Thương lượng sự Thay đổi Cơ bản: Hiểu và Mở rộng các Bài học của các cuộc Đàm phán Bàn Tròn Ba Lan (Kỳ 17)

(Negotiating Radical Change: Understanding and Extending the Lessons of the Polish Round Table Talks)

Dịch giả: Nguyễn Quang A

Nhảy múa trên Bãi-Mìn

László Bruszt

Trong bài báo này tôi sẽ đề cập một số khía cạnh về nguồn gốc của tính hòa bình của sự thay đổi chế độ dân chủ ở Đông và Trung Âu. Trong phần một, tôi sẽ tập trung vào tác động của các cuộc đàm phán Bàn Tròn Ba Lan lên những tương tác chiến lược giữa các tác nhân xã hội và chính trị ở các nước khác trong khu vực. Tôi sẽ biện luận rằng các sự kiện cụ thể của sự thay đổi chế độ được đàm phán ở Ba Lan đã là “các tín hiệu” cho các tác nhân chính trị trong khu vực rằng sự thay đổi chính trị một cách hòa bình đã là có thể. Các sự kiện Ba Lan của năm 1989 đã có ảnh hưởng khu vực để làm giảm tính hấp dẫn của việc sử dụng bạo lực, trong khi làm tăng sự rẵn sàng của các lực lượng không thuộc chế độ cho việc huy động, cũng như các nỗ lực của các lực lượng bên trong elite để tìm ra những cách hòa bình để duy trì chí ít một phần quyền lực của họ. Trong phần thứ hai của bài báo, tôi sẽ đề cập đến vấn đề về nguồn gốc của sự thay đổi chính trị hòa bình ở Ba Lan.

Sự tìm kiếm những con đường hòa bình của sự thay đổi chính trị đã một phần được thúc đẩy bởi những cân nhắc thực dụng, dựa trên những đánh giá về tình hình địa chính trị hay sự thay đổi cán cân sức mạnh tương đối giữa elite* và phe đối lập. Chí ít cũng quan trọng, trong việc tìm kiếm các giải pháp hòa bình – đầu tiên ở bên trong phe đối lập và muộn hơn cả giữa các nhà cải cách bên trong chế độ nữa – một vai trò quan trọng đã được đóng bởi sự từ chối bạo lực vì lý do đạo đức. Điều này đã không chỉ là về sự từ chối sử dụng vũ lực để đẩy mạnh các mục tiêu chính trị. Quan trọng đúng như thế là vai trò đã được đóng bởi sự sẵn sàng của các tác nhân để bước vào hành động chính trị nhằm ngăn cản việc sử dụng vũ lực bởi các lực lượng khác. Hai khía cạnh ngày của nguyên tắc phi-bạo lực đã đóng một vai trò quan trọng ngang nhau. Đã hầu như không có cơ hội cho một sự thay đổi chế độ một cách hòa bình cho đến khi các lực lượng chi phối bên trong chế độ và phe đối lập đã sẵn sàng từ bỏ việc sử dụng vũ lực như một phương tiện để duy trì hay để biến đổi chế độ. Một mặt, một trong những nhân tố mạnh nhất đẩy các tác nhân theo hướng thay đổi chế độ một cách hòa bình đã là sự sẵn sàng để bước vào hành động chính trị để ngăn chặn cơ hội sử dụng vũ lực bởi các tác nhân nội địa khác.

Tại Đông và Trung Âu vào nửa sau của các năm 1980, đã có cảm giác chung rằng ngày của chế độ cũng đang điểm. Tuy vậy, không ai đã có thể tiên đoán sự thống khổ của chế độ nhà nước xã hội chủ nghĩa còn tiếp tục bao lâu nữa hay nó sẽ ra đi như thế nào. Ở hầu hết các nước trong khu vực, những người nắm quyền đã chuẩn bị cho tình thế xấu nhất bằng cách tăng cường các bộ máy đàn áp của đảng nhà nước và bằng gia tăng sự quấy nhiễu các lực lượng đối lập. Ngay cả trong các nước, như Ba Lan hay Hungary, nơi các nhà cải cách cộng sản đã sẵn sàng đưa ra những cải cách kinh tế, đã có các lực lượng bên trong chế độ sẵn sàng sử dụng vũ lực để cứu nhà nước xã hội chủ nghĩa. Thậm chí cho đến tận 1987, quan điểm chi phối ở Đông và Trung Âu rằng xác suất của sự thay đổi chính trị hòa bình tại các nước trong khu vực đã là tối thiểu, và các cơ hội cho việc tìm ra một lối thoát khỏi các chế độ nhà nước xã hội chủ nghĩa đang suy sụp đã là khá mong manh. Cảm nhận chung của những người tham gia chính trị và các nhà quan sát cả ở bên trong lẫn bên ngoài khu vực đã được bày tỏ khéo nhất bởi công thức, “Ottoman hóa,” được dùng đầu tiên bởi Timothy Garton Ash.[1] Từ “Ottoman hóa” đã là một sự nhắc đến sự tương tự tiềm năng giữa sự suy tàn của Đế chế Thổ Nhĩ Kỳ và Đến chế Soviet. Người ta, do đó, đã có thể kỳ vọng một số nỗ lực để cải cách hệ thống, đi cùng có lẽ với những cuộc nổi loạn và cách mạng thất bại ở ngoại vi của Đế chế, với bạo lực quy mô lớn, nhưng không có bất kỳ kết quả dài hạn nào và không có bất kỳ cơ hội nào để ngăn chặn sự suy tàn kinh tế và chính trị ngày càng lún sâu của toàn Đế chế.

Nhưng đã chính ở Ba Lan, và muộn hơn một chút ở Hungary, nơi đầu tiên bên trong phe đối lập và muộn hơn cả bên trong chế độ các lực lượng mà đã trở nên chi phối là những người đã không chỉ từ chối sử dụng bạo lực, mà cũng sẵn sàng tiến hành hành động chính trị để ngăn chặn bạo lực. Sự thay đổi chế độ được thương lượng một cách hòa bình đã là kết quả của những tương tác chiến lược của các lực lượng này ở hai nước này.[2] Trong khi ở Ba Lan các cuộc đàm phán đã mang lại một sự thể chế hóa được thỏa hiệp của nền dân chủ, ở Hungary thỏa thuận về tổ chức các cuộc bầu cử tự do đã là kết quả cuối cùng của các cuộc đàm phán. Như đã nói rõ ở trên, các cuộc đàm phán Bàn Tròn Ba Lan đã đóng vai trò chi phối trong thúc đẩy các tác nhân ở các nước khác trong khu vực theo hướng các chiến lược dẫn đến sự thay đổi chế độ một cách hòa bình. Mặt khác, chính sự thay đổi chế độ ở Hungary đã làm tăng tính hấp dẫn của các cuộc bầu cử tự do cạnh tranh cho elite, như một cách, cứu quyền lực của họ khỏi tai họa và như một cách hòa bình để ra khỏi nhà nước xã hội chủ nghĩa đang suy tàn.

“Hiệu ứng Ba Lan”

Vào lúc này có khối lượng lớn tài liệu tham khảo về làn sóng đột ngột và phần lớn không ngờ của sự dân chủ hóa hòa bình trong năm 1989 ở Đông và Trung Âu.[3] Bên trong các tài liệu tham khảo này, có sự đồng thuận rộng rãi về sự tồn tại của những sự kết hợp giữa những sự chuyển đổi khác nhau ở các nước khác nhau trong khu vực. Theo ngôn ngữ của phương pháp luận so sánh, những giải thích thuần so sánh theo chủ nghĩa cấu trúc sử dụng các phương pháp về sự tương tự hay sự khác biệt sẽ là không thỏa đáng trong phân tích những sự chuyển đổi này, bởi vì các trường hợp của các nước là không độc lập. Một cách để mô tả mối quan hệ giữa những sự chuyển đổi này là dùng sự giống nhau của sự khuếch tán hay sự lây lan. Theo một cách tiếp cận như vậy, những kinh nghiệm của các xã hội dân sự mạnh hơn hướng dẫn tiến trình cần được noi theo bởi các công dân trong các nước nơi xã hội dân sự đã yếu hơn nhiều. Sử dụng một cách tiếp cận như vậy, người ta có thể kỳ vọng chỉ những sự khác biệt về định thời gian chứ không về phương thức dân chủ hóa. Một cách tiếp cận khác đã có thể dựa trên một sự hiểu phức tạp hơn về các tác động của những kinh nghiệm của các trường hợp sớm hơn lên những hình mẫu thay đổi trong những trường hợp muộn hơn. Có thể được chứng tỏ, thứ nhất, rằng không chỉ các công dân bên trong xã hội mà cả các tác nhân bên trong elite cũ đã học bằng cách quan sát các quá trình và các kết quả của những tương tác của những người cai trị và phe đối lập ở các nước khác.[4] Các bài học từ các trường hợp sớm hơn đôi khi đã làm thay đổi một cách đột ngột nhận thức về các khả năng, và với điều đó, nhận thức về cán cân lực lượng tương đối giữa các nhà cai trị và phe đối lập. Mặt khác, logic của tương tác chiến lược giữa các trường hợp muộn hơn đã không chỉ được định hình bởi các đặc tính của những thay đổi trước. Nó cũng đã được định hình bởi các đặc trưng của các tương tác bên trong elite và giữa elite và phe đối lập trước khi bắt đầu giải thoát. Như một kết quả, các trường hợp này đã khác nhau không đơn giản ở mức độ mà về tính chất: 1989 đã thấy nhiều sự chuyển đổi với những con đường khác nhau đến các loại khác nhau của các định chế chính trị.[5] Như thế, như sẽ được cho thấy dưới đây, “Hiệu ứng Ba Lan” đã khác nhau trong các nước này phụ thuộc vào các đặc trưng của những tương tác chiến lược giữa các loại khác nhau của các tác nhân chính trị.

Khía cạnh thứ hai của mối quan hệ qua lại giữa các trường hợp này đã là vai trò được đóng bởi các mối quan hệ quốc tế.[6] Một trong những khác biệt chính của những sự giải thoát ở Đông Âu vis-à-vis (đối diện) với những sự giải thoát ở Nam Âu và Mỹ Latin đã là sự thực rằng các nước này đã tạo thành một phần của một đế chế và chúng đã có chủ quyền hạn chế. Như Philippe C. Schmitter và Terry Karl đã lưu ý, “không có một sự thay đổi được thông báo trước và đáng tin trong các chính sách đối ngoại và an ninh của Liên Xô, thì cả sự định thời gian lẫn sự xảy ra của sự thay đổi chế độ không thể giải thích nổi.”[7] Một sự hiểu đơn giản hơn của điểm này sẽ là để nói về “Hiệu ứng Gorbachev,” theo nghĩa rằng chính sự tuyên bố công khai về sự kết thúc của “Học thuyết Brezhnev” bởi Gorbachev mà đã có tác động trong các nước của khu vực làm thay đổi đột ngột nhận thức về dải của các khả năng, và với điều đó, thay đổi đột ngột các chiến lược của các tác nhân chính trị. Diễn giải này, tuy vậy, gây lạc lối. Trong khi sự thay đổi những ưu tiên trong chính sách đối ngoại và an ninh của Liên Xô đã đóng một vai trò quan trọng trong những diễn tiến chính trị muộn hơn của khu vực, tác động của những thay đổi này đã không là trực tiếp, chủ yếu bởi vì mức độ cao của sự không chắc chắn về sự đáng tin của những thay đổi chính sách này. Không chỉ vị trí riêng của chính Gorbachev đã là không chắc chắn cho đến tận cuối 1988, mà cũng đã không biết những thay đổi chính trị đã có thể đi xa đến đâu trong các nước khác, các giới hạn của sự chịu đựng của Moscow đã thế nào, tốc độ và hướng của những thay đổi trong các nước này đã có thể ảnh hưởng thế nào đến vị thế của Gorbachev. Theo ngôn ngữ của lý thuyết trò chơi, tình hình của năm 1989 đã có thể được mô tả theo cách sau đây: với sự hoàn toàn thiếu các thể chế tự duy trì cho phép những cam kết đáng tin và với sự thiếu danh tiếng kiếm được trước đó cho sự tín nhiệm, thì những phản ứng của Moscow đối với những hành động của những người đi đầu tiên là cái thiết lập tính đáng tin của các ý định của các lãnh đạo ở Moscow. Như thế kết luận thứ hai: tính đáng tin của sự thay đổi chính sách ở Moscow được xác lập bởi các sự kiện và kết quả được các cuộc đàm phán Bàn Tròn Ba Lan tạo ra, hay chính xác hơn, bởi sự quan sát các phản ứng của các lãnh đạo ở Moscow đối với các sự kiện Ba Lan và các kết quả của chúng. Như thế, đầu tiên “Hiệu ứng Ba Lan” đã kích hoạt “Hiệu ứng Gorbachev.”

Các cuộc đàm phán Bàn Tròn Ba Lan và các kết quả của chúng đã là các sự kiện báo hiệu quan trọng nhất về dải của những khả năng cho hành động chính trị trong một môi trường địa chính trị hết sức bấp bênh. Trong một tình hình mà trong đó cả những ý định lẫn các giới hạn chịu đựng của trung tâm của Đế chế đã không rõ ràng, thì các sự kiện tạo ra bởi những người đi đầu tiên, các tác nhân Ba Lan trong sự thay đổi chế độ được thương lượng, là cái đã gửi các tín hiệu cho những người Đông Âu, cả cho những người đang cầm quyền lẫn cho dân chúng nói chung. Đấy đã là những tín hiệu quan trọng, làm thay đổi đầy kịch tính các chiến lược của các tác nhân chính trị ở các nước này. Các sự kiện Ba Lan đã là sự chứng minh về dư địa thay đổi cho việc thao diễn hoạt động chính trị bên trong thế giới cộng sản. Chúng đã là các tín hiệu rằng đã là có thể để bắt đầu các cuộc thương thuyết về hợp pháp hóa phe đối lập, để cho phép tự do ngôn luận, để thông qua các luật về tự do lương tâm và tôn giáo hay về quyền tự do lập hội, để ứng cử dưới màu cờ sắc áo của phe đối lập trong các cuộc bầu cử nửa-tự do; rằng đã là có thể cho phe đối lập thắng các cuộc bầu cử và cho những người bên trong chế độ cũ chấp nhận một cách hòa bình một sự thất bại làm bẽ mặt; và cuối cùng, rằng đã là có thể cho phe đối lập để lập một chính phủ. Đấy đã là các tín hiệu cho hàng triệu người trong khu vực rằng đã có một con đường hòa bình để ra khỏi chế độ cộng sản, rằng Moscow đã chịu đựng không chỉ “một sự thay đổi mô hình” của nhà nước xã hội chủ nghĩa, mà cũng chịu chấp nhận một sự thay đổi chế độ chính trị. Mặt khác, các sự kiện và sự thực này được tạo ra bởi các cuộc Đàm phán Bàn Tròn in Ba Lan đã là chứng minh cho những người cứng rắn và các nhà cải cách bên trong các chế độ ở các nước cộng sản khác rằng học thuyết Brezhnev đã hết – họ đã phải đối mặt với các đồng bào của họ, sẵn sàng theo tấm gương Ba Lan cho chính họ.

Tác động giống nhau quan trọng nhất của các sự kiện Ba Lan năm 1989 đã là sự thay đổi đầy kịch tính của những nhận thức về cán cân lực lượng tương đối trong các nước khác của khu vực. Nó đã làm thay đổi nhận thức về cán cân lực lượng tương đối giữa những người thuộc phe cứng rắn và các nhà cải cách và giữa các nhà cai trị và các lực lượng của xã hội dân sự trong các nước này. Nhận thức rằng các nhà cai trị trong nước đã không thể tính đến sự ủng hộ quân sự từ Moscow đã làm thay đổi đột ngột các chiến lược của các tác nhân này, đã làm tăng sự sẵn sàng của các lực lượng bên trong các xã hội dân sự để được huy động, đã làm yếu một cách đột ngột vị thế của các mảng elite mà đã sẵn sàng dùng bạo lực để cứu chế độ khỏi sụp đổ, và đã buộc các nhà cải cách bên trong chế độ để tìm kiếm những con đường hòa bình để duy trì chí ít một phần quyền lực của họ. Tác động cụ thể của các sự kiện Ba Lan, tuy vậy, đã khác nhau từ nước này sang nước khác, phụ thuộc vào logic của những tương tác chiến lược giữa các lực lượng của sự thay đổi chính trị trước khi các sự kiện Ba Lan diễn ra. Vào lúc khi phe đối lập và các nhà cai trị ở Ba Lan đã cam đoan một sự trao đổi về việc hợp pháp hóa các đại diện của xã hội dân sự để lấy việc các lực lượng này ban cho chế độ tính chính đáng nào đó, thì ở Hungary những người theo phái cứng rắn nắm quyền đã bận rộn với việc phi pháp hóa phe đối lập đang nổi lên, và phe đối lập đã bận rộn huy động xã hội dân sự cho việc làm mất tính chính đáng của chế độ.[8] Các sự kiện Ba Lan đã đóng góp làm yếu thêm vị thế của những người theo phe cứng rắn ở Hungary và đã làm mạnh các nhà cải cách sẵn sàng bắt đầu các cuộc đàm phán về sự thay đổi chính trị hòa bình với phe đối lập. Kết hợp với thành công của chiến lược huy động của phe đối lập Hungary, các cuộc Đàm phán Bàn Tròn ở Hungary đã có thể bắt đầu sáu ngày sau chiến thắng bầu cử của phong trào Đoàn kết ở Ba Lan. Nhưng bất chấp những sự giống nhau của họ như những sự giải thoát được thương lượng, các trường hợp Ba Lan và Hungary khác nhau hoàn toàn về các đặc tính thể chế của chính trường được tổ chức lại của họ. Không giống các lực lượng Ba Lan tương ứng của họ, các lực lượng đối lập Hungary đã chẳng bao giờ cảm thấy đủ mạnh để lên tiếng “nhân danh xã hội” và để tiến hành các cuộc đàm phán với những người cai trị về một sự dân chủ hóa được thỏa hiệp. Điểm yếu tự cảm nhận này về tính chính đáng của các lực lượng đối lập đã đẩy họ đến việc đòi các cuộc bầu cử tự do không thỏa hiệp. Mặt khác, chính sức mạnh bầu cử được tự cảm nhận của những người cải cách bên trong chế độ vis-à-vis (đối mặt) với các lực lượng đối lập mới được tổ chức là cái đã khiến cho họ toàn tâm đón nhận ý tưởng về các cuộc bầu cử tự do – như một phương tiện tiềm năng của việc cứu quyền lực của đảng bằng cách kiếm được tính chính đáng mới và vững mạnh bằng con đường cạnh tranh bầu cử.[9]

Tại Rumania, Bulgaria, và muộn hơn ở Albania, nơi sự đàn áp mạnh các lực lượng đối lập đã ngăn cản sự huy động sớm quy mô lớn của xã hội dân sự, tác động của các sự kiện Ba Lan đã là khác. Trong các nước này, các phần của elite cũ đã tổ chức thành công các cuộc đảo chính cung đình để loại bỏ những người theo phe cứng rắn bên trong chế độ và, cũng học từ trường hợp Hungary, đã sử dụng sự cạnh tranh bầu cử bị hạn chế để chế ngự một cách khốc liệt các đối thủ bầu cử yếu của họ để ở lại nắm quyền.[10] Cuối cùng, tại Đông Đức và Tiệp Khắc, những khác biệt trong logic của những sự tương tác giữa các nhà cai trị và phe đối lập được tổ chức một cách lỏng lẻo đã dẫn đến các cuộc biểu tình công khai leo thang, với các nhà cai trị thiếu cả năng lực hay quyết tâm để dùng sức mạnh quyết định, và như thế dẫn đến sự đầu hàng của các nhà cai trị và sự sụp đổ của chế độ của họ.[11] Xết cho cùng, tác động cụ thể của các cuộc đàm phán Bàn Tròn Ba Lan đã khác nhau chủ yếu phụ thuộc vào các đặc trưng “quốc gia” của những sự tương tác giữa các lực lượng thay đổi chính trị trong các nước đó. Thỏa hiệp được đàm phán ở Ba Lan đã đóng góp cho những con đường khác nhau để giải thoát khỏi nhà nước xã hội chủ nghĩa: cạnh tranh bầu cử bị hạn chế và cạnh tranh bầu cử hoàn toàn tự do, sự đầu hàng và sự sụp đổ của chế độ.

Nguyên tắc Bất-Bạo động và Nguồn gốc của sự Thay đổi Chế độ một cách Hòa bình

Điều kiện sơ đẳng nhất cho việc bắt đầu sự thay đổi chế độ một cách hòa bình là sự bác bỏ bạo lực bởi các lực lượng có ảnh hưởng, cả ở bên trong phe đối lập lẫn bên trong chế độ. Sự tôn trọng triệt để nguyên tắc bất bạo động chỉ một phần là về sự bác bỏ việc dùng bạo lực như một phương tiện để đẩy mạnh các mục tiêu chính trị của mình; nó cũng là về sự sẵn sàng tiến hành hành động chính trị để ngăn chặn bạo lực bởi bất kể tác nhân xã hội và chính trị nào khác. Hai khía cạnh này của nguyên tắc bất bạo động là quan trọng ngang nhau. Hầu như không có cơ hội cho sự thay đổi chế độ được thương lượng cho đến khi các lực lượng chi phối ở bên trong cả hai phe sẵn sàng từ bỏ việc sử dụng vũ lực như một phương tiện để duy trì hay để biến đổi chế độ. Mặt khác, một trong những nhân tố mạnh nhất đẩy các tác nhân theo hướng sự thay đổi chế độ được đàm phán có thể là sự sẵn sàng để làm cái gì đó nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt bạo lực bởi các tác nhân trong nước khác.

Tại Đông và Trung Âu của năm 1988, đã có cảm nhận chung rằng những ngày của chế độ cũ đã điểm, nhưng không ai đã có thể tiên đoán sự khốn khổ của chế độ nhà nước xã hội chủ nghĩa còn kéo dài bao lâu và nó sẽ rút lui thế nào. Trong hầu hết các nước của khu vực, những người nắm quyền đã bắt đầu chuẩn bị cho cái xấu nhất bằng cách tăng cường các bộ máy đàn áp của đảng nhà nước và bằng cách tăng sự đàn áp các lực lượng đối lập. Ngay cả trong các nước, như Ba Lan hay Hungary, nơi những người cộng sản cải cách đã sẵn sàng đưa ra những cải cách kinh tế, đã có những lực lượng bên trong chế độ sẵn sàng sử dụng vũ lực để cứu nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng đây cũng đã là hai nước trong khu vực nơi, đầu tiên bên trong phe đối lập và muộn hơn cả bên trong chế độ nữa, các lực lượng đã trở nên áp đảo là những người không chỉ đã bác bỏ việc sử dụng bạo lực, mà cũng đã là những người sẵn sàng tiến hành hành động chính trị để ngăn chặn bạo lực.

Sự từ chối sử dụng bạo lực giữa các lực lượng đối lập trong các nước này có gốc rễ sâu xa. Đối lập dân chủ Hungary, giữa những thứ khác, đã bị ảnh hưởng mạnh bởi các ý tưởng “tiến hóa mới” của đối lập Ba Lan.[12] Hơn nữa, một vai trò trung tâm đã được đóng trong sự mở mang hệ tư tưởng về bất bạo động bởi ý tưởng từ các giới đối lập Ba Lan rằng việc tái lập một chế độ dân chủ và nền pháp trị không thể dựa trên sự thay đổi chính trị bừa bãi.[13] Như trong nhiều nước Mỹ Latin, vào cuối các năm 1970 một bản sắc đối lập mới đã nổi lên ở Đông và Trung Âu, dựa trên sự bác bỏ cách mạng và bất kỳ hình thức bạo lực nào của sự thay đổi chính trị và tập trung vào các tư tưởng về các quyền con người và các giá trị dân chủ. Các tư tưởng “tiến hóa mới,” bản thân chúng là các sản phẩm của những nỗ lực thất bại trước kia để thay đổi chính trị, đã bác bỏ sự đối đầu trực tiếp với chế độ, vẫn đã dựa chủ yếu vào những cân nhắc thực dụng. Đối đầu với chế độ đã có thể chỉ khiêu khích sự đàn áp và việc sử dụng vũ lực, cả bởi các nhà cai trị trong nước lẫn bởi Moscow. Đối lập phải thử thúc đẩy sự thay đổi trong các lĩnh vực xã hội nơi sự đối đầu trực tiếp với chế độ đã có thể được ngăn chặn, trong các lĩnh vực nơi các yếu tố chi phối của cơ cấu của chế độ chính trị áp bức không bị thách thức.[14]

Tư tưởng về sự thay đổi chính trị bất bạo động, không giống tư tưởng phản-chính trị của chủ nghĩa tiến hóa mới, đã dựa trên các nguyên tắc đạo đức. Lập luận đã là kép. Thứ nhất, cách mạng, và bất kỳ hình thức thay đổi chính trị bạo lực nào, có thể chỉ dẫn đến sự nổi lên của một chế độ áp bức khác. Thứ hai, sự thay đổi chính trị bạo lực có thể không chỉ gây nguy hiểm cho các khả năng nổi lên của một chế độ dân chủ, mà cũng có thể làm xói mòn các cơ hội cho sự duy trì các quyền con người. Vì sao những người sử dụng vũ lực để đẩy mạnh một mục tiêu chính trị lại bị ngăn chặn khỏi sử dụng nó cho mục tiêu chính trị khác? Với sự thay đổi hệ tư tưởng này, sự khác biệt giữa phương tiện và mục đích cũng sẽ biến mất: các phương tiện trở thành đồng nhất với các mục đích. Không phải sự thay đổi chính trị tự nó, mà sự thay đổi chính trị bất bạo động đã trở thành mục tiêu của phe đối lập.

Bác bỏ việc sử dụng bạo lực đã mới chỉ là bước đầu tiên hướng tới sự thay đổi chế độ được thương lượng ở Đông Âu. Bước tiếp theo đã được tạo ra trong nửa thứ hai của các năm 1980, khi cả phe đối lập Hungary và Ba Lan đã tuyên bố công khai sự sẵn sàng của họ để tiến hành đối thoại chính trị với chế độ để ngăn chặn bạo lực. “Khế ước Xã hội,” cương lĩnh chính trị của đối lập dân chủ Hungary, được công bố năm 1987 trong samizdat và đã được Bộ Chính trị của Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Hungary (MSZMP) đọc trong ngày tiếp theo.[15]

Ý tưởng về đi đến một “hiệp ước khủng hoảng” giữa chế độ Ba Lan và phong trào Đoàn kết đã được công bố đầu tiên trong năm 1988 bởi nhân vật đối lập hàng đầu, Bronisław Geremek, trong một phỏng vấn cho một trong những tuần báo của chế độ. Cả “Khế ước Xã hội” Hungary lẫn “hiệp ước khủng hoảng” Ba Lan đã là các hệ quả logic và những sự tiếp tục của các tư tưởng được mô tả ở trên và các chuẩn mực đạo đức về sự thay đổi chính trị bất bạo động. Ngoài ra, cả hai đã dựa trên giả thiết rằng đã có các lực lượng bên trong chế độ sẵn sàng tiến hành đối thoại về sự thay đổi chính trị với phe đối lập để ngăn chặn bạo lực.

Quan trọng để thấy rằng hai cương lĩnh này đã không dựa trên nỗi sợ của mối nguy hiểm trực tiếp của bạo lực, mà dựa trên sự sẵn sàng để ngăn chặn khả năng sử dụng bạo lực, hoặc bởi những người bên trong chế độ hay bởi bất kỳ lực lượng xã hội nào khác. Vào nửa sau của các năm 1980 đã là chuyện tầm thường để nói về “các mối nguy hiểm của sự bùng nổ xã hội,” ngay cả trong các báo chính thống của chế độ trong cả hai nước. “Sự bùng nổ xã hội” này, theo các lập luận được dùng khi đó, có thể được kích nổ hoặc bởi các điều kiện kinh tế xấu thêm khi thiếu cải cách kinh tế, hoặc bởi các điệu kiện xã hội xấu thêm do kết quả của việc đưa ra những cải cách kinh tế. Điều này mô tả sinh động về các khả năng của hành động chính trị đã đúng như việc nhảy múa trên bãi mìn: một bước nhảy tồi và có một sự bùng nổ. Đối thoại và đàm phán, trong các cương lĩnh của đối lập Ba Lan và Hungary, đã là các phương tiện và là các mục tiêu: các cuộc đàm phán về sự thay đổi chính trị một cách hòa bình nhằm ngăn chặn bạo lực.

Chắc chắn, cả phe đối lập Ba Lan lẫn phe đối lập Hungary về nguyên tắc đã có thể chọn các chiến lược khác để đẩy mạnh sự thay đổi chính trị. Họ đã có thể chọ chiến lược “chờ xem,” được dẫn dắt bởi cách ngôn “càng tồi, càng tốt.” Thời gian đã ở phía họ: hoặc sự thiếu những cải cách kinh tế hoặc việc đưa chúng vào sẽ đều làm tăng đột ngột sự đối lập với chế độ. Sớm hay muộn, chúng đã có thể dẫn quần chúng đến chống lại các trụ sở của nhà nước-đảng. Bạo lực cũng đã có thể đến, chắc chắn từ phía bên kia – các lực lượng cảnh sát chống lại những công nhân biểu tình một cách ôn hòa được cử đến bởi các apparatchik địa phương đáng sợ hay bởi những người theo phe cứng rắn bên trong chế độ – kích động một sự bùng nổ của bạo lực đám đông. Cả phe đối lập Ba Lan và Hungary đã bác bỏ các giải pháp này, không phải bởi vì họ đã không mong muốn kết quả cuối cùng, mà bởi vì họ đã tin chắc rằng các phương tiện được chọn đã có thể quyết định kết quả, rằng sự đạt được mục đích về sự mở rộng phổ quát các quyền con người và chính trị đã có thể bị nguy hiểm bởi việc sử dụng phương tiện bạo lực. Rốt cuộc, vào nửa sau của các năm 1980 chiến lược của phe đối lập cả ở Ba Lan và Hungary đã đi xa hơn nhiều những cân nhắc thực dụng về không-đối đầu của chủ nghĩa tiến hóa mới. Sự thỏa hiệp được phe đối lập chào mời cho chế độ trong các nước này đã không chỉ dựa trên những cân nhắc địa chính trị thực dụng và/hoặc nhận thức thực tế về cán cân sức mạnh trong nước giữa những người ủng hộ và những người chống đối chế độ. Sự chào mời một thỏa hiệp đã cũng dựa trên lập luận đạo đức. Trong trường hợp của Ba Lan, đằng sau khẩu hiệu của các cuộc đàm phán Bàn Tròn – “tính hợp pháp đối lại tính chính đáng” – đã là ý tưởng rằng, để đổi lấy sự tái-hợp pháp hóa, phong trào Đoàn kết đã sẵn sàng cho chế độ mượn tính chính đáng nào đó, cho dù với cái giá của sự mất mát một phần của tính chính đáng riêng của nó. Bằng cách này, nó đã có thể đóng góp cho sự ngăn chặn bạo lực, vì hoặc sự thiếu hoặc sự đưa ra những cải cách kinh tế. Ở Hungary, các ý tưởng tương tự đã dẫn phe đối lập đưa ra một giải pháp thỏa hiệp cho chế độ.

Trong cả hai nước, các lực lượng không-đối đầu đã là đa số bên trong chế độ. Tuy vậy, những người sẵn sàng tiến hành các cuộc đàm phán với phe đối lập để ngăn chặn bạo lực vẫn đã là thiểu số cho đến đầu năm 1989, và, cho đến rất muộn ở cả hai nước, đã có những lực lượng đáng kể sẵn sàng sử dụng vũ lực để cứu hiện trạng chính trị khỏi sụp đổ. Trong cả hai nước, sự áp đảo của chiến lược không-đối đầu bên trong chế độ đã chủ yếu là kết quả của những đối đầu ác liệt trước giữa xã hội và chế độ. Bị ám ảnh bởi những ký ức của cách mạng 1956, các cuộc đối đầu bạo lực trước với các công nhân đình công và với phong trào Đoàn kết hợp pháp của đầu các năm 1980, cả elite cộng sản Hungary và Ba Lan đã có các lý do chính đáng để theo đuổi các chiến lược mà đã không khiêu khích xã hội. Sự e ngại dùng bạo lực, mặt khác, đã được củng cố bởi các đặc tính của sự phụ thuộc địa chính trị kép của các chính phủ cộng sản ở hai nước này. Thêm vào nỗi sợ hãi về sự can thiệp Soviet về phía các nhà cải cách của chế độ, và muộn hơn, nỗi sợ hãi về sự không-can thiệp từ phía những người theo phái cứng rắn, đã là nỗi sợ hãi ngày càng tăng về mất các khoản tín dụng phương Tây, một nỗi sợ hãi về sự nợ nần gia tăng và sự phụ thuộc kinh tế của các nước này, kết đôi với sự thay đổi việc đặt điều kiện chính trị phương Tây của việc tiếp tục tài trợ. Cho đến cuối các năm 1980, nỗi sợ hãi gia tăng về “sự bùng nổ xã hội” chủ yếu đã có tác động làm tê liệt elite cộng sản: trì hoãn những cải cách kinh tế cần thiết hoặc, còn tồi tệ hơn, việc đưa ra các chính sách kinh tế tái phân phối với mục tiêu cải thiện tâm trạng xã hội và chỉ gây ra một sự xấu thêm của các điều kiện kinh tế. Mặc dù trong cả hai nước đã có các lực lượng bên trong chế độ sẵn sàng sử dụng vũ lực, chính nỗi sợ hãi gây tê liệt này đã giúp các nhà cải cách ở bên trong chế độ để vô hiệu hóa những người theo phái cứng rắn. Cuối cùng, trong cả hai nước, sự xói mòn nhanh chóng của ý thức hệ chi phối đã đóng góp thêm cho sự mất sức sống của bất kỳ chiến lược nào dựa vào việc sử dụng vũ lực. Việc đơn thuần bác bỏ sử dụng bạo lực, dưới ảnh hưởng của các tương tác giữa chế độ và phe đối lập, đã dần dần kết đôi với sự sẵn sàng để tiến hành hành động chính trị để ngăn chặn bạo lực.

Tóm tắt

Các cuộc đàm phán khéo léo của những người tham gia các cuộc đàm phán Bàn Tròn Ba Lan đã có tác động to lớn lên những diễn tiến chính trị muộn hơn ở Đông và Trung Âu. Chúng đã truyền các tín hiệu về dải được tăng lên của các mục tiêu chính trị khả thi. Mặc dù không có nước nào đã lặp lại chiến lược của nền dân chủ được thỏa hiệp – kết quả trực tiếp của các cuộc đàm phán Ba Lan – tất cả các nước này đã bị tác động bởi giá trị tinh thần của sự thay đổi chính trị bất bạo động. Ngay cả kết quả cuối cùng của các cuộc đàm phán Bàn Tròn Ba Lan đã chứng minh việc sử dụng chiến lược về thay đổi chính trị bất bạo động. Một năm sau việc thành lập chính phủ không cộng sản đầu tiên ở Ba Lan, gần như tất cả các nước cộng sản trước kia đã có hình thức nào đó của các cuộc bầu cử tự do hay nửa-tự do. Nhưng trong các nước đó, đã chỉ có hai nước nơi chức thủ tướng đã không rơi vào tay một người cộng sản trước đây: Ba Lan và Hungary.

Sau khi đã nói điều đó, không phải các hệ quả bên ngoài cũng chẳng phải các hệ quả bên trong, mà là các phương tiện được dùng là cái biện minh cho chiến lược chính trị của những người tham gia các cuộc đàm phán Bàn Tròn Ba Lan. Vì các phương tiện này – sự thay đổi chính trị một cách hòa bình – đã cũng là các mục tiêu, và vì các phương tiện và mục tiêu này có những nền tảng đạo đức vững chãi, người ta hầu như không thể thấy sự hợp lệ của sự phản đối gần đây đối với các cuộc đàm phán này trên “cơ sở đạo đức.” Một sự bác bỏ các cuộc đàm phán Bàn Tròn Ba Lan chỉ có thể có hiệu lực từ viễn cảnh mà cho phép sử dụng bất kỳ phương tiện nào để đạt được các mục tiêu chính trị đáng mong muốn. Nhưng trên cơ sở này, hầu như là không thể để hiểu rõ làm sao người ta có thể nhận thức dân chủ như không chỉ một phương tiện mà cũng như một mục đích tự nó.

Dịch giả Nguyễn Quang A gửi trực tiếp cho BVN

* Trong tiểu tuận này Bruszt sử dụng elite theo nghĩa hẹp để chỉ giới tinh hoa của chế độ, chứ không để chỉ cả eltite đối lập

[1] T. Garton Ash, The Magic Lantern: The Revolution of ’89 Witnessed in Warsaw, Budapest, Berlin, and Prague, 1st US Edition (New York: Random House, 1990); T. Garton Ash, We the People: The Revolution of ’89 Witnessed in Warsaw, Budapest, Berlin and Prague (Cambridge: Granta Books, 1990).

[2] I. Banac, Eastern Europe in Revolution (Ithaca: Cornell University Press, 1992); L. Bruszt and D. Stark, “Remaking the Political Field in Hungary: From the Politics of Confrontation to the Politics of Competition,” in Eastern Europe in Revolution, edited by I. Banac (Ithaca: Cornell University Press, 1992); T. Garton Ash, Magic Lantern; J. Staniszkis, The Dynamics of the Breakthrough in Eastern Europe: The Polish Experience (Berkeley: University of California Press, 1991).

[3] Xem, chẳng hạn: L. Anderson, Transitions to Democracy (New York: Columbia University Press, 1999); G.A. Babcock and Rand Graduate School, “The Role of Public Interest Groups in Democratization: Soviet Environmental Groups and Energy Policy-making” (Santa Monica, CA: Rand Graduate School, 1997); Banac; A. Bozóki, A. Körösényi, and G. Schöpflin, Post-Communist Transition: Emerging Pluralism in Hungary (London: Pinter Publishers, St. Martin’s, 1992); K. Cordell, Ethnicity and Democratisation in the New Europe (London: Routledge, 1999); T. Garton Ash, The Magic Lantern; J.F. Hollifield and C.C. Jillson, Pathways to Democracy: The Political Economy of Democratic Transitions (New York: Routledge, 1999); M. Kaldor and I. Vejvoda, Democratization in Central and Eastern Europe (London: Pinter, 1999); J.J. Linz and A.C. Stepan, Problems of Democratic Transition and Consolidation: Southern Europe, South America, and Post- Communist Europe (Baltimore: Johns Hopkins University Press, 1996); G. Pridham and T. Vanhanen, Democratization in Eastern Europe: Domestic and International Perspectives (London: Routledge, 1994); Staniszkis; D.C. Stark and L. Bruszt, Postsocialist Pathways: Transforming Politics and Property in East Central Europe (Cambridge: Cambridge University Press, 1998).

[4] Bruszt and Stark.

[5] Bruszt and Stark; Linz and Stepan. Về một thảo luận khiêu khích về nhiều phương thức chuyển đổi, xem công trình của Terry Karl and Philippe S. Schmitter, “Modes of Transition and Types of Democracy in Latin America, Southern and Eastern Europe,” International Science Journal 128: 269-84.

[6] Pridham and Vanhanen; P.C. Schmitter and T. Karl, “The Conceptual Travels of Transitologists and Consolidologists: How Far to the East Should They Attempt to Go?” Slavic Review 53 (1 Spring 1994): 173-85.

[7] Schmitter and Karl.

[8] Bruszt and Stark.

[9] Ibid.

[10] Ibid.

[11] Ibid.

[12] T. Garton Ash, The Uses of Adversity: Essays on the Fate of Central Europe (Cambridge: Granta Books, 1989); J. Kis, Politics in Hungary: For a Democratic Alternative, Social Science Monographs (Boulder, CO: Atlantic Research and Publications, 1989); A. Michnik, Letters from Prison and Other Essays (Berkeley: University of California Press, 1985).

[13] Kis; Michnik, Letters; A. Michnik, A. Grudzinska and G. Mink, La Deuxième Révolution (Paris: La Découverte, 1990).

[14] Michnik, Letters.

[15] Kis.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn