỳ được sửa đổi năm 1974 - sau vụ bê bối Watergate - buộc cơ quan phải tuân thủ nhiều hơn; sửa đổi năm 1986 nhằm hướng tới việc cung cấp sự bảo vệ rộng rãi hơn cho các thông tin thực thi pháp luật và sửa đổi năm 1996 nhằm cho phép truy cập nhiều hơn vào thông tin điện tử.

Nếu thực lòng dân chủ…

Ở Việt Nam thì thông tin, đặc biệt là tin tức liên quan về chính trị, về các quan chức trong bộ máy cầm quyền vẫn là thứ hàng hóa độc quyền của Đảng và Nhà nước, nên dân chúng phải tự tìm kiếm bằng nhiều nguồn khác nhau tràn ngập trên mạng internet. Chính điều này lý giải cho số liệu mà Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng đã nêu nhưng lại không dẫn nguồn điều tra: “Liên quan đến việc cố chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, trong một số ngày cuối tháng 9-2018 trên mạng xã hội đã có 36.000 bài viết, 174.921 bàn luận, 198.384 lượt chia sẻ và hàng triệu lượt like với những thông tin, hình ảnh xuyên tạc ác ý nhằm nói xấu chế độ” [Nguồn đã dẫn].

“Ngưỡng” của quốc gia

Mai Quốc Ân

“Ngưỡng” nợ công được công bố đưa vào Luật quản lý nợ công vào giữa tháng 12/2018. Nợ công hiện nay đã ở mức rất cao, gần 35 triệu đồng/người, từ ông già sắp xuống lỗ đến đứa bé mới sinh. Các cải cách kinh tế của Chính phủ để hạ nhiệt lạm phát đang có vẻ đi đúng hướng khi dòng vốn FDI vẫn đổ vào Việt Nam. Các ý kiến ủng hộ tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp trong nước và các cải cách thủ tục hành chính cho thấy việc lắng nghe và thực hiện là có.

Đó là vấn đề buộc phải làm. Vì các cảnh báo việc đổi đất lấy hạ tầng cũng tới “ngưỡng” rồi, ví dụ như Đà Nẵng. Quỹ đất quốc gia là có hạn hay đất đai là tài nguyên có hạn. Thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất mãi chính là tự cắt thịt quốc gia nuôi bao tử bội chi.

Tôi sẽ bàn về một “ngưỡng” khác, âm thầm nhưng nguy hiểm hơn nhiều: Ô nhiễm!

Hiện nay quốc gia bị bao vây, bị tấn công bởi ô nhiễm từ tứ phía. Các loại ô nhiễm đất, nước, không khí có mặt khắp nơi!

TS Chu Hảo tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam

TUYÊN BỐ TỪ BỎ ĐẢNG CSVN

clip_image002

clip_image004

clip_image006

Lời cảm ơn của anh Chu Hảo

Thưa anh Mạc Văn Trang và anh Nguyên Ngọc,

Thưa các anh chị và các bạn trong và ngoài nước,

Và các thành viên gia đình yêu quý.

Bằng việc công bố tư liệu này, từ đáy lòng mình, tôi xin chân thành cám ơn mọi người đã cảm thông, khích lệ và ủng hộ tôi trong mấy ngày qua. Tình cảm trân quý mà mọi người dành cho tôi là phần thưởng vô giá động viên tôi vững bước trên con đường mà mình đã chọn, dù năm tháng cuộc đời không còn mấy nữa.

Với tất cả tấm lòng trìu mến!

Chu Hảo

Thư ngỏ về việc TS Chu Hảo bị Đảng kỷ luật – Đợt 2; 155 người ký

THƯ NGỎ

Kính gửi:

- Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

- Đồng kính gửi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam

Qua báo chí ngày 25-10-2018, chúng tôi được biết Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam mới có sự đánh giá về ông Chu Hảo – nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, nguyên thành viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS – là “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa””. “có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và “chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy”. Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận: “vi phạm khuyết điểm của ông Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật”.

Chúng tôi cho rằng sự quy kết như vậy của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về ông Chu Hảo là không chính đáng, không đúng sự thật, thể hiện sự trấn áp thô bạo những nỗ lực rất đáng trân trọng của một trí thức hết lòng vì dân vì nước, chà đạp những ý kiến chân thật và xây dựng của ông về những vấn đề nóng bỏng của đất nước. Không chỉ riêng chúng tôi, mà hầu hết những ai đã từng được đọc những cuốn sách do Nhà xuất bản Tri Thức phát hành, từng đọc và nghe những ý kiến phát biểu của ông Chu Hảo về tình hình đất nước đều trân trọng những điều bổ ích mình thu nhận được, đều đánh giá cao sự phấn đấu không mệt mỏi của ông Chu Hảo noi gương bậc tiền bối Phan Châu Trinh xả thân cho sự nghiệp “khai dân trí, chấn dân khí” – một đòi hỏi vô cùng cấp thiết cho sự bảo vệ và phát triển đất nước ta lúc này.

Làm sao có thể sớm thực hiện được dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mà lại bóp nghẹt những nỗ lực mở mang dân trí? Chính vì lẽ này, chúng tôi yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương rút lại kết luận sai trái về ông Chu Hảo.

Chúng tôi đồng thời kiến nghị với lãnh đạo Đảng và Nhà nước nên khuyến khích các nhà xuất bản trong nước làm những việc như Nhà xuất bản Tri Thức đang làm, động viên phong trào ham học, ham đọc sách trong cả nước, cùng nhau phát huy ý chí và trí tuệ sớm khắc phục được tình trạng tụt hậu hiện nay, đưa nước ta tiến nhanh theo con đường dân tộc và dân chủ.

Chúng tôi rất mong thư ngỏ này được nhân dân và trí thức cả nước hưởng ứng bằng mọi cách, cùng chung tay đẩy mạnh nỗ lực chung nâng cao dân trí của nước nhà.

Làm tại Hà Nội, ngày 27.10.2018

Nguyên thành viên của IDS kí tên:

1. Hoàng Tụy, nguyên Chủ tịch IDS, Hà Nội

2. Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, Hà Nội

3. Nguyễn Trung, nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Đại sứ Việt Nam ở Thái Lan, Hà Nội

4. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng IDS, Hà Nội

5. Phạm Chi Lan, nguyên Phó Viện trưởng IDS, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hà Nội

6. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An

7. Tương Lai, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, TP.HCM

8. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên Hiệp Quốc, Hà Nội

9. Vũ Kim Hạnh, nguyên Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, TP.HCM

10. Huỳnh Sơn Phước, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, Hội An

Đợt 2:

11. Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt

12. Nguyễn Kiến Phước, nguyên Ủy viên Ban biên tập báo Nhân Dân, TP.HCM

13. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, TP.HCM

14. Hoàng Dũng, PGS.TS, TP.HCM

15. Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ Tịch THSV Sài Gòn, nguyên Tổng biên tập Báo Thanh Niên, Ủ viên Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc TP.HCM

16. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP.HCM

17. Lê Công Giàu, nguyên Tổng thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1966), nguyên Phó Bí Thư Thường trực Thành doàn TNCS TP.HCM (1975), nguyên Giám đốc Công ty Savimex

18. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP.HCM

19. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh

20. GBt Huỳnh Công Minh, Linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn

21. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP.HCM

22. Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo, dân biểu đối lập thời VNCH,  Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của TP.HCM, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

23. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư thành ủy thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

24. Tống Văn Công, nhà báo, Hoa Kỳ

25. Thái Văn Cầu, chuyên gia Khoa học Không gian, Hoa Kỳ

26. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư, Genève, Thụy Sỹ

27. Đỗ Tuyết Khanh, thông dịch viên, Genève, Thụy Sỹ

28. Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, nhà giáo tại TP.HCM

29. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng

30. Nguyễn Hồng Anh, ThS, TP.HCM

31. Hà Dương Tuấn, Pháp

32. Hà Quang Vinh, hưu trí, Q.11, TP.HCM

33. Giáng Vân, nhà thơ, Hà Nội

34. Hoàng Hưng, nguyên Trưởng ban Văn hoá báo Lao Động (thời Đổi mới), TP.HCM

35. Nguyễn Trinh Thi, nghệ sĩ, nhà làm phim, Hà Nội

36. Phan Bá Phi, Thạc sĩ  IT, chuyên viên cấp cao, Seattle, Hoa Kỳ

37. Nguyễn Mạnh Tiến, nghiên cứu Dân tộc học, Hà Nội

38. Nguyễn Hữu Thao, cựu chiến binh QĐNDVN, kinh doanh, Việt kiều Sofia, Bulgaria

39. Lương Đình Cường, Tổng biên tập, báo mạng Nguoiviet.de, CHLB Đức

40. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM

41. Trần Quốc Trọng, Nghệ sĩ ưu tú, đạo diễn phim, Hà Nội

42. Hoàng Xuân Phú, GS Toán học, Hà Nội

43. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên Uỷ viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội

44. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TP.HCM

45. Phạm Khiêm Ích, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội

46. Phạm Gia Minh, TS kinh tế, Hà Nội

47. Võ Quang Tu, hưu trí, Montreal, Canada

48. Nguyễn Mai Oanh, TP.HCM

49. Đỗ Quang Tuyến, kỹ sư, Seattle, Washington, Hoa Kỳ

50. Trần Hữu Dũng, nhà giáo nghỉ hưu, Hoa Kỳ

51. Phạm Anh Tuấn, dịch giả, Hà Nội

52. Nguyễn Hữu Úy, hưu trí, Florida, Hoa Kỳ

53. Nguyễn Thị Thu Hà, hưu trí, Florida, Hoa Kỳ

54. Đỗ Thái Bình, kỹ sư đóng tàu, Sài Gòn

55. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo nghỉ hưu, Paris

56. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo nghỉ hưu, Paris

57. Phạm Minh Châu, hóa học, Đại học Paris 7 và đại học Pháp Việt USTH, Hà Nội

58. Phạm Xuân Huyên, toán học, Đại học Paris 7 và Đại học Quốc gia TP.HCM

59. Phạm Hạc Yên Thư, sinh học, bệnh viện Orsay, Pháp

60. Phạm Xuân Yêm, vật lý, Đại học Paris 6

61. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội

62. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội

63. Nguyễn Đình Nguyên, Tiến sĩ Y khoa, Úc

64. Trần Đức Quế, chuyên viên nghỉ hưu, Hà Nội

65. Bùi Hiền, hưu trí, Canada

66. Lê Tuấn Huy, TS, TP.HCM

67. Phạm Toàn, tác giả, dịch giả, cộng tác viên Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

68. Đặng Tiến, nhà văn, Orléans, Pháp

69. Nguyễn Đào Trường, hưu trí, Hải Dương

70. Vũ Công Minh, cử nhân tài chính, Hải Dương

71. Đoàn Minh Tuấn, nhà giáo nghỉ hưu, 69 Aristide Briand, Antony, Pháp

72. Trương Thế Kỷ, Korbinianplatz, München, CHLB Đức

73. Nguyễn Minh Khanh, kỹ sư tin học, Paris

74. Nghiêm Hồng Sơn, Đại học Griffith, Úc

75. Nguyễn Thái Sơn, GS, Cố vấn Viện Địa chính trị Paris AGP.

76. Quan Vinh, chuyên viên tin học, Roma, Italia

77. Nguyễn Quốc Nam, Manager of Finance and Administration

JTS, Attorney General's Department, South Australia

78. Đỗ Đăng Giu, Nguyên Giám đốc Nghiên Cứu CNRS, Đại học Paris 11, Orsay, Pháp

79. Thuỳ Linh, nhà văn, Hà Nội

80. Võ Văn Tạo, nhà báo, cựu chiến binh, Nha Trang

81. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ ưu tú, diễn viên, đạo diễn, TP.HCM

82. Cù Huy Hà Vũ, TS luật, tạm trú tại Hoa Kỳ

83. Nguyễn Thị Dương Hà, luật sư, Hà Nội

84. Trần Viết Tuyên, kiến trúc sư, hưu trí, Hamburg, CHLB Đức

85. Tạ Hoàng Lân, kinh doanh, TP. Cheb, CH Séc

86. Nguyễn Hữu Viện, sáng lập viên Đại học Số hóa Trực tuyến Bézier và Thư viện số Phan Châu Trinh, Pháp

87. Cao Lập, hưu trí, California, Hoa Kỳ

88. Vũ Hồng Linh, cựu chiến binh Đoàn Ba Tơ (Lữ 52 Qk 5), giáo viên nghỉ hưu, Nam Định

89. Nguyễn Cường, tư vấn bất động sản, Praha, CH Séc.

90. Dương Đình Giao, nhà giáo, Hà Nội

91. Hà Dương Tường, nhà giáo nghỉ hưu, Pháp

92. Ngụy Hữu Tâm, dịch giả, Hà Nội

93. Trần Thanh Ngôn, kỹ sư về hưu, Berlin, CHLB Đức

94. Lương Ngọc Châu, kỹ sư điện toán (hưu trí), TP. Mainz, CHLB Đức

95. Trần Xuân Kiêm, dịch giả và nhà nghiên cứu Phật học (trước 1975) và kinh tế học (sau 1975)

96. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế

97. Nguyễn Trọng Hoàng, TS vật lý, Frankfurt, CHLB Đức

98. Đỗ Ngọc Quỳnh, nguyên Giám đốc TT Năng Lượng Mới, ĐH Cần Thơ

99. Tô Oanh, giáo viên nghỉ hưu, Bắc Giang

100. Inrasara, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Cham

101. Lê Anh Tuấn, Hải Phòng

102. Nguyễn Đình Cống, GS, nghỉ hưu, Hà Nội

103. Vũ Trọng Khải, PGS.TS, chuyên gia độc lập về chính sách phát triển nông nghiệp VN, TP.HCM

104. Nguyền Hồng Khoái, cử nhân kinh tế, Giám đốc Cty Tư vấn phát triển doanh nghiệp KN, Hà Nội

105. Nguyễn Thị Khánh Trâm, cán bộ hưu trí, TP.HCM

106. Phạm Văn Sỹ, TP.HCM

107. Lương Vĩnh Kim, thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM

108. Lê Việt Đức, TS kinh tế Đại học Clermont-Ferrand, Pháp, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nghỉ hưu, hiện là giảng viên khoa Kinh tế và Quản lý, Đại học Thăng Long.

109. Phạm Đỗ Chí, TS Kinh tế, trí thức Việt ở nước ngoài

110. Nguyễn Trọng Bách, kĩ sư, Nam Định

111. Trần Hưng Thịnh, kỹ sư, nghỉ hưu, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

112. Vũ Ngọc Lân, kĩ sư luyện kim, Hà Nội

113. Huỳnh Nhật Hải, hưu trí, Đà Lạt

114. Huỳnh Nhật Tấn, hưu trí, Đà Lạt

115. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hoá học, TP.HCM

116. Chu Sơn, nhà thơ tự do, Thủ Đức, TP.HCM

117. Nguyễn Thị Kim Thoa, bác sĩ, Thủ Đức, TP.HCM

118. Nguyễn Ngọc Lanh, NGND, nguyên GS Đại học Y Hà Nội

119. Hà Văn Thùy, nhà văn, TP.HCM

120. Trương Thị Minh Sâm, nội trợ, Đồng Nai

'Mắt thấy tai nghe' từ Vĩnh Tân

Luật sư Phùng Thanh Sơn

“Một khi người dân đã mất niềm tin vào chính quyền thì biện pháp duy nhất và hiệu quả nhất đối với họ không gì khác là biểu tình và bạo loạn lật đổ. Theo tôi, đứng ở góc độ đấu tranh sinh tồn thì việc người dân biểu tình và bạo loạn lật đổ trong tình huống này là một quy luật tất yếu.

“Vì vậy, theo tôi, mối đe doạ đối với sự tồn vong của chế độ không phải là các thế lực thù địch, hay cái gọi là "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" của các đảng viên mà là từ vấn nạn ô nhiễm môi trường. Trong đó, ô nhiễm từ nhiệt điện là một "ngòi nổ" gần như không thể dập tắt, trừ khi nhà nước đóng cửa các nhà máy nhiệt điện hoặc có giải pháp và cơ chế để có thể xử lý toàn bộ tro xỉ phát sinh một cách an toàn.

“Nếu nhà nước chỉ chăm chăm phát triển nhiệt điện theo đúng "quy hoạch" đến năm 2030 mà không có phương án xử lý tro xỉ một cách hiệu quả, không khéo chính những núi tro xỉ sẽ "chôn vùi" cả chế độ” – LS P.T.S.

Hơi lạ là LS P.T.S. chỉ nhìn ở một góc hẹp – sự thật của một nhà máy nhiệt điện – mà nhìn ra một viễn cảnh ghê gớm. Nhưng có thể nói, không một phương diện nào của đời sống xã hội Việt Nam hôm nay mà người trí thức tỉnh táo không lường thấy hiểm họa chung của cả chế độ đang trên bờ vực sụp đổ. Nào đất đai khắp mọi vùng miền từ Bắc chí Nam bị cưỡng chế hết vụ này vụ khác khiến hàng chục triệu dân đen nhà tan cửa nát, mà muốn kêu cũng không còn biết kêu ai, vì “Cướp nay có Đảng có Đoàn hẳn hoi” và “Quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày” (Nguyễn Duy); nếu người dân thật thà cứ liều lên tiếng kêu cứu thì, như biết bao nhiêu vụ đã xẩy ra, biết đâu họ lại bị lôi vào đồn công an, để rồi ngày hôm sau liền được báo tin… không may đã “tự treo cổ” hoặc “bị đột quỵ” bất thường trong đồn. Rừng phòng hộ và bãi biển đẹp… hầu như không còn nơi nào là không thuộc quyền sở hữu của bọn chủ trong nước và nước ngoài, muốn vào rừng hay xuống biển đều… Cấm chỉ! Trong khi một anh thợ điện được bà con tặng 100 đô la đem đi đổi bị phạt 90 triệu đồng thì khắp mọi xó xỉnh, ai muốn tiêu đồng nguyên của Tàu cứ tha hồ, ở đâu cũng đều thoải mái đổi được ngay, kể cả nơi rất xa biên giới như Nha Trang.

Vậy mà trớ trêu là nguồn tài chính để duy trì chế độ thì lại đang cạn đến đáy, đến mức phải giở đến trò của các Cậu Trời hồi cuối thế kỷ XVIII là cho công an phục kích để tịch thu một cách trắng trợn cả những cửa hàng kinh doanh tiền bạc của tư nhân.

Thế là thế nào? Cái đất nước này còn có thể gọi là thanh bình nữa hay không đây?

Giữa một tình cảnh như thế, ông Tổng Trọng lên ngôi Chủ tịch nước với tâm trạng đầy ám ảnh “nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn” quả ít nhiều không phải không có lý. Cái “khuôn xanh” đúc nên ông làm thế nào mà “vuông tròn” cho được khi mà thử nghĩ xem, có phải chính nó là nguyên nhân căn cốt nhất đưa đến mọi khổ nạn “tiếng oan dậy đất” cho người dân Việt chúng ta hay không? Hậu vận thế nào có lẽ chưa ai nói trước. Chúng tôi cũng vậy. Đành chỉ cầu mong ông vạn sự an lành.

Bauxite Việt Nam

Vĩnh Tân

ẢnhI: NFONET - Báo InfoNet hồi tháng 7/2018 nói Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai "kiến nghị xử lý tồn tại phức tạp ở Nhiệt điện Vĩnh Tân"

Hệ lụy mà nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân gây ra cho người dân nơi đây đã được báo chí, mạng xã hội phản ánh gần như đầy đủ nên tôi không đi sâu về tác hại và sự thống khổ của người dân nơi đây. Cái mà tôi quan tâm là tình trạng ô nhiễm tro xỉ ở đây có thể chấm dứt được không và khi nào?

Theo thiết kế, khi các nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân đi vào hoạt động thì mỗi năm phát sinh đến 4 triệu tấn xỉ. Nếu các nhà máy nhiệt điện được đầu tư theo quy hoạch, đến năm 2020, lượng tro, xỉ do các nhà máy nhiệt điện than thải ra là 109 triệu tấn, đến năm 2025 là 248 triệu tấn và đến năm 2030 lên tới 422 triệu tấn.

Trong khi quỹ đất quốc gia dành để chứa tro xỉ thì hạn chế. Đứng ở góc độ môi trường, bãi tro xỉ càng cao thì nguy cơ về môi trường càng lớn. Khi gió thổi mạnh hoặc do vô ý hay chủ ý, bãi xỉ bị vỡ, nổ tung thì tro xỉ bay càng xa. Đặc biệt là các nhà máy nhiệt hầu hết là do Trung Quốc đầu tư và quản lý.

Nếu giữa Việt Nam và Trung Quốc có xảy ra xung đột, lợi dụng lúc gió mạnh họ đồng loạt cho nổ các bãi xỉ trên cả nước thì hậu quả do bụi xỉ gây ra cho người dân sẽ rất khủng khiếp. Lúc đó, cả hệ thống chính trị buộc phải lo khắc phục thảm hoạ về môi trường thì nguồn lực dành để chiến đấu bảo vệ chủ quyền quốc gia sẽ bị giảm đi. Do đó, giải pháp tăng chiều cao tường bao các bãi xỉ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về môi trường và an ninh quốc phòng.

'Vượt khỏi tầm tay'

Theo quan sát của tôi, chính quyền địa phương cũng rất quan tâm và cũng đã nỗ lực hết sức để giảm thiểu ô nhiễm cho người dân, nhưng theo tôi vấn đề này nó thực sự vượt khỏi tầm tay của chính quyền địa phương lẫn trung ương.

Hiện tại, xỉ than được sử dụng để sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, gạch không nung… Đầu ra của những sản phẩm này cũng rất hạn chế. Ngay cả, đầu ra những sản phẩm này có tốt đi chăng nữa thì với quy mô thị trường tiêu thụ của Việt Nam hiện nay cũng không thể xử lý được hết khối lượng xỉ than phát sinh hàng ngày của các nhà máy nhiệt điện.

Hiện nay xỉ than ở Vĩnh Tân chất thành núi, và đang quá tải. Chỉ cần một cơn gió lớn thổi qua cũng đủ làm xáo trộn đời sống người dân nơi đây ngay tức thì. Người dân cho biết, chính quyền địa phương ở đây rất sợ gió. Bởi mỗi khi có gió lớn là tro xỉ bay tung toé, người dân live stream là ảnh hưởng ngay đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương, an ninh huyện phải nháo nhào lên.

Vĩnh Tân

Ảnh: GETTY IMAGES - Hình chụp tại Bình Thuận tối 10/6/2018

Than là nguồn nguyên liệu hoá thạch. Khi đốt, nó sẽ thải ra nhiều khí độc, kim loại nặng như: sulphur dioxide (SO2), nitrogen dioxide (NO2), carbon dioxide (CO2) các vi hạt rắn (PM), các kim loại nặng và các đồng vị phóng xạ… những chất này ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, gây ra những vấn đề cho sức khỏe con người từ các bệnh hô hấp, tim mạch, ung thư…

Fuzukawa và Nguyễn Trường Tộ – cải tổ từ dưới hay từ trên?

Phạm Quang Tuấn

Xin đưa lại dưới đây những lời đánh giá của GS Cao Xuân Huy về Nguyễn Trường Tộ vào năm 1960 để soi tỏ nhận định của GS Phạm Quang Tuấn – Nguyễn Huệ Chi:

“Trên tất cả những phương diện mà chúng ta đã khảo sát, Nguyễn Trường Tộ đều hiện ra như một người có tầm mắt sáng suốt, một người thiết kế một công trình tổng thể, bao quát, nhưng cũng rất tỷ mỷ, thấu đáo về công cuộc canh tân của xã hội Việt Nam trong thời đại ông. Có thể nói ông là một Kiến trúc sư thiên tài, biết dùng mọi vật kiện cũ kỹ sẵn có, trong điều kiện hạn hẹp của dân tộc mình để xây dựng một ngôi nhà lý tưởng cho tương lai, thích nghi được xu thế đổi thay của lịch sử đất nước và nhân loại. Phải rất giàu nghị lực và niềm tin vào tiền đồ của dân tộc mới bền bỉ hoạch định một chương trình đồ sộ được như vậy.

Nhưng chương trình của Nguyễn Trường Tộ không phải là ảo tưởng. Xem xét các kế hoạch chi tiết của ông, ở mục nào cũng thấy những đề nghị cụ thể khả thi, đặc biệt là những kiến giải sâu sắc, hàm chứa những tư tưởng sáng suốt, nhìn xa trông rộng, và có thể nói đến nay vẫn chưa hề lạc hậu, thậm chí nhiều điều vẫn còn làm ta ngạc nhiên, ngỡ ngàng, vì sự mới mẻ táo bạo của chúng. Phải có một cái học uyên súc và một trí tuệ hơn người mới có được những kiến giải siêu việt, rộng rãi như thế. So với các nhà tư tưởng đã thiết kế nên công cuộc duy tân của Nhật Bản, thiết tưởng Nguyễn Trường Tộ không hổ thẹn là người lạc hậu hơn họ.

Điều làm ta có thể thắc mắc là vì sao một người có đầu óc cấp tiến như ông mà về thể chế chính trị, ông vẫn tán thành chế độ quân chủ? Có lẽ ở đây Nguyễn Trường Tộ vẫn không thoát khỏi cách nhìn “tam cương lĩnh”, “bát điều mục”… vốn đã là những cặp kính gắn quá chặt vào mắt tầng lớp Nho sĩ ngay từ trong bụng mẹ rồi. Nhưng ta cũng có thể nghĩ ngược lại rằng, Nguyễn Trường Tộ trước sau vẫn là một nhà khoa học thực hành. Tư tưởng của ông bao giờ cũng hướng tới thực nghiệm, thực thi những điều sở học, nghĩa là luôn luôn tính toán thiết thực các điều kiện cần và đủ cho nó. Vì thế, rất có thể ông biết thể chế quân chủ đã là lạc hậu, nhưng ông lại cũng biết điều kiện Việt Nam lúc bấy giờ và còn rất lâu nữa, khó lòng đánh đổ thể chế ấy. Thế thì điều thiết thực nhất là hãy dựa vào nó để canh tân đất nước. Nếu đất nước canh tân được theo hướng ông đã vạch, thì dầu là chế độ quân chủ đi nữa cũng chẳng thể nào cản trở được các bước tiến của dân chủ, của văn minh (như thể chế quân chủ của Nhật Bản mà ta thấy hôm nay) [...].

Tiếc thay, một tư tưởng siêu việt lại không có một chỗ dựa vững chắc trong lòng dân tộc thủa ấy, mà trước hết là sự thức tỉnh của tầng lớp trí thức. Chắc chắn nguy cơ xâm lược của giặc Pháp xáp tới gần đã làm cho việc thức nhận vấn đề canh tân bị mờ đi trong tâm lý toàn xã hội. Nhưng sự mê ngủ của một lực lượng được gọi là “ tiên tri tiên giác” bao giờ cũng là nhân tố hàng đầu của mọi bi kịch lịch sử”.

GS Cao Xuân Huy

Chủ thuyết canh tân của Nguyễn Trường Tộ - 1960

Nhiều người, viện dẫn Phan Châu Trinh, quan niệm rằng nhu cầu của đất nước hiện nay không phải là cải cách chính trị mà là “khai dân trí”. Họ lấy một trí thức Nhật TK 19 làm gương mẫu: Fukuzawa Yukichi (chữ Hán viết là Phúc Trạch Dụ Cát).

Fukuzawa (1835-1901) năm 21 tuổi học về Âu châu qua sách vở Hà Lan, rồi chuyển qua học tiếng Anh. Năm 1859 ông đi theo Sứ đoàn chính phủ đầu tiên của Nhật qua Mỹ và năm 1862 theo một Sứ đoàn khác qua Âu châu. Về nước, ông bắt đầu viết và dịch sách truyền bá văn minh Tây phương và sáng lập Trường Đại hoc Keio, đại học đầu tiên của Nhật. Ở Việt Nam ông được biết nhiều qua bài “Thoát Á luận” và nhiều tác phẩm khác của ông cũng đã được dịch sang tiếng Việt.

Hầu như đồng thời với Fukuzawa là Nguyễn Trường Tộ (1830–1871). Đã có người so sánh hai ông và cho rằng Fukuzawa sáng suốt hơn, đã tập trung vào việc giáo dục dân chúng nên thành công trong việc đóng góp cho việc biến nước Nhật canh tân thành cường quốc. Còn Nguyễn Trường Tộ thất bại vì ông chỉ cố gắng thuyết phục Triều đình Việt Nam qua những bài sớ. Họ kết luận rằng “cải tổ từ dưới” như Fukuzawa thì thành công, “cải tổ từ trên” như Nguyễn Trường Tộ thì thất bại. Vậy chỉ cần các trí thức dạy học, viết và dịch sách là Việt Nam sẽ dân chủ, tiến bộ. Quan điểm ấy rất lọt tai nhà nước nên được đăng lên báo trong nước (http://tiasang.com.vn/-dien-dan/tu-fukuzawa-yukichi-nhin-ve-nguyen-truong-to-3232).

Theo tôi, so sánh như vậy là một sự bất công lớn, tới mực hỗn láo, đối với một nhà trí thức lớn của Việt Nam. Nhìn vào hoàn cảnh lịch sử ta thấy sự thực khác hẳn. Ở Nhật, Fukuzawa bắt đầu sự nghiệp viết lách, giáo dục ngay vào lúc mà Chính phủ Nhật đang quyết tâm gấp rút canh tân đất nước, học hỏi từ phương Tây. Năm 1853, một hạm đội Mỹ chỉ huy bởi Đô đốc Mỹ Matthew Perry đã tới vịnh Tokyo bắn súng dương oai khiến giới lãnh đạo Nhật hoảng sợ và quyết định phải canh tân đất nước để tránh diệt vong. Họ lật đổ chế độ Shogun đã kéo dài mấy thế kỷ. Năm 1868, Minh Trị Thiên Hoàng lên ngôi và công bố “Ngũ Cá Điều Ngự Thệ Văn”, gồm năm điều tuyên thệ trong đó điều thứ năm là “đi tìm kiến thức từ khắp thế giới để cho đế quốc được vững mạnh hơn”. Quí tộc bị tước hết đất đai và samurai trở thành thường dân. Từ 1868 tới 1890 Chính phủ Nhật mời 3000 thầy giáo và chuyên viên Tây phương tới giúp.

Chỉ trong hai thập niên Nhật Bản thay đổi mọi mặt về kinh tế, xã hội, quân sự, theo mô hình Tây phương. Như vậy, khi Fukuyama xuất bản cuốn sách đầu tiên (1966) (trừ một cuốn từ điển trước đó) Nhật Bản đang trên đà Âu hóa quyết liệt. Fukuzawa không phải thuyết phục nhà cầm quyền nào cả.

Trong khi đó, chế độ chính trị ở Việt Nam không hề thay đổi. Vua Gia Long (1802-1820) có phần nào cởi mở với Tây phương vì đã được người Pháp giúp đỡ, nhưng sau khi ông mất thì các vua sau càng ngày càng bài Tây và theo Tàu mạnh hơn về mọi mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế. Trong khi ở Nhật triều đình Minh Trị cải cách mạnh mẽ thì ở VN vua Tự Đức (1847-1883) hoàn toàn thụ động và bất lực, không chống nổi Pháp nhưng vẫn bám víu vào văn hóa Tàu. Những sớ xin cải cách của Nguyễn Trường Tộ tới Triều đình đều bị các quan gạt đi.

Thử hỏi trong tình trạng đó, nếu Nguyễn Trường Tộ chỉ viết sách, dạy học như Fukuzawa thì làm được gì? Perry còn đang hăm dọa đòi Nhật mở cửa thì Pháp đã tấn công Nam Kỳ. Chỉ vài năm nữa là Việt Nam rơi vào tay Pháp và Âu học sẽ do chính người Pháp dạy.

Trong tình trạng khẩn cấp đó, Nguyễn Trường Tộ đã rất sáng suốt khi thấy rằng việc đầu tiên và gấp rút để tránh nguy cơ mất nước là phải thuyết phục Triều đình cải cách theo Tây phương. Chuyện giáo dục dân chúng đối với VN lúc ấy là nhu cầu dài hạn, không phải ưu tiên.

Từ bỏ Đảng, phải chăng chỉ là chuyện cá nhân

Nguyễn Đình Cống

Trước đây đã có nhiều người công khai từ bỏ ĐCSVN. Gần đây, nhân sự việc ông Chu Hảo bị luận tội, có một số đảng viên tuyên bố ly khai như  Nguyên Ngọc, Mạc Văn Trang,Trần Nam, Hoàng Tiến Cường, Hà Quang Vinh (và có thể thêm nhiều người khác). Phải chăng đó chỉ là chuyện của một cá nhân? Đúng là chuyện cá nhân, nhưng lại liên quan rất nhiều đến nhận thức và hành động của xã hội.

Về chuyện Chu Hảo, có nhiều ý kiến cho rằng Đảng đã tự bôi tro, trát trấu vào mặt hoặc tự cởi truồng. Về chuyện một số đảng viên ly khai hoặc bị khai trừ vì “tự chuyển hóa”,  trong đó có những tên tuổi nổi tiếng như Trần Độ, Trần Xuân Bách, Lê Hồng Hà, Lê Hiếu Đằng, Tống Văn Công, Tương Lai v.v… là những cú đánh vào sự vinh quang và sáng suốt của  một tổ chức phạm nhiều sai lầm, đang tan rã. Phải chăng đó chỉ là chuyện cá nhân?

Tôi đặt ra câu hỏi và rất muốn được nhiều người suy nghĩ để tự trả lời. Chẳng là nhân chuyện từ bỏ Đảng của Nguyên Ngọc và nhiều người khác, tôi nhận được thông tin từ  anh bạn T, người đã từng giữ chức vụ cao trong chính quyền, rằng từ khi về hưu anh xin nghỉ sinh hoạt đảng vì lý do tuổi tác, như vậy anh không còn là đảng viên ĐCSVN. Tôi nói, nhiều người xin nghỉ sinh hoạt, vì già yếu, nhưng hàng tháng vẫn đóng đảng phí thì trong danh sách của chi bộ vẫn có tên và mỗi năm vẫn được tính thêm một tuổi đảng (để trong điếu văn vẫn có nhiều chục năm tuổi đảng). Anh bạn T nói rằng đã không đóng đảng phí 12 năm, như vậy có lẽ chi bộ đã tự động gach tên anh khỏi danh sách. Anh nói với tôi rằng, chuyện từ bỏ  Đảng là của cá nhân, không muốn để ai biết làm gì. Thế cho nên mấy lâu nay tôi cứ tưởng nhầm anh vẫn trong đảng, những người đọc các bài viết của anh vẫn nghĩ là bài viết của một đảng viên kỳ cựu, cao cấp, đang tự diễn biến.

Nhiều người, trong đó có bạn bè của tôi đã chọn việc từ bỏ đảng một cách âm thầm, lặng lẽ với ý nghĩ đó là việc cá nhân, theo phương châm: “Giận kẻ trần ai, ai chẳng biết;  một mình mình biết, một mình hay”.

Trước khi từ bỏ đảng tôi cũng đã suy nghĩ nhiều  và so sánh để chọn phương án âm thầm hay công khai. Mỗi phương án đều có ưu và nhược điểm. Ban đầu tôi đã chọn âm thầm, sau chuyển sang công khai. Tuy như vậy cá nhân tôi và gia đình phải chịu một số bất lợi, nhưng nó hợp với tính cách của tôi và hy vọng nó sẽ có tác động tích cực đến một số người. Tôi cho rằng những đảng viên tuyên bố công khai từ bỏ đảng cũng có những suy nghĩ gần như thế.

Âm thầm để bỏ đảng có 2 cách. Cách thứ nhất là xin chuyển sinh hoạt và không nạp hồ sơ nơi đến. Cách thứ 2 là trước hết làm đơn xin nghỉ sinh hoạt vì già yếu, rồi lặng lẽ không nạp đảng phí. Ai chứ tôi không thể làm đơn như vậy vì  sau khi nghỉ hưu thể chất tôi vẫn khỏe mạnh, trí tuệ vẫn minh mẫn, tinh thần vẫn thích hoạt động và thực tế tôi vẫn hoạt động. Khi đang còn là U80 mà lấy lý do già yếu để xin nghỉ sinh hoạt đảng tôi sẽ phạm vào lỗi thiếu trung thực. Tôi  vẫn dạy cho con cháu và học trò sự trung thực, tôi không muốn vi phạm.

Tôi đã xin rút hồ sơ khỏi Đảng bộ Phường K để chuyển về cơ quan X. Chẳng là tôi vừa ký với họ một hợp đồng làm tư vấn về khoa học. Tôi không nạp hồ sơ cho Đảng bộ cơ quan X và  tôi hoàn toàn có thể từ bỏ đảng một cách lặng lẽ. Nhưng rồi tôi đã thay đổi ý đồ, đã chiến thắng sự lo sợ mà tuyên bố công khai. Tôi làm thế với hy vọng việc làm ấy sẽ có một tác dụng tích cực nào đó.

An ninh của đảng đã chất vấn Đảng ủy phường K, họ trả lời không biết, không ngờ, không chịu trách nhiêm vì tôi đã chuyển đi từ lâu. Hỏi Đảng ủy cơ quan X, họ trả lời không biết, không chịu trách nhiệm vì tôi chưa chuyển hồ sơ đến. Cơ quan X nhận được lệnh bằng miệng phải cắt bỏ mọi quan hệ đối với tôi.

Chắc rằng việc âm thầm từ bỏ đảng đã có nhiều đảng viên thực hiện từ lâu và hiện nay vẫn có nhiều người  tiếp tục. Việc bỏ đảng công khai, trường hợp được nhiều người biết, được dư luận quan tâm vào loại sớm nhất có lẽ là của Đại tá Bùi Tín vào năm 1990. Sau đó, với Tống Văn Công, Lê Hiếu Đằng và nhiều người khác thì việc công khai từ bỏ đảng không còn là việc quá đặc biệt.

Sau sự việc Chu Hảo, một số đảng viên  đã tuyên bố công khai từ bỏ Đảng. Đầu tiên là Nguyên Ngọc. Theo nhà văn Hoàng Hưng thì: “Nhà văn Nguyên Ngọc đã ra Đảng từ lâu, nay mới tuyên bố thôi”.

Trong bài “Việc phải đến với ông Nguyên Ngọc” Kông Kông viết: “Nhưng muộn còn hơn không. Rất mong qua tâm sự của ông Nguyên Ngọc những đảng viên âm thầm bỏ đảng sẽ công khai. Chí ít là để xác nhận con đường theo đảng là sai lầm, vì đó là con đường gây đại họa cho dân tộc.” Võ Văn Tạo cho rằng: “quyết định công khai từ bỏ ĐCSVN của anh Nguyên Ngọc là hoàn toàn đúng đắn”. Trong bài “Viết nhân chuyện ông Chu Hảo bị kỷ luật đảng” tôi trình bày: “Tôi biết nhiều người đã từ bỏ ĐCS một cách lặng lẽ. Như vậy đã là tốt. Sẽ tốt hơn khi có số đông tuyên bố bỏ đảng một cách công khai. Có lẽ nhân chuyện của anh Chu Hảo nhiều đảng viên tự cho là có hiểu biết sẽ chọn cách xử sự xứng với lòng trung thực và dũng cảm”.

Đặng Xương Hùng, một cán bộ ngoại giao cao cấp, đã từ bỏ đảng vào năm 2013 viết bài “Hãy bỏ đảng”,  kết thúc bằng lời kêu gọi “Những làn sóng bỏ đảng như hiện nay đang làm cho những kẻ gây tội ác run sợ, đồng thời nó cũng làm vững tin cho những đảng viên chân chính đang ấp ủ một hướng đi chính nghĩa, đó là quay về với nhân dân. Hãy bỏ đảng. Hãy bỏ thật nhanh, thật nhiều, thật dứt khoát”  Trong 3 chữ “thật dứt khoát” của ông Hùng tôi đọc được ý “phải công khai“.

Xem qua một số sự việc như trên thấy rằng bỏ đảng là việc cá nhân, có thể  thực hiện một cách âm thầm, nhưng khi công khai sẽ có tác dụng lớn, thúc đầy nhanh quá trình sụp đổ của độc tài và làm cho những kẻ gây tội ác run sợ. Ở Ba Lan vào năm 1989 đã có gần 50% đảng viên công khai bỏ đảng.

Thư ngỏ về việc TS Chu Hảo bị kỷ luật Đảng

THƯ NGỎ

Kính gửi:

- Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

- Đồng kính gửi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam

Qua báo chí ngày 25-10-2018, chúng tôi được biết Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam mới có sự đánh giá về ông Chu Hảo – nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, nguyên thành viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS – là “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa””. “có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và “chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy”. Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận: “vi phạm khuyết điểm của ông Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật”.

Chúng tôi cho rằng sự quy kết như vậy của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về ông Chu Hảo là không chính đáng, không đúng sự thật, thể hiện sự trấn áp thô bạo những nỗ lực rất đáng trân trọng của một trí thức hết lòng vì dân vì nước, chà đạp những ý kiến chân thật và xây dựng của ông về những vấn đề nóng bỏng của đất nước. Không chỉ riêng chúng tôi, mà hầu hết những ai đã từng được đọc những cuốn sách do Nhà xuất bản Tri Thức phát hành, từng đọc và nghe những ý kiến phát biểu của ông Chu Hảo về tình hình đất nước đều trân trọng những điều bổ ích mình thu nhận được, đều đánh giá cao sự phấn đấu không mệt mỏi của ông Chu Hảo noi gương bậc tiền bối Phan Châu Trinh xả thân cho sự nghiệp “khai dân trí, chấn dân khí” – một đòi hỏi vô cùng cấp thiết cho sự bảo vệ và phát triển đất nước ta lúc này.

Làm sao có thể sớm thực hiện được dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mà lại bóp nghẹt những nỗ lực mở mang dân trí? Chính vì lẽ này, chúng tôi yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương rút lại kết luận sai trái về ông Chu Hảo.

Chúng tôi đồng thời kiến nghị với lãnh đạo Đảng và Nhà nước nên khuyến khích các nhà xuất bản trong nước làm những việc như Nhà xuất bản Tri Thức đang làm, động viên phong trào ham học, ham đọc sách trong cả nước, cùng nhau phát huy ý chí và trí tuệ sớm khắc phục được tình trạng tụt hậu hiện nay, đưa nước ta tiến nhanh theo con đường dân tộc và dân chủ.

TRỜI ƠI, BÁC HẢO LÀM THƠ

Bùi Hoàng Tám

Giáo sư Chu Hảo đánh trống chầu bài Hồng Hồng Tuyết Tuyết, trong buổi thuyết trình của TS Nguyễn Xuân Diện, tại Cà phê Thứ Bảy, 3A, Ngô Quyền, Hà Nội chiều23/04//2016.


Báo chí mấy hôm nay đăng tin bác Chu Hảo bị UBKT TƯ kỉ luật.
Việc của bác với đảng của bác, gã không có ý kiến.
Nhớ lại cách đây gần 7 năm (đầu Xuân 2012), TS Chu Hảo bỗng dưng có bài thơ

RỒNG ĐÁ Ở ĐỀN LÊ VĂN THỊNH

Tai nghễnh ngãng không nghe kẻ sỹ
Mắt mù mờ không thấy hiền tài
Phũ phàng đầy đọa người trái ý
Ngàn năm còn mãi nỗi oan sai
Giận dữ ai nổi cơn thịnh nộ
Cắn xé thân mình răn đe ai
U mê mãi rồi cũng sám hối
Nguyên khí đâu mở lối Rồng ba
y

Chu Hảo 

TẤN BI KỊCH CỦA THÁI SƯ LÊ VĂN THỊNH

Lê Văn Thịnh, người Kinh Bắc, đỗ thủ khoa trong kỳ thi Nho học Tam trường đầu tiên ở Việt Nam do Vua Lý Nhân Tông tổ chức vào năm 1075. Ông làm quan trong triều đến chức Thị Lang Bộ Binh, có công lớn trong việc bàn nghị phân chia cương vực với Triều đình Nhà Tống để giành lại 6 huyện biên giới (nay thuộc Cao Bằng).Theo Đại Việt sử ký ( thời Nhà Trần ) và Đại Việt sử ký toàn thư (thời Hậu Lê) thì ông là một nghịch thần, có phép hóa hổ để mưu sát vua trên hồ Dâm Đàm (Hồ Tây ngày nay). Sau này có nhiều ý kiến cho rằng đó là một vụ án oan sai : Vua đã nghe lời xúc xiểm của bọn gian thần ghen tức với tài năng và đức độ của Lê Văn Thịnh mà đày đọa ông - một hiền tài. Ông đã bị Vua đầy lên miền sơn cước thượng lưu sông Hồng và chết trong quên lãng... Đây mãi vẫn là một nghi án, nhưng dân gian đời sau đã xây đền thờ Lê Văn Thịnh ngay trên nền ngôi nhà nơi Ông sinh ra ở núi Thiên Thai (Bảo Tháp, Đông Cứu, Thuận Thành, Bắc Ninh) như để giải thoát cho nỗi oan khuất của Ông. Khoảng đầu những năm 90 TK trước, tình cờ người trông nom đền phát hiện ra một pho tượng Rồng đá cao khoang 0,8m, dài khoảng 1m. Đây thực sự là một tuyệt tác nghệ thuật: người nghệ sỹ khuyết danh (có lẽ ở thời Hậu Lê) đã khắc họa hình ảnh con Rồng miệng cắn thân, chân xé mình hết sức sinh động để người xem phải sửng sốt cảm nhận nỗi ân hận đắng cay của bạo chúa đã gây ra oan nghiệt. Rồng bạo chúa đã được người nghệ sỹ tài ba đặc tả với một bên tai không có lỗ.Cũng có ý kiến cho rằng Rồng đá này là biểu tượng của chính Lê Văn Thịnh. Chỗ hiểu khác nhau này xin dành cho bạn đọc lựa chọn theo cảm nhận của riêng mình. 

Nguy, thậm nguy. Quan ngại, rất quan ngại.
Khi nhà khoa học cầm bút làm thơ là lúc Sông Hồng không còn bên lở, bên bồi mà.. lở cả hai bờ! Bài thơ của một vị Giáo sư viết về thân phận một vị Thái sư cách mình 1000 năm đầy ai oán.


Cảm tác trước hình ảnh này, xin tặng Giáo sư Chu Hảo, một trí thức mà gã hằng quý trọng bài thơ viết vào chiều 30 tết năm Tân Mão.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn