Đối phó với sức mạnh tài chính của Trung Quốc
(Chính sách tài chính đối ngoại của Bắc Kinh)
Ken Miller/Foreign Affairs, tháng Bảy/tháng Tám 2010
Ken Miller là Tổng giám đốc và Chủ tịch công ty ngân hàng thương mại Ken Miller Capital LLC, Giám đốc Gian hàng USA tại Hội chợ Quốc tế ở Thượng Hải năm 2010, và cũng là một thành viên trong Ban Cố vấn của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về Chính sách kinh tế thế giới.
Đường lối phát triển kinh tế của Trung Quốc (TQ) đã biến nước này thành một người khổng lồ thiếu cân đối, một mãnh lực xuất khẩu với cánh tay tài chính rất lớn. Sau khi Đặng Tiểu Bình phát động đổi mới kinh tế năm 1979, các doanh nghiệp TQ bắt đầu sử dụng nhân công rẻ và nguồn vốn dễ vay để cạnh tranh trên thị trường thế giới, với hiệu năng ngày một gia tăng. Ngày nay, Bắc Kinh vẫn tiếp tục trợ cấp mạnh mẽ các hoạt động xuất khẩu. Nhà nước trực tiếp cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi và dành hối suất ưu đãi cho những thương gia nước ngoài mua hàng hóa TQ. Nhà nước cũng gián tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp bằng một đường lối mà các kinh tế gia gọi là “thủ đoạn đàn áp tài chính” (financial repression), theo đó Chính phủ áp đặt một số biện pháp kiểm soát nhằm o ép người dân TQ chỉ đầu tư vào các doanh nghiệp TQ mà thôi. Kết quả là Ngân hàng nhân dân TQ đã thu gom phần lớn số lợi nhuận mậu dịch kếch xù và các dòng tiền mặt chảy vào (cash inflows). Cuối năm 2009, ngân hàng này có một trữ lượng ngoại hối tương đương với 2.400 tỷ đôla. Đây là lượng ngoại hối to hơn bất cứ ngân hàng trung ương nào khác trên thế giới có được. Đấy là chưa tính đến những trữ lượng ngoại hối mà các ngân hàng thương mại lớn của TQ hiện đang nắm giữ. Hơn thế nữa, trữ lượng ngoại hối này còn có khả năng tăng thêm 300 tỷ đôla trong năm 2010.
Chưa bao giờ TQ có một sức mạnh tài chính hùng hậu như vậy, và Bắc Kinh đang thử nghiệm một phương thức tối ưu để sử dụng sức mạnh này trong quan hệ với các quốc gia khác. Tái sáp nhập Đài Loan vào lãnh thổ của mình là mục tiêu chủ yếu trong chính sách đối ngoại tổng quát của TQ, nhưng mục đích chủ yếu của chính sách tài chính đối ngoại của TQ là kích thích tăng trưởng kinh tế trong nước và tạo công ăn việc làm cho người dân. Trong việc theo đuổi mục tiêu này, Chính phủ TQ hưởng được tính chính đáng đáng kể (considerable legitimacy): Nó được hậu thuẫn bởi niềm tự hào của một quốc gia cuối cùng đã giành được vị trí trung tâm của trật tự thế giới. Nạn tham nhũng, mức chênh lệch giàu-nghèo ngày một gia tăng, các quyền tự do bị hạn chế, và nạn tàn phá môi trường đang đặt ra nhiều thách thức cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhưng bao giờ ĐCSTQ vẫn còn tiếp tục phát triển kinh tế và tạo được công ăn việc làm cho dân chúng, thì Đảng vẫn còn có khả năng nắm giữ quyền lực.
TQ mới bước vào giai đoạn gia tăng ảnh hưởng trong lãnh vực tài chính quốc tế. Mặc dù đôi khi có để lộ tham vọng của mình, nhưng nói chung Bắc Kinh vẫn ứng xử khá thận trọng. Vào tháng Ba 2009, Giám đốc Ngân hàng nhân dân TQ lên tiếng đòi chấm dứt việc sử dụng đồng đôla Mỹ như một trữ kim của thế giới và ủng hộ một loại tiền tệ mới do Quĩ Tiền tệ Quốc tế tạo ra. Tuy vậy, vẫn chưa có dấu hiệu gì chứng tỏ Chính phủ TQ có ý định đẩy mạnh chính sách này trong một tương lai gần. Cũng vậy, việc TQ muốn quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ (the renminbi) cũng chỉ diễn ra từ từ. Bắc Kinh đã ký thỏa ước hối đoái với Argentina, Belarus, Hongkong, Indonesia, Malaysia, và Nam Hàn; TQ đã bắt đầu cho phép một số quốc gia nhất định sử dụng đồng Nhân dân tệ để thanh toán hàng nhập khẩu từ Trung Quốc; và nay cho phép các xí nghiệp tại Thượng Hải và 4 thành phố tại tỉnh Quảng Đông ở phía Nam được dùng đồng Nhân dân tệ để trang trải hàng nhập khẩu đi vào Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh chưa dám cho các tài khoản đầu tư được tự do đổi ra ngoại tệ - nghĩa là, để cho đồng Nhân dân tệ được tự do đổi ra ngoại tệ (và ngược lại). Lãnh đạo TQ có lẽ đang bố trí người Trung Quốc vào các chức vụ cao tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới, đang toan tính tham gia các cơ cấu tài chính mới ở nhiều vùng trên thế giới, và đang gia tăng khả năng hối đoái của đồng Nhân dân tệ trong hoạt động mậu dịch khu vực, nhưng hiện thời, lãnh đạo TQ vẫn còn kẹt cứng trong thế giới của đồng đôla.
Và vì thế, trong lúc này, chính sách tài chính của TQ được đặt trên hai sách lược đơn giản: tích lũy ngoại tệ và gửi tiền ra nước ngoài - dưới các dạng thức như trực tiếp đầu tư, viện trợ, giúp đỡ, và cho vay - để nắm giữ các tài nguyên thiên nhiên nước ngoài, thu thập các công nghiệp mới, các kiến thức quản lý, và tạo những mạng lưới phân phối hàng hóa, nhằm nâng cao mức tăng trưởng kinh tế trong nước và duy trì tính chính đáng của ĐCSTQ.
Chính sách này của TQ khiến cho những ai vốn đã thấp thỏm vì nạn mất quân bình trong cán cân mậu dịch toàn cầu lại càng lo lắng hơn nữa về phương cách mà Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh tài chính đang lên của mình để gây thanh thế trong tương lai. Nhiều viên chức Chính phủ và chuyên gia về TQ của Hoa Kỳ tin rằng rất khó có việc Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh tài chính của mình để làm rối loạn thị trường vốn quốc tế. Nhưng sức mạnh là luôn luôn quan trọng kể cả khi nó không được dùng tới. Và sức mạnh tài chính chưa từng thấy của Trung Quốc hiện đang giúp Bắc Kinh bành trướng ảnh hưởng trong mọi lãnh vực của kinh tế toàn cầu.
Trung Quốc rải của trên nhiều quốc gia
Lượng dự trữ ngoại tệ lớn quá cỡ của Trung Quốc là do tỉ lệ tiết kiệm rất cao và cơ hội dùng tiền này để đầu tư lại rất giới hạn. Người dân TQ vẫn không được phép gửi nhiều tiền ra nước ngoài: ví dụ, một người không được đầu tư ở nước ngoài quá 350.000 yuan (khoảng 50 ngàn đôla) mỗi năm. Thị trường chứng khoán TQ lên xuống bất thường vì giá cả chủ yếu dựa vào các tin đồn thổi và các chuyển biến trong chính sách nhà nước. Thị trường địa ốc có lúc lên cao, có lúc sụt sâu. Tiền tiết kiệm gửi ở ngân hàng là an toàn nhất thì chỉ có lãi âm (negative interest) nếu kể luôn yếu tố lạm phát.
Với kinh tế TQ bắt đầu có năng suất cao và niềm tin tưởng của ĐCSTQ vào kế hoạch kinh tế trong nước gia tăng trong thập niên vừa qua, chính phủ TQ bắt đầu đặt nền móng bành trướng sự hiện diện tài chính của mình ở nước ngoài. Mục tiêu trước sau như một của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc vẫn là dành ưu tiên cao nhất cho việc duy trì vốn (capital preservation), rồi đến vốn lưu động dễ dàng (liquidity) và lợi nhuận (profitability). Trong thời kỳ đầu của mô hình tiết kiệm-và-xuất khẩu, Chính phủ TQ đã mua công trái của các chính phủ nước ngoài và một số lượng vàng. Rồi đến thập niên vừa qua, với lượng tiền kếch xù tích lũy được, TQ bắt đầu thử nghiệm những đường lối mới mẻ trong việc đầu tư ở nước ngoài, chẳng hạn mua các chứng khoán phi-chính phủ (nongovernment securities). Với tầm cỡ những trữ lượng ngoại tệ ngày nay và cảm thức rằng những trữ lượng này liên tục gia tăng, TQ đã tạo được một ảnh hưởng quá to lớn tại các thị trường tài chính quốc tế so với mức thu nhập đầu người khá thấp của dân TQ. Những khối lượng ngoại tệ khổng lồ như vậy cho TQ khả năng làm rối loạn thị trường trái phiếu của Bộ Tài chính Hoa Kỳ và của đồng euro. Mặc dù một sự can thiệp phá hoại như vậy là tự hủy và mặc dù TQ đã và đang tham dự vào các thị trường tài chính thế giới một cách tinh tế và có trách nhiệm, nhưng các nhà phê bình vẫn nhấn mạnh tiềm năng xáo trộn kinh tế toàn cầu do bàn tay TQ. Họ lo rằng Hoa Kỳ sẽ bị thương tổn nếu TQ chấm dứt việc mua công trái của Bộ Tài chính Hoa Kỳ hoặc, tệ hại hơn nữa, bắt đầu bán tháo công khố phiếu của Mỹ. Chí ít theo các con số thống kê công khai của Bộ Tài chính Hoa Kỳ, TQ đã bắt đầu cho Hoa Kỳ vay nợ càng ngày càng ngắn hạn hơn (Vì công khố phiếu Hoa Kỳ được mua bán qua trung gian, bằng một tiến trình không được rõ ràng, nên không ai nắm bắt được các con số). Trong số 281 tỉ đôla trái phiếu Mỹ mà TQ vừa mua thêm sổ nợ của mình trong năm 2009, có đến 130 tỉ là nợ ngắn hạn. Số 151 tỉ đôla là mức nợ dài hạn nhỏ nhất tính từ năm 2004 mà TQ đã gia tăng. Trữ lượng đôla và các ngoại tệ khác của TQ có thể giảm dần qua thời gian, nhưng lâm thời, sự thặng dư tài sản này (cùng với thặng dư mậu dịch của TQ) vẫn là một nỗi nhức nhối cho nhiều khối cử tri quan trọng tại Hoa Kỳ và Châu Âu.
Nhưng sự thật thì Hoa Kỳ và TQ đang bắt giữ nhau làm con tin. Hoa Kỳ cần TQ mua trái phiếu của mình, và trong một tương lai có thể thấy trước được, TQ ít có nơi nào khác hơn đồng đôla để cất giữ giá trị ngoại tệ mà TQ đã tích lũy được. Theo Cục Thống kê Quốc gia TQ, số thặng dư mậu dịch (trade surplus) của TQ trong năm 2009 là 196 tỉ đôla, xuống từ 298 tỉ đôla trong năm 2008, nhưng thậm chí trong năm 2009 cũng không có đủ trái phiếu bằng đồng euro, bằng đồng franc Thụy Sĩ, bằng đồng yen Nhật Bản, và không có đủ vàng để thu hút lượng ngoại tệ [do thặng dư mậu dịch] của TQ. Biết đâu, một ngày kia TQ có thể quyết định bán hết công phiếu của Hoa Kỳ, nhất là khi lãi suất xuống quá thấp. Nhưng cứ lẽ thường, động thái này sẽ đưa đến một mất mát to lớn trong giá trị tài sản bằng đôla của Trung Quốc và do đó đưa đến một hỗn loạn tài chính, khiến Chính phủ TQ không bao giờ dám khởi động một nước cờ như vậy. Về phần mình, Hoa Kỳ có thể trả đũa bằng các rào cản mậu dịch, gây phương hại trầm trọng hơn nữa cho kinh tế TQ, vì Chính phủ Trung Quốc phải dựa vào thị trường tiêu thụ Mỹ để tạo ra công ăn việc làm cho công nhân TQ.
Tất nhiên, những người làm chính sách tại thủ đô Washington cũng phải xét đến khả năng Bắc Kinh có thể hành động một cách tự hủy. Nhưng về phần mình, Chính phủ TQ cũng chịu một sự kềm chế quốc nội, đảm bảo hành vi tài chính đúng đắn của mình. Lượng tiền dự trữ 2.400 tỉ đôla do Ngân hàng nhân dân TQ quản lý được mọi người, trong giới lãnh đạo tại Bắc Kinh cũng như trong quần chúng TQ, hiểu là tiền của nhân dân, thành quả do mồ hôi nước mắt của họ. Giới lãnh đạo thường phải hứng chịu búa rìu dư luận mỗi khi lượng tiền tiết kiệm này bị đem đi đầu tư không đúng chỗ. Chỉ nhiệt tình yêu nước của người dân là có thể che lấp các sai phạm đầu tư - đấy là lý do tại sao chính phủ TQ tìm mọi cách chứng tỏ là không khoan nhượng trước áp lực ngoại bang (Các chính phủ phương Tây đã không mấy thành công trong việc o ép Trung Quốc định giá lại đồng Nhân dân tệ, cũng như Google không đảm bảo được quyền tiếp cận Internet không bị kiểm duyệt cho khách hàng tại TQ). Tất cả điều này có nghĩa là Chính phủ Trung Quốc không thể gây đổ vỡ trong hệ thống tài chính quốc tế mà vẫn có thể nắm quyền cai trị, trừ phi lòng ái quốc làm cho người dân không còn quan tâm đến mọi giá trị khác trong cuộc sống. Đây là một kịch bản không thể nào xảy ra.
TQ sử dụng các trữ lượng ngoại tệ của mình trên các thị trường tiền tệ quốc tế là để đảm bảo giá trị của đồng Nhân dân tệ - một việc bình thường trong chính sách tiền tệ của bất cứ quốc gia nào. Cũng như Quĩ Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (the US Federal Reserve), chức năng của Ngân hàng nhân dân TQ là tạo một môi trường tài chính có khả năng tạo đủ công ăn việc làm cho dân chúng và ổn định được giá cả trong nước. Ngoài ra, nhờ quá trình quản lý có trách nhiệm các quĩ dự trữ TQ, chính quyền Bắc Kinh đã tạo được những quan hệ quí báu với giới quản lý tài chính hàng đầu trong nền kinh tế toàn cầu. Qua sinh hoạt bình thường trên thị trường công khai, Bắc Kinh đã tiếp cận được những đối tác quan trọng trong thị trường hối đoái có khả năng trao đổi nhiều nghìn tỉ đôla. Và những dòng luân lưu tài chính hằng ngày này đã làm lãi suất hạ thấp đồng thời gia tăng khả năng chi trả và sự ổn định của các thị trường tài chính quốc tế.
Đầu tư nước ngoài
Sau khi tạo điều kiện cho việc tăng trưởng kinh tế với chính sách tài chính, chính quyền Bắc Kinh cố gắng tạo công ăn việc làm và nắm vững các đầu vào (inputs) mà họ tin tưởng là sẽ kích thích sự phát triển kinh tế quốc nội trong các giao dịch trực tiếp với những chính phủ khác. Và trong chính sách đối ngoại song phương với từng quốc gia, Bắc Kinh dùng những khí cụ có vẻ trắng trợn như trực tiếp đầu tư, trợ cấp trực tiếp, và cái gọi là các khoản tiền cho vay nhân nhượng (concessional loans), nghĩa là cho vay với các điều kiện hào phóng hơn các khoản tiền cho vay trên thị trường tài chính thông thường.
Hoạt động “trực tiếp đầu tư nước ngoài”, thường được gọi FDI, cho phép một quốc gia giành quyền kiểm soát tài nguyên, tiếp cận công nghệ của một quốc gia khác và theo dõi thông tin về những gì xảy ra bên ngoài biên giới. Từ năm 1999 chính phủ TQ đã bắt đầu khuyến khích các doanh nghiệp TQ trực tiếp đầu tư nước ngoài, nhưng chính sách “đi ra” này khởi động quá chậm chạp. Lúc đó, TQ quá bận tâm với việc chấn chỉnh khu vực kinh tế quốc doanh rời rạc của mình, trong khi khu vực tư doanh thì còn yếu ớt, không đủ sức “đi ra” trên qui mô lớn. Chính sách FDI bắt đầu tăng tốc từ năm 2005, không bao lâu sau khi các lượng ngoại tệ dự trữ trong Ngân hàng nhân dân TQ bắt đầu gia tăng và các xí nhiệp quốc doanh bắt đầu thấy có đủ điều kiện thuận lợi để đi tiên phong trong nỗ lực đầu tư ở nước ngoài. Sau đó, vì nhu cầu năng lượng và nguyên vật liệu để phục vụ nền kinh tế đang phất lên của TQ ngày một gia tăng, chính quyền Bắc Kinh phát động chiến dịch lùng sục tài nguyên khắp thế giới. Trong mười năm đầu của chính sách “đi ra”, Châu Á luôn luôn là khu vực hấp dẫn đối với các doanh nghiệp TQ; Châu Phi và Châu Mỹ La-tinh cũng đang ngày càng hấp dẫn. Chính phủ TQ cổ vũ mạnh mẽ việc đầu tư vào dầu khí, khoáng sản và kim loại, và các dịch vụ tài chính, rồi hầu hết mọi khu vực kinh tế khác. Qua thời gian, chính phủ TQ ngày càng chú tâm vào việc thủ đắc các kiến thức công nghiệp: một trong những mục tiêu của Tập đoàn quốc gia Khai thác dầu ngoài khơi của TQ (CNOOC) trong nỗ lực tiếp thu công ty năng lượng khổng lồ Unocal của Hoa Kỳ năm 2005 là để thủ đắc công nghệ thăm dò và sản xuất năng lượng.
Hầu hết vốn FDI Trung Quốc phát xuất từ các doanh nhiệp nhà nước. Mặc dù các doanh nghiệp tư nhân ngày càng nắm thế chủ động, nhưng tất cả mọi đầu tư quan trọng vẫn còn do các cơ quan nhà nước điều phối. Trong giai đoạn đầu của chính sách “đi ra”, các doanh nghiệp phải sử dụng tiền mặt dự trữ của mình, nhưng ngày nay, những ngân hàng lớn cũng cho vay vốn, chẳng hạn Ngân hàng TQ và Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu TQ. Trong khi các công ty Hoa Kỳ đi ra thế giới để mưu tìm lợi nhuận với sự can thiệp và hỗ trợ tối thiểu của Chính phủ, hầu hết mọi đầu tư ở nước ngoài của các công ty TQ cần có một sự chấp thuận nào đó của Nhà nước TQ.
Dù vậy, trong thời gian qua, Bắc Kinh luôn sẵn sàng hỗ trợ các dự án đầu tư nước ngoài. Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố trong bản báo cáo công tác Chính phủ (tương đương với diễn văn về Tình trạng Liên bang của Tổng thống Hoa Kỳ), công bố vào tháng Ba, rằng Bắc Kinh sẽ hậu thuẫn các công ty hội đủ điều kiện trong nỗ lực sáp nhập và mua lại các công ty nước ngoài, đồng thời cho phép các công ty ấy hưởng thêm quyền tự trị trong việc đầu tư ở nước ngoài. Để vẫn quản lý tuyệt đối giá trị đồng Nhân dân tệ, Chính phủ kiểm soát chặt chẽ các thị trường vốn của TQ, hầu hết dựa trên việc cung cấp vốn cho các ngân hàng và bán chứng khoán gây vốn cho các công ty. Tuy vậy, các công ty TQ càng ngày càng dễ dàng được cấp giấy phép đầu tư nước ngoài. Ngoại trừ các hợp đồng to lớn hay nhạy cảm chính trị, cần được Bắc Kinh đặc biệt duyệt xét trước khi thực hiện, hầu hết các dự án đầu tư đều được các văn phòng địa phương của Bộ Thương mại và Ủy ban Cải tổ và Phát triển Quốc gia chấp thuận trong vòng 1 tháng rưỡi, và lượng ngoại tệ cần thiết để tiến hành công việc thường được cung ứng liền sau đó. Chính phủ tỏ ra quyết tâm hơn trong việc khuyến khích các hoạt động đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư vào càng nhiều lãnh vực càng tốt. Trong kế hoạch công tác mới nhất, bộ Thương Mại lần đầu tiên đã trình bày chi tiết ý muốn sản xuất ở nước ngoài, tiếp thu công nghiệp kỹ thuật cao, năng lượng sạch, và các nhãn hiệu nổi tiếng, đồng thời đề nghị chế biến các nguyên liệu ở nước ngoài thay vì chở thẳng vào lãnh thổ TQ, như từng làm trước đây.
Cho dù có ý muốn này, chương trình FDI của TQ vẫn còn yếu kém hơn người ta dự kiến. Trong năm 2009, các công ty TQ chỉ đầu tư 48 tỉ đôla ở nước ngoài, nghĩa là khoảng 1% tổng sản lượng quốc nội (GDP) của TQ. Trong khi đó, các công ty Hoa Kỳ đầu tư đến 340 tỉ đôla, khoảng 2,4% GDP của Hoa Kỳ. Tính đến cuối năm 2009, tổng số tích lũy FDI của TQ là 211 tỉ đôla, khoảng 4,3% GDP của TQ, trong khi đó tổng số tích lũy FDI của Hoa Kỳ được ước tính là 3.245 tỉ đôla, hay 23% GDP của Hoa Kỳ. Với đà này, mãi đến năm 2047 vốn FDI của Trung Quốc mới bắt kịp vốn FDI của Hoa Kỳ. Cho dù các số liệu thống kê về vốn FDI của TQ, do bộ Thương mại và Cơ quan Hối đoái Nhà nước cung cấp, thường nói bớt (understate) số vốn được công dân Trung Quốc đầu tư ở nước ngoài (vì lợi nhuận tái đầu tư được giấu kín), chúng vẫn nói lên được một khoảng cách rất đáng kể giữa lượng vốn FDI của Trung Quốc và lượng vốn FDI của Hoa Kỳ.
Sự chênh lệch giữa FDI của hai nước một phần là do nhiều chướng ngại khác nhau làm cản trở việc đầu tư của TQ ở nước ngoài. Một trong những chướng ngại ấy là sự bất mãn của dân chúng địa phương đối với các công ty quốc doanh TQ vì họ có cảm thức là, những công ty này làm mất công ăn việc làm, thậm chí nhà cửa của người dân, tại quốc gia mà TQ đến đầu tư. Nhiều công ty TQ đã gặp phải sự chống đối mãnh liệt khi muốn mua đứt một số hãng xưởng nước ngoài, đặc biệt là tại Hoa Kỳ. Việc Lenovo, một công ty điện toán đa quốc tại Trung Quốc, mua doanh nghiệp sản xuất máy điện toán cá nhân của hãng IBM một cách êm xuôi năm 2005 với giá 1,7 tỉ đôla gần như là một ngoại lệ. Nhưng cùng năm đó, Chevron (một tập đoàn năng lượng đa quốc tại Hoa Kỳ) mở một chiến dịch to lớn vận động dư luận nhằm kích động óc bài ngoại của người Mỹ chống lại CNOOC, một tập đoàn dầu khí TQ đang cố mua đứt hãng dầu Unocal có trụ sở ở California. Chevron đã nhanh chóng làm cho CNOOC tin rằng Quốc hội Hoa Kỳ sẽ phản đối thương vụ này và thuyết phục Tập đoàn dầu khí TQ rút lui cuộc đấu giá 19 tỉ đôla. Vào tháng Hai năm 2008, trong khi Hãng BHP Billiton, một công ty khai thác tài nguyên thiên nhiên của Úc, muốn mua hãng Rio Tinto (cũng của Úc), Chính phủ TQ liền ứng ra cho Tập đoàn sản xuất Nhôm TQ (Chinalco) 40 tỉ đôla để mua với giá cao hơn. TQ cố ngăn chặn sự kết hợp của hai công ty Úc chỉ vì TQ cho rằng sự kết hợp này sẽ đẩy giá quặng sắt (iron ore) tăng vọt. BHP Billiton và Rio Tinto là hai công ty lớn cung cấp quặng sắt, một khoáng sản quan trọng trong việc sản xuất thép, một sản phẩm rất cần thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của TQ. Sau hai năm tranh đấu, Chinalco chỉ chiếm được một vị trí thiểu số khá khiêm nhường trong việc sở hữu cổ phần công của Rio Tinto. Hiện nay BHP Billiton đang tiếp tục kết hợp các hoạt động sản xuất của mình và của Rio Tinto thành một liên doanh. Trong cuộc tranh giành diễn ra nhiều năm, chính niềm tự hào quốc gia của người Úc là động lực quan trọng đã ngăn chặn không cho các đại công ty của họ rơi vào vùng ảnh hưởng của TQ. Tại Úc và nhiều nơi khác, các công ty TQ đạt được một số thành công trong các hợp đồng nhỏ bé nhằm khai thác tài nguyên, nhưng họ gặp phải sự chống đối mạnh mẽ trong các nỗ lực tầm cỡ nhằm mua lại một số đại công ty ở các nền kinh tế phát triển.
Công cuộc đầu tư ở nước ngoài của TQ cũng bị hạn chế vì thái độ hoài nghi của nhiều doanh nghiệp TQ về cơ hội đầu ở nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp đâm ra e dè sau sự thất bại đầy kịch tính của nhiều hợp đồng có vẻ hứa hẹn vào buổi đầu. Vào tháng Mười 2004, Tập đoàn Kỹ nghệ xe hơi Thượng Hải chịu trả 500 triệu đôla để mua 51% cổ phần của công ty SsangYong Motor, một hãng chế tạo xe hơi Nam Hàn, với những kế hoạch hoành tráng nhằm chế tạo cho kỳ được một chiếc xe hơi TQ sử dụng công nghệ Nam Hàn và biến Tập đoàn Kỹ nghệ xe hơi Thượng Hải thành một công ty trong danh sách 500 doanh nghiệp hàng đầu của Fortune. Nhưng công cuộc đầu tư này gặp vấn đề với các công đoàn từ bước đầu, và năm ngoái, sau một loạt tranh chấp sôi động với công nhân, SsangYong tuyên bố phá sản. Hãng bảo hiểm Ping An có trụ sở ở Shenzhen từng nuôi hy vọng thu thập kỹ năng chuyên môn trong ngành quản lý tài sản bằng cách đầu tư vào Công ty Fortis Group của Hoà Lan cuối năm 2007, nhưng chẳng bao lâu sau đó nỗ lực này đã mất trắng 3,3 tỉ đôla. Cùng năm ấy, TCL, một công ty sản xuất TV chính của Trung Quốc, gặp phải những rủi ro tương tự trong một hợp doanh với Công ty Thomson Electronics ở Pháp. Hợp doanh này sau đó đã chịu nhiều thua lỗ nặng nề tại Châu Âu, cuối cùng buộc phải cắt giảm, đóng cửa, hoặc đem bán hầu hết các cơ sở sản xuất tại Châu Âu. Hoạt động đầu tư nước ngoài của TQ còn bị hạn chế vì sức quyến rũ của những cơ hội đầu tư tốt đẹp hơn ngay tại thị trường trong nước. Kinh tế TQ tăng trưởng nhanh chóng so với các nền kinh tế khác đến nỗi phải có một động lực phi thường mới thúc đẩy được các công ty TQ bỏ vốn đầu tư ở những nơi khác. Hơn nữa, vì tiếng Anh vẫn còn là ngôn ngữ quốc tế trong doanh nghiệp và tài chính, nên người TQ cảm thấy làm ăn trong nước là thoải mái hơn nhiều. Họ cũng tin rằng đồng Nhân dân tệ nhất định sẽ tăng giá so với các các loại ngoại tệ quan trọng khác, sự kiện này sẽ cắt giảm các lợi nhuận do việc đầu tư ở nước ngoài.
Viện trợ có ràng buộc
Một phần vì những động lực thúc đẩy khác nhau như vừa nói, Chính phủ TQ quyết định từ lúc đầu rằng, họ không thể hoàn toàn trông cậy các xí nghiệp nhà nước hay các tư doanh đi ra đầu tư ở nước ngoài. Vào năm 2007, họ thiết lập một quĩ đầu tư quốc gia (sovereign wealth fund) mang tên Tập đoàn đầu tư TQ (China Investment Corporation hay CIC) với số vốn ban đầu là 200 tỉ đôla. Sau một vài vấp váp lúc đầu khi đầu tư với Blackstone Group và Morgan Standley và, trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua, những thua lỗ vì đầu tư vào quĩ Reserve Primary Fund (mà nhiều người tưởng là an toàn), CIC dường như đã lấy lại thế đứng của mình. Tập đoàn này đã hưởng được lợi nhuận 17% trong công cuộc đầu tư năm 2009, và hiện nay nó đang quản lý trên 300 tỉ đôla, với nhiều ngân quĩ có thể được cấp phát trong tương lai. CIC đang giao vốn cho các nhà quản lý tài chính đầy kinh nghiệm nhưng không phải là công dân TQ và các công ty tư nhân hoạt động trong các khu vực kinh tế như tài nguyên thiên nhiên và công nghệ. Bắc Kinh cũng thiết lập nhiều quĩ nhỏ hơn gồm hằng tỉ đôla để trực tiếp đầu tư tại Châu Á và Châu Phi. Cả Cơ quan Hối đoái Nhà nước, một cơ quan quản lý các trữ lượng ngoại tệ của TQ, lẫn quĩ hưu trí TQ đã bắt đầu tuyển chọn những nhà quản lý nước ngoài để trông coi tài sản bằng cổ phần trong các công ty tư nhân (private equity) và trong các quĩ đối xung (hedge fund).
Trong một cách tương tự, chiều hướng chủ yếu trong chính sách “đi ra” của TQ là cấp tài trợ (grants), viện trợ, và cho vay nhân nhượng (concessional loans) để các chính phủ nước ngoài thực hiện những dự án đặc biệt. Để đổi lấy ân huệ này, các quốc gia nhận sự giúp đỡ của TQ phải cam kết chỉ thuê mướn các công ty TQ được chỉ định để thi hành công tác. Các số liệu mà Bộ Tài chính TQ công bố cho biết rằng tổng số tài trợ trực tiếp và ngoại viện của Bắc Kinh (không kể viện trợ quân sự) vào năm ngoái chưa lên tới 2 tỉ đôla (so với 28 tỉ đôla viện trợ phi quân sự của Hoa Kỳ). Viện trợ thuần túy (pure aid) của TQ nằm dưới dạng viện trợ y tế và kỹ thuật, học bổng, các đầu tư trong các chương trình dạy tiếng Quan thoại, hay các quĩ dùng để xây dựng các nhà máy rồi trao không cho chính phủ nước ngoài (turnkey plants). Khác với Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ TQ cấp viện trợ không có những điều kiện ràng buộc với vấn đề nhân quyền và dân chủ. Nói đúng ra, viện trợ TQ thường ràng buộc với một số dự án đặc biệt như: xây dựng một hải cảng, một đường sắt, một ống dẫn dầu, một sân vận động.
TQ coi các thông tin liên quan đến số tiền và các đối tác thụ hưởng tài trợ và vốn vay từ TQ như bí mật nhà nước. Nhưng theo những số liệu về năm 2007 (được công bố gần đây nhất) của Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu TQ, một cơ quan “cho vay nhân nhượng” lớn nhất, năm ngoái chính quyền Bắc Kinh cho vay khoảng 10 tỉ đôla loại nợ này. Một dự án đầu tư tiêu biểu ở nước ngoài có thể bao gồm cả đầu tư trực tiếp do một công ty nhà nước (TQ) thực hiện và một khoản “nợ nhân nhượng” (concessional loan) dành cho một công ty hay chính phủ nước ngoài, ở một lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường, với những giai đoạn hoãn nợ và được trả nợ qua một thời gian lâu dài. (Gọi những khoản tiền cho vay này là “nhân nhượng” cũng có phần lệch lạc. Vì không những chỉ đưa ra những điều kiện dễ dãi, các khoản cho vay nhân nhượng này còn cấp vốn cho những dự án mà không một quốc gia nào khác chịu tài trợ). Cũng giống như các tài trợ và viện trợ từ Bắc Kinh, những khoản cho vay nhân nhượng này thường đòi hỏi đối tác thụ hưởng phải thuê mướn các công ty TQ thực hiện dự án liên hệ. [DG in đậm]. Chẳng hạn, Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu TQ cung cấp 85% trong kinh phí 1 tỉ đôla nhằm xây dựng một cảng mới ở Hambantota, tại Sri Lanka, một hải cảng mà xí nghiệp quốc doanh mang tên Công ty Xây dựng hải cảng TQ (China Harbor Engineering) đang xây cất. Tương tự như thế, Chính phủ TQ đang tài trợ việc xây dựng các thiết bị hải cảng tại Bangladesh, Miến Điện, và Pakistan; các tuyến xe lửa tại Nepal; đường sá và sân vận động khắp Châu Phi; và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng to lớn khác khắp Châu Mỹ La-tinh. Hiện nay có đến 750.000 người từ lục địa TQ đang làm việc ngoài lãnh thổ Trung Quốc trên những công trình do Chính phủ TQ tài trợ.
Trong một vài cách thế, Bắc Kinh đang ứng xử rất giống Washington trong việc nâng đỡ doanh nghiệp trong nước bằng các đầu tư ở nước ngoài. Tập đoàn Đầu tư tư nhân ở nước ngoài của Hoa Kỳ (the U.S. Overseas Private Investment Corporation) cũng có nhiều chương trình bảo hiểm và tài trợ các doanh nghiệp Hoa Kỳ (HK) đang hoạt động trong hơn 150 quốc gia. Nhưng những công ty HK theo đuổi lợi nhuận một cách độc lập hơn các công ty TQ. Mặc dù các công ty HK thường lợi dụng chính sách ngoại giao của Washington, nhưng khác hẳn với các công ty TQ, chúng không phải là mũi xung kích của Chính phủ HK. Chính phủ TQ thì trái lại, triệt để trộn lẫn viện trợ chính phủ-cho-chính phủ (government-to-government aid) với các phần thưởng khuyến khích đủ loại cho các công ty TQ muốn mua tài sản nước ngoài - đến nỗi chính sách tài chính ngoại giao của TQ có vẻ là thủ đoạn thương mại trắng trợn (nakedly mercantilist). Nhiều nguồn tin cho rằng có đến một nửa số chuyên gia của Bộ Ngoại giao TQ hiện đang công tác trong các lãnh vực kinh tế.
Sự kiện các thỏa hiệp chính phủ-với-chính phủ không được tiết lộ cho dân chúng biết và các hợp đồng cho các dự án kinh tế được ban phát không qua đấu thầu công khai đã gây nhiều lo ngại về nạn tham nhũng. Có dư luận cho rằng đường lối viện trợ của TQ đang gặp phải sự chống đối tại các nước nhận viện trợ, vì có tác dụng xấu trên môi trường và không đóng góp bao nhiêu cho kinh tế về lâu về dài. Việc đòi hỏi quốc gia sở tại phải sử dụng lao động nhập khẩu từ Trung Quốc có nghĩa là kinh tế địa phương sẽ không hưởng được lợi lộc bao nhiêu, nhất là vì lương của công nhân TQ được gửi thẳng vào các trương mục ngân hàng tại Trung Quốc. [DG in đậm]. Trước những lo lắng và chống đối như vậy, có lẽ một ngày nào đó Bắc Kinh phải quyết định thay đổi đường lối.
Cho vay lấy lãi
Vì TQ càng ngày càng đầu tư lượng tiền tiết kiệm của mình ở nước ngoài, chính quyền Bắc Kinh có khả năng triển khai sức mạnh tài chính bằng một đường lối khác. Nếu Trung Quốc chịu đầu tư nhiều hơn nữa tại các nước phát triển, việc đó sẽ là một giải pháp quan trọng, nếu không muốn nói là một sự trợ giúp rất to lớn trong việc điều chỉnh những bất quân bình mậu dịch toàn cầu. Vì các doanh nghiệp TQ đầu tư ở nước ngoài sẽ còn bị coi là cánh tay nối dài của nhà nước TQ, cho đến khi nào TQ chịu chấp nhận một mô hình kinh tế quốc nội cởi mở hơn, các nhà tài chính TQ tạm thời chỉ có thể đem tiền cho vay lấy lãi hơn là mua cổ phần trong các công ty khi họ đến đầu tư tại các nền kinh tế phát triển. Và nếu muốn mua cổ phần, họ phải mua cổ phần của những công ty không được mua bán công khai trên sàn giao dịch. Để tránh né sự la ó của dư luận tại các nước phát triển, chỉ có một cách dễ dàng hơn cả cho TQ là tìm mua các công ty được đem đấu giá kín. Bài học này có vẻ như dần dần được TQ thấm nhuần: kể từ khi Công ty dầu khí Trung Quốc CNOOC không mua được Hãng dầu Unocal ở Mỹ, một số nhà đấu thầu TQ đã bắt đầu xuất hiện tại các cuộc đấu thầu kín để mua các tài sản trong ngành nhiên liệu Hoa Kỳ.
Nếu Bắc Kinh chịu đóng vai chủ nợ mạnh dạn hơn nữa, việc này sẽ có lợi hơn cho TQ. Vì các lãnh đạo ngân hàng thương mại TQ có vẻ thiếu tự tin về khả năng phân tích tín dụng đối với các công ty nước ngoài, họ cảm thấy dễ chịu hơn nếu chỉ phục vụ cộng đồng Trung Quốc. Nhưng chỉ bằng cách cho các công ty phi-Trung Quốc vay vốn trực tiếp, các ngân hàng thương mại TQ mới thu thập được nhiều kỹ năng và tạo thêm nhiều ảnh hưởng, hơn là nếu chỉ ở vào vị trí sở hữu chủ cổ phần thiểu số (minority shareholeders) trong các công ty ấy. Vì tiền cho vay không bị coi là để giành giựt quyền lực tại các quốc gia khác, nên việc giao dịch sẽ ít gặp sự chống đối chính trị. Số vốn này sẽ đi trực tiếp vào doanh nghiệp của bên vay tiền, chứ không đi vào túi của người làm chủ cổ phần, vì thế nó sẽ tạo thêm công ăn việc làm cũng như kích thích nền kinh tế địa phương. Là chủ nợ của các công ty nước ngoài, chính phủ TQ sẽ ở vào vị thế thuận lợi hơn và an toàn hơn, so với vị thế của một sở hữu chủ cổ phần (shareholder).
Khi nền kinh tế Trung Quốc trở nên trưởng thành và hướng tới tiêu thụ và dịch vụ, người ta dự kiến sẽ có nhiều biến chuyển. Việc Tập đoàn Đầu tư TQ (CIC) quyết định tiếp thu một giấy nợ trị giá 1,9 tỉ đôla từ Công ty Bumi Resources, công ty than đá lớn nhất của Indonesia, vào tháng Chín 2009, là một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh bắt đầu điều chỉnh chiến lược đầu tư nước ngoài. Hiện nay, vì ngay tại Trung Quốc còn có quá nhiều người nghèo khổ, giới lãnh đạo không thể hậu thuẫn công khai việc sử dụng nguồn lực quốc gia để đạt được những mục tiêu phi-thương mại ở nước ngoài. Nhưng trong tương lai, có lẽ chính quyền Bắc Kinh sẽ ít sử dụng viện trợ, tài trợ, và các khoản cho vay nhân nhượng (concessional loans) với mục đích trực tiếp phục vụ nền kinh tế trong nước của TQ. Trường hợp này có thể xảy ra, một khi chế độ cảm thấy an toàn hơn trong việc bành trướng ảnh hưởng bằng các đường lối khác, như bằng quân sự chẳng hạn.
Nhưng điều này không có gì chắc chắn. Chẳng hạn, không ai biết được là liệu TQ có cho phép tư bản (vốn) tự do luân chuyển vào và ra khỏi quốc gia này, mà không có sự can thiệp của chính phủ, hay không. Một sự cởi mở thông thoáng như thế, cho phép doanh nhân và các công ty được nhiều tự do trong các quyết định đầu tư, sẽ là một thay đổi quyết liệt trong chính sách tài chính đối ngoại của TQ. Điều này rất khó xảy ra. Nhưng nếu nó xảy ra, các quyết định kinh tế sẽ vì lý do chính trị thì ít, nhưng vì sự tính toán lời lỗ thuần túy kinh tế thì nhiều hơn. Các công ty TQ sẽ lớn mạnh nhờ kết hợp với hay mua lại các công ty nước ngoài. Các công ty và thương hiệu tiêu biểu cho quốc gia sẽ xuất hiện, với những phương án bành trướng vững vàng trên thị trường quốc tế. Vào lúc đó, TQ sẽ bắt đầu phóng sức mạnh thị trường nội địa lên diễn đài toàn cầu, rất giống như Hoa Kỳ và Châu Âu đang làm hiện nay: xuyên qua các tập đoàn đa quốc. Thành tựu này lại cải thiện hình ảnh của TQ tại các nước đang phát triển mà TQ đến đầu tư, bằng cách giới hạn sự chỉ trích của dân chúng địa phương, những người trước đây đã ngờ vực các hợp đồng của TQ được thúc đẩy bởi các mục tiêu chính trị của Chính phủ TQ.
Một câu hỏi mở khác là, phải chờ đến bao lâu nữa Bắc Kinh mới cho phép đồng Nhân dân tệ trở thành một đơn vị tiền tệ quốc tế, một phương tiện trung gian cho việc trao đổi, và một trữ kim như đồng đôla và đồng euro? Việc tự do hoán đổi đồng Nhân dân tệ ra ngoại tệ sẽ nâng cao ảnh hưởng của TQ trên thị trường tài chính quốc tế. Thượng Hải có thể trở thành một trung tâm tài chính quan trọng, như New York và London, và các cơ sở tài chính TQ có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngày nay, Thượng Hải rất hãnh diện vì có được một cơ sở hạ tầng viễn liên rất tốt, có thể nâng cấp để đạt tiêu chuẩn tầm cỡ thế giới – đây là một nhu cầu không thể thiếu nếu Thượng Hải muốn trở thành một trung tâm tài chính quan trọng. Ngoài ra, còn có một nguồn nhân lực người Hoa rất đông đảo ở nước ngoài, được đào tạo trong các thị trường tài chính toàn cầu, sẵn sàng để được quyến rũ trở về phục vụ Tổ quốc.
Nhưng chỉ khi nào đồng Nhân dân tệ được hoán chuyển tự do trong việc giao dịch trên thị trường thế giới, khi đó Thượng Hải mới có lợi thế cạnh tranh nghiêm chỉnh và có cơ may trở thành một trung tâm tài chính toàn cầu – Và đây là dự kiến khá phức tạp. Một trong những chức năng của Cơ quan Hối đoái Nhà nước là “điều nghiên và thi hành các biện pháp chính sách để từng bước gia tăng khả năng chuyển đổi đồng Nhân dân tệ ra ngoại tệ”. Nhưng tiến trình này đã diễn ra khá chậm chạp. Nếu không có những biện pháp hạn chế hối đoái như hiện nay, tư bản TQ sẽ lưu động không những trong nước mà cả ngoài nước và đương nhiên sẽ đổ vào những đầu tư có khả năng sinh lợi nhiều nhất, do đó vốn rẻ, một trong những đầu máy tạo nên phép lạ TQ, sẽ biến mất. Nếu những chi phí để vay vốn tăng cao hơn và cạnh tranh trở nên khắc nghiệt hơn, những doanh nghiệp tại Trung Quốc lâu nay lệ thuộc vào xuất khẩu sẽ chịu nhiều thua lỗ, việc này có thể dẫn đến những xáo trộn xã hội đáng kể. Tất nhiên, các dòng vốn tự do sẽ tạo ra các lực lượng nắm quyền lực kinh tế to lớn hơn và do đó có khả năng trở thành đối trọng với ĐCSTQ. Những rủi ro đáng kể này báo hiệu rằng thậm chí một thay đổi cơ bản như việc chuyển đổi tự do đồng Nhân dân tệ chắc vẫn còn rất lâu mới trở thành hiện thực.
Quyền lực mới trên thị trường tài chính thế giới
Nhiều vấn đề kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có liên quan đến chính sách tiền tệ, công ăn việc làm, và các bất quân bình tài chính đi kèm. Chính quyền Obama đã tuyên bố có kế hoạch tăng gấp đôi lượng hàng xuất khẩu Hoa Kỳ trong vòng 5 năm tới, một nỗ lực có khả năng đưa đến cạnh tranh gay gắt hơn tại các thị trường thứ ba và nhiều xung đột hơn giữa Washington và Bắc Kinh. Trong khả năng xấu nhất, một diễn tiến như vậy có thể chặn đứng tiến trình tự do hóa mà TQ đương nhiên phải đi qua nếu nước này có thể liên tục phát triển kinh tế. May thay, Washington dường như hiểu được rằng, khuyến khích Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định tài chính quốc tế là rất phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ. Chẳng hạn, Washington đã bày tỏ sẵn sàng chào đón Bắc Kinh tại bàn hội nghị tài chính quốc tế - một cử chỉ Washington rất nên làm.
Cho đến nay, chính sách tài chính đối ngoại của TQ có vẻ ích lợi cho các quốc gia khác hơn là ích lợi cho bản thân TQ như người ta đã tưởng từ đầu. TQ đang mua trái phiếu của Hoa Kỳ, đang tạo ra nhiều thị trường khá ổn định, vốn FDI đang giúp chính quyền Bắc Kinh học hỏi thêm về thế giới bên ngoài. Còn về tài trợ và viện trợ cho các nước đang phát triển, dù các khoản tiền chi ra vẫn chưa có gì là lớn, nhưng chính quyền TQ đã gây ra ít nhiều bất bình trong dân chúng địa phương. Đường lối dùng thủ đoạn thương mại sẽ không giúp Chính phủ TQ nắm giữ an toàn các nguồn nhiên liệu hơn là nếu Trung Quốc mua những nhiên liệu này bằng giá cả trên các thị trường tự do quốc tế. Do đó, khi thời gian đủ chín muồi, Chính phủ Trung Quốc sẽ nhận ra điều này và có thể sẽ thay đổi thái độ mà không cần sức ép từ bên ngoài. Như vậy, ngoại trừ việc Trung Quốc ủng hộ các chế độ mà Chính phủ Hoa Kỳ không ưa thích ra, Washington không nên quá lo lắng về chính sách tài chính đối ngoại của Bắc Kinh.
Một khi TQ kích thích được nhu cầu tiêu thụ trong nước và trở nên một đối tác quan trọng hơn trên thị trường tài chính thế giới, sự tham gia tích cực của Bắc Kinh nhất định sẽ đóng góp cho quan hệ lành mạnh giữa các quốc gia. Các nền kinh tế phát triển đang cần vốn trong khi TQ đang dư vốn. Sự kiện này sẽ tự nhiên mở ra cho TQ một con đường thênh thang để đầu tư vào các quốc gia phát triển (thậm chí bất chấp cả khả năng chuyển đổi tự do đồng Nhân dân tệ ra ngoại tệ). Việc TQ nắm giữ các địa vị sở hữu tài chính to lớn hơn trong các công ty nước ngoài, nói chung, sẽ là một điều tốt đẹp cho các công ty TQ và cả thế giới, tương tự như việc Hoa Kỳ có cổ phần trong các đầu tư nước ngoài là điều tốt đẹp từ trước tới nay. Do đó, nếu chủ nghĩa tư bản phương Tây giữ được tính sinh động, TQ có khả năng ngày càng trở nên một nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa của nó hơn. Dẫu sao, lòng ham muốn chạy theo lợi nhuận của người TQ vẫn còn tồn tại khá nguyên vẹn, bất chấp cả hơn 60 năm nằm dưới quyền thống trị của chế độ cộng sản.
Hoa Kỳ cần phải có một chút kiên nhẫn đối với Trung Quốc. Các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ phải nhớ rằng TQ mới bắt đầu xuất hiện như một cường quốc tài chính trong vòng mười năm nay. Với sự hiểu biết sâu sắc hơn về những đòi hỏi trong nước của TQ, Washington có thể khuyến khích Bắc Kinh bành trướng sức mạnh tài chính ra nước ngoài trong những cách thế có thể đóng góp cho sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu.
Trần Ngọc Cư phỏng dịch
Phùng Liên Đoàn hiệu đính
Nguồn: Foreign Affairs, July/August 2010.
Nguyên văn:
Coping With China's Financial Power
Beijing's Financial Foreign Policy
Ken Miller
KEN MILLER is CEO and President of the merchant banking firm Ken Miller Capital LLC, Director of the USA Pavilion at the 2010 Shanghai World Expo, and a member of the U.S. State Department's Advisory Committee on International Economic Policy.
China's approach to economic development has turned the country into a lopsided giant, an export juggernaut with one huge financial arm. Following the reforms launched by Deng Xiaoping in 1979, Chinese businesses began using cheap labor and cheap capital to compete on the world market, with ever-increasing effectiveness. Today, Beijing continues to subsidize exports heavily. It does so directly, through favorable loans to businesses and favorable exchange rates to foreign buyers of Chinese goods. And it does so indirectly, through what economists call "financial repression," whereby the government imposes controls on the investment of Chinese citizens that allow it to funnel capital into Chinese businesses. The People's Bank of China has gathered a good portion of the enormous trade profits and cash inflows that have resulted. At the end of 2009, it held $2.4 trillion worth of foreign exchange. This is the largest amount of foreign exchange owned by any central bank in the world -- and it does not even reflect the reserves held by China's major commercial banks. What is more, the figure is likely to grow by another $300 billion in 2010.
Never before has China had this much financial might, and it is now experimenting with how best to use it in its relations with other states. Reintegrating Taiwan is an essential goal of China's foreign policy overall, but the principal aim of China's financial foreign policy is to stimulate economic growth and job creation at home. In pursuing this goal, the government enjoys considerable legitimacy: it is supported by the pride of a nation that is finally moving to a central place in the world order. Corruption, rising inequality, restricted freedoms, and environmental damage are challenges to the Chinese Communist Party, but the CCP's hold on power is likely to remain secure so long as it can continue to develop China's economy and create jobs.
China is at an early stage of increasing its influence in international finance, and although it sometimes sounds ambitious, it is being prudent. In March 2009, the head of the People's Bank of China called for an end to using the dollar as the world's reserve currency in favor of a new currency to be created by the International Monetary Fund. Yet there is no sign that the Chinese government intends to push this policy anytime soon. Likewise, China's moves to internationalize its currency, the renminbi, have been very incremental. It has signed currency-swap deals with Argentina, Belarus, Hong Kong, Indonesia, Malaysia, and South Korea; it began allowing certain countries to use the renminbi to pay for Chinese imports; and it now lets enterprises based in Shanghai and in four cities in the southern province of Guangdong use it to pay for imports into China. But Beijing does not dare make its capital account convertible -- that is, let the renminbi freely convert into foreign currency (and vice versa). China's leaders may be putting Chinese nationals in senior positions at the IMF and the World Bank, thinking of participating in new regional financial bodies, and promoting the convertibility of the renminbi in regional trade, but for now they remain trapped in a dollar world.
And so for now, too, China's financial foreign policy rests on two simple strategies: accumulating foreign currency reserves and sending money abroad -- in the form of direct investment, aid, assistance, and loans -- in order to secure the raw materials, new technologies, managerial know-how, and distribution networks that will bolster domestic growth and the CCP's legitimacy.
This policy makes those who are already wary of global trade imbalances fret about how China will use its growing financial clout in the future. Many U.S. government officials and China specialists think it is highly unlikely that Beijing would use its financial power to disrupt international capital markets. But power matters even when it is not exercised. And China's unprecedented financial clout now gives Beijing influence in every aspect of the global economy.
THE WEALTH AMONG NATIONS
China's outsized foreign exchange reserves are one manifestation of the country's very high savings rate and of the severe limitations placed on opportunities to invest these savings. Chinese people still cannot send much money outside of China: it is illegal, for example, for one to invest more than 350,000 yuan (about $50,000) a year overseas. Chinese stock markets, which trade principally on rumors and changes in government policy, are highly volatile, and the speculative housing market suffers booms and busts. Bank deposits, which are the safest place for savings, pay negative interest when one takes inflation into account.
As China's economy became more productive and as the CCP's confidence in its domestic economic plan increased over the past decade, the Chinese government started laying the groundwork for expanding its financial presence overseas. The objectives of the People's Bank of China have consistently been capital preservation first, then liquidity and profitability. In the early days of the save-and-export model, the government purchased foreign government obligations and some gold. Then, over the last decade, with the massive amount of value that accumulated, it began to experiment with new approaches to investing overseas, such as purchasing nongovernment securities. The sheer size of China's foreign reserves today, combined with the perception that these reserves will keep growing, gives China an outsized influence in international financial markets relative to its low level of per capita income.
Such huge sums give China the power to disrupt the markets for U.S. Treasuries and euro-denominated debt. Even though such interference would be self-destructive and China has been participating in the world financial markets in a sophisticated and responsible manner, critics insist on its potential to undercut the world economy. They worry that the United States would be hurt if China stopped purchasing U.S. Treasury obligations or, worse, started dumping U.S. debt. At least according to public U.S. Treasury statistics, China has been lending money to the United States for increasingly shorter periods of time. (Because U.S. Treasuries are bought through intermediaries and the process is somewhat opaque, no one can be sure of the figures.) Of the $281 billion in U.S. securities that China added to its total holdings in 2009, as much as $130 billion went to short-term debt. The remaining $151 billion represented the smallest annual increase in China's holdings of long-term U.S. debt since 2004. China's cache of U.S. dollars and other reserve currencies may diminish over time, but for now, it (along with China's trade surpluses) remains a major sore point for important constituencies in the United States and Europe.
In truth, however, the United States and China are holding each other hostage. The United States needs China to buy its obligations, and for the foreseeable future, China will have few other places than the U.S. dollar to store the foreign currency value it has accumulated. According to China's National Bureau of Statistics, the country's trade surplus for 2009 was $196 billion, down from $298 billion in 2008, but even in 2009 there was not enough euro-denominated debt, Swiss francs, Japanese yen, and gold in the world to absorb China's reserves. China might one day decide to keep its dollars out of U.S. Treasuries, especially when interest rates are low. But under most normal circumstances, this would cause so great a decline in the value of China's dollar holdings, and thus so much financial disruption, that the regime would never make the move in the first place. Likely retaliation from the United States, in the form of trade impediments, could hurt China's economy even more, since the Chinese government's ability to provide jobs for Chinese workers depends on access to U.S. markets.
Policymakers in Washington must, of course, consider the possibility that Beijing will act in self-destructive ways. But there is also a major domestic check ensuring good financial behavior on the part of the Chinese government. The $2.4 trillion held by the People's Bank of China is widely understood, both within the leadership in Beijing and among Chinese citizens, to be the people's money, the fruit of their incredibly hard work. The leadership suffers an avalanche of popular criticism whenever the savings are poorly invested. The only sentiment that might outweigh this is patriotic fervor -- which is why the Chinese government goes to great pains never to appear to be yielding to foreign pressure. (Western governments have been no more successful at badgering Beijing to revalue the renminbi than Google was in securing unrestricted access to the Internet for its customers in China.) All of this means that the Chinese government could not wreak havoc in the international financial system and still stay in power unless patriotism trumped the people's concern about value -- an unlikely scenario.
China's use of its foreign reserves in the international currency markets is aimed at managing the value of the renminbi -- a normal part of any country's monetary policy. Much like that of the U.S. Federal Reserve, the job of the People's Bank of China is to create a financial environment that maximizes the likelihood of full employment and stable prices at home. Moreover, China's responsible management of its reserves to date has allowed Beijing to form valuable relationships with the leading financial managers across the global economy. Beijing's normal open-market activity, the daily buying and selling of billions of dollars of financial instruments, has put it in close contact with the other major players in the multitrillion-dollar foreign exchange market. And these daily financial flows have lowered interest rates while increasing the liquidity and stability of international financial markets.
GOING OUT
Having set the stage for economic growth through its financial policies, Beijing tries to create jobs and secure the inputs it believes will stimulate domestic growth in its direct dealings with other governments. And in its bilateral foreign policy, Beijing prefers the somewhat blunt tools of direct investment, outright grants, and so-called concessional loans, loans with terms far more generous than those available on the market.
Direct investments overseas, often called "foreign direct investment" (FDI), allow a country to gain control over resources, access to technology, and information about what is happening outside its borders. The Chinese government began to encourage FDI from Chinese businesses in 1999, but this "go out" policy got off to a very slow start. At the time, China was focused on revamping its patchy state sector, and its private sector was still too weak to go out on a large scale. The policy ramped up in 2005, not long after reserves in the People's Bank of China began their upward climb and state-owned enterprises found themselves in a better position to lead the charge in investing abroad. Then, as the need for energy and raw materials to feed China's booming economy grew, the search for resources spread worldwide.
During the go-out policy's first ten years, Asia was always an area of great interest for Chinese companies; Africa and Latin America have increasingly become so. The government has heavily promoted investments in oil and gas, mining and metals, and financial services, but also in virtually every other economic sector. Over time, the Chinese government has placed more emphasis on acquiring know-how: one of the objectives of the China National Offshore Oil Corporation (CNOOC) in trying to take over the U.S. energy giant Unocal in 2005 was to acquire technology for energy exploration and production.
Most of China's FDI comes from state-owned enterprises. Although individual businesses are increasingly taking the initiative, all large investments are still coordinated by government institutions. In the policy's early days, businesses tended to spend their own cash reserves, but today, large state-backed banks, such as the Bank of China and the Export-Import Bank of China, furnish the financial fuel. Whereas U.S. companies go out into the world in search of profits with minimal government interference or, for that matter, support, virtually all overseas investment by Chinese companies requires some level of state approval.
That said, Beijing's backing has been forthcoming. Premier Wen Jiabao announced in the government work report (loosely, the equivalent of the U.S. State of the Union address) released in March that Beijing would support qualified companies in making mergers and acquisitions overseas and give them more autonomy to invest abroad. In order to maintain absolute stewardship of the currency's value, the government tightly controls China's capital markets, which are mostly based on bank financing and plain vanilla equity issuance. Still, it is becoming easier for Chinese companies to get approval to invest abroad. Except for very large or politically sensitive deals, which require special prior review by Beijing, most projects are now given the go-ahead by local bureaus of the Ministry of Commerce and the National Development and Reform Commission within a month and a half, and the foreign exchange needed to proceed is usually made available soon after that. The government seems ever more intent on encouraging investment abroad and encouraging it in more and more areas. In its latest work plan, the Ministry of Commerce for the first time detailed an interest in overseas manufacturing, high-tech industry, clean energy, and famous brands and the desire to process resources externally rather than shipping them directly back to China, as has been the case.
Considering this interest, there is less Chinese FDI than one might expect. During 2009, Chinese companies invested only $48 billion overseas, around one percent of Chinese GDP; U.S. companies, in comparison, invested $340 billion, around 2.4 percent of U.S. GDP. As of the end of 2009, China's total accumulated FDI was $211 billion, about 4.3 percent of Chinese GDP, whereas the United States' was estimated to be $3.245 trillion, about 23 percent of U.S. GDP. At current rates, China's FDI will not catch up to the United States' until 2047. Even if the statistics on China's FDI, which come from both the Ministry of Commerce and the State Administration of Foreign Exchange, understate the amount of capital invested abroad by Chinese nationals (because of hidden reinvested profits), they nonetheless reveal a significant gap between the scale of China's overseas investment and that of the United States'.
The difference results partly from various barriers to Chinese investment outside the mainland. One of them is resentment against Chinese state-owned companies because of the perception that they are responsible for having taken jobs, even homes, away from local residents in the countries in which they invest. Chinese companies have encountered fierce resistance to several high-profile attempts to acquire foreign firms, especially in the United States. Lenovo's friendly purchase of IBM's personal-computer business for $1.7 billion in 2005 seems like an exception. That same year, Chevron launched a major public relations campaign to mobilize Americans' xenophobia against CNOOC, which was trying to acquire the California-based Unocal. In short order, Chevron convinced CNOOC that the U.S. Congress would oppose the sale and got it to drop its $19 billion bid. When, in February 2008, the Australian natural-resource firm BHP Billiton attempted to take over the Australian firm Rio Tinto, the Chinese government made $40 billion available to the Aluminum Corporation of China (Chinalco) to outbid it. It was seeking to thwart the deal because it believed that consolidation between BHP Billiton and Rio Tinto, two major suppliers of iron ore, a key ingredient in the production of the steel essential to China's infrastructure, might cause iron ore prices to shoot up. Two years later, Chinalco has managed to secure only a modest minority position in Rio Tinto's common stock, and BHP Billiton is now on track to combine its operations and Rio Tinto's in a joint venture. The Australians' chauvinistic desire to keep their largest companies out of China's sphere of influence has been a major force in this multiyear struggle. In Australia and elsewhere, Chinese companies are making some progress on small natural-resource deals, but they have encountered resistance to high-profile takeover attempts in developed economies.
Chinese FDI is also limited by skepticism about overseas investment opportunities among Chinese businesses. Many have grown wary after the dramatic failure of deals that seemed promising at first. In October 2004, the Shanghai Automotive Industry Corporation paid $500 million for a 51 percent stake in the South Korean carmaker SsangYong Motor with grand plans for building a Chinese car that utilized South Korean technology and for turning the Shanghai Automotive Industry Corporation into a Fortune 500 company. But the investment ran into problems with unions from the start, and last year, after a series of rocky disputes with its workers, SsangYong Motor declared bankruptcy. The Shenzhen-based insurance firm Ping An hoped to gain expertise in asset management by investing in the Dutch company Fortis Group in late 2007, but in short order that attempt turned into a $3.3 billion write-off. That year, TCL, a major Chinese television manufacturer, encountered similar misfortunes in a joint venture with Thomson Electronics in France, suffering major losses in Europe that eventually forced it to downsize, close, or sell most of its European operations.
Chinese investment abroad is further limited by the allure of better opportunities in the domestic market. The Chinese economy has grown so rapidly compared to others that it requires an unusual impetus for Chinese companies to invest elsewhere. Moreover, since English remains the international language of business and finance, the Chinese feel much more comfortable at home. They also believe that the renminbi is destined to strengthen against the other major currencies, which would impair returns on non-Chinese investments.
THE AID THAT TIES
Partly because of these dynamics, the Chinese government decided early on that it could not rely exclusively on state-owned enterprises and private-sector entrepreneurs to invest overseas. In 2007, it set up a sovereign wealth fund, the China Investment Corporation, with an initial capitalization of $200 billion. After a few early stumbles investing with the Blackstone Group and Morgan Stanley and, during the recent world financial crisis, losses in the supposedly safe Reserve Primary Fund, the CIC seems to have found its footing. It enjoyed a 17 percent return on investment in 2009, and it now has over $300 billion under management, with more funds likely to be made available. The CIC is allocating capital to proven non-Chinese money managers and individual companies active in sectors such as natural resources and technology. Beijing has also established other smaller multibillion-dollar funds to invest directly in Asia and Africa. Both the State Administration of Foreign Exchange, which manages China's foreign exchange reserves, and China's national pension fund have begun to select foreign private-equity and hedge-fund asset managers.
Similarly, a key dimension of China's go-out policy is to award grants, aid, and concessional loans to foreign governments in support of specific projects and to require in exchange that they hire only specified Chinese companies to do the work. Numbers published by China's Ministry of Finance suggest that outright grants and foreign aid (excluding military assistance) from Beijing totaled less than $2 billion last year (compared with $28 billion for the United States). Pure aid from China takes the form of medical and technical assistance, scholarships, investments in Chinese-language programs, or funds for turnkey plants. Unlike the U.S. government, the Chinese government gives aid without any conditions relating to human rights or democracy promotion. Rather, its aid is tied to particular projects: the construction of a port, a railroad, a pipeline, a sports facility.
China treats the information about the amount and the beneficiaries of its grants and loans as a state secret. But based on 2007 figures (the most recently published) from the Export-Import Bank of China, the largest source of China's concessional loans, Beijing probably made some $10 billion worth of such loans last year. A typical go-out project might involve both a direct investment by a state-owned enterprise and a concessional loan to a foreign business or government at below-market interest rates, with grace periods and long repayment terms. (To call these loans "concessional" is somewhat misleading: more than just offering favorable terms, they often provide capital for projects that could not be financed otherwise.) Like Beijing's grants and aid, its concessional loans usually require the recipients to hire Chinese companies to conduct the underlying projects. For instance, the Export-Import Bank of China is providing 85 percent of the $1 billion of financing for a new port in Hambantota, Sri Lanka, which the state-owned enterprise China Harbour Engineering is building. The Chinese government has similarly supported the development of port facilities in Bangladesh, Myanmar (also known as Burma), and Pakistan; railroad lines in Nepal; roads and sports stadiums all over Africa; and other big infrastructure projects throughout Latin America. As many as 750,000 Chinese from mainland China may now be working outside of China proper on projects financed by the Chinese government.
In some ways, Beijing is behaving much like Washington in assisting its domestic businesses in overseas ventures. The U.S. Overseas Private Investment Corporation also has programs that insure and finance U.S. businesses operating in over 150 countries. But U.S. companies pursue profit more single-mindedly than do their Chinese counterparts. And if U.S. companies often benefit from their government's foreign policy, these companies, unlike their Chinese counterparts, are not its leading edge. The Chinese government, on the other hand, so thoroughly mixes government-to-government aid with various incentives for Chinese businesses to acquire assets abroad that its financial foreign policy can seem nakedly mercantilist. As many as half of the professionals in the Chinese Foreign Ministry are said to be working on economic matters.
The fact that these government-to-government agreements are undisclosed and that contracts for projects are awarded without an open bidding process creates concerns about corruption. Anecdotal evidence also suggests that China's tied-aid approach is encountering resistance in recipient countries as a result of some projects' environmental impact and relatively small lasting economic contributions. The requirement to employ imported Chinese labor means limited benefits to local economies, especially as the Chinese workers' pay is typically deposited into bank accounts in China. In the face of such worries and objections, Beijing may someday decide to change its ways.
MATURE DEBT
As China invests more and more savings abroad, it will likely project its financial power differently. It would be a big breakthrough, not to mention an immense help in redressing global imbalances, if China invested more in developed economies. Since Chinese businesses that invest abroad will continue to be seen as extensions of the state until China adopts a more open economic model at home, Chinese financiers would do well for now to make loans rather than buy equity when they invest in developed economies. And when they do buy equity, they should do so in companies that are not publically traded; it is easier to buy closely held companies without causing a brouhaha. This lesson appears to be slowly sinking in: since CNOOC's failure to buy Unocal, some Chinese bidders have started showing up at private auctions for closely held U.S. energy properties.
It would indeed help if Beijing played the role of creditor more often. Chinese commercial banks seem unsure about their ability to conduct credit analysis for foreign companies and feel more comfortable serving the Chinese community. But by becoming direct lenders to non-Chinese businesses, they would acquire just as much know-how and more influence than if they were minority shareholders. Since loans are not seen as power grabs, the transactions would probably encounter little political resistance. The capital would go directly into the borrower's business rather than to its shareholders, and it would provide jobs, as well as stimulate the local economy. As a creditor, the Chinese government would hold a more senior and safer position than as an equity owner.
As the Chinese economy matures and becomes more oriented toward consumption and services, changes should be expected. The CIC's September 2009 decision to acquire a debt-like instrument worth $1.9 billion from Bumi Resources, Indonesia's largest coal company, is a sign that Beijing is beginning to adjust its go-out strategy. Right now, too many Chinese are too close to the poverty level for the leadership to support openly the use of national resources to achieve nonmercantilist objectives overseas. But down the road, Beijing may become less intent on using aid, grants, and concessional loans abroad so directly in the service of China's domestic economy. This may especially become the case if the regime could feel more secure in other ways, militarily, for example.
But this is not certain. No one knows, for instance, whether the Chinese government would allow capital to move in and out of the country without government involvement. Such liberalization, which would likely come with more leeway in investment decisions for individuals and companies, would be a drastic change in China's financial foreign policy. Were it to happen, business decisions would then be driven less by political considerations than by purely economic assessments of risks and rewards. Chinese companies would grow through mergers and acquisitions. National companies and national brands would emerge, with solid platforms for international expansion. At that point, China would begin to project the power of its domestic markets into the global arena, much as the United States and Europe do: through multinational corporations. This, in turn, would improve China's image in the developing nations in which it invested by limiting criticism from local populations who before suspected that its deals were motivated by the Chinese government's political objectives.
Another open question is how soon Beijing will allow the renminbi to become an international unit of account, a medium of exchange, and a store of value, like the dollar and the euro. Capital account convertibility would increase the influence of China's international financial position immensely. Shanghai could become a major financial center, like New York and London, and Chinese financial institutions would be able to compete internationally. Today, Shanghai already boasts a good telecommunications infrastructure, which could readily be upgraded to world-class standards -- a necessity if Shanghai is to become a major financial center. And there is plenty of Chinese human capital abroad trained in the global financial markets ready to be lured back to the motherland.
But only capital account convertibility and the ability to deal internationally in renminbi would give Shanghai a serious competitive advantage and a chance to become a global financial hub -- and these are tricky propositions. One of the functions of the State Administration of Foreign Exchange is "to study and implement policy measures for the gradual advancement of the convertibility of the RMB [renminbi]." But the process has been slow. Without existing currency restrictions, Chinese capital would flow both within the country and overseas to investments that offered the highest returns, and cheap capital, one of the engines of the Chinese miracle, would disappear. Higher capital costs and stiffer competition would hurt export-dependent businesses in China, which could lead to considerable domestic disruption. Free capital flows would quite naturally create big agglomerations of economic power -- and possibly a counterpoise to the CCP. These significant risks suggest that as fundamental a change as currency convertibility is probably a long way off.
NEW KID ON THE BLOCK
Many of the economic issues between the United States and China relate to currency policy, jobs, and associated financial imbalances. The Obama administration has announced plans to double U.S. exports over the next five years, an effort that is likely to create more competition for third markets and additional conflicts between Washington and Beijing. At worst, such a development could thwart the process of liberalization that China will naturally undergo as it continues to develop economically. Fortunately, Washington seems to understand that encouraging China to play an important role in international financial stability is very much in the United States' interest. It has made clear, for example, that it welcomes Beijing at the international financial table -- as well it should.
So far, China's financial foreign policy has been good for other countries and less beneficial for China itself than first meets the eye. China is buying U.S. debt. It is helping make orderly markets. Its FDI is helping it learn about the outside world. As for Beijing's aid and assistance to developing countries, the amounts involved are small to begin with, and the Chinese government is generating a fair bit of resentment. Its mercantilist approach will not give the government any more real security over sources of supply than if it bought them at international prices on the open market, and in the fullness of time, as the Chinese government recognizes this, it is likely to shift its tack without external pressure. Thus, with the important exception of China's support for regimes that the U.S. government does not like, Washington should not worry much about Beijing's financial foreign policy.
As China stimulates its domestic demand and becomes a bigger player in international finance, its engagement will most likely contribute to healthy relations among nations. The developed economies' need for capital and China's surfeit of it will give China a natural path to invest in those states (even without capital account convertibility). Larger financial ownership positions in foreign companies will, on balance, be a good thing for Chinese companies and for the world, just as the United States' stock of foreign investments has been. And if Western capitalism continues to show vitality, China will likely evolve to be even more market-oriented. After all, the Chinese appetite for profit making has survived nicely despite over 60 years of communist rule.
Sáng lập:
Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng
Điều hành:
Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]
Liên lạc: bauxitevn@gmail.com
boxitvn.online
boxitvn.blogspot.com
FB Bauxite Việt Nam
Bài đăng phổ biến
- Vì sao Hoa Kỳ phải xấu hổ trong kỳ bầu cử này?
- Nỗi buồn cho V. Putin
- Trí thức ếch
- Tư duy “chui cầu” khiến Việt Nam tụt hậu 200 năm so với Singapore (*)
- Cái chuồng cọp của Thái Văn Thủy đã hỏng
- Lãnh đạo nói suông
- Lò ông Trọng tiếp tục đỏ lửa (*)
- Kiến nghị khẩn cấp về cải cách thể chế
- Lính Triều Tiên sang Nga nhờ tiền của Bắc Kinh?
- Sinh ra nhà trường để làm gì?
Bài đã đăng
Nhãn
- Giáo Dục
- Sử Liệu
- chính phủ
- Pháp Luật
- Nhân quyền
- !00 năm ĐCSTQ
- “Bên thua cuộc”
- "Bộ tứ" Châu Á - Thái Bình Dương
- "Cuồng Trump" tại Mỹ
- "Dịch hạch"
- "phản động"
- 10 năm Bauxite Việt Nam
- 100 năm Trung Cộng
- 1000 năm
- 14/3
- 2638349
- 30 năm tạp chí Diễn đàn
- 30 năm tạp chí Diễn đàn
- 30 tháng Tư 1975
- 30-04-1975
- 30-4-1975
- 30/04/1975
- 30/4
- 30/4/1975
- 30/4/1975. Bên thắng cuộc
- 39 người chết ở Anh
- 40 năm Chiến tranh biên giới
- 5 cửa
- 90 năm
- 90 nnăm sinh Nguyên Ngọc
- 99 năm
- Abigail McGowan
- Adam Smith
- ADIZ
- Afghanistan
- AI
- Ải Nam Quan
- AI và độc tài
- AIC
- Albert Camus
- Alexander Vindman
- Alexandre de Rhodes
- Algerie
- Allegra Mendelson
- Án bỏ túi
- an ninh
- An ninh CS
- An ninh lương thực thực phẩm
- an ninh mạng
- An ninh quốc gia
- an ninh quốc phòng
- An ninh thế giới
- An ninh tiền tệ
- An ninh tư tưởng
- An ninh văn hóa
- án oan
- Án oan sai
- An sinh xã hội
- An toàn thực phẩm
- án tử hình
- Án tử hình của CS
- Án văn tự
- An Viên
- Anchal Vohra
- André Menras
- Andrei Sakharov
- Angela Merkel
- Anh
- Anh hùng
- Anh hùng Lê Mã Lương
- Anh Quốc
- Anthony Zurcher
- Ảo vọng trí thức
- Áp lực thể chế
- Army Games 2022
- ASEAN
- Asia Sentinel
- Asialyst
- AUKUS
- Australian Outlook
- AVG
- Ăn cắp công nghệ
- Âm mưu Tàu Cộng
- Âm mưu phá hoại kinh tế của Trung Quốc
- Âm mưu Tàu Cộng
- Âm mưu Tàu Cộng
- Âm mưu Tàu cộng biến các nước đang phát triển thành con nợ
- Âm mưu Tàu Cộng Lê Xuân Nghĩa
- Âm mưu Tàu Cộng. Đảng CSTQ
- Âm mưu Trung Cộng
- Âm mưu Trung Quốc
- Âm mưu và mặt thật Tàu Cộng
- Ấn độ
- Ấn Độ Dương
- Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
- Ấn kiếm Bảo Đại
- Ân xá và đặc xá
- Âu châu
- ấu dâm
- B A Hamzah
- Ba Lan
- Ba Lan chống dịch covid-19
- Bà Nà
- Bá quyền nước lớn
- Bá quyền Trung Cộng
- Ba Sàm
- Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh
- Bạch Long Vĩ
- Bách thú Thủ Lệ
- bachkhoadanang.net
- Bãi Ba Đầu
- Bài Hoa
- Bài học Ukraine
- bài Trung
- Bãi Tư Chính
- Bản án sơ thẩm Phạm Đoan Trang
- Bản chất con người
- Bản chất CS
- Bản chất thâm hiểm của Đại Hán
- Bản chất thể chế
- Bản chất Việt Cộng
- Bán chất xám
- Ban Công lý và Hoà Bình GP Vinh
- Bàn cờ thế giới
- Bán đảo Sơn Trà
- bản đồ
- Bản đồ đường lưỡi bò
- Bản lĩnh chính trị
- bán nước
- Bán phá giá
- Bàn tay CA
- Ban Tổ chức trung ương
- Ban tuyên giáo
- Bang giao Mỹ - Việt
- Bangladesh
- Bành Lệ Viện
- bành trướng
- báo cáo
- Bao cấp
- Bao cấp quyền lực
- Báo chí
- Báo chí cách mạng
- Báo chí đảng
- Báo chí độc tài
- Báo chi lề phải
- Báo chí nhà nước
- Báo chí quốc doanh
- Báo chí Sài Gòn trước 1975
- Báo chí thời đổi mới
- Báo chí truyền thông
- Báo chí trước 1945
- Báo chí tự do
- Báo chí Việt Nam
- Báo chí với tù nhân lương tâm
- Báo chí xuất bản tự do
- bạo động
- Bạo hành
- Bạo hành trong lứa tuổi họ trò
- Bảo hiểm
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế học sinh
- Bảo hộ công dân
- Bảo hộ thương mại
- bạo loạn
- Bạo loạn 6/1 tại nhà Quốc hội Mỹ
- Bạo loạn 6/1/2021
- bạo lực
- Bạo lực CS
- Bạo lực cướp đất
- Bạo lực học đường
- Bạo lực và chuyên chính
- Báo Nhân dân
- Báo Sạch
- Báo Tiếng Dân
- Bảo tồn di sản
- Bảo tồn địa danh
- Bảo tồn văn hoá Chăm
- Báo Tuổi Trẻ
- Báo Tuổi trẻ bị đình bản
- Báo Văn nghệ thời Đổi mới
- Bảo vệ đảng
- Bảo vệ môi trường
- Bảo vệ nhân quyền
- Bảo vệ rừng
- Bảo vệ Trẻ em
- Baotiengdan
- Barack Obama
- Bauxite
- Bauxite Tây Nguyên
- Bắc Cực
- Bắc Hàn
- Bắc Mỹ
- Bắc Triều Tiên
- bắc vân phong
- Bằng cấp
- Bằng câp quan chức
- bằng giả
- Băng nhóm
- Bắt bớ giam cầm
- Bắt cóc
- Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
- Bắt dân
- Bắt giữ tùy tiện
- Bắt người tùy tiện
- Bần cùng hóa
- Bần cùng hóa trong thể chế cộng sản
- Bất bình đẳng
- Bất bình đẳng kinh doanh
- Bất bình đẳng sắc tộc
- bất công
- Bất đồng chính kiến
- Bất động sản
- Bất ổn chính trị
- Bất tuân dân sự
- Bầu cử
- Bầu cử Mỹ 2024
- Bầu cử dân chủ
- Bầu cử Đức
- Bầu cử Hoa Kỳ 2024
- bầu cử Mỹ
- Bầu cử Mỹ 2020
- Bầu cử Mỹ 2024
- Bầu cử Pháp
- Bầu cử Quốc hội
- bầu cử Tổng thống Mỹ
- Bầu cử Tổng thống Pháp
- Bầu cử Úc
- Bầu đại biểu Quốc hội
- Bẫy bốn không
- Bẫy nợ
- Bẫy nợ Trung Quốc
- Bầy sâu
- BBC
- bè phái
- Belarus
- Ben Hall
- Bên thắng cuộc
- Bên thua cuộc
- Bênh Nga
- bệnh thành tích
- Bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh xã hội
- Bhutan
- Bhutan - Trung Quốc
- Bí mật thông tin
- Biden
- Biden và chiến lược mới với Tàu Cộng
- Biden và chiến lược toàn cầu
- Biên chế công an
- Biến chủng Covid
- Biến chủng virus
- Biến đổi khí hậu
- biển Đông
- Biển Đông và tham nhũng
- Biển Đông; Quan hệ Việt - Trung
- Biên giới
- Biển Hồ
- biểu tình
- Biểu tình chống TQ
- Bill Clinton
- Binh biến Prigozhin
- Bình đẳng cộng sản
- Bình đẳng dân tộc
- Bình đẳng giới
- bình ổn
- Blog
- Bỏ phiếu LHQ
- Bỏ phiếu Liên Hiệp Quốc
- Bỏ phiếu Liên hợp quốc
- Bóc lột
- bóng đá
- Bóng đá và lòng dân
- BOT
- BOT bẩn
- Boudarel
- bộ chính trị
- Bộ Công thương
- Bộ đội chiến đấu với virus Vũ Hán
- Bộ luật hình sự
- Bộ máy
- Bộ máy chính quyền
- Bộ máy chính quyền CS
- Bộ máy chính quyền CS sách nhiễu dân
- bộ máy công an
- Bộ máy CS
- Bộ máy đảng và CA
- Bộ máy hành chính quan liêu
- Bộ máy lãnh đạo CS
- Bộ máy nhà nước
- Bộ máy quan chức
- Bộ máy quyền lực
- Bộ máy thể chế
- Bộ máy thi hành luật
- Bộ máy Tư pháp
- Bộ mặt thạt quan chức cộng sản
- Bộ mặt thật của quan chức cộng sản
- Bộ Quốc phòng và nhiệm vụ quốc phòng
- Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC
- Bộ Thông tin và Truyền thông
- Bộ Tứ
- Bộ Văn hóa
- Bô Xít
- Bộ Y tế
- bồi thường
- Bốn không
- Brexit
- BRI
- BRICS
- BS Fauci
- BS Lý Văn Lượng
- BS Nguyễn Đan Quế
- Bùi Bằng Đoàn
- Bùi Chát
- Bùi Chí Vinh
- Bùi Mạnh Hùng
- Bùi Minh Quốc
- Bùi Như Mai
- Bùi Thanh Hiếu
- Bùi Thị Nối
- Bùi Tín
- Bùi Văn Thuận
- Bùi Viết Hiểu
- Buôn người
- Buôn thần bán thánh
- buồn vui Chủ nhật
- Bức tranh thế giới
- Bức tường Berlin
- Bước đường cùng của nông dân Việt
- Bưu điện
- ç
- C. Raja Mohan
- CA bắt cóc
- Cà Mau
- Ca sĩ dấn thân
- Ca sĩ Thủy Tiên
- Cạc Ma
- Các nước
- Các tổ chức chân rết của đảng
- Cách ly Covid-19
- Cách ly trong đại dịch bùng phát
- cách mạng
- Cách mạng 4.0
- Cách mạng dân chủ
- Cách mạng Dù Vàng
- Cách mạng tháng Tám
- Cách mạng tháng Tám Con đường dân chủ hóa đất nước
- Cách mạng thàng Tám và bước lùi của lịch sử
- Cái ác
- Cái ác tận căn
- cải cách
- Cải cách chính trị
- Cải cách hành chính
- Cải cách ruộng đất
- Cải cách thể chế
- Cải cách thể chế chính trị
- Cải cách tư pháp
- Cái chết cụ Kình
- Cái chết của quan chức Cộng sản
- Cải lương
- Cải tạo sau 30-4-1975
- cải tổ
- Cái Tôi
- Cai trị kiểu trương tuần
- Cam kết nhân quyền
- Cam Ranh
- Campuchia
- Campuchia và Việt Nam
- Cán bộ
- Cán bộ CS
- Cán bộ đảng
- Canada
- cảng Lạch Huyện
- Cảnh báo đỏ
- Cánh Buồm
- Cảnh giác CS
- Cảnh giác Tàu Cộng
- Cảnh sát biển
- Cảnh sát cơ động
- cánh tay của đảng
- Cánh tay nối dài của đảng
- canh tân
- Cạnh tranh chiến lược
- Cạnh tranh quốc gia
- Cao Bằng
- cáo buộc chống nhà nước
- Cao điểm 772
- Cáo phó
- Cao tốc Bắc - Nam
- Cao tốc Bắc Nam
- Cáp ngầm
- Carl Thayer
- Carlyle A. Thayer
- Cassidy Hudchinson
- Cămpuchia - Trung Quốc
- Căn cứ Ream
- Căn cước dân tộc
- Căn tính người Việt
- Cắt điện
- Cẩm Hà
- Cấm kỵ
- Cầm nhầm thương hiệu
- cấm nhập cảnh
- cấm vận
- Cấm vận Nga
- Cấm xuất cảnh
- Cận huyết chính trị
- Cận huyết khoa học
- Cấn thị Thêu
- Cần Thơ
- Câu chuyện cuối năm
- Câu đối
- Câu đối Tết
- Cây xanh thành phố
- Champa
- Charles Kupchan
- Chạy án
- Cháy chung cư
- Cháy nhà chung cư
- Cháy rừng
- Chạy tội
- Chăm
- Chân dung quan chức
- Chấn hưng văn hoá
- Chấn hưng văn hóa
- Chân lý nước Tàu
- Chân Phương
- Chân rết của đảng
- Chân vạc Mỹ - Nga - Trung
- Chất độc da cam
- Chất lượng Đại biểu Quốc hội
- Châu Á
- Châu Âu
- Châu Âu hậu cộng sản
- Cheonan
- chế độ
- chế độ công an trị
- Chế độ công an trị
- Chế độ cộng sản
- Chế độ Cộng sản TQ
- Chế độ CSVN
- Chế độ dân chủ
- Chế độ độc tài
- Chế độ Việt Nam Cộng hòa
- Chế độ VNCH
- Chênh lệch xã hội
- Chết dưới tay Trung Quốc
- Chỉ số dân chủ
- Chỉ số Thượng tôn Pháp luật
- Chỉ thị 24
- Chi tiêu ngân sách
- Chỉ tiêu tăng trưởng
- Chia buồn
- Chiếc ghế Hội đồng nhân quyền
- Chiến dịch "đốt lò" của Nguyễn Phú Trọng
- Chiến dịch đánh văn nghệ sĩ
- Chiến dịch khinh khí cầu
- Chiến lang
- Chiến lang của Tàu Cộng
- Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Chiến lược bành trướng
- Chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ
- Chiến lược Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ
- Chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ
- Chiến lược cường quốc
- Chiến lược đối phó Tàu Cộng của Hoa Kỳ
- Chiến lược đối phó Trung Quốc
- Chiến lược mềm thôn tính các nước của Tàu cộng
- Chiến lược Mỹ tại Đông Nam Á
- Chiến lược ngoại giao
- Chiến lược quốc gia
- Chiến lược Quốc phòng
- Chiến lược Thái Bình Dương
- Chiến lược toàn cầu
- Chiến lược Trung Quốc
- Chiến lược vaccine Biden
- Chiến lược Vành đai và Con đường
- Chiến sự Ukraine
- Chiến sự UUkraine
- Chiến thắng Điện Biên Phủ
- Chiến thuật vùng xám
- chiến tranh
- Chiến tranh biên giới
- Chiến tranh biên giới 1979
- Chiến tranh Biên giới Việt - Trung
- Chiến tranh Do Thái-Hamas
- Chiến tranh hạt nhân
- Chiến tranh không gian
- Chiến tranh kinh tế
- Chiến tranh lai
- Chiến tranh Lạnh
- Chiến tranh lạnh mới
- Chiến tranh mạng
- Chiến tranh mạng Nga - Ukraine
- Chiến tranh Nam Bắc
- chiến tranh nguyên tử
- Chiến tranh sinh học
- Chiến tranh Thế giời 2
- chiến tranh thương mại
- Chiến tranh thương mại
- Chiến tranh thương mại Mỹ Trung
- Chiến tranh Triều Tiên
- Chiến tranh Trung Đông
- Chiến tranh Ukraine
- Chiến tranh và hòa bình
- Chiến tranh Việt Nam 1959 - 1975
- Chiến tranh Việt Nam 1959-1975
- Chiến tranh Việt Nam và Đông Nam Á
- chiến tranh Việt Trung
- Chinalco
- Chinanazi
- Chinazi
- Chính đề Việt Nam
- Chính khách Dân chủ & Độc tài
- Chính khách Việt Nam
- chính phủ
- Chính phủ Tràn Trọng Kim
- Chính phủ Trần Trọng Kim
- Chính Quyền
- Chính quyền Biden
- Chính quyền cho dân vì dân
- Chính quyền Cộng sản
- Chính quyền và người dân
- Chính quyền và tôn giáo
- Chính quyền. Quản trị nhà nước
- chính sách
- Chính sách "bốn không"
- Chính sách 4 không
- Chính sách ba không
- Chính sách bảo hiểm xã hội
- Chính sách cán bộ
- Chính sách chống covid-19
- Chính sách chống đại dịch
- Chính sách chống đại dịch virus Vũ Hán
- Chính sách của nhà nước trong đại dịch
- Chính sách dân tộc
- Chính sách đối ngại của J. Biden
- Chính sách đối ngoại
- Chính sách đối ngoại của chính quyền Biden
- Chính sách đối ngoại Joe Biden
- Chính sách Joe Biden
- Chính sách ngân hàng
- Chính sách ngoại giao
- Chính sách nhà nước
- Chính sách nhà nước chống đại dịch virus Vũ Hán
- Chính sách nhà nước trong đại dịch
- Chính sách quản lý kinh tế
- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
- Chính sách thuế
- Chính sách thuế vàng
- Chính sách thương mại
- Chính sách Việt kiều
- Chính sách xã hội
- Chính sách xoay trục 2.0 của Mỹ
- Chính trị
- Chính trị Đức
- Chính trị Mỹ
- Chính trị phe phái
- Chính trị thế giới
- Chính trị thống soái
- Chính trị Trung Quốc
- Chính trị Việt Nam và thế giới 2024
- Chính trị xã hội
- Chính trị Xã hội VN
- Chính trường
- Chính trường Nga
- Chính trường Trung Quốc
- Cho thuê rừng
- Chọn đường
- Chống covid ở VN
- Chống covid-19 ở VN
- Chống dịch
- Chống dịch Covid 19
- Chống diễn biến tư tưởng
- Chống đại dịch virus Vũ Hán
- Chống đại dịch virus Vũ Hán ở VN
- Chống tham nhũng
- Chống tham nhũng & Phe phái trong đảng
- Chống tham ô
- chống Trung Quốc xâm lược
- Chống Trung Quốc xâm lược mềm
- Chống virus Vũ Hán
- Christopher Miller
- Chu Ân Lai
- Chu Hảo
- Chu Hảo Tuyên bố
- Chu Hồng Quý
- Chu Mộng Long
- Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán
- Chủ nghĩa bầy đàn
- Chủ nghĩa cá nhân
- Chủ nghĩa cộng sản
- Chủ nghĩa CS
- Chủ nghĩa dân tộc
- Chủ nghĩa Dân túy
- chủ nghĩa Đại Hán
- Chủ nghĩa độc tài
- Chủ nghĩa hiện sinh
- chủ nghĩa Mác
- Chủ nghĩa Mác
- Chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa nhân văn
- Chủ nghĩa Mác-Lê
- Chủ nghĩa tân tự do
- Chủ nghĩa thân hữu
- Chủ nghĩa Trump
- Chủ nghĩa Trump và CNCS Trung Quốc
- Chủ nghĩa tư bản
- Chủ nghĩa tư bản thám sát (surveillance capitalism)
- Chủ nghĩa Tư bản Thân hữu
- Chủ nghĩa vô sản quốc tế
- chủ nghĩa xã hội
- Chủ nghĩa xã hội lý thuyết và hiện thực
- Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc
- Chu Ngọc Anh
- Chủ quyền
- Chủ quyền biển đảo
- Chủ quyền Biển Đông
- Chủ quyền lãnh thổ
- Chú Tễu
- Chủ tịch Hà Nội
- Chu Vĩnh Hải
- Chùa Ba Vàng
- Chùa chiền và Phật giáo Cộng sản
- Chúc mừng năm mới
- Chúc Tết
- Chung vận mệnh
- Chuyến bay giải cứu
- Chuyên chế XHCN
- Chuyên chính
- Chuyên chính trong thể chế Cộng sản
- Chuyên chính vô sản
- Chuyển đổi quyền lực toàn cầu
- Chuyển đổi thể chế
- Chuyên gia
- Chữ Hán
- Chữ Hán - Việt
- Chữ Hán Việt
- Chữ quốc ngữ
- Chức năng của quân đội và công an dưới thể chế đảng trị
- Chức năng quân đội
- Chứng chỉ carbon
- Chứng khoán Mỹ
- Chứng khoán VN
- Chương trình "Thách đố & Cộng hưởng"
- Chương trình Vua Tiếng Việt
- CLB Lê Hiếu Đằng
- Climate Central
- CNCS
- CNXH
- CNXH mang màu sắc TQ
- CNXH màu sắc Trung Quốc
- CNXH trại lính
- coi thường luật pháp
- Con cái quan chức
- Con đường của dân tộc
- Con đường dài hạn của kinh tế Mỹ
- Con đường dân chủ hóa
- Con đường đổi mới
- Con đường làm giàu
- Con đường lây lan Covid-19
- Con đường ngầm của giới doanh nhân Việt
- Con đường phát triển
- Con đường quyền lực
- Con đường Việt Nam
- Con người mới hôm nay
- Con người Nam Bộ
- Con số người chết dịch Coronavirus ở Trung Quốc
- Con số thống kê
- Cookie Dương
- Corona
- Coronavirus
- Council on Foreign Relations
- Coversable Economist
- Covid -19 ở Việt Nam
- Covid 19
- COVID 19 ở VN
- COVID-19
- Covid-19 ở Việt Nam
- COVID-19 ở VN
- Cộng sản cướp đất
- Công an
- Công an CS
- công an đánh dân
- công an tra tấn
- Công an trị
- Công an trị.
- Công an và nhóm lợi ích
- Công an và văn hóa nhân văn
- Công an Việt Nam trong chế độ độc tài
- Công an Việt Nam và sự lộng hành
- Công chức
- Công chức nhà nước
- Công dân và thần dân
- công đoàn
- Công đoàn CS
- Công đoàn độc lập
- Cộng đồng
- Cộng đồng người Việt
- Cộng đồng người Việt ở nước ngoài
- Công đồng người Việt tị nạn
- Cộng đồng Pháp ngữ Thế giới
- Công giáo
- Công giáo hôm nay
- Công giáo và Cộng sản
- Công giáo và CS
- Công hàm Phạm Văn Đồng
- Cộng hòa MAGA Mỹ
- Công lý
- Công lý cộng sản
- Công nghệ
- Công nghệ AI
- Công nghệ chip
- Công nghệ giáo dục
- Công nghệ hóa và vấn đề quyền con người
- Công nghệ thông tin
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo
- Công nghê VN trong đại dịch
- Công nghệ vũ khí
- Công nghệ vũ trụ Nga
- Công nghệ xe ô tô
- Công nghiệp hóa
- công nhân
- Công pháp quốc tế
- Công quyền
- Cộng sản
- Cộng sản & mê tín
- Cộng sản đối thoại với dân
- Cộng sản phản tỉnh
- Cộng sản sụp đổ
- Cộng sản tha hóa
- Cộng sản Trung Quốc
- Cộng sản Trung Quốc và sự áp chế dân chúng
- Cộng sản và chủ quyền đất nước
- Cộng sản và đảng viên phản tỉnh
- Cộng sản và lòng yêu nước
- Cộng sản và Luật sư
- Cộng sản và trí thức
- Cộng sản và tự do ngôn luận
- Cộng sản và vấn đề bán nước
- Cộng sản và Xã hội dân sự
- Cộng sản vàvấn nạn cải thiện đời sống nhân dân
- Cộng sản Việt Nam và luật pháp quốc tế
- Cộng sản yêu nước
- Công ty làm giả cho ngành giáo dục
- Công ước 87 của ILO
- Công ước Liên hợp quốc 1982
- Công ước quốc tế
- Cơ chế
- Cơ chế đặc thù
- Cơ chế và tham nhũng
- Cơ chế xã hội
- Cơ hội và thách thức
- Cơ quan quyền lực nhà nước
- Cờ tổ quốc
- Cờ vàng ba sọc
- cởi truồng
- CPJ
- CPTPP
- Crimea
- Crưm
- CS
- CS ám sát
- CS chống đại dịch virus Vũ Hán
- CS lo cho dân
- CS lo cho dân trong đại dịch
- CS suy vong
- CS thề nguyền
- CS Trung Quốc
- CS và phẩm cách dân tộc
- CS Việt Nam
- CS Việt Nam tổ chức chống dại dịch virus Vũ Hán
- CS xử trọng án
- CT24
- Cù Huy Hà Vũ
- Cụ Lê Đình Kình
- Cù Tuấn
- Cuba
- Cuba thức tỉnh
- Cuba tỉnh giấc
- Cục diện thế giới
- Cùng chung ý thức hệ
- Cúng dường
- cung đình
- Cung ứng Bắc-Nam
- Cùng ý thức hệ
- Cuộc chiến chống Khơme Đỏ
- Cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo
- Cuộc chiến giữ đất
- cuộc chiến Israel – Hamas
- Cuộc chiến Nga-Ukraine
- Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
- Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung
- Cuốc chiến trang thương mại Mỹ Trung
- Cuộc chiến Ukraine
- Cuộc sống Ukraine thời chiến
- Cuộc xâm lược mềm của Đại Hán
- Cuồng chống Trump
- Cuồng Trump
- Cửa khẩu ùn tắc
- Cửa quyền
- Cực tả và cực hữu
- Cưỡng chế
- Cưỡng chế đất đai
- Cường quốc
- cướp bóc
- Cướp đất
- cướp đất của dân
- Cướp đất của dân
- Cướp đoạt nội tạng
- Cướp nội tạng
- cựu binh
- Cựu chiến binh
- Cứu đói
- Cứu trợ
- Cứu trợ trong đại dịch
- Cứu trợ bão lũ
- Dạ Ngân
- Dạ Thảo Phương
- Daech
- Danh dự CS
- Danh dự nhà khoa học
- Danh hiệu
- Danh hiệu nghệ sĩ
- Danh nhân
- Danh nhân văn hóa
- Daniel R. DePetris
- Datviet
- Dàu khí
- David Brown
- David Frum
- Davos
- Dạy học trực tuyến
- Dạy thêm học thêm
- Dạy văn
- Dân chủ
- Dân chủ & Độc tài
- Dân chủ Cộng hòa
- Dân chủ CS
- Dân chủ của đảng
- dân chủ giả hiệu
- Dân chủ hoá
- Dân chủ hóa
- Dân chủ Hoa Kỳ
- Dân chủ hoá Việt Nam
- Dân chủ kiểu cộng sản
- Dân chủ Mỹ
- Dân chủ ở Việt Nam
- Dân chủ và Độc tài
- Dân giúp nhau chống đại dịch
- Dân khí
- dân nghèo
- Dân oan
- Dân oan Dương Nội
- dân quyền
- Dân sinh
- Dân số
- Dân số học
- dấn thân
- Dấn thân vì covid-19
- dân tộc
- Dân tộc dân chủ
- Dân tộc Uighur
- Dân tộc Việt
- Dân Trần
- Dân trí
- dân túy
- Dân tự cứu trong đại dịch
- Dân và chính quyền
- Dân vận
- Dân Việt ở Campuchia
- Dân Việt trước đại dịch
- Dân Việt và nước Mỹ
- Dấu ấn một năm
- Dầu mỏ
- Demon
- Derek Grossman
- Di chúc Hồ Chí Minh
- Di cư sang nước khác
- Di dân
- Di dân Việt Nam
- Di sản
- di sản cuộc chiến
- Di sản thiên nhiên
- Di sản văn hóa
- Di tản về quê trong đại dịch
- di tích
- Dịch Covid-19
- dịch thuật
- Dịch virus Vũ Hán
- Dịch vụ
- Dịch vụ công
- Diendan
- diendantheky.net
- Diễm Thi
- Diễn biến hoà bình
- Diễn biến hòa bình
- Diễn văn
- Diệt chủng
- Diệt chủng Tân Cương
- Dìm giá
- Dinh Độc Lập
- Dioxin
- DNA
- Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp BĐS
- Doanh nghiệp mùa covid-19
- doanh nghiệp nhà nước
- Doanh nghiệp TQ và đút lót
- Doanh nhân
- Donald Trump
- Dòng chảy các con sông
- Dòng chảy Mekong
- Dòng chảy sông Mekong
- Dộc tài Trung Cộng với bầu cử tự do
- Dối trá Putin Đảo ngược lịch sử Nga Sách giáo khoa Nga
- Dối trá Putin Truyền thông Nga
- Du lịch
- du lịch 0 đồng
- Du lịch tâm linh
- Du lịch trong đại dịch
- Du lịch Việt Nam
- Dũng Hoàng
- dùng tiền TQ trên đất VN
- Duterte
- Duy Ngô Nhĩ
- Dự án thủy lộ Phù Nam
- dự án
- Dự án 2025
- Dự án 88
- Dự án Đại Sự Ký Biển Đông
- Dự án đầu tư nước ngoài
- Dự án đường cao tốc Bắc Nam
- Dự án hồ Pa Két
- Dự án kinh tế
- Dự án nhà máy thép
- Dự án thủy lộ Phù Nam
- dự án từ Trung quốc
- Dự án Vành đai và Con đường
- Dự án xây cất
- Dư âm quan hệ XHCN
- Dự báo
- Dự báo kinh tế
- Dữ liệu
- Dữ liệu cá nhân
- Dữ liệu công dân
- Dữ liệu gen
- Dư luận viên
- Dư luận viên của Đảng
- Dự luật đặc khu kinh tế
- Dự ngôn
- Dư Thị Thành
- Dương Danh Dy
- Dương Lệ Chi
- Dương Ngô
- Dương Nội
- Dương Quốc Chính
- Dương Thu Hương
- Dương Trung Quốc
- Dương Tường
- Dương Văn Minh
- Đa dạng sinh học
- Đa đảng
- Đả hổ diệt ruồi
- Đà Lạt
- Đà Nẵng
- Đa nguyên
- Đài Loan
- đại án
- Đại án Đồng Tâm
- Đại án Thủ Thiêm
- đại biểu hội đồng nhân dân
- Đại biểu quốc hội
- Đại dịch Corona
- Đại dịch Coronavirus
- Đại dịch Covid-19
- Đại dịch Covid-19 và Việt Nam
- Đại dịch Trung Quốc
- Đại dịch virus Trung Quốc
- Đại dịch virus Trung Quốc và người nghèo
- Đại dịch virus Vũ Hán
- Đại dịch Vũ Hán
- Đại dịch Vũ Hán và Việt Nam
- Đại gia đình các dân tộc Việt Nam
- Đại Hán
- Đại học
- Đại học Fulbright
- Đại hội 13
- Đại hội Đảng
- Đại hội Đảng XIII
- Đại hội ĐCSVN XIII
- Đại hội XIII
- Đại hội XIII & các mục tiêu
- Đại Kỷ Nguyên
- Đài Loan
- Đài Loan và Biển Đông
- đại lộ Đông-Tây
- Đàm phán biên giới
- đàn áp
- Đàn áp báo chí
- Đàn áp biểu tình
- Đàn áp CS
- Đàn áp dân chống BOT bẩn
- Đàn áp dân chủ
- Đàn áp dân quyền
- Đàn áp người biểu tình
- đàn áp người hoạt động nhân quyền
- Đàn áp nhà báo tự do
- Đàn áp nhân quyền
- Đàn áp tôn giáo
- Đàn áp xã hội dân sự
- Đàn áp XHDS
- đàn bầu
- đảng cầm quyền
- Đảng Cộng hòa Mỹ
- Đảng Cộng sản
- Đảng Cộng sản Trung Quốc
- Đảng Cộng sản và vấn đề cán bộ
- Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đảng CS
- Đảng CS Trung Quốc
- Đảng CS Việt Nam
- Đảng CSTQ
- Đảng CSVN
- Đảng CSVN và mục tiêu giành độc lập
- Đảng hóa
- Đảng lãnh đạo
- Đảng phái
- Đảng quản lý đại dịch
- Đảng sợ dân
- Đảng trị
- Đảng và Dân
- Đảng và Sử gia
- Đảng và Trí thức
- Đảng với dân
- Đánh giá nhân vật lịch sử
- Đảo chính
- Đảo chính Myanmar
- Đảo chính quân sự
- Đảo chính quân sự Miến Điện
- Đào Doãn
- Đạo đức
- Đạo đức cộng sản
- Đạo đức ngành y
- Đạo đức nghề giáo
- Đạo đức suy đồi
- Đạo đức xã hội
- Đạo luật Magnitsky
- Đạo lý thể thao
- Đạo lý và pháp lý
- Đạo pháp
- Đạo Phật và vận nước
- Đào tạo cán bộ cộng sản
- Đào tạo quan chức
- Đạo văn
- Đào Vũ
- đặc khu
- Đặc khu kinh tế
- Đặc quyền
- đặc xá
- Đặng Đình Bách
- Đặng Đình Cung
- Đặng Đình Mạnh
- Đặng Quốc Bảo
- Đặng Sơn Duân
- Đặng Tiến
- Đặng Tiểu Bình
- Đặng Văn Hiến
- Đặng Văn Việt
- Đặng Việt Dũng
- Đặt tên đường
- đâm chìm tàu cá
- Đập thuỷ điện
- Đập thủy điện Mekong. Đập thủy điện Lan Thương
- Đập thủy điện sông Cửu Long
- Đất đai
- Đất đai và tôn giáo
- đất hiếm
- Đấu đá nộ bộ
- Đấu đá nội bộ
- Đấu thầu
- Đấu tố trên mạng
- Đấu tranh
- Đấu tranh cho dân chủ
- Đấu tranh dân chủ
- Đấu tranh văn hóa
- đầu tư
- Đầu tư công nghệ
- Đầu tư của nước ngoài
- Đầu tư Dự án Hải cảng Khu kinh tế
- Đầu tư nước ngoài
- Đầu tư Trung Quốc & Nguy cơ xâm lược mềm
- ĐCS & Dân chủ hóa
- ĐCS và trí thức
- ĐCSTQ
- ĐCSVN
- ĐCSVN chống tham nhũng
- ĐCSVN và việc làm trong sạch đảng viên
- ĐCSVN với Trung Cộng
- Đê bao
- Đế chế bất động sản TQ
- Đê điều và sông ngòi Hà Nội
- Đệ nhất phu nhân Olena Zelenska
- Địa chính trị
- Địa danh
- Địa-chính trị Việt Nam
- Địch - ta
- Điềm gở
- Điện
- Điện ảnh
- Điện ảnh Việt Nam
- Điện ảnh Việt Nam tại Pháp
- Điện Biên Phủ
- Điện gió
- Điện hạt nhân
- Điện khí LNG
- Điện lực
- điện lực Việt Nam
- Điện mặt trời
- Điện năng
- Điện năng Trung Quốc
- Điện rác
- Điện than
- Điện thoại thông minh
- Điện Việt Nam
- Điện VN
- Điều 4 Hiến pháp
- Điều lệ Đảng
- Điều tra án & siêu tham nhũng
- Đinh Quang Anh Thái
- Đình bản báo
- Định chế quốc gia
- Đình chỉ báo Tuổi trẻ
- đình công
- Định cư tị nạn Hoa Kỳ
- Đinh Hoàng Thắng
- Định hướng xã hội chủ nghĩa
- Định hướng XHCN
- Đinh Kim Phúc
- Đinh Quang Anh Thái
- Đinh Tùng Lâm
- Đình Tuyển
- Đoàn Bảo Châu
- Đoàn kết
- Đoan Trang
- Đoàn Văn Vươn
- Đoàn viên
- Đọc sách thời đại loạn thông tin
- Đón thời cơ
- Đóng cửa
- Đỗ Hoàng Diệu
- Đỗ Hoàng Diệu
- Đỗ Hữu Ca
- Đỗ Kim Thêm
- Đỗ Minh Tuấn
- Đỗ Mười
- Đỗ Ngọc Bích
- Đỗ Ngọc Thống
- Đỗ Nguyễn Mai Khôi
- Đô thị
- Đỗ Thi
- Đỗ Thủy Hương
- Đỗ Việt Khoa
- độc tài
- độc đảng
- Độc lập dân tộc
- Độc lập tự do
- Độc lập và lệ thuộc
- độc quyền
- độc tài
- Độc tài báo chí
- Độc tài cộng sản
- Độc tài Cộng sản Trung Quốc
- Độc tài cộng sản và khoa học kỹ thuật
- Độc tài CS
- Độc tài Trung Cộng
- Độc tài tư bản và độc tài cộng sản
- Độc tài và dân chủ
- Độc tài và kỳ thị
- Độc tài và phát triển
- Đối đầu Dân chủ - Độc tài
- Đổi mới
- Đổi mới chính trị
- Đổi mới dân chủ
- Đổi mới lần hai
- Đổi mới thể chế
- Đổi mới tư duy
- Đổi mới và phá phách
- Đổi mới và thoái trào
- Đổi mới văn học
- Đối ngoại
- đội ngũ
- Đội ngũ y tế trong đại dịch
- Đội quân chân rết
- Đối tác chiến lược
- Đối tác chiến lược Việt - Mỹ
- đối thoại
- đối thoại giữa nhà cầm quyền và người hoạt động nhân quyền
- Đối thoại Shangri-La
- Đồng bằng sông Cửu Long
- Đông Đức giải thể
- Đông Đức và Tây Đức
- đồng hoa
- đồng hóa
- Đồng hóa sắc tộc
- Đông Nam Á
- Đông Ngàn
- Đồng Rup
- Đồng Sĩ Nguyên
- Đồng Tâm
- Đốt lò
- Đột phá
- Đốt rừng
- Đời sống
- đơn từ
- Đu dây
- Đưa bộ đội vào chống dịch
- Đức
- Đức - Ukraine
- Đức Giáo hoàng
- Đức tin
- Đường cao tốc Bắc Nam
- Đường lối
- Đường lối đảng
- Đường lối đảng trong lãnh đạo
- Đường lối thoát hiểm
- Đường lối XHCN
- Đường lười bò
- Đường lưỡi bò
- Đường sắt
- Đường sắt cao tốc
- Đường sắt cao tốc Bắc Nam
- Đường sắt cao tốc Việt Nam
- Đường sắt Cát Linh
- Đường sắt Cát Linh - Hà Đông
- Đường sắt Cát Linh – Hà Đông
- Đường sắt Cát Linh-Hà Đông
- Đường sắt đô thị
- Đường sắt liên vận VN - Trung Quốc
- Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
- Đường về nô lệ
- Đưường lối thiên tả
- East Asia Forum
- Economist
- Edward L. Knudsen
- Elon Musk
- Erdoğan
- Erdogan & Thổ Nhĩ Kỳ
- Eric Ang
- Eric Henry
- EU
- EU - Ukraine
- EV-FTA
- Evergrande
- EVFTA
- EVFTA và thể chế
- EVIPA
- EVN
- ExsonMobil
- ExxonMobil
- Facebook điều trần
- Facebook và Luật AN mạng
- Facebook và luật an ninh mạng
- Fake news
- Fan Tong Huang Lao Ban
- FBI khám xét Mar-a-Lago
- FDI
- Financial Times
- Florian Harms
- FOIP
- Foreign Affairs
- Foreign Policy
- Formosa
- Francesco Guarascio
- Francisco de Pina
- Frank Fenner
- FSB
- Fulbright Việt Nam
- Fulcrum
- G-20
- G20
- G7
- Gạc Ma
- Ganh tị
- gạo
- Gắn bó ý thức hệ
- GDP
- GDP và tăng trưởng
- geoint.asia
- George Soros
- Gesine Dornblüth
- Ghét Tàu yêu Mỹ
- giả dạng thương binh
- Giá đất
- Giá đất dự án
- Gia đình Cấn Thị Thêu
- Già hoá dân số
- Gia nhập EU
- Giá xăng phi mã
- Giải ảo siêu cường Trung Quốc
- Giai cấp lãnh đạo
- Giải cứu bất động sản
- Giải giới hạt nhân Triều Tiên
- Giải ngân ODA
- Giải Nobel
- Giải Nobel Kinh tế
- Giải Nobel kinh tế 2024
- Giải Nobel văn học
- giải pháp
- Giải phóng
- Giải thưởng HCM
- Giải thưởng Phan Chu Trinh
- Giải thưởng quốc tế Paul K. Feyerabend
- Giải thưởng Sakharov
- Giải thưởng VinFuture
- Giải trừ hạt nhân
- Giải trừ vũ khí hạt nhân Bắc Hàn
- Giam cầm kiểu CS
- Giám đốc thẩm
- Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải
- Giám mục Nguyễn Thái Hợp
- Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp
- Giảm phát thải
- Giãn cách dịch virus Vũ Hán
- gián điệp
- Gián điệp mạng
- giàn khoan TQ
- gian lận
- Gian lận thi cử
- Gian lận thương mại
- Giáng Sinh
- Giáo
- Giáo dục
- Giáo Dục
- Giáo dục CS
- Giáo dục đại học
- Giáo dục khai phóng
- Giáo dục tâm linh
- Giáo dục và chính trị
- Giáo dục Việt Nam
- Giáo dục Việt Nam trong tương quan Hàn quốc
- Giáo hoàng
- Giáo hội Phật giáo
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất
- Giáo hội Phật giáo VNTN
- Giao Thông
- Giao thông đường sắt
- Giao thông Trung Quốc
- Giao thông vận tải
- Giáo viên
- Giàu nghèo
- giấc mộng siêu cường
- Giấc mộng Trung Hoa
- Giấc mộng Trung Quốc
- Giấc mơ cộng sản
- Giấc mơ khoa học
- Giấy phép con
- Giấy tờ công văn
- Gideon Rachman
- giết chóc
- giết người
- Giolanh
- Giống và khác giữa Triều Tiên và Việt Nam
- Giới cầm quyền
- Giúp người di tản
- Golf
- Góp ý
- Gốc rễ hư hỏng của quan chức Cộng sản
- Gregory Poling
- Gương mặt nguyên thủ
- Gương mặt trí thức Việt
- Gương Nhật Bản
- H. Kissinger
- H.C.
- Hà Dương Tường
- Hạ Đình Nguyên
- Hà Đình Sơn
- Hà Giang
- Hà Lệ Chi
- Hà Nội
- Hà Sĩ Phu
- Hà Thị Nhung
- Hà Tĩnh
- Hà Văn Thịnh
- Hải Âu
- Hải chiến Hoàng Sa
- Hải Chung
- Hài hòa xã hội
- Hải Phòng
- Hải quân
- Hải quân Hoa Kỳ
- Hạm đội Biển Đen
- Hamas
- Hạn hán
- Hán hóa
- Han Kang
- hạn mặn
- Hàn quốc
- Hàng giả
- Hàng không
- Hàng không Việt Nam
- Hàng không VN
- Hàng rong
- Hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam
- Hàng VN sản xuất
- hành chính
- Hành chính công
- Hành dân
- Hành hung
- Hành pháp
- Hành pháp CS
- Hành xử
- Hanna Dohmen
- Hạo Nhiên
- Happymon Jacob
- Hạt giống đỏ
- hấm điểm công dân Nguyễn Anh Tuấn
- Hậu bầu cử Mỹ 2020
- hậu học văn
- Helmut K. Anheier
- Henry Kissinger
- Henry Foy
- Henry Kissinger
- Henry Kisssinger
- Hệ giá trị
- Hệ lụy Đồng Tâm
- hiểm hoạ
- Hiến pháp
- Hiến pháp Việt Nam
- Hiện tại và quá khứ
- Hiện tượng của năm
- Hiện tượng Phương Hằng
- Hiệp định EVFTA
- Hiệp định thương mại
- Hiệp định TPP
- Hiệp địnnh CPTPP
- Hiệp ước AUKUS
- Hiệp ước EVFTA
- Hiệp ước quốc tế chống Nga xâm lược
- Hiệp ước quốc tế chống Nga xâm lược Ukraine
- Hiệp ước quốc tế hòa bình
- Hiếu Chân
- Hiệu ứng lý thuyết CNXH
- HIMARS bay của Ukraine
- Hình sự hóa
- Hitler
- Hòa bình
- hòa giải
- Hoà giải Dân tộc
- Hòa giải Dân tộc
- Hòa giải hòa hợp
- Hoà hợp dân tộc
- Hòa hợp dân tộc
- Hoà hợp hoà giải
- Hoà hợp hòa giải
- Hòa hợp hòa giải
- Hoa Kỳ
- Hoa Kỳ và ASEAN
- Hoa Kỳ và Thái Bình Dương
- Hoa Kỳ và thế giới
- Hoạ mất nước
- Hoài nghi khoa học
- Hoàng Bình
- Hoàng Cát
- Hoàng Cầm
- Hoàng Chí Bảo
- Hoàng Công Lương
- Hoàng Dũng
- Hoàng Hải Vân
- Hoàng Hưng
- Hoàng Ngọc Giao
- Hoàng Ngọc Hiến
- Hoàng Nhuận Cầm
- Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Hoàng Quốc Dũng
- Hoàng Sa
- Hoàng Sa và Trường Sa
- Hoàng Tấn
- Hoàng Thị Minh Hồng
- Hoàng Trường
- Hoàng Tuấn Công
- Hoàng Tuỵ
- Hoàng Tụy
- Hoàng Việt Hải
- Hoàng Xuân Tuyền
- Hoạt động của Việt kiều Úc
- Học hỏi và bắt chước
- Học ngoại ngữ
- Học phí
- học tập cải tạo
- Học thêm
- Học thuyết Biden
- Học thuyết Mác - Lê nin
- Honecker
- Hong Kong
- HongKong
- Hồ Cẩm Đào
- Hồ Chí Minh
- Hồ Duy Hải
- Hồ Hữu Hòa
- Hộ khẩu
- Hộ nghèo
- Hồ Ngọc Đại
- Hồ Quốc Tuấn
- Hồ Sĩ Trúc
- Hồ sơ Pandora
- Hồ thủy lợi Ka Pét
- Hỗ trợ đầu tư
- Hỗ trợ xã hội
- Hội An
- Hội Anh Em Dân Chủ
- Hội chứng Stockholm
- Hội chứng tượng đài
- Hội chứng Việt Nam
- Hội đoàn Cộng sản
- Hội đồng Bảo an LHQ
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc
- Hội đồng Lý luận
- Hội đồng nhân quyền
- Hội đồng nhân quyền LHQ
- Hội họp
- hồi ký
- Hồi ký Phạm Duy
- Hối lộ
- Hội nghị An ninh München (Munich)
- Hội nghị An ninh Munich
- Hội nghị COP26
- Hội nghị TU đảng
- Hội nghị TW ĐCSVN
- Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam
- Hội Nhà văn TP HCM
- Hội Nhà văn Việt Nam
- Hội Nhà văn VN
- Hội nhập
- Hồi tỵ
- Hồng Kông
- Hồng và chuyên
- Hợp nhất Tổng bí thư và Chủ tịch nước
- Hợp tác
- Hợp tác năng lượng
- Hợp tác quân sự Trung - Nga
- HRW
- Hu Ran
- Huawei
- Hubert Testard
- Hùm xám đường số 4
- Hun Sen
- Hùng Phạm
- Hunsen
- Hunsen & Campuchia
- Hút cát làm sụt lở ruộng vườn nhà cửa xuống sông
- Huxley
- hủy bỏ
- Huy Cận
- Huy động tiền dân
- Huy Đức
- Huy Nguyễn
- Huyền Trân
- Huỳnh Duy Lộc
- Huỳnh Ngọc Chênh
- Huỳnh Sa
- Huỳnh Thục Vy
- Hữu nghị Cộng sản
- Hữu nghị Việt - Trung
- Hữu Thỉnh
- ICOR
- IDS
- iển Đông
- IJVN
- Inra Sara
- Internet
- Ionesco
- IPA
- IPEF
- Iran
- Isarel
- Israel
- Israel - Hamas - Palestin
- Italia và Tàu Cộng
- J. Biden
- Jacob Feldgoise
- Jakub Grygiel
- James Borton
- James Waterhouse
- Jaroslav Lukiv
- Jason Matheny
- Jennifer Kavanagh
- Jeo Biden
- Jesse Peterson
- Joe Biden
- Joe Biden 100 ngày "trăng mật"
- Joe Biden 100 ngày Nhà Trắng
- Joe Brock
- John McCain
- John Steinbeck
- Joseph C. Saraceno
- Joshua Kurlantzick
- Jr.
- Julian G. Waller
- Junin 2
- Katsuji Nakazawa
- Kazakhstan
- Kẻ thù truyền kiếp
- Kelly A. Grieco
- Kênh Techo Funan
- Kênh đào Funan Techo
- Kênh đào Phù Nam Techo
- Kênh đào Suez
- Kênh Phù Nam
- Kênh Phù Nam Techo
- Kênh Techo Funan
- Kêu gọi
- Kêu gọi dân góp tiền mua vaccine chống virus Vũ Hán
- khai dân trí
- Khai thác
- Khai thác cát
- Khai thác dầu khí ở Biển Đông
- Khánh Ly
- Khát vọng thoát Trung của người Việt
- Khắc phục án tử
- Khen thưởng
- Khí hậu
- Khí hóa lỏng
- khiếu kiện
- Khiếu kiện đất đai
- Kho vũ khí hạt nhân của Tàu Cộng
- Khoa học
- Khoa học công nghệ
- Khoa học công nghệ Ukraine
- Khoa học kỹ thuật
- Khoa học vũ trụ
- Khoa Trần
- Khoan sức dân
- Khô hạn
- Khối G 7
- Khởi nghĩa Yên Bái
- Khu công nghiệp - dịch vụ
- Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Khủng bố
- Khủng hoảng
- Khủng hoảng giáo dục
- Khủng hoảng hệ thống XHCN
- khủng hoảng kinh tế
- Khủng hoảng tâm lý
- khủng hoảng thể chế
- Khủng hoảng Ukraine
- Khủng hoảng xã hội
- Khuyến nghị
- Kịch bản thú tội
- Kiểm duyệt
- Kiểm duyệt và chống kiểm duyệt
- Kiểm soát kinh tế
- Kiểm soát quyền lực
- Kiểm soát thông tin
- Kiểm soát tiền tệ
- Kiểm soát truyền thông
- Kiểm soát vũ khí trí tuệ nhân tạo
- Kiểm soát xã hội
- Kiện chính quyền VN
- Kiến nghị
- Kiến nghị chống dịch
- Kiện người tiêu dùng
- Kiện Trung Quốc
- Kiện tụng
- Kiều hối
- Kiêu ngạo cộng sản
- Kiêu ngạo hay ngu xuẩn
- Kim Dung
- Kim Jong Un
- Kim Jong-un
- Kim Van Chinh
- Kim Văn Chinh
- Kình chống
- Kinh doanh
- Kinh doanh bất động sản
- Kinh doanh nội tạng
- Kinh doanh thi thể
- Kinh doanh tôn giáo
- Kinh phí chống dịch
- Kinh Tế
- Kinh tế - Xã hội - Môi trường
- Kinh tế cạn kiệt
- Kinh tế chính trị
- Kinh tế chính trị xã hội
- Kinh tế Mỹ
- Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh
- Kinh tế Nga
- Kinh tế ngầm
- Kinh tế nhà nước
- Kinh tế số
- Kinh tế thế giới
- Kinh tế thị trường
- Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Kinh tế toàn cầu
- Kinh tế tri thức
- Kinh tế trong đại dịch
- Kinh tế Trung Quốc
- Kinh tế trung ương và kinh tế địa phương
- Kinh tế tư nhân
- Kinh tế và Chính trị
- Kinh tế vĩ mô
- Kinh tế Việt Nam
- Kinh tế xã hội
- Kit test covid-19
- Kit test Việt Á
- Kit xét nghiệm Covid-19
- Kristen Hopewell
- Kursk
- Kỷ luật Đảng
- Kỳ thị
- kỳ thị chủng tộc
- Kỳ thị Mỹ
- Kỳ thị trí thức
- Kyal Sin
- Lạc Á
- lạc hậu
- Lách luật
- Làm chủ
- Làm giá
- lạm phát
- Làm từ thiện
- Lãng phí
- Lãng phí chi tiêu công
- Lạng Sơn
- Làng ung thư
- Làng xã
- lãnh đạo
- Lãnh đạo cộng sản
- Lãnh đạo Đảng
- Lãnh đạo tứ trụ
- Lãnh đạo vì dân
- Lãnh tụ
- Lào
- Lào - Trung Quốc
- Lao động
- Lao động chui Trung Quốc
- Lao động nghèo
- Lao động nhập cư
- Lao động Việt
- Lao động xuất khẩu
- Lao động xuất ngoại
- Lâm tặc
- Lấn sân
- Lấp bãi đá thành đảo
- lập hội
- Lập pháp
- Lập trường Việt Nam
- Lấy dân làm gốc
- Lenin
- Lê Đức Thọ
- Lê Anh Hùng
- Lê Bá Nhật Thắng
- Lê Công Định
- Lê Công Phụng
- Lê Duẩn
- Lê Đăng Doanh
- Lê Đình Kình
- Lê Đình Lượng
- Lê Đức Anh
- Lê Đức Thọ
- Lê Hiếu Đằng
- Lê Học Lãnh Vân
- Lê Mã Lương
- Lê Ngọc Luân
- Lê Nguyễn
- Lễ phóng sinh
- Lê Phú Khải
- Lê Quốc
- Lê Quốc Quân
- Lê Quốc Trinh
- Lễ tang Nguyễn Trọng Vĩnh
- Lê Thanh Hải
- Lê Thân
- Lê Thị Dung
- Lê Thị Thanh Loan
- Lê Thị Thu Hà
- Lê Thiếu Nhơn
- Lê Trọng Hùng
- Lê Vạn Hoa
- Lê Văn Cương
- Lê Văn Luân
- Lê Xuân Khoa
- Lê Xuân Nghĩa
- Lên tiếng
- Lệnh không nổ súng trước quân xâm lược Trung Quốc
- Lênin
- LHQ
- LHQ bỏ phiếu trưng cầu lên án Nga
- Lịch sử
- Lịch sử Triều Tiên
- Lịch sử Việt Nam
- Liêm chính học thuật
- Liêm khiết
- Liêm sỉ
- Liên Hiệp Quốc
- Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu
- Liên Hợp Quốc
- Liên kết
- Liên kết quốc tế
- Liên kết vùng
- Liên minh
- Liên minh AUKUS
- Liên minh bộ Tứ chống Tàu Cộng
- Liên minh Châu Âu
- Liên minh chống Chinazi
- Liên minh chống Trung Cộng
- Liên minh Nga-Trung
- Liên minh quân sự
- Liên minh quân sự Nga - Trung
- Liên minh quốc tế
- Liên Xô
- Liên Xô sụp đổ
- Liên Xô xâm lược Afghanistan
- Lính đánh thuê Wagner
- Linh mục Đặng Hữu Nam
- Linh nghiệm
- Lính thợ Việt Nam tại Pháp trong các cuộc Thế chiến
- LivenGuide
- Loài người sơ sinh
- Lọc hóa dầu
- Logistics
- lòng dân
- Lòng nhân ái của lớp người dưới đáy
- Lòng tin
- Lòng yêu nước
- Lỗ hổng pháp luật Việt Nam
- Lỗ hổng trong Pháp Luật Việt Nam
- Lộc Hưng
- Lộc vàng
- Lối sống
- Lời hứa
- lợi ích
- Lợi ích dân tộc
- Lợi ích nhóm
- Lợi ích phe nhóm
- Lợi ích quốc gia
- Lời kêu gọi
- Lời Vĩnh biệt
- Lũ lujt miền Trung
- lũ lụt
- Lũ lụt miền Trung
- Luatkhoa
- Luận tội tổng thống
- Luật
- Luật An ninh mạng
- Luật báo chí
- Luật biển
- luật biểu tình
- Luật CS
- Luật dẫn độ
- Luật dẫn độ Hồng Kông
- Luật Đặc khu
- luật đất đai
- Luật đất đai mới
- Luật đất đai sửa đổi
- Luật điều ước quốc tế
- Luật Hải cảnh
- Luật Hộ tịch
- Luật hồi tỵ
- Luật lao động
- Luật lập hội
- Luật lệ thời Covid-19
- Luật Magnisky
- Luật pháp
- Luật pháp cộng sản
- Luật pháp CS
- Luật pháp Việt Nam
- Luật quốc phòng Mỹ
- Luật Quy hoạch
- Luật quyền riêng tư
- Luật rừng
- Luật sư
- Luật sư và Tòa án CS
- Luật sư Việt Nam
- Luật thú y
- Luật tử hình
- Luật Việt Nam
- Luật VN
- Lư hương Trần Hưng Đạo
- Lư hương tượng Đức thánh Trần
- Lừa đảo qua mạng
- Lực cơ bản
- Lực lượng 47
- Lương Công nhân
- Lưỡng đầu chế
- lương hưu
- Lương thực
- Lương thực toàn cầu
- Lưu Bình Nhưỡng
- Lưu hành đồng Nguyên Trung Quốc
- Lưu Hiểu Ba
- Lưu Quang Vũ
- Lưu Trọng Văn
- Lưu vong
- Lý Đông A
- Lý Khắc Cường
- Lý lịch
- Lý Nhuệ
- Lý Quang Diệu
- Lý Sơn
- Lý thuyết kinh tế chính trị xã hội
- Lý thuyết văn học
- Lý thuyết xây dựng CNXH của đảng
- Lý tưởng
- Lý tưởng cộng sản
- Lý tưởng tự do bình đẳng
- Lý tưởng xã hội
- Lý tưởng XHCN
- Mã Lai
- Ma túy
- Mạc Văn Trang
- Macron
- MAGA
- Mahathir Mohamad
- Mai Bá Kiếm
- Mai Nguyễn
- Mai Phi Long
- Mai Thái Lĩnh
- Mai Triệu Quang
- Malaysia
- mạng xã hội
- Mạng xã hội và báo chính thống
- Mạnh Kim
- Mạnh Vãn Chu
- Mao Trạch Đông
- Mao Trạch Đông và ĐCSTQ
- Marc von Lüpke
- Marina Ovsyannikova
- Mark Voroshilov
- Marx hết vai trò trong các nước tư bản đỏ
- Mathieu Droin
- Máu tham CS
- máy bay rớt
- Mặc cảm sợ Tàu
- mặt thật Cộng sản
- Mặt thật Tập Cận Bình
- Mặt quan
- Mặt thật cộng sản
- Mặt thật CS
- Mặt thật của CSVN
- Mặt thật của những kẻ thèm khát EVFTA
- Mặt thật quan chức
- Mặt thật Tàu Cộng
- Mắt thật Tập Cận Bình
- Mặt thật Tập Cận Bình
- Mặt thật Trung Cộng
- Mặt thật Trung Cộng
- Mặt thật Trung Quốc
- Mặt thật và mặt trơ trẽn của Tàu Cộng
- Mặt thật xã hội
- Mặt thật XHCN
- Mặt trận Tổ quốc
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Mặt Trận TQVN
- Mặt trẽn Tàu Cộng
- Mầm non
- Mậu Thân Huế 1968
- Mẹ Nấm
- Me Too
- Medvedev
- Mekong
- Mẹo Cộng sản
- metoo
- Metro
- Michael C. Horowitz
- Michael Tatarski
- Mick Ryan
- Miến Điện
- miền Tây Nam Bộ
- miễn thị thực
- Mike Pompeo
- Mikhail Gorbachev
- Minh Kha
- Minh Thùy
- Minh Triều
- Mỏ Cá Voi Xanh
- Mobifone
- Món nợ khổng lồ từ ODA
- Moritz Küpper
- Mô hình kinh tế chính trị
- Mồ mả lăng tẩm
- Môi sinh
- Môi trường
- Môi trường biển Việt Nam
- Môi trường đồng bằng sông Cửu Long
- Môi trường giáo dục
- Môi trường kinh doanh
- Môi trường sinh thái
- Môi trường sống
- Môi trường Thủ đô
- Môi trường và phát triển
- Môi trường và sức khỏe
- Môn văn
- Mộng bá chủ của Trung Cộng
- Mông Cổ
- Một vành đai một con đường
- Một vành đai một con đường đang dần lộ tẩy
- mua dâm
- Mùa nước nổi
- Mua quan bán chức
- Mua quan bán tước
- Mục Đồng
- Mục tiêu cộng sản
- Mừng thọ
- Mưu đồ bành trướng của Trung Cộng
- Mưu Tàu Cộng
- Mỹ
- Mỹ - Đài - Trung
- Mỹ - Đài Loan - Trung Quốc
- Mỹ - Tàu Cộng
- Mỹ - Trung
- Mỹ - Trung - Myanmar
- Mỹ cấm vận Iran
- Mỹ Hằng
- Mỹ thách thức Tàu Cộng
- Mỹ và chính sách nhân quyền
- Mỹ và cuộc chiến Trung Đông
- Mỹ và đồng minh
- Mỹ và thế giới hậu Trump
- Mỹ và Trung Quốc và thế giới
- Mỹ và Việt Nam hậu Trump
- Mỹ-Trung
- Mỹ-Việt
- Myanmar
- Mykhailo Albertovich Fedorov
- Nam Lộc
- Nam Trân
- Nạn buôn bán người
- nạn buôn người
- Nạn nhân chiến tranh
- Nạn ô nhiễm môi trường
- Nạn thất nghiệp
- Nancy Pelosi
- Nataliya Zhynkina
- Nataliya Zhynkina Đại biện lâm thời Ukraine tại VN
- National Geographic Society
- Nato
- NATO - Ukraine
- Navalny
- Năng lượng
- năng lượng điện
- Năng lượng sạch
- Năng lượng tái tạo
- Năng lượng xanh
- nâng cao dân trí
- Nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ
- nâng điểm
- Nền dân chủ Hoa Kỳ
- Nền dân chủ Mỹ
- Nền kinh tế Gig
- Nền kinh tế thị trường
- Nền kinh tế XHCN
- Nga
- Nga - NATO
- Nga - phương Tây
- Nga - Trung và chiến lược thế giới
- Nga - Ukraine
- Nga động viên bắt lính
- Nga sáp nhập lãnh thổ Ukraine
- Nga trưng cầu sáp nhập lãnh thổ Ukraine
- Nga xâm lược
- Nga xâm lược Ukraina
- Nga xâm lược Ukraine
- Nga xâm lược UKraine Chiến sự Ukraine
- Nga xâm lược UKraine Chiến sự Ukraine Phúc Lai GB
- Nga Xô Viết
- Ngại giao
- Ngành CA
- Ngành bán dẫn
- Ngày 30-4
- Ngày 30-4-1975
- Ngày 30/4
- Ngày 30/4/75
- NGày Độc lập
- Ngày nhà giáo
- Ngày nhân quyền
- ngày nói dối
- Ngày nước Thế giới
- Ngày nước Việt Nam
- Ngày phụ nữ
- Ngày Phụ nữ quốc tế
- Ngày Quốc khánh và lòng dân
- Ngày thương binh liệt sĩ
- Ngăn sông cấm chợ
- Ngân hàng
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Ngân hàng trong đại dịch
- ngân hàng VN
- ngân sách
- Ngân sách nhà nước CS
- Ngân sách quốc gia
- Ngập lụt
- ngập úng
- Nghèo
- Nghệ sĩ thứ thiệt
- Nghệ sĩ và thể chế
- Nghệ sĩ và tự do
- Nghệ thuật
- Nghị định 15/2020/NĐ-CP
- Nghị định 71
- Nghị định và lòng dân
- Nghị lực vượt đại dịch
- Nghị quyết Đảng
- Nghĩa trang Biên Hòa
- Nghịch lý
- Nghịch lý phe đảng
- Nghiencuuquocte
- Nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu Quốc tế
- Nghiên cứu vũ trụ
- Nghiệp đoàn
- nghiệp đoàn độc lập
- NGO
- Ngoại Giao
- Ngoại giao "bẫy nợ"
- Ngoại giao "chiến lang"
- Ngoại giao ASEAN
- Ngoại giao bẫy nợ
- Ngoại giao cây tre
- Ngoại giao chiến lang
- Ngoại giao CS
- Ngoại giao Nga
- Ngoại giao Trung Quốc
- Ngoại giao và nhân quyền
- ngoại lai
- Ngoại ngữ
- Ngón nghề mật vụ
- Ngô Bảo Châu
- Ngô Di Lân
- Ngô Đình Diệm
- Ngô Huy Cương
- Ngô Ngọc Trai
- Ngô Nhân Dụng
- Ngô Thế Vinh
- Ngô Thị Tố Nhiên
- Ngô Vĩnh Long
- Ngôi vị và thể chế
- Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ dân tộc
- Ngôn ngữ và pháp luật
- Ngôn từ CS
- ngu dân
- Ngủ gật tronng phiên họp Liên hợp quốc
- Nguoi-viet.com
- Nguoidothi
- Nguoiquansat
- Nguồn gốc dân tộc Việt
- Nguồn gốc hực của virus Vũ Hán
- Nguồn gốc virus Vũ Hán
- Nguồn nhân lực
- Nguồn nước sông Cửu Long
- Nguỵ biện
- ngụy biện
- Ngụy biện cộng sản
- Nguy cơ
- Nguy cơ Trung Quốc
- Ngụy Hữu Tâm
- Ngụy Kinh Sinh
- nguỵ quân nguỵ quyền
- Nguyen Khan
- Nguyễn Đức Kiên
- Nguyễn Trường Tô
- Nguyễn Anh Tuấn
- Nguyễn Bắc Son
- Nguyễn Biên Cương
- Nguyễn Cảnh Thụy
- Nguyễn Chí Tuyến
- Nguyễn Chí Vịnh
- Nguyễn Chiến Thắng
- Nguyễn Chiến Thắng Putin
- Nguyễn Du
- Nguyễn Duy Trinh
- Nguyễn Duy Vinh
- Nguyễn Đăng Quang
- Nguyễn Đình Bin
- Nguyễn Đình Cống
- Nguyễn Đình Đầu
- Nguyễn Đình Thắng
- Nguyễn Đức
- Nguyễn Đức Chung
- Nguyễn Đức Minh
- Nguyễn Đức Sơn
- Nguyễn Đức Thành
- Nguyễn Hải Hoành
- Nguyễn Hải Long
- Nguyễn Hoà Bình
- Nguyễn Hòa Bình
- Nguyễn Hoàng Duyên
- Nguyễn Hồng Anh
- Nguyễn Hồng Lam
- Nguyễn Huệ Chi
- Nguyễn Huy Cường
- Nguyễn Huy Hoàn
- Nguyễn Huy Thiệp
- Nguyễn Huy Vũ
- Nguyễn Hưng Quốc
- Nguyễn Hữu
- Nguyễn Hữu Cầu
- Nguyễn Hữu Đang
- Nguyễn Hữu Liêm
- Nguyễn Khắc Giang
- Nguyễn Khắc Mai
- Nguyễn Khắc Viện
- Nguyễn Khoa Thái Anh
- Nguyễn Lân Thắng
- Nguyễn Lương Thịnh
- Nguyễn Mạnh Tường
- Nguyễn Minh Quang
- Nguyên Ngọc
- Nguyễn Ngọc Ân
- Nguyễn Ngọc Chu
- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
- nguyễn phú trọng
- Nguyễn Phú Trọng đu dây
- Nguyễn Phượng
- Nguyễn Quang A
- Nguyễn Quang A & Viện IDS
- Nguyễn Quang Dy
- Nguyễn Quang Lập
- Nguyễn Quí Đức
- Nguyễn Sĩ Dũng
- Nguyễn Tấn Dũng
- Nguyễn Thái Học
- Nguyễn Thanh Giang
- Nguyễn Thanh Huy
- Nguyễn Thanh Nghị
- Nguyễn Thế Hùng
- Nguyễn Thế Phương
- Nguyễn Thế Thảo
- Nguyễn Thị Bích Hậu
- Nguyễn Thị Kim Ngân
- Nguyễn Thị Kim Phụng
- Nguyễn Thị Thanh Nhàn
- Nguyễn Thị Tịnh Thy
- Nguyễn Thiện Nhân
- Nguyễn Thiện Tống
- Nguyễn Thiếp
- Nguyễn Thông
- Nguyễn Thùy Dương
- Nguyễn Thuý Hạnh
- Nguyễn Thúy Hạnh
- Nguyễn Thượng Long
- Nguyễn Tiến
- Nguyễn Tiến Trung
- Nguyên Tống
- Nguyễn Trãi
- Nguyễn Trần Bạt
- Nguyễn Trọng Tạo
- Nguyễn Trọng Vĩnh
- Nguyễn Trung
- Nguyễn Trung Trực
- Nguyễn Trường Tô
- Nguyễn Trường Tộ
- Nguyễn Tuấn
- Nguyễn Tường Bách
- Nguyễn Tường Thụy
- Nguyễn Văn Bình
- Nguyễn Văn Bông
- Nguyễn Văn Dân
- Nguyễn Văn Đài
- Nguyễn văn Đông
- Nguyễn Văn Hoá
- Nguyễn Văn Thanh
- Nguyễn Văn Thể
- Nguyễn Văn Trung
- Nguyễn Văn Tuấn
- Nguyễn Văn Tuấn Giáo dục Chức danh khoa học
- Nguyễn Văn Vĩnh
- Nguyễn Viện
- Nguyễn Việt Anh
- Nguyện vọng hòa bình của họ nhà Kim
- Nguyễn X. Bich
- Nguyễn Xuân Diện
- Nguyễn Xuân Phúc
- Nguyễn Xuân Thọ
- Nguyễn Xuân Xanh
- Nguyễn-Khoa Thái Anh
- ngư dân
- Ngữ văn
- Ngừng cáp visa cho Việt Nam
- Người Việt
- Người Bảo vệ Nhân quyền
- Người Buôn Gió
- Người Cộng sản
- Người cộng sản Việt Nam trước và nay
- Người CS thức tỉnh
- Người Đông Nam Á tị nạn tại Hoa Kỳ
- Người Hoa
- Người lính VNCH
- Người mẹ
- Người Trung Quốc
- Người Việt
- Người Việt "cuồng Trump" và "chống Trump"
- Người Việt anh hùng
- Người Việt bỏ nước
- Người Việt bốn phương
- Người Việt cũ và người Việt mới
- người Việt hải ngoại
- Người Việt hải ngoại
- Người Việt ở nước ngoài
- Người Việt ở Ukraine
- Người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ
- Người Việt và bầu cử Mỹ
- Người Việt và khuynh hướng chống Trung Cộng
- Người VN đấu tranh cho dân chủ
- Ngyên Ngọc
- Ngyễn Phú Trọng
- Nhà báo
- Nhà báo đảng
- nhà máy alumin nhân cơ
- nhà máy nhiệt điện
- nhà nước
- Nhà nước CS
- Nhà nước độc tài
- Nhà nước Hồi giáo
- Nhà nước kiến tạo
- Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới
- Nhà nước ly khai
- Nhà nước quản lý đại dịch
- Nhà nước theo quan điểm Lenin
- nhà nước Việt Nam
- Nhà nước Việt Nam và hội nhập quốc tế
- Nhà nước Việt Nam và việc chi tiêu ODA
- Nhà nước XHCN
- nhà ở và môi trường
- Nhà thầu Trung Cộng
- Nhà thờ Bùi Chu
- Nhà tù
- Nhà tù CS
- Nhà văn
- Nhà văn Liên Xô phản kháng
- Nhà xuất bản Tự do
- nhạc vàng
- Nhân ái
- Nhân cách
- Nhân cách lãnh đạo
- Nhân cách quan chức cộng sản
- Nhân cơ
- nhân dân
- Nhân dân thức tỉnh
- Nhân đạo
- Nhân loại
- Nhân lực đồng bằng sông Cửu Long
- Nhân lực quốc gia
- Nhân quyền
- Nhân quyền Việt Nam
- Nhân sự Cộng sản
- Nhân sự của Đảng
- Nhân sự Đại hội Đảng
- Nhân sự đảng
- Nhân sự thể chế
- Nhân sự trong guồng máy đảng hiện nay
- Nhân tài
- Nhân tài Việt Nam
- Nhận thức
- Nhận tội
- Nhân văn
- Nhân văn Giai phẩm
- Nhập khẩu vàng
- Nhập vaccine Tàu
- Nhật - Việt
- Nhật Bản
- Nhật Bản - Việt Nam
- Nhật ký Đặng Thùy Trâm
- Nhật ký trong tù
- Nhật ký Yêu nước
- Nhất thể hoá
- Nhất thể hóa
- Nhậtt Bản trong khu vực
- Nhiệm kỳ Donald Trump
- Nhiệt điện
- nhiệt điện ô nhiễm
- Nhiệt điện than
- Nhiệt điện Vĩnh Tân
- Nhìn lại 2021
- Nhìn lại năm 2021
- Nho giáo
- Nhóm Cánh Buồm
- Nhóm lợi ích
- Nhóm lợi ích thân hữu
- Nhu cầu tự do dân chủ
- Những bức ảnh biết nói
- Những cái chết bí ẩn của lãnh đạo Việt Nam
- Những cái chết khó hiểu trong quân đội
- Những gương mặt thân Tàu
- Nhượng đất cho Trung Quốc
- niềm tin
- Nikkei Asia
- Nina Hòa Bình Lê
- Nịnh hót và thể chế
- Nobel Hòa bình
- Nọc Nạn
- Noel
- Nói hay làm
- Nongnghiep.vn
- Notre Dame de Paris
- NoUFC
- Novaland
- Nỗi buồn chiến tranh
- Nỗi sợ của Người Việt
- Nội tình Bắc Kinh
- Nội tình đảng CSVN
- Nội tình Trung Quốc
- nội xâm
- nông dân
- Nông dân và bần cùng hóa
- Nông dân và doanh nghiệp
- Nông dân Việt Nam
- Nông dân Việt Nam và sự bần cùng hóa
- Nông dân VN và sự bần cùng hóa
- Nông Đức Mạnh
- nông nghiệp
- Nông nghiệp Việt Nam
- Nông ngjiệp
- Nông sản
- Nông sản xuất khẩu
- Nông thôn
- Nông thôn mới
- nợ
- Nợ nần
- Nợ nước ngoài
- Nợ Trung Quốc
- nợ xấu
- Nợ xấu
- Nước biển dâng
- Nước Đức
- nước lạ
- nước mắm truyền thống
- Nước Mỹ
- Nước Mỹ hậu Trump
- Nước Mỹ thời Biden
- Nước Mỹ trong đại dịch
- Nước Nga
- Nước Nga độc tài
- Nước Nga động loạn
- Nước Nga hậu Xô Viết
- Nước Pháp
- nước sạch
- Obama
- ODA
- Oleksandre Syrsky
- Olympic mùa đông Bắc Kinh
- Oriana Skylar Mastro
- Orwell
- Ô nhiễm
- Ô nhiễm chì
- Ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm môi trường
- ổn định
- ổn định xã hội
- Palestin
- Palestine
- Paris
- Park Chung Hee
- Paul Doumer
- PCI
- Peter Schroeder
- Peter Zinoman
- phá hoại môi trường
- Phá hoại rừng
- phá rừng
- Phá rừng thông xây sân golf
- Phạm Bình Minh
- Phạm Chí Dũng
- Phạm Chi Lan
- Phạm Duy
- Phạm Đình Trọng
- Phạm Đoan Trang
- Phạm Đỗ Chí
- Phạm Kim Dung
- Phạm Lưu Vũ
- Phạm Nhật Vũ
- Phạm Nhật Vượng
- Phạm Như Hồ
- Phạm Phan Long
- Phạm Quang Tuấn
- Phạm Quế Dương
- Phạm Quý Ngọ
- Phạm Quý Thọ
- Phạm Quyết Thắng
- Phạm Thái Lâm
- Phạm Thanh Nghiên
- Phạm Toàn
- Phạm Trung Kiên
- Phạm Văn Nhận
- Phạm Văn Trội
- Phạm Viết Đào
- Phạm Xuân Nguyên
- Phản biện
- Phản biện của báo chí
- Phản biện xã hội
- Phan Châu Trinh
- Phan Châu Trinh
- Phan Chu Trinh
- Phan Đình Diệu
- Phản đối
- Phản đối chiến tranh
- Phan Ngọc
- phản quốc
- Phán quyết Biển Đông
- Phán quyết của Tòa án Quốc tế
- Phan Thị Hà Dương
- Phan Thuý Hà
- Phan Thúy Hà
- Phản ứng của Việt Nam
- phantichkinhte123.com
- Pháp chế Cộng sản
- Pháp chế CS
- Pháp đầu tư xây dựng ở Việt Nam
- Pháp lệnh
- Pháp Luân Công
- Pháp Luật
- Pháp luật chiến tranh
- Pháp luật Việt Nam
- Pháp lý
- Pháp quyền
- Pháp quyền XHCN
- Phạt giao thông
- Phát minh
- Phát ngôn
- Phát ngôn người cầm cân nẩy mực
- phát ngôn quan chức
- Phát ngôn và đầu óc của quan chức đảng
- Phạt nồng độ cồn
- phát triển
- Phát triển bền vững
- Phát triển công nghệ
- Phát triển đất nước
- Phát triển đường sắt VN
- Phát triển kinh tế
- Phát triển nhân tài
- Phát triển nông thôn
- Phát triển vùng ĐBSCL
- Phát xít
- phẩm chất cộng sản
- phẩm chất dân tộc
- Phẩm chất người cầm quyền
- Phân bổ vaccine chống virus Vũ Hán
- Phân hóa đối với Myanmar
- Phân hóa xã hội
- Phân phối Vaccine chống Covid-19
- Phân quyền
- Phân tâm học
- Phân ưu
- Phấp luật Việt Nam
- Phật giáo
- Phật giáo dưới chế độ cộng sản
- Phật giáo dưới thời CS
- Phật giáo nhà nước
- Phật giáo nhập cuộc
- Phật giáo quốc doanh
- Phật giáo Trung Quốc
- Phật giáo và kinh tế thị trường
- Phật giáo và Nhóm lợi ích
- Phật giáo và tư bản đỏ
- Phật giáo Việt Nam
- Phật tử
- Phe Cộng hòa MAGA Hoa Kỳ
- Phe nhóm
- Phe nhóm thân Tàu
- Phe phái
- Phe phái & công cuột "đốt lò"
- Phe thân Tàu
- Phép màu Trung Quốc
- Phê bình văn học
- Phi Nhung
- Phiên tòa Phạm Đoan Trang
- Phiên tòa Phạm Thị Đoan Trang
- Phiếu tín nhiệm của Quốc hội
- Phiếu trắng
- Philippines
- Phim ảnh
- Phim Tàu
- Phim Xích lô
- Phó Đức An
- Phò Trump
- Phòng cháy chữa cháy
- Phòng chống Covid-19
- Phòng chống dịch covid-19
- Phòng chống đại dịch covid-19
- Phòng chống đại dịch virus Vĩ Hán
- Phòng chống đại dịch virus Vũ Hán
- Phòng chống virus Vũ Hán
- Phòng ngự Biển Đông
- Phóng sinh
- Phòng thí nghiệm virus ở Vũ Hán
- phong thủy
- Phong thủy Thăng Long
- Phong tỏa Covid-19
- Phong tỏa đại dịch
- Phong tỏa hay không phong tỏa đại dịch
- Phong tỏa trong đại dịch
- Phong trào Áo Vàng
- Phong trào cờ đỏ
- phong trào dân chủ
- Phong trào dân chủ châu Á
- Phong trào đấu tranh dân chủ
- Phongtraoduytan.com
- Phổ biến kiến thức
- phố cổ
- Phồn vinh giả tạo
- Phồn vinh Mỹ
- Phụ huynh
- Phú Mỹ Hưng
- Phụ nữ
- Phụ nữ Ukraine trong chiến tranh
- phú quốc
- Phúc Lai GB
- Phục vụ chính trị
- Phùng Liên Đoàn
- Phùng Quang Thanh
- Phuong Nguyen
- Phương Thảo
- Poroschenko
- Pottery Barn
- Prigozhin
- Prigozhin đảo chính
- Putin
- Putin - Kim Jong Un
- Putin thăm Việt Nam
- Quách Duy
- QUAD
- Quan chức Hà Nội
- Quan hệ Mỹ - ASEAN
- Quan hệ Mỹ - Việt
- quan chức
- Quan chức cao cấp
- Quan chức cấp cao
- Quan chức cộng sản
- Quan chức cộng sản hưu trí trước nhu cầu thức tỉnh
- Quan chức cộng sản thời nay
- Quan chức Cộng sản vào lò
- Quan chức CS
- Quan chức CS và từ chức
- Quan chức đảng
- Quan chức đảng từ trần
- Quan chức giáo dục
- Quan chức Hà Nội
- Quan chức kỹ trị
- Quan chức nói
- Quan chức nói và làm
- Quan chức quản lý đại dịch
- Quan chức tham nhũng
- Quan chức trong chống đại dịch virus Vũ Hán
- Quan chức tư pháp
- Quan chức tứ trụ
- Quan chức văn hóa
- Quan chức Việt Nam
- Quan chứcCS
- Quan điểm trung lập
- Quan hệ quốc tế
- Quan hệ Việt - Đức
- Quan hệ ASEAN - Mỹ
- Quan hệ ASEAN - TQ
- Quan hệ ASEAN - Trung Quốc
- Quan hệ Campuchia - Tàu Cộng
- Quan hệ Campuchia - Trung Quốc
- Quan hệ Campuchia - Việt Nam
- Quan hệ Châu Âu - Trung Cộng
- Quan hệ chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
- Quan hệ chiến lược Hoa Kỳ-Trung Quốc
- Quan hệ chiến lược Mỹ - Trung
- Quan hệ chiến lược toàn diện Việt - Trung
- Quan hệ Cuba và thế giới
- Quan hệ Czech - Việt Nam
- Quan hệ Dân chủ - Cộng hòa
- Quan hệ đối ngoại toàn cầu
- Quan hệ Đông Nam Á - Trung Quốc
- Quan hệ Đức - Việt
- Quan hệ EU - Hoa Kỳ
- Quan hệ EU - Hoa Kỳ - Trung Quốc
- Quan hệ EU - Tàu Cộng
- Quan hệ EU - Trung Quốc
- Quan hệ Giang - Tập
- Quan hệ hai đảng
- Quan hệ Hoa Kỳ - Đài Loan
- Quan hệ Hoa Kỳ - Philippines
- Quan hệ Israel - Iran
- Quan hệ Israel - Palestin - Hamas
- Quan hệ Israel - Palestine
- Quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc
- Quan hệ Lào - Trung
- Quan hệ Lithuania - Đài Loan
- Quan hệ Lithuania - Trung Quốc
- quan hệ môi răng
- Quan hệ Mỹ - Trung
- Quan hệ Mỹ - ASEAN
- Quan hệ Mỹ - Âu - Trung
- Quan hệ Mỹ - Campuchia - Trung
- Quan hệ Mỹ - Đài - Trung
- Quan hệ Mỹ - Đài Loan
- Quan hệ Mỹ - Đài Loan - Trung
- Quan hệ Mỹ - Đài Loan - Trung Quốc
- Quan hệ Mỹ - ĐNA
- Quan hệ Mỹ - Đông Nam Á
- Quan hệ Mỹ - Đông Nam Á - Trung
- Quan hệ Mỹ - Đông Nam Á - Trung Quốc
- Quan hệ Mỹ - EU - Trung Quốc
- Quan hệ Mỹ - Israel
- Quan hệ Mỹ - Nga
- Quan hệ Mỹ - Nhật
- Quan hệ Mỹ - Nhật - Trung
- Quan hê Mỹ - Trung
- Quan hệ Mỹ - Trung
- Quan hệ Mỹ - Trung - Đài
- Quan hệ Mỹ - Trung - Nga
- Quan hệ Mỹ - Úc
- Quan hệ Mỹ - Ukraine
- Quan hệ Mỹ - Việt
- Quan hệ Mỹ - Việt - Trung
- Quan hệ Mỹ - Việt Nam - ASEAN
- Quan hệ Mỹ – Trung
- Quan hệ Mỹ & đồng minh - Trung Quốc
- Quan hệ Mỹ Trung
- Quan hệ Mỹ-Trung
- Quan hệ NATO - Ukraine
- Quan hệ Nga - Ấn - Mỹ - phương Tây
- Quan hệ Nga - Ấn - Phương Tây
- Quan hệ Nga - EU - Ukraine
- Quan hệ Nga - NATO
- Quan hệ Nga - Triều Putin Kim Jong Un
- Quan hệ Nga - Trung
- Quan hệ Nga - Trung - Mỹ
- Quan hệ Nga - Trung Quốc
- Quan hệ Nga - Ukraine
- Quan hệ Nga - Việt
- Quan hệ Nga - Việt - UKraine
- Quan hệ Nga-Bắc Triều Tiên
- Quan hệ Nga-thế giới
- Quan hệ ngoại thương Trung Quốc - thế giới
- Quan hệ ngôn ngữ Nga - Ukraine
- Quan hệ Nhật - Đài
- Quan hệ Nhật - Trung
- Quan hệ Nhật - Việt
- Quan hệ Nhật Bản - ASEAN
- Quan hệ Nhật Đài chống TQ
- Quan hệ Pháp - Úc
- Quan hệ phương Tây - Trung Quốc
- Quan hệ Putin - Tập Cận Bình
- Quan hệ quân sự Việt - Trung
- Quan hệ quốc
- Quan hệ quốc tế
- Quan hệ quốc tế về kinh tế
- Quan hệ Tập - Putin
- Quan hệ Triều Tiên- Trung Quốc
- Quan hệ Trung - ASEAN
- Quan hệ Trung - Bangladesh
- Quan hệ Trung - Đài
- Quan hệ Trung - Đức
- Quan hệ Trung - Indo
- Quan hệ Trung - Mỹ
- Quan hệ Trung - Nga
- Quan hệ Trung - Nga - Mỹ
- Quan hệ Trung - Nhật
- Quan hệ Trung - Úc
- Quan hệ Trung - Việt
- Quan hệ Trung Quốc - "Bộ tứ"
- Quan hệ Trung Quốc - ASEAN
- Quan hệ Trung Quốc - các nước Đông Bắc Á
- Quan hệ Trung Quốc - Đài Loan
- Quan hệ Trung Quốc - EU
- Quan hệ Trung Quốc - Hong Kong
- Quan hệ Trung Quốc - Mông Cổ
- Quan hệ Trung Quốc - Nga
- Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản
- Quan hệ Trung Quốc - Thế giới tự do
- Quan hệ Trung Quốc - Trung Á
- Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam
- Quan hệ Trung Quốc và cường quốc Á Úc
- Quan hệ truyền thống trong công xã nông thôn
- Quan hệ Úc - Trung
- Quan hệ Úc - Việt Nam
- Quan hệ Việt - Campuchia
- Quan hệ Việt - Đức
- Quan hệ Việt - EU
- Quan hệ Việt - Lào
- Quan hệ Việt - Lào - Campuchia
- Quan hệ Việt - Mỹ
- Quan hệ Việt - Mỹ - Nga -Tàu
- Quan hệ Việt - Mỹ - Trung
- Quan hệ Việt - Mỹ - Trung Nâng cấp quan hệ chiến lược toàn diện Việt - Mỹ
- Quan hệ Việt - Nga
- Quan hệ Việt - Nga - Ukraine
- Quan hệ Việt - Nhật
- Quan hệ Việt - Pháp
- Quan hệ Việt - Thái
- Quan hệ Việt - Trung
- Quan hệ Việt - Trung - Mỹ
- Quan hệ Việt - Ukraine
- Quan hệ Việt -Trung
- Quan hệ Việt – Mỹ
- quan hệ Việt Đức
- Quan hệ Việt Mỹ
- Quan hệ Việt Nam - Asean
- Quan hệ Việt Nam - Campuchia
- Quan hệ Việt Nam - Cuba
- Quan hệ Việt Nam - EU
- Quan hệ Việt Nam - Hàn quốc
- Quan hệ Việt Nam - Indonesia
- Quan hệ Việt Nam - Thái Lan
- Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
- Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc - Philippines
- Quan hệ Việt Nam - Ukraine
- Quan hệ Việt Nam -Trung Quốc
- Quan hệ Việt Nam-Campuchia-Trung Quốc
- Quan hệ Việt-Mỹ
- Quan hệ Việt-Trung
- Quan hệ Việt–Mỹ
- Quan hệ VN - TQ
- Quan hệ xã hội
- Quan liêu
- quản lý
- Quản lý AI
- Quản lý kinh tế
- Quản lý công nghệ
- Quản lý dân cư
- Quản lý di sản
- Quản lý dữ liệu
- Quản lý dữ liệu cá nhân
- Quản lý đất đai
- Quản lý đô thị
- Quản lý giao thông
- Quản lý hàng không
- Quản lý hành chính
- Quản lý kinh tê
- Quản lý kinh tế
- Quản lý lao động
- Quản lý mạng xã hội VN
- Quản lý năng lượng
- Quản lý nguồn nước
- Quản lý nhà nước
- Quản lý nhà nước trong đại dịch
- Quản lý nhà nước trong đại dịch virus Vũ Hán
- Quản lý nhà nước về kinh tế
- Quản lý rừng tự nhiên
- Quản lý tài nguyên
- Quản lý tài nguyên khoáng sản thế giới
- Quản lý tài nguyên nước
- Quản lý thông tin
- Quản lý tiền công đức
- Quản lý tiền tệ
- Quản lý tôn giáo
- Quản lý truyền thông
- Quản lý và giám sát tài sản cá nhân
- Quản lý văn hoá
- Quản lý văn hóa
- Quản lý vốn công
- Quản lý xã hội
- Quản lý xã hội chống đại dịch
- Quản lý xã hội trong đại dịch
- Quản lý xã hội với đại dịch
- Quan niệm sống
- Quan trí
- Quản trị công
- Quản trị đất nước
- Quản trị đất nước trong đại dịch
- Quản trị nhà nước
- Quản trị quốc gia
- Quản trị rừng
- Quản trị xã hội
- Quan và dân
- Quảng cáo
- Quang Phạm
- Quang Thành
- Quân Đội
- Quân đội Nga
- Quân đội Trung Quốc
- Quân đội VN
- Quân đội VNCH
- Quân phiệt
- quân sự
- Quê hương
- Quốc gia
- Quốc hoa
- Quốc Hội
- Quốc hội châu Âu
- Quốc hội Hoa Kỳ
- Quốc hội Việt Nam
- Quốc khánh
- Quốc khánh trong nỗi sợ
- Quốc khánh trong nỗi sợ lòng dân
- Quốc khánh Trung Cộng
- Quốc kỳ
- Quốc phòng
- Quốc phòng Việt Nam
- Quốc tang
- Quốc Tế
- Quốc xã
- Quỹ 50K
- Quỹ đất Hà Nội
- quy định 214
- quy hoạch
- Quy hoạch cán bộ
- Quy hoạch đô thị
- Quy hoạch nhân sự
- Quy hoạch Thủ đô
- Quy hoạch thủy lợi
- Quy luật thị trường
- Quỹ nhân đạo
- Quyền biểu tình
- Quyền con người
- Quyền công dân
- quyền hạn
- Quyền lập hội
- Quyền lợi
- Quyền lực
- Quyền lực đảng
- Quyền lực Đảng CSVN
- Quyền lực mềm
- Quyền lực nhà nước
- Quyền lực và tha hóa
- Quyền phát triển
- Quyền riêng tư
- Quyền sở hữu
- Quyền thu thập thông tin
- Quyền trẻ em
- Quyền tự do dân chủ
- Quyền tự do đi lại
- Quyền tự do ngôn luận
- Quyền tự do thông tin
- Raul Pedrozo
- Renaud Foucart
- RFA
- RFI
- RISE
- RLI
- Rọ mõm
- Robert A. Manning
- Rodrigo Duterte
- Roger Brent
- rosetta
- RSF
- Ruchir Sharma
- Rửa tiền
- Rừng
- Rừng phòng hộ
- Rừng quốc gia
- Ryan Hass
- Sách
- Sách giáo khoa
- Sách giáo khoa Ngữ văn
- Sách Hán Nôm
- Sách trắng Quốc phòng
- Sài Gòn
- Sài Gòn chống dịch covid-19
- Sài Gòn giữa đại dịch
- Sài Gòn trong đại dịch
- Sài Gòn và Hà Nội chống đại dịch virus Vũ Hán
- sai lầm
- saigonnhonews
- Salushnyi
- Samsung
- Sản xuất chất bán dẫn
- Sản xuất chip
- Sáng kiến Vành đai và Con đường
- Sáp nhập tiền tệ
- Sarah Gilbert
- Sarkozy
- Sáu Dân
- Sáu Tường
- Sắc tộc
- Sầm Đức Xương
- Sân bay Long Thành
- Sân bay Tân Sơn Nhất
- Scott Andrew Fritzen
- SEARAC
- Sergej J. Netschajew
- SGK
- Shangri-la
- Shimon Peres
- Shinzo Abe
- Siêu cử tri
- Silicon
- Singapore
- Sính bằng cấp
- Sinh nhật
- Solzhenitsyn
- sòng bạc
- Song Chi
- Song Phan
- Số hóa
- sổ hộ khẩu
- Số liệu thống kê
- Số phận Chinazi
- Số phận người bất đồng chính kiến
- Số phận nông dân
- Sống chung với dịch virus Vũ Hán
- Sống chung với Covid-19
- sông Hồng
- Sông Mekong
- Sông Mékong
- Sông Mê Kông
- Sống nhân văn
- Sở hữu đất đai
- Sở hữu đất đai & Thu hồi đất đai
- Sở hữu đất đai và Thu hồi đất đai
- Sở hữu toàn dân
- Sở hữu toàn dân và tình trạng và cướp đất
- Sở hữu trí tuệ
- Sợ Tàu
- Spac
- sri lanka
- Stalin
- Stanford
- Stasi
- Stephen Nagy
- Sun Group
- Sùng bái cá nhân
- Suy giảm tài nguyên
- Suy nghĩ
- Suy thoái kinh tế
- Suy tôn lãnh đạo
- suy tư
- Sử dụng chì
- Sự kiện 2021
- Sự kiện chính trị 2021
- Sử Liệu
- Sự nóng lên toàn cầu
- Sư sãi
- Sư sãi thời kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Sư thật sư giả
- Sư thật và sư giả
- Sức mạnh quân sự Mỹ
- Sức sống dân tộc
- Sức sống Ukraine
- Sức sống XHDS
- Syrskyi
- T-online
- T. Greg McKelvey
- Tạ Duy Anh
- Tạ Kiều Trang
- Tạ Phong Tần
- Tạ Tỵ
- Tả và hữu trong nền chính trị dân chủ
- Tác động của chính sách
- tái cấu trúc
- Tài chính
- Tài chính ngân hàng
- Tai họa
- Tài năng
- Tài nguyên
- Tài nguyên môi trường
- Tài nguyên nước
- Tam duy
- Tam Đảo
- Tam quyền phân lập
- Tàn dư phe XHCN hiện nay
- tản mạn
- Tản mạn chính trị
- Tản mạn thời thế
- tàn phá
- Tang lễ Nguyễn Trọng Vĩnh
- Tạp chí Bách Khoa
- Tạp chí Diễn đàn
- Tasnim Nazeer
- Tàu cá Trung Quốc
- Tàu cá VN bị tấn công
- Tàu Cộng
- Tàu sân bay Âu Mỹ đến Biển Đông
- Tăng giá điện
- Tăng lương
- tăng thuế
- tăng trưởng
- Tâm linh
- Tâm lý chiến lang
- Tâm lý dân tộc
- Tâm lý nhà độc tài
- Tâm lý thời đại
- Tâm lý xã hội
- Tầm nhìn của Đảng Cộng sản
- Tâm thư mạo danh
- Tâm trạng xã hội
- Tấn công mạng
- Tân Cương
- Tần Cương
- Tân Đại sứ Mỹ
- Tân Hiệp Phát
- Tân Hoàng Minh
- Tân Rai
- Tầng lớp tinh hoa
- Tập Cận Bình
- Tập Cận Bình - Lý khắc Cường
- Tập Cận Bình Chiến lược Vành đai và con đường
- Tập Cận Bình tham vọng và thực tế
- Tập đoàn tham nhũng
- Tập đoàn xe Grab biểu tình
- Tập hợp xã hội
- Tập quyền
- Tập quyền tham nhũng
- tập thể
- Tập trận RIMPAC
- Tẩy chay Trung Quốc
- Tây Nguyên
- Tây sơn
- Tây tạng
- Tedros Adhanom Ghebreyesus
- Test kit Việt Á
- Tệ nạn
- tên lạ
- Tết
- Tết Trồng cây
- Tha hóa xã hội
- Thả thơ Rằm tháng Giêng
- Thạch Quỳ
- Thái Lan
- Thái Anh Văn
- Thái Bá Tân
- Thái Hạo
- Thái Kế Toại
- Thái Lan
- Thái tử đảng
- Tham
- Tham nhũng
- Thảm họa Cộng sản
- Thảm họa môi trường
- Tham nhũng
- Tham nhũng chính sách
- Tham nhũng đấu thầu
- Tham nhũng giáo dục
- Tham nhũng nhiệm kỳ
- Tham nhũng ở Việt Nam
- Tham nhũng quyền lực
- Tham nhũng y tế
- Tham nhũng’
- Thảm sát Bucha
- Thảm sát Gạc Ma
- Tham vọng bá chủ
- Tham vọng quyền lực
- Tham vọng Trung Quốc
- Thành Được
- Thanh Hà
- thanh lọc
- Thành ngữ tục ngữ
- Thanh niên
- Thanh Thảo
- Thành thật
- thành tích dổm
- Thanh toán Nhân dân tệ
- Thanh tra
- thanh trừng
- thanh trừng quân đội Trung Quốc
- Thanh Tùng
- Thành ủy Hà Nội
- Thành viên Liên hợp quốc
- thanhnien
- thao túng chính trị
- Thao túng tiền tệ
- Thăm nuôi tù cải tạo
- Thặng dư thương mại
- Thăng Long
- Thân phận nông dân
- Thân phận dân tộc Việt Nam dưới thời Cộng sản
- Thân phận dân Việt
- Thân phận người Việt
- Thất nghiệp
- thầy giáo
- The Diplomat
- Thẻ đảng
- Thẻ vàng/đỏ thuỷ sản
- Thesaigontimes
- thể chế
- Thể chế cận huyết
- Thể chế chính trị
- Thể chế chính trị ở Việt Nam
- Thể chế chính trị Việt Nam
- Thể chế Cộng sản
- Thể chế cộng sản bế tắc
- Thể chế CS
- Thể chế dân chủ
- Thể chế dân chủ và lá phiếu
- Thể chế đảng CS
- Thể chế độc tài
- Thế chế trong buổi mạt vận
- Thể chế và công lý
- Thể chế và đồng tiền
- Thể chế và kinh tế
- Thể chế và lòng dân
- Thể chế và lối thoát
- Thể chế và pháp luật
- Thể chế và phát triển
- Thể chế Việt Nam
- Thế chiến thứ Ba
- Thể dục thể thao
- Thế giới
- Thế giới 2021
- Thế giới 2022
- Thế giới 2023
- Thế giới cảnh giác Trung Cộng
- Thế giới chống Trung Quốc
- Thế giới tẩy chay Tàu Cộng
- Thế giới tẩy chay Trung Quốc
- Thế gới quan tâm tù nhân lương tâm ở Việt Nam
- Thế hệ theo đảng
- thế hệ trẻ
- Thế lực chống lưng
- Thế lực thù địch
- Thề nguyền ở QH
- Thể thao
- Thế vận hội Bắc Kinh
- Thềm lục địa
- thi đua
- Thi tốt nghiệp phổ thông
- Thị trường
- thị trường chứng khoán
- Thị trường kinh tế
- Thị trường tài chính
- Thị Vải
- Thích Chân Quang
- Thích Minh Tuệ
- Thích Nhất Hạnh
- Thích Nhất Hạnh và Nguyễn Ngọc Lan
- Thích Quảng Độ
- Thích Trí Quang
- Thích Trúc Thái Minh
- Thích Tuệ Sĩ
- Thích Tuệ Sỹ
- Thiên An Môn
- Thiện nguyện tài phiệt
- thiên nhiên
- Thiên tai
- thiết chế xã hội
- Thiểu số thức tỉnh
- Thiều Thị Tân
- Thiệu Thiện Ba
- thiếu văn hóa
- Thỉnh nguyện và tiếp nhận
- Thoả thuận ngũ cốc
- thoả ước Thành Đô
- thòa ước Thành Đô
- Thoái Đảng
- Thoái hóa đoàn thể cánh tay của CS
- Thoát Cộng
- Thoát Trung
- thoibao.de
- Thomas Franke
- Thomas Lim
- Thổ Nhĩ Kỳ
- Thông điệp
- Thống nhất đất nước
- Thống nhất và khác biệt
- Thông tin
- Thông tin "dỏm"
- Thông tin giả
- Thông tin vaccine
- Thông tư 19
- Thơ
- thơ ca
- Thơ và hiện thực
- Thơ văn Lý - Trần
- Thời cơ
- Thời đại
- Thời Pháp thuộc
- Thủ đoạn Tàu Cộng
- Thủ đô
- Thủ đô Hà Nội
- Thù hận và viễn kiến
- thu hồi đất
- Thu thập DNA
- Thủ Thiêm
- Thủ tục hành chính
- Thủ tướng
- Thục Quyên
- Thục-Quyên
- thuế
- Thuế carbon
- Thuế môi trường
- Thuế quan
- Thuế tài sản
- Thuế tối thiểu toàn cầu
- thùng nhân
- Thuốc giả
- Thuỷ điện
- thủy điện
- Thủy điện Lan Thương
- Thủy điện Lancang (TQ)
- Thủy điện Luang Prabang
- Thủy điện Mekong
- Thủy điện Mékong
- Thủy điện miền Trung
- Thủy điện miền Trung xả lũ
- Thủy điện thượng nguồn Mékong
- Thủy điện Trung Quốc trên sông Lan Thương
- Thủy điện và môi trường
- Thủy hải sản
- Thụy Linh
- Thuỷ lợi
- Thủy lợi
- Thụy My
- Thuỵ My RFI
- Thúy Nga Paris By Night
- Thủy Tiên
- thuyền nhân
- Thuyết âm mưu
- Thuyết âm mưu virus Vũ Hán
- Thư
- thư bạn đọc
- Thư bày tỏ quan điểm chính trị
- Thư giãn
- Thư giãn Chủ nhật
- Thư giãn CN
- thư giãn cuối tuần
- thư gửi bạn đọc
- Thư ngỏ
- Thư tín
- Thực chất quan hệ Trung - Việt
- Thực dụng Mỹ
- Thực hành dân chủ
- Thức tỉnh ý thức dân chủ trong dân chúng
- thực trạng đất nước
- Thương chiến Mỹ - Trung
- Thương chiến Nỹ - Trung
- Thượng đỉnh Dân chủ
- Thượng đỉnh Trump - Kim
- Thương hiệu
- Thương mại điện tử
- thương mại quốc tế
- Thương mại toàn cầu
- Thương mại Việt - Mỹ
- Thương mại Việt - Trung
- Thương mại Việt Mỹ
- Thưởng thức nghệ thuật
- Tiêm chủng
- tiềm lực
- Tiêm vaccine chống Virus Vũ Hán
- Tiến hóa
- Tiên học lễ hậu học văn
- Tiên hộc lễ
- Tiền lương
- tiến sĩ
- Tiền TQ
- Tiếng dân
- Tiếng nói của Tuổi trẻ
- Tiếng nói của xã hội dân sự
- Tiếng nói phản chiến ở Nga
- Tiếng nói trí thức Việt Kiều góp phần xây dựng đất nước
- Tiếng nói vì dân
- Tiếng thơ tự do
- Tiếng Việt
- Tiết kiệm
- Tiêu hủy tranh
- Tiểu thuyết "1984"
- Tiểu thuyết Chốn Vắng
- tiêu tiền TQ trên đất VN
- Timothy Snyder
- Timothy Taylor
- Tín chỉ carbon
- tin giả
- Tín ngưỡng
- Tín ngưỡng và mê tín
- Tin tặc
- tin tặc tấn công
- Tin tức
- Tình báo
- Tính chính danh của nhà nước cộng sản
- tính đảng
- Tình hữu nghị vô sản
- Tình người
- Tình người Cộng sản
- Tinh thần công dân
- Tinh thần quý tộc
- Tình yêu Tổ quốc
- Titan
- TKV
- TM111
- Toà án
- tòa án
- Tòa án CS
- Toà án Hình sự Quốc tế
- Tòa án Quốc tế
- Toà án Việt Nam
- Tòa trọng tài Quốc tế
- toàn cầu hóa
- Toán học
- tố
- Tố Cáo
- Tổ chức nhà nước
- Tổ chức nhân sự
- Tổ chức quần chúng của đảng
- Tổ chức tín dụng
- Tổ chức xã hội dân sự
- Tô Hải
- Tô Huy Rứa
- Tô Lâm
- Tổ quốc
- Tổ quốc và thể chế
- Tô Thuỳ Yên
- Tô Thức
- Tố tụng
- Tô Văn Lai
- Tô Văn Trường
- Tội ác Đồng Tâm
- Tội ác chiến tranh
- Tội ác Đồng Tâm
- Tội phạm công nghệ cao
- Tội phạm tham nhũng
- Tôi phạm VN tại Czech
- tôn giáo
- Tôn giáo và chính quyền
- Tôn giáo và dân tộc
- Tôn Quốc Tường
- Tổng cục 2
- Tổng kết một năm
- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
- Tổng tấn công Mậu Thân 1968
- TP Hồ Chí Minh
- TP Mariupol của UKraine
- TQ bị tẩy chay
- TQ che dấu dịch bệnh
- TQ mua gỗ Thái Bình Dương
- Trà My
- Trả nợ nước ngoài
- tra tấn
- Tra tấn và nhục hình
- Trách nhiệm công dân
- Trách nhiệm Nhà nước
- Trách nhiệm quan chức
- trách nhiệm Trung Quốc
- Trách nhiệm xã hội
- Trái đất
- Trại súc vật
- Trang Bauxite Việt Nam
- Tranh ăn
- tranh chấp ruộng đất
- Tranh cử Tổng thốn Mỹ
- Tranh luận
- Trao đổi ý kiến
- Trào lộng
- tráo trở Tàu Cộng
- Trần Anh Hùng
- Trấn áp bất đồng
- Trấn áp công luận
- Trần Doãn Nho
- Trần Duy Long
- Trần Đại Quang
- Trần Đĩnh
- Trần Đình Triển
- Trần Độ
- Trần Đức Thạch
- Trần Hoài Dương
- Trần Hoài Thư
- Trần Hồng Hà
- Trần Huy Quang
- Trần Huỳnh Duy Thức
- Trần Hữu Dũng
- Trần Khải Thanh Thủy
- Trần Kiên
- Trần Minh Tuấn
- Trần Mộng Tú
- Trần Ngọc Cư
- Trần Ngọc Ninh
- Trần Nhơn
- Trần Nhương
- Trần Quyết Thắng
- Trần Thị Nga
- Trần Thị Trường
- Trần Thủ Độ
- Trần Trọng Kim
- Trần Trung Đạo
- Trần Văn Chánh
- Trần Văn Phương
- Trần Văn Thọ
- Trần Văn Thủy
- Trần Vũ Hải
- Trần Xuân Bách
- Trật tự thế giới trong Toàn cầu hóa
- Trẻ em
- Trí thức
- Trí thức bất đồng
- Trí thức bên thua cuộc
- Trí thức bỏ đảng
- Trí thức dấn thân
- Trí thức độc lập
- Trí thức gốc Việt
- Trí thức hải ngoại
- Trí thức miền Nam
- Trí thức miền Nam sau 1975
- Trí thức người Việt quốc gia
- Trí thức theo đảng
- Trí thức tinh hoa
- Trí thức trong thể chế CS
- Trí thức trong xã hội cộng sản
- Trí thức và hiện tình đất nước
- Trí thức và thể chế
- Trí thức và thời cuộc
- Trí thức và văn hóa
- Trí thức Việt Nam
- Trí thức yêu nước
- Trí tuệ nhân tạo
- Trí tuệ nhân tạo trong công nghệ truyền thông
- Triển lãm tranh gò đồng Phạm Xuân Trường
- Triển lãm tranh khắc đồng của PXT
- Triển lãm tranh khắc đồng PXT
- Triển vọng Sài Gòn sau đại dịch
- Triều Tiên
- Trịnh Bá Khiêm
- Trịnh Bá Phương
- Trịnh Bá Tư
- Trình Bội Minh
- Trịnh Khải Nguyên-Chương
- Trịnh Thị Thảo
- Trịnh Vĩnh Bình
- Trịnh Xuân Thanh
- trò hề bầu cử
- Trọng dụng người tài
- Trọng Thanh
- Trọng Thành
- trốn chạy cộng sản
- Trồng cần sa xứ người
- Trồng rừng
- Trợ giá
- Trơ trẽn Tàu Cộng
- Trúc Linh
- Trục ma quỷ mới
- Trúc Phương
- Trúc Thích Thái Minh
- Trumpism
- Trung - Mỹ
- Trung Cộng
- Trung Cộng & mưu mô bành trướng
- Trung Cộng phát triển thần kỳ
- Trung Đông
- Trung Hoa mộng
- Trung lập
- Trung Quốc
- Trung Quốc - Campuchia
- Trung Quốc - Hoa Kỳ
- Trung Quốc bành trướng
- Trung Quốc cướp đảo
- Trung Quốc đuổi theo Mỹ
- Trung quốc thao túng
- Trung Quốc và dự án Vành đai và Con đường
- Trung Quốc và Đông Nam Á
- Trung Quốc và phần còn lại của thế giới
- Trung Quốc xâm chiếm Gạc Ma
- Trung Quốc xâm nhập biên giới
- Trung Quốc xâm nhập trái phép
- trung với Đảng
- Truy nguồn virus Vũ Hán
- Truyện chưởng
- truyền hình
- Truyện Kiều
- truyền thông
- Truyền thông bẩn
- Truyền thông cộng sản
- Truyền thông CS
- Truyền thông định hướng
- truyền thông mạng
- Truyền thông nhà nước
- Truyền thông ở Việt Nam
- Truyền thông quốc gia và sự trục lợi
- Truyền thông số
- Truyền thông về cứu trợ bão lụt
- Truyên truyền CS
- Trực cảm chính nghĩa
- Trưng cầu dân ý
- Trưng cầu dân ý sáp nhập lãnh thổ Ukraine vào Nga
- Trừng phạt kinh tế
- Trương Duy Nhất
- Trường hợp Thụy Điển
- Trương Mỹ Lan
- Trường Sa
- Trương Tấn Sang
- Trương Thị Mai
- Trương Tuần
- Trương Văn Dũng
- Trường viết văn Nguyễn Du
- Trương Vĩnh Ký
- TS Nguyễn Văn Tuấn
- TT Biden
- Tu hành
- Tù ngục và tự do
- Tù nhân lương tâm
- tù nhân chính trị
- tù nhân lương tâm
- Tù nhân lương tâm dưới chế độ Cộng sản
- Tù nhân tâm thần
- Tù nhân trong đại dịch
- Tu thật tu giả
- Tu thật và tu giả
- Tuấn Khanh
- Tuệ Sỹ
- Tuổi trẻ
- Tuổi trẻ thức tỉnh
- Tuổi trẻ Việt Nam
- Tuyên bố
- Tuyên bố chung Hoa Kỳ - Phillippines
- Tuyến cáp biển
- Tuyên giáo
- Tuyên ngôn cộng sản
- Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
- Tuyên truyền
- Tuyên truyền Cộng sản
- Tuyên truyền xã hội chủ nghĩa
- Tuyệt chủng
- Tuyệt thực
- Tự do ngôn luận
- Tự tử
- tư bản đỏ
- Tư bản thân hữu
- Tự bào chữa
- Tư cách lãnh đạo
- từ chức
- Từ chức và cách chức
- Tự do
- Tự do báo chí
- Tự do cá nhân
- Tự do chính kiến
- Tự do dân chủ
- Tự do học thuật
- Tự do lập hội
- tự do ngôn luận
- Tự do sáng tác
- Tự do sáng tạo
- tự do thông tin
- Tự do tín ngưỡng
- tự do tôn giáo
- Tự do tư tưởng
- Tự do và giới hạn
- Tự do và nô lệ
- Tự do và phản biện
- Tự do yêu nước
- Tư duy CS
- Tư duy quan chức
- Tử Đinh Hương
- Tự giải cứu bằng xe máy và đi bộ
- Tự hào
- Tư liệu
- Tự lực văn đoàn
- Tư pháp
- Tư pháp CS
- Tự sát ở đồn công an
- Từ thiện
- Từ Thức
- tự tôn dân tộc
- Tứ trụ
- Tứ trụ phát ngôn
- Tử tù
- Tử tù Đặng Văn Hién
- Tử tù Hồ Duy Hải
- Tử tù Lê Văn Mạnh
- Tự tử
- Tư tưởng cộng sản
- Tư tưởng Phan Châu Trinh
- Tự ứng cử
- Tử vong vì covid-19
- Tường An
- Tường biên giới
- Tượng đài
- Tượng đài Trần Hưng đạo
- Tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo
- Tương lai dân tộc
- Tướng lĩnh CS
- Tưởng niệm
- Tương quan chiến lược Mỹ - Trung
- Tương quan so sánh Ukraine - Việt Nam
- Tượng Trần Hưng Đạo
- Tỵ nạn giáo dục
- Tỷ phú Charles ‘Chuck’ Feeney
- Úc
- Úc Châu
- Úc-Trung Quốc
- Ukraine
- Ukraine - EU
- Ukraine - Hoa Kỳ
- Ukraine - NATO
- Ukraine chống Nga xâm lược
- Ukraine chống tham nhũng
- Ukraine chống xâm lược
- Ukraine chống xâm lược Nga
- Ukraine và Biển Đông
- Umeda Kunio
- UNCLOS
- Ủng hộ Putin
- Ủng hộ Ukraine
- Ủng hộ Ukraine chống Putin cướp nước diệt chủng
- usvietnam.uoregon.edu
- Ủy ban Âu châu
- Ứng cử vào Hội đồng Bao an LHQ
- Ứng xử
- Ước vọng năm mới
- Vaccine chống coronavirus
- Vaccine chống Covid-19
- Vaccine chống Covid-19 của Trung Cộng
- Vaccine chống covid-19 của Trung Quốc
- Vaccine chống Covid-19 của Việt Nam
- Vaccine chống Virus Vũ Hán
- Vaccine chống virus Vũ Hán của VN
- Vaccine chống virus Vũ Hán đến VN
- Vaccine chống virus Vũ Hán ở VN
- Vaccine chống Vrus Vũ Hán
- Vaccine Tàu Cộng
- Vaccine Trung Cộng
- Vaccine Trung Quốc
- Vaccine Trung Quốc chống virus Vũ Hán
- Vaccine Trung Quốc ở Việt Nam
- Vaccine Việt Nam
- Vai trò cá nhân trong lịch sử
- Vai trò của Mỹ hậu Trump
- Vai trò Hoa Kỳ ở Châu Á Thái Bình Dương
- Vai trò người đứng đầu nhà nước trong đại dịch
- Vai trò nhà nước đối phó đại dịch covid-19
- Vai trò trí thức trong thể chế
- Vãn hóa
- Van Nguyen
- Vạn Thịnh Phát
- Vàng trong nền kinh tế
- Vành đai và Con đường
- Vào đời
- VASFCESR
- văn chương "cách mạng"
- Văn chương miền Nam Việt Nam
- Văn chương và quyền lực
- Văn đoàn độc lập
- Văn Giang
- văn hoá
- Văn hóa
- Văn hóa bạo lực
- Văn hóa công chức
- Văn hóa cộng sản
- Văn hoá của quan chức Việt Nam
- Văn hoá đọc
- Văn hóa Hán
- Văn hóa lối sống
- Văn hóa miền Nam
- Văn hóa Phật giáo
- Văn hóa quan chức
- Văn hóa súng
- Văn hoá suy mạt
- Văn hoá tâm linh
- Văn hóa tên đường
- Văn hóa ứng xử
- Văn hoá và chính trị
- Văn hoá xã hội
- Văn hóa xã hội
- Văn học
- Văn học đương đại Trung Quốc
- Văn học hải ngoại
- Văn học miền Nam 1954-1975
- Văn học nghệ thuật
- Văn học nghệ thuật bao cấp
- Văn học nghệ thuật Chủ nhật
- Văn học nghệ thuật XHCN
- Văn học nữ giới
- Văn học phản tỉnh
- Văn học thời đổi mới
- Văn học và hiện thực
- văn học Việt Nam
- Văn kiện Đảng
- văn minh sông Hồng
- Văn nghệ
- Văn nghệ phục vụ chính trị
- Văn nghệ sĩ miền Bắc
- Văn nghệ sĩ miền Nam trước 1975
- Văn nghệ XHCN
- Văn Việt
- Vận chuyển hàng hoá quốc tế
- Vấn đề nhập cư
- vân đồn
- Vận mệnh Đảng Cộng sản Việt Nam
- Vận mệnh tương đồng
- Vấn nạn giáo dục khó gỡ
- Vấn nạn TPHCM
- Vấn nạn tượng đài
- Vận nước
- Vân Phạm
- Vật lý học
- Vedan
- Venezuela
- Về nước đầu tư
- VFA
- vì dân
- Vị trí của Hoa Kỳ trong thế giới tự do dân chủ hiện nay
- Vị trí Hoa Kỳ
- Vị trí xã hội
- Vị Xuyên
- Vietnam Weekly
- viettel
- Việc làm
- Viên chức
- Viên Đăng Huy
- Viện Khổng Tử
- Viện NA
- Viện trợ An ninh Chính thức OSA
- Viện trợ Ukraine
- Viếng tang
- Việt - Mỹ
- Việt - Mỹ dưới thời Biden
- Việt - Trung
- Việt - Trung - Đài
- Việt - Trung: Môi hở răng lạnh
- Việt Á
- Việt Cộng và Trung Cộng
- Việt Khang
- Việt kiều
- Việt Kiều về xây dựng đất nước
- Việt Minh
- Việt Nam
- Việt Nam - EU
- Việt Nam - Hoa Kỳ
- Việt Nam - Liên Xô
- Việt Nam - Ukraine
- Việt Nam - Vatican
- Việt Nam 2018
- Việt Nam 2019
- Việt Nam 2023
- Việt Nam bắt cóc người tại Đức
- Việt Nam chống dịch covid-19
- Việt Nam Cộng hòa
- Việt Nam Đổi mới sáng tạo
- Việt Nam là bãi rác của thế giới
- Việt Nam năm Quý Mão
- Việt Nam Quốc dân đảng
- Việt Nam thời báo
- Việt Nam trên bàn cờ thế giới hiện tại
- Việt Nam trong ASEAN
- Việt Nam trong Liên Hợp Quốc
- Việt Nam trong quan hệ chiến lược của Mỹ và Anh
- Việt Nam trong thế đối đầu Trung - Mỹ
- Việt Nam và 3 cường quốc
- Việt Nam và AUKUS
- Việt Nam và Virus Covid-19
- Việt Nam xã hội hóa mua vaccine
- Việt Phương
- Viết sử
- Viktor Orban
- Vin group
- Vinashin
- Vinfast
- Vingroup
- Virus Vũ Hán
- virus nhân tạo
- Virus Tàu Cộng
- Virus Trung Quốc
- Virus Trung Quốc và CS Việt Nam
- Virus Trung Quốc và người nghèo
- Virus Trung Quốc và Việt Nam
- Virus Vũ Hán
- Virus Vũ Hán và ĐCSTQ
- Virus Vũ Hán và Việt Nam
- VN cấm lãnh đạo tổ chức nhân quyền nhập cảnh
- VN chống dịch Virus Vũ Hán
- VN chống Virus Vũ Hán
- VN trong quan hệ đại cường
- VN và ASEAN giữa đại dịch và Biển Đông
- VN-Ukraine
- VNexpress
- VNTB
- Võ An Đôn
- Võ Duy Nghi
- Võ Hồng Phúc
- Võ Kim Cự
- Võ Nguyên Giáp
- Võ Tòng Xuân
- Võ Văn Kiệt
- Võ Văn Quản
- Võ Văn Tạo
- Võ Văn Thưởng
- Võ Xuân Sơn
- VOA
- Volodymyr Zelenskiy
- Volodymyr Zelenskyi
- Vô danh
- Vốn hỗ trợ doanh nghiệp
- vỡ nợ
- Vỡ nợ nước ngoài
- Vỡ trận Covid
- Vụ án "xét lại chống đảng"
- Vụ án Chất độc Da cam
- Vụ án Chuyến bay giải cứu
- Vụ án cô Lê Thi Dung
- Vụ án Đồng Tâm
- Vụ án Hàn Đức Long
- Vụ án Hồ Duy Hải
- Vụ án Lê Thị Dung
- Vụ án Lưu Bình Nhưỡng
- Vụ án Năm Cam
- Vụ án Nguyễn Văn Chưởng
- Vụ án Vạn Thịnh Phát
- Vụ án xét lại chống đảng
- Vụ AVG
- Vũ Cao Đàm
- Vu cáo học thuật
- Vũ Đình Huỳnh
- Vũ Đức Đam
- Vũ Đức Khanh
- Vũ Huy Hoàng
- vũ khí
- vũ khí hạt nhân
- Vũ khí sinh học
- Vũ Khoan
- Vu khống chữ nghĩa
- Vụ kiện chất độc da cam
- Vụ kiện chất độc da cam tại Pháp
- Vụ kiện Formosa
- Vụ kiện Trung Quốc về Biển Đông của Philippines lên Tòa án quốc tế
- Vũ Kim Hạnh
- Vũ Ngọc Bảo
- Vũ Ngọc Chi
- Vũ Ngọc Hoàng
- Vũ Ngọc Tiến
- Vũ Quốc Thúc
- Vũ Thành An
- Vụ Thiền Am
- Vũ Thư Hiên
- Vụ Trịnh Xuân Thanh
- Vũ Tường
- Vụ Việt Á
- Vua cờ Kasparov
- Vua Lê Chúa Trịnh
- Vũng Áng
- Vùng cấm bay
- Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)
- Vùng EEZ
- Vùng miền
- Vườn quốc gia Cát Tiên
- Vườn rau Lộc Hưng
- Vương Trí Nhàn
- Vượt biên
- Vượt biên tìm đường sống
- Vượt biên trái phép
- Vượt biên trái phép sang VN
- Wang Jisi
- War On The Rocks
- WHO
- Will Nguyễn
- William Pesek
- William Winberg
- WJP
- World Bank
- World cup
- WTO
- Xã hội dân sự
- Xã Hội
- Xã hội chủ nghĩa
- Xã hội công dân
- Xã hội cộng sản
- Xã hội dân chủ
- xã hội dân sự
- Xã hội dân sự đang lớn mạnh
- Xã hội đen
- Xã hội Mỹ
- Xã hội tha hóa
- Xã hội toàn trị
- Xã hội Trung Quốc
- Xã hội tự do
- Xả lũ
- Xăng dầu
- Xâm lược kinh tế
- Xâm lược mềm
- Xâm lược mềm của Tàu Cộng
- Xâm phạm quyền riêng tư
- Xây dựng Chủ nghĩa xã hội
- Xây cầu
- xây dựng
- Xây dựng luật
- Xe tự lái
- Xét nghiệm covid-19
- Xét nghiệm đại trà
- XHCN
- XHDS
- Xoay trục sang châu Á
- Xô viết
- Xu hướng thoát Trung
- Xuân Duy
- Xuất bản sách
- Xuất khẩu
- Xuất khẩu chính ngạch sang TQ
- Xuất khẩu cửa khẩu phía Bắc
- Xuất khẩu gạo
- Xuất khẩu lao động
- Xuất khẩu nông sản sang TQ
- xung đột
- Xung đột ở dải Gaza
- Xung đột Trung Đông
- Xung đột Ukraine
- Xử án
- Xử lý môi trường
- Xưng hô
- Ý dân
- Y đức
- Ý kiến
- Y tế
- Y tế chống đại dịch virus Vũ Hán
- Y tế Nhà tù
- Y tế Việt Nam
- Ý thức hệ
- Ý thức pháp luật
- Yeltsin
- Yến Năng
- Yêu cầu Tập Cận Bình từ chức
- yêu nước
- Yêu sách
- Yêu sách 8 điểm năm 2019
- Yêu Trump và ghét Trump
- Zack Cooper
- Zaluzhnyi
- Zelenska
- Zelenskiy
- Zelenskyi
- Zero-Covid
- Zhao Jianwei
- ���Giáo Dục�
- ���Pháp Luật�
- ���Sử Liệu�