Vì sao dự Luật biểu tình cần được ‘tái khởi động’ vào cuối năm 2021?

Nguyễn Nam

Khi ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào năm 2018, Việt Nam sẽ có tối đa 5 năm chuẩn bị khuôn khổ pháp lý cho phép thành lập các tổ chức đại diện người lao động khác ở cấp cơ sở, và 7 năm để cho phép các tổ chức này có thể liên kết với nhau để thành lập tổ chức ở cấp cao hơn.

Nếu sau 5 năm Việt Nam chưa cho phép thành lập công đoàn tự do thì Việt Nam có thể sẽ bị các nước thành viên CPTPP trừng phạt thương mại.

Luật biểu tình sẽ giúp nhà chức trách kiểm soát được các tình huống có thể xảy ra khi người lao động tham gia các tổ chức công đoàn độc lập, mà theo lộ trình là tối đa vào năm 2023, Quốc hội Việt Nam sẽ phê chuẩn việc đồng ý tham gia Công ước 87, tức Công ước về Quyền Tự do Lập hội và Bảo vệ Quyền Tổ chức.

… Cần xây dựng lại nhận thức rằng biểu tình là những hành vi hợp pháp, văn minh, dân chủ nhằm biểu thị thái độ, tình cảm, quan điểm ủng hộ những điều tốt đẹp và có lợi cho con người, cho đất nước, đồng thời phản đối cái ác, cái xấu, những hành vi phạm pháp, có hại.

Cần phân biệt rõ việc biểu tình với việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo pháp luật về khiếu nại, tố cáo, hình sự hay dân sự mà đối tượng là những cá nhân hay tổ chức có địa chỉ cụ thể.

Dự Luật biểu tình cần được trình vào Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV.

Kỳ họp thứ 3 này của Quốc hội khóa XV, thông thường sẽ diễn ra vào giữa năm 2022. Thời gian này có thể coi như guồng máy khóa mới của Quốc hội và nhiệm kỳ mới tương ứng của Chính phủ cũng ‘nhịp nhàng – trơn tru’ với ‘ghế nào rõ ghế đó’ rồi.

Những dự luật trong nhóm ‘nợ quá hạn’ với người dân, như Luật biểu tình, Luật về quyền lập hội,… cần thiết được ban hành; và cần thiết khác là xúc tiến dự án luật về đảng chính trị với tên gọi chẳng hạn như “Luật về Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Ở đây xin nêu loạt lý do vì sao cần có Luật biểu tình trong năm 2021.

VNTB – Vì sao dự Luật biểu tình cần được ‘tái khởi động’ vào cuối năm 2021?

Thứ nhất, cam kết với quốc tế về việc ‘nói là làm’.

Khi ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào năm 2018, Việt Nam sẽ có tối đa 5 năm chuẩn bị khuôn khổ pháp lý cho phép thành lập các tổ chức đại diện người lao động khác ở cấp cơ sở, và 7 năm để cho phép các tổ chức này có thể liên kết với nhau để thành lập tổ chức ở cấp cao hơn.

Nếu sau 5 năm Việt Nam chưa cho phép thành lập công đoàn tự do thì Việt Nam có thể sẽ bị các nước thành viên CPTPP trừng phạt thương mại.

Luật biểu tình sẽ giúp nhà chức trách kiểm soát được các tình huống có thể xảy ra khi người lao động tham gia các tổ chức công đoàn độc lập, mà theo lộ trình là tối đa vào năm 2023, Quốc hội Việt Nam sẽ phê chuẩn việc đồng ý tham gia Công ước 87, tức Công ước về Quyền Tự do Lập hội và Bảo vệ Quyền Tổ chức.

Thứ hai, đừng biến Việt Nam thành ốc đảo dị thường.

Phải nhìn biểu tình cả hai cách của nó, đó là một quyền cơ bản của người dân, đồng thời đó là một công cụ hành pháp, công cụ lập pháp để thực thi quyền hành pháp.

Nếu Đảng và Nhà nước chỉ nhìn một mặt thì chỉ thấy mặt hỗn loạn của nó. Chúng ta biết rằng cho đến bản Hiến pháp năm 1959 thì chữ “biểu tình” đã được đưa vào trong chính văn, ở chương III của Hiến pháp năm 1959 khi bàn về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều 25 khi đề cập đến quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình thì thuật ngữ “biểu tình” đã trở thành một chính văn của luật cơ bản…

Bây giờ chúng ta đang chứng kiến những sự kiện trong quá trình hội nhập thế giới, việc biểu thị, bày tỏ thái độ của người dân là cần thiết, nó có nhiều diễn đạt khác nhau, nhiều hình thức khác nhau. Việc “tụ tập đông người” mà thực chất là biểu tình, ta nói đúng tên của nó.

Chính bởi vì không có luật nên mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn.

Với thực tế nhiều người dân đã không còn tin tưởng vào sự chuyên chính của Đảng nữa, thì đương nhiên đây là luật rất nhạy cảm, chúng ta phải có lộ trình thích hợp, thận trọng, nhưng không vì thế mà phủ nhận để Đảng biến Việt Nam thành một ốc đảo dị thường trong thế giới hiện nay.

Thứ ba, đừng mặc định biểu tình luôn nhằm để đả phá.

Trong lịch sử hai trăm năm qua của Việt Nam, biểu tình thường là nhằm chống chính quyền phong kiến, thực dân, chống chế độ độc tài, phản động, nên trong nếp nghĩ của các chức sắc ở Bộ Chính trị, thường có tâm lý rằng biểu tình là chỉ nhằm chống đối, thậm chí chống Đảng.

Cần xây dựng lại nhận thức rằng biểu tình là những hành vi hợp pháp, văn minh, dân chủ nhằm biểu thị thái độ, tình cảm, quan điểm ủng hộ những điều tốt đẹp và có lợi cho con người, cho đất nước, đồng thời phản đối cái ác, cái xấu, những hành vi phạm pháp, có hại.

Cần phân biệt rõ việc biểu tình với việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo pháp luật về khiếu nại, tố cáo, hình sự hay dân sự mà đối tượng là những cá nhân hay tổ chức có địa chỉ cụ thể.

Sự cần thiết xây dựng một đạo luật mới không xuất phát từ nhu cầu hay nhận thức chủ quan của đại biểu Quốc hội hay năng lực của cơ quan quản lý nhà nước.

Xây dựng luật là để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, đất nước và quyền lợi của nhân dân, làm cho các quan hệ xã hội diễn ra một cách trật tự, ổn định, văn minh hơn. Cũng đừng quên rằng một đạo luật ngoài việc tạo hành lang và chuẩn mực pháp lý cho những quan hệ xã hội phát triển, còn trang bị những biện pháp và chế tài phù hợp cho cơ quan quản lý nhà nước.

N.N.

VNTB gửi BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn