Xé lẻ dự án, Quốc hội xem xét thế nào?

Lê Nhung

Dự án bauxite Tây Nguyên, theo Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn, “hội đủ các yếu tố của một dự án phải được QH cho ý kiến, từ quy mô diện tích đất cho đến tác động môi trường và việc khai thác trên địa bàn ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh”. Và theo đại diện của Bộ Quốc phòng, “dư luận vẫn đánh giá đây là một dự án "lách luật" do chủ đầu tư xé lẻ để không cần qua Quốc hội”.

Nhưng chủ đầu tư là ai? Nói chính xác, thì không phải là TKV tai tiếng, mà chính là Bộ Chính trị vì đây là dự án được nêu rõ đến hai lần: trong Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc ngày 3.12.2001 (http://www.biengioilanhtho.gov.vn/bbg-vie/tuyenbochungvietnam--nd-152a6c62.aspx) và trong Thông cáo chung Việt Nam – Trung Quốc ngày 17 tháng 11 năm 2006 (http://www.biengioilanhtho.gov.vn/bbg-vie/thongcaochungvietnam--nd-877e2e95.aspx).

Phải chăng chính mấy chữ “Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô-xít Ðắc Nông...” trong lần thứ hai buộc những người có trách nhiệm xé lẻ một đại dự án 15 tỉ đô la thành nhiều dự án nhỏ (mà chỉ riêng Tân Rai, Nhân Cơ và Cảng Kê Gà kinh phí đã cao gấp hai lần theo quy định phải xin ý kiến Quốc hội)? Cho nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, người nắm rõ việc xé lẻ này, vẫn (phải?) công nhiên bác bỏ chuyện đưa vấn đề bauxite ra Quốc hội, viện lẽ: "Không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội mà còn tùy thuộc vào quy mô, tầm cỡ của các dự án. Trong khi đó, quy mô mỗi dự án bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ mới chỉ là hơn 600 triệu đôla". (http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/05/845582/)

Nghị quyết 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư thì chỉ ghi chung chung, đến mức một “con voi” như Dự án Bauxite Tây Nguyên vẫn chui lọt thì tất nhiên là cần phải chỉnh sửa. Nhưng khi Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình cho rằng để chỉnh sửa, “Chính phủ vẫn cần có những quy định cụ thể hơn” thì người ta hết hy vọng! Tại sao Quốc hội lại trao cho Chính phủ cái quyền quy định cụ thể cho nghị quyết của chính mình, những quy định có thể khiến cho chính cái tinh thần của nghị quyết trở thành méo mó, có thể khiến cho chính nghị quyết trở thành cái bùa che chắn cho những mưu toan lách luật?

Vụ Bauxite Tây Nguyên là một dẫn chứng không thể nào rõ ràng hơn cho thực tế Chính phủ và cả Quốc hội chỉ là cấp dưới của Bộ Chính trị. Cho nên, rốt lại, sâu xa hơn, vấn đề không phải là chỉnh sửa Nghị quyết 66. Đó là vấn đề của cả một thể chế.

Anh Hoàng

,

clip_image001 - Sắp tới đây các dự án, công trình có quy mô tổng vốn đầu tư từ 35.000 tỷ đồng trở lên sẽ phải đưa ra xin ý kiến Quốc hội. Các tiêu chí quan trọng khác là đầu tư trên địa bàn ảnh hưởng an ninh, quốc phòng và tiềm ẩn nguy cơ tác hại môi trường.

clip_image003

Di dân Thủy điện Sơn La. Ảnh: Vũ Điệp

Đây là một trong những nội dung dự kiến trong Nghị quyết 66 bổ sung một số điều kiện về dự án, công trình quan trọng được QH quyết định chủ trương đầu tư mà Ủy ban Thường vụ QH (UBTVQH) thảo luận chiều nay (6/5).

Như vậy, quy mô một dự án phải được trình QH đã được nâng lên gần gấp đôi so với quy định hiện hành (các dự án 20.000 tỷ đồng có 30% vốn nhà nước).

Bộ KH&ĐT cũng bổ sung các quy định chi tiết hơn về dự án sử dụng đất rừng và công trình xây trên danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia.

Dự án xé lẻ?

Tuy nhiên, điều đáng nói là các tiêu chí như trên đã được áp dụng trong thực tiễn như thế nào khi vừa qua hàng loạt dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên, dự án trồng rừng cao su.... vẫn được làm mà không cần qua "cửa" Quốc hội.

Nói như Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn, công trình khai thác bô-xít Tây Nguyên hội đủ các yếu tố của một dự án phải được QH cho ý kiến, từ quy mô diện tích đất cho đến tác động môi trường và việc khai thác trên địa bàn ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh.

Theo đại diện của Bộ Quốc phòng, dư luận vẫn đánh giá đây là một dự án "lách luật" do chủ đầu tư xé lẻ để không cần qua Quốc hội.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo khẳng định, các tiêu chí cho một công trình quan trọng phải trình Quốc hội đã bị "vướng" ngay từ ban đầu.

Ông Thảo nhớ lại, khi Nghị quyết 66 mới được thông qua, Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã "bác" một dự án trồng mới 100.000 ha rừng cao su.

Nhưng rồi, chủ đầu tư đã hợp thức hóa bằng cách xé lẻ khiến dư luận bất bình vì dựa trên "lá bùa" trồng cao su để phá rừng.

Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng bổ sung, đơn cử ngay như dự án đường Hồ Chí Minh "đang được làm từng đoạn một rồi mới nối với nhau để trình ra Quốc hội. Lúc đó Quốc hội không cho nối cũng không được".

Việc xem xét tiêu chí công trình xây trên địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh cũng được yêu cầu phải làm rõ.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình, luật hiện hành đều quy định rõ việc các dự án phải được xin ý kiến Bộ Quốc phòng. Đặc biệt, công trình xây ở địa bàn liên quan quốc phòng an ninh có ý nghĩa với vận mệnh quốc gia, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng, ghi chung chung như Nghị quyết sẽ khó phân định cụ thể, do đó Chính phủ vẫn cần có những quy định cụ thể hơn.

Dùng bao nhiêu diện tích đất lúa sẽ phải trình QH?

Nhiều ý kiến cũng đề xuất phải bổ sung thêm tiêu chí về chuyển đổi diện tích đất lúa, dự án khai thác khoáng sản, lấn biển.

"Sắp tới, dự án khai thác bể than sông Hồng sẽ phải lấy nhiều diện tích đất lúa thì có đưa ra Quốc hội không?", Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn chất vấn.

Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cảnh báo, không nên chủ quan rằng ta đứng nhất, nhì trong xuất khẩu lúa gạo để coi nhẹ vai trò của việc bảo toàn diện tích đất.

Bộ trưởng KH&ĐT Võ Hồng Phúc phân trần, trong quá trình thảo luận, nhiều vị Bộ trưởng cũng quyết liệt đề xuất phải đưa tiêu chí về chuyển đổi diện tích đất lúa, bên cạnh tiêu chí đất rừng. Chẳng hạn, dự án chuyển đổi 100 ha diện tích đất lúa sẽ phải trình QH.

"Nhưng căn cứ trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM thì tính ra, có hàng trăm dự án nhà ở, khu công nghiệp sử dụng 100 hecta diện tích đất lúa. Có đưa vào Nghị quyết cũng không làm xuể", ông Phúc cho hay.

Tuy nhiên, những đề xuất trên sẽ được Chính phủ tiếp thu, nghiên cứu trước khi trình ra Quốc hội ở kỳ họp cuối tháng này.

Sau gần 4 năm thực hiện Nghị quyết 66, Quốc hội đã quyết định chủ trương đầu tư với 5 dự án, công trình quan trọng quốc gia. Đó là dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, công trình Khí - Điện - Đạm Bà Rịa - Vũng Tàu, phương án quy hoạch xây dựng Nhà Quốc hội, nhà máy thủy điện Lai Châu, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

L. N.

,

Nguồn: http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/201005/Xe-le-du-an-Quoc-hoi-xem-xet-the-nao-908302/

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn