Mặt trái của một Trung Quốc chinh phục
(Tạp chí Politique internationale số 127/2010)
Việc mở cuộc chiến lãm thế giới tại Thượng Hải ngày 1/5/2010 là điểm nhấn của một năm 2009, năm đánh dấu một bước ngoặt trong sự khẳng định những tham vọng toàn cầu của đất nước Trung Hoa. Dựa vào khả năng kháng cự giẻo giai của nền kinh tế của đất nước mình trước cuộc khủng hoảng – một sự tăng trưởng 8,7% so với một sự suy thoái 2,4% ở Mỹ và 5% ở Nhật Bản – Trung Quốc đã cho thấy rõ rằng sự bảo lãnh của mình từ nay là cần thiết đối với các vấn đề quốc tế lớn.
Tháng 4/2009, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, tự tin vào bản thân mình và quả quyết, đã chi phối cuộc họp các nước thuộc G20 tại Luân Đôn, thủ đô của nước Anh. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã không dừng lại ở đó trong Hội nghị cấp cao ở Côpenhaghen hồi tháng 12… với tinh thần phối hợp thể hiện trong Hội nghị G20 để ngăn chặn cuộc khủng hoảng thế giới. Bức thông điệp là rõ ràng: đối với các vấn đề môi trường cũng như đối với các vấn đề khác (chính sách hối đoái, nhân quyền, vấn đề Tây Tạng…), Trung Quốc muốn buộc các nước khác phải tôn trọng chủ quyền của mình và không nhượng bộ trước sức ép ở bên ngoài. Nếu các cuộc cải cách phải diễn ra thì cũng phải với nhịp độ mà Trung Quốc cho là tương hợp với những mục tiêu riêng của mình: tiếp tục một sự tăng trưởng vững vàng, sự toàn vẹn lãnh thổ, vai trò lãnh đạo của đảng v.v…
Dưới con mắt của một số nhà quan sát, sự kết hợp lòng quyết tâm mang màu sắc ngạo mạn này với thành công vang dội về kinh tế (tỷ lệ tăng trưởng năm 2009 là 8,7% bất chấp cuộc khủng hoảng, vươn lên là nhà xuất khẩu hàng đầu và thị trường ô tô hàng đầu trên thế giới v.v.) là dấu hiệu cho thấy rằng Trung Quốc đã tự cho mình là người đối thoại không thể lẩn tránh của Mỹ trong cái gọi là Hội đồng điều hành thế giới; nhóm G2 này đã đóng dấu bảo đảm chấm dứt sự bá quyền của Mỹ, giai đoạn tạm thời trước khi một đất nước Trung Quốc chinh phục có thể chiếm “vị trí thích đáng” trên thế giới – tức là đến lúc nào đó, sẽ là vị trí hàng đầu. Một sự gợi lại của lịch sử không phải là vô ích để tiết chế sự hăng hái quá mức của các phương tiện thông tin đại chúng khi nói về sự nổi lên của cường quốc Trung Quốc. Trong những năm 1980, không có cái gì dường như kìm hãm được sự bay bổng sáng chói về sức mạnh công nghiệp, công nghệ và tài chính của đất nước Nhật Bản trước sự suy tàn của Mỹ. Nhật Bản đã chinh phục được toàn thế giới và tấn công vào các biểu tượng của nước Mỹ – Rockefeller Center, CBS Records, Uninversal MCA, v.v. Người ta biết rõ điều gì xảy ra tiếp sau sự lên giá của đồng yên và sự đầu cơ trong suốt những năm cuối 1980, sau đó là sự trì trệ về chính trị của thập niên tiếp theo đó. Đối với Trung Quốc, kinh nghiệm này của Nhật Bản trong những năm 1980 và 1990 đã được xem xét kỹ lưỡng và những bài học đã được rút ra từ đó. Trái với cảm tưởng mà một số thái độ hoặc những lời tuyên bố mới đây có thể mang lại, không phải sự ngông cuồng chỉ đạo các nhà lãnh đạo Trung Quốc mà, trái lại, một nhận thức sắc sảo về những thách thức mà đất nước này phải đương đầu nếu họ muốn giành lại vị trí của mình sau hai thế kỷ vắng bóng. Nhà lý luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (PCC) Zeng Bijian đã tóm tắt những thách thức này vào năm 2004 theo “nguyên tắc về phép nhân và phép chia”: “Mọi phép tính đều nhân với 1,3 tỷ (người) và mọi kết quả đều chia cho chính con số trên”. Những thách thức này bao gồm ở 3 lĩnh vực đối với Trung Quốc. Về mặt đối nội, tiến hành cải cách mô hình kinh tế và sửa chữa những sự mất cân bằng xã hội. Về mặt khu vực, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Trung Quốc ở châu Á bất chấp ảnh hưởng kinh tế nổi trội của Nhật Bản. Về mặt quốc tế, dung hòa việc bảo vệ những lợi ích riêng của mình và những trách nhiệm là cường quốc lớn trong khuôn khổ một chủ nghĩa đa phương đã được công bố.
Một sự phụ thuộc gấp ba vào nước ngoài
Những thách thức nội bộ của Trung Quốc đang gia tăng nhưng vào lúc này nó xuất phát từ một mô hình phát triển vừa dẫn đến một sự phụ thuộc mạnh mẽ đối với nước ngoài vừa dẫn đến tình trạng mất cân bằng đến một lúc nào đó không thể chịu đựng được cả về mặt xã hội lẫn về môi trường. Nền kinh tế của Trung Quốc có một tiềm năng thực tế về sự tăng trưởng nhờ hai con bài chủ yếu: tiền tích lũy nhiều (nhất là do một sự bảo hộ xã hội yếu) và lượng nhân công dồi dào (với điều mà người ta có thể gọi là một “đội quân dự bị” kép những người lao động). Tuy nhiên, mô hình phát triển của Trung Quốc khiến cho nước này phụ thuộc vào nước ngoài. Đúng vậy, sự tăng trưởng của Trung Quốc phần lớn dựa vào xuất khẩu, bộ máy sản xuất của Trung Quốc phần nhiều cần đến các công nghệ của nước ngoài và sự bùng nổ nhu cầu về công nghiệp đòi hỏi phải nhập khẩu hàng loạt các nguyên liệu. Về xuất khẩu, tỷ lệ tăng trưởng 8,7% được ghi nhận vào năm 2009 không phải là ảo tưởng. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng nặng nề đén gót chân Achille của Trung Quốc – sự phụ thuộc vào các thị trường xuất khẩu – và sự tăng trưởng của năm 2009 chỉ đạt được nhờ các vốn đầu tư công cộng ồ ạt. Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng là rõ ràng: mô hình tăng trưởng phải tái tập trung vào nhu cầu gia dụng trong nước. Thế nhưng, nhu cầu này đã giảm mạnh từ năm 1996 đến 2008, từ 47% giảm xuống còn 37%, trong khi trái lại phần xuất khẩu lại tăng vọt từ 20% lên 40%. Sự thay đổi triệt để này trong mô hình tăng trưởng đòi hỏi phải có một sự tăng thu nhập của các gia đình cũng như sự phổ cập một sự bảo bộ xã hội hiện đang chỉ là từng phần. Một sự tiến triển như vậy sẽ là chậm chạp và nền kinh tế sẽ vẫn còn phụ thuộc lâu dài vào xuât khẩu và do đó, dễ bị tổn thương trước những biến cố về nhu cầu của thế giới.
Điều bất lợi khác của ngành công nghiệp Trung Quốc: một sự phụ thuộc mạnh mẽ về công nghệ mà chính quyền nước này đang nỗ lực giảm bớt bằng cách dành cho nó nguồn quan trọng về tài chính và nhân lực. Các công nghệ của quốc gia chỉ còn chiếm 30% kho kỹ thuật của đất nước. Mục tiêu là đảo ngược chỉ số này đến năm 2020. Những chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển (R&D) tăng gấp ba lần trong vòng 6 năm nhưng chỉ chiếm 1,4% tổng sản phẩm quốc nội so với 3,4% đối với Nhật Bản và 2,6% trung bình đối với các nước thuộc OCDE. Ngay cả trong các lĩnh vực công nghệ cao, các nguồn mà các xí nghiệp dành cho công cuộc nghiên cứu và phát triển chỉ chiếm 4% việc bán hàng so với 38% ở Mỹ và 29% ở Nhật Bản. Cần phải nhắc lại rằng con số này bao gồm cả các xí nghiệp nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc như Dell, Toshiba, v.v. thực hiện khoảng 70% lượng xuất khẩu công nghệ cao của Trung Quốc. Bất lợi lớn thứ ba cản trở một sự tăng trưởng mạnh mẽ: sự phụ thuộc về việc cung cấp nguyên liệu. Mặc dù Trung Quốc có các nguồn khoáng sản dồi dào, nhưng vẫn chưa đủ để duy trì cho sự tăng trưởng rất nhanh và rất tốn kém này. Những nhu cầu về năng lượng là rất to lớn: với tổng sản phẩm quốc nội chỉ chiếm 8% của toàn thế giới, Trung Quốc đã thu hút 17,7% nguồn năng lượng được sản xuất trên hành tinh, và tỷ lệ này sẽ tăng gấp đôi từ nay đến năm 2030. Dù Trung Quốc tự cung cấp được phần lớn than, nguồn năng lượng quan trọng nhất (64%), thì sự phụ thuộc của Trung Quốc về dầu lửa vẫn gia tăng vì Trung Quốc là nước tiêu thụ nhiều dầu lửa thứ hai trên thế giới, sau Mỹ: tự cung cấp cho đến năm 1992, từ nay Trung Quốc phải nhập khẩu một nửa lượng tiêu thụ dầu lửa, khiến Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu lửa nhiều thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Nhật Bản (năm 2008, nhập khẩu thô của Trung Quốc chiếm 10% toàn thế giới và chiếm 48% nhu cầu của Trung Quốc. Từ năm 2000 đến năm 2008, nhập khẩu thô của Trung Quốc đã tăng 68% so với 10% đối với toàn thế giới). Từ nay đến năm 2030, nhập khẩu dầu lửa của Trung Quốc sẽ tăng gấp ba và tỷ lệ phụ thuộc sẽ đạt 80%, nhất là do bãi để xe khi đó sẽ gồm 270 triệu chiếc – nhiều gấp 5 lần quy mô hiện nay. Để giảm bớt sự phụ thuộc của mình về nguyên liệu và năng lượng, Trung Quốc đã tăng cường việc nghiên cứu và thăm dò các mỏ dầu mới trên lãnh thổ của mình, nhất là ở Tây Tạng.; Sở dĩ chính quyền tỏ thái độ không nhân nhượng về vấn đề Tây Tạng không phải là do nỗi ám ảnh về sự toàn vẹn lãnh thổ, mà là do nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào ở tỉnh này. Phần chủ yếu của các nguồn mới là từ nước ngoài và sự an toàn cho việc cung cấp năng lượng cho thấy rõ nền tảng địa lý của một nền ngoại giao kinh tế cực kỳ năng động ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh và khu vực Trung Đông. Trung Đông có một con bài chủ đạo cho phép giảm bớt sự phụ thuộc này: quy mô của các phương tiện tài chính mà Trung Quốc có được nhờ việc tích lũy những số dư từ cán cân thanh toán của nước mình. Cũng giống như Nhật Bản trong những năm 1980, việc Trung Quốc nhanh chóng trở nên hùng mạnh về mặt tài chính thể hiện bằng những khoản tiền tích lũy trong nước rồi lại được chuyển ra nước ngoài: xuất khẩu các sản phẩm chế biến và cũng xuất khẩu cả vốn. Số dư hiện hành năm 2008 đạt 426 tỷ USD, chiếm 10% tổng sản phẩm quốc nội – một con số phi thường đối với một nước lớn mới nổi. Tài sản minh bạch của Trung Quốc ở nước ngoài, khấu trừ từ khoản nợ, là 1.519 tỷ USD năm 2008 (chiếm 35% tổng sản phẩm quốc nội). Trữ lượng hối đoái chính thức đã tăng 12 lần kể từ năm 2000 và đạt 2.400 tỷ USD vào tháng 12/2009. Người ta cho rằng hơn hai phần ba số tiền trên được đầu tư bằng USD, nhất là bằng trái phiếu của kho bạc Mỹ. Trung Quốc (theo sau là Nhật Bản) nắm giữ 22% khoản nợ công nước ngoài của Mỹ và trở thành chủ nợ hàng đầu nước ngoài của Mỹ. Gần như chắc chắn là phần tiền tích lũy này chỉ hạn chế ở việc phổ cập sự bảo trợ xã hội – điều kiện cho một sự tái định tâm nền kinh tế trên thị trường nội địa. Hơn nữa, việc sử dụng số dư phải được tái định hướng: thay vì tài trợ cho những sự thâm hụt của Mỹ, sức mạnh tài chính này cho phép Trung Quốc bảo đảm an ninh cho việc cung cấp năng lượng của mình bằng những hợp đồng dài hạn và sở hữu ở nước ngoài các công ty công nghệ cao, như vậy là đốt cháy giai đoạn để theo kịp Nhật Bản trong các lĩnh vực tương lai. Tiến trình đã được bắt đầu một cách rộng rãi. Nó thể hiện bằng một sự tăng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, từ 3 tỷ USD năm 2003 tăng lên đến 52 tỷ USD năm 2008. Vào lúc này, điều chủ yếu là tập trung vào lĩnh vực nguyên liệu và năng lượng (châu Phi, Mỹ Latinh, khu vực Trung Á). Tuy nhiên, một chính sách công nghiệp theo thuyết ý chí dần dần thể hiện rõ: nó huy động các nguồn tài chính lớn cho việc các công ty hàng đầu quốc gia phát triển ở nước ngoài và cho việc các công ty Trung Quốc hoặc quỹ China Investment Corporation, thành lập tháng 9/2007, đạt được thành quả trong các lĩnh vực chiến lược.
Những sự mất cân bằng nội bộ đáng lo ngại
Ngoài 3 sự phụ thuộc trên có thể đe dọa sự tăng trưởng, chính quyền Trung Quốc đã hoàn toàn nhận thức được những mối đe dọa có thể gây tổn hại đến tính hợp pháp của Đảng nếu sự rạn nứt xã hội lan rộng và nếu cuộc khủng hoảng môi sinh không được ngăn chặn.
Sự phát triển của Trung Quốc đã cho phép một sự giảm đáng kể nạn đói nghèo, nhưng nó cũng dẫn tới một sự rạn nứt kép. Những sự bất bình đẳng xã hội không ngừng gia tăng và những sự chênh lệch giữa các khu vực không ngừng lan rộng. Khoảng cách về thu nhập giữa nông thôn và thành thị gần như tăng gấp đôi trong vòng 20 năm và những người dân nông thôn, chiếm 55% số dân, chỉ nắm giữ 11% số tài sản của đất nước. Những sự bất bình đẳng về thu nhập ở cấp quốc gia khiến cho những sự chênh lệch giữa các khu vực, giữa các tỉnh miền biển với các tình khác, gia tăng mạnh mẽ. Các cấp chính quyền, khuyến khích việc thực hiện biểu ngữ “xã hội hài hòa”, thể hiện ý muốn giảm bớt những sự mất cân bằng này. Về cái gọi là những sự chênh lêch giữa các khu vực, một số tiến bộ đã được ghi nhận từ đầu những năm 2000; trái lại, những sự bất bình đẳng xã hội vẫn gia tăng và nạn đói nghèo vẫn ảnh hưởng đến 16% dân chúng – theo những tiêu chuẩn đã được đề ra thì thậm chí tỷ lệ này là 36% – gần như không giảm nữa từ cuối những năm 1990.
Mối đe dọa thứ hai: thảm họa môi sinh mà tiến trình công nghiệp hóa quá mức và công cuộc đô thị hóa rất nhanh chóng dẫn tới. Do việc sử dụng quá mức than, năm 2007, Trung Quốc đã trở thành nước xả khí điôxin các bon hàng đầu chiếm 21% tổng lượng toàn thế giới. Hơn một phần ba lượng nước sông bị ô nhiễm; một nửa lượng nước giếng bị ô nhiễm; và 300 triệu người dân nông thôn không được dùng nước sạch. Các cơn mưa axit ảnh hưởng đến một phần ba lãnh thổ và Trung Quốc có 20 trong số 30 thành phố bị ô nhiễm nhất trên thế giới. Tình hình càng đáng lo ngại hơn vì nhu cầu về năng lượng của Trung Quốc – khoảng 15% tổng số hiện nay trên thế giới – gần như sẽ tăng gấp đôi từ nay đến năm 2030. Vì vậy, điều tồi tệ có thể sẽ xảy ra nếu các cuộc cải cách hà khắc không được tính đến. Trong các hội nghị của Liên Hợp Quốc diễn ra vào năm 2009 về mối đe dọa của khí hậu, Trung Quốc đã cho biết rằng từ nay đến năm 2020, Trung Quốc sẽ tăng phần năng lượng có thể tái tạo trong quá trình tiêu thụ năng lượng khoảng từ 15% đến 20%; Trung Quốc cũng đề nghị giảm bớt khoảng từ 40% đến 45% “lượng các bon” so với năm 2005 trong nền kinh tế của mình. Đề nghị này không bảo đảm một sự giảm khí thải theo giá trị tuyệt đối, nếu sự tăng trưởng vẫn còn mạnh thì những lượng khí thải có thể vì thế mà gia tăng, mặc dù với một nhịp độ chậm hơn. Thỏa thuận đã ký tại Côphenhaghen hồi tháng 12/2009 chỉ hạn chế ở những lời tuyên bố về ý định mà không phải là bắt buộc do lập trường không thể hòa giải được của Mỹ và Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, đây không phải là là những đòi hỏi của các nước phát triển, đứng đầu là Mỹ, những nước sẽ chuyển hướng chính sách của mình, mà là những sự phân xử mà chính quyền sẽ thực hiện giữa nhịp độ và chất lượng của sự tăng trưởng dưới sức ép của dư luận công chúng Trung Quốc. Thực vậy, cuộc khủng hoảng môi sinh đang góp phần vào sự gia tăng cuộc tranh cãi của nhân dân và các “cuộc nổi dậy xanh” của những người phản đối sự gây ô nhiễm của các công xưởng ở sát bên đang gia tăng. Cũng như các cuộc nổi dậy của những người dân bị lãng quên từ sự tăng trưởng (những nông dân được thuê mướn với giá thấp, những người ăn lương bị thôi việc và vì vậy không được sự bảo đảm của xã hội v.v.), các hành động này vẫn có tính chất hạn chế và không dẫn đến các phong trào có cơ cấu chặt chẽ ở cấp tỉnh hoặc quốc gia. Nhưng số lượng của nó không ngừng tăng và mầm mống gây ra tình trạng bất ổn này khiến chính quyền lo ngại vì họ biết rằng hòa bình và sự đoàn kết nhất trí xã hội là điều kiện cần thiết cho việc tiếp tục một sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Cạnh tranh với Nhật Bản để giành ưu thế về kinh tế ở châu Á
Đảng Cộng sản Trung Quốc hiểu rõ rằng tính hợp pháp và sự sống còn của mình là dựa vào kết quả của chính sách kinh tế và sự khẳng định sức mạnh của đất nước Trung Quốc trên thế giới, bắt đầu là châu Á, nơi Trung Quốc phải loại bỏ đối thủ Nhật Bản của mình. Ngoài biểu ngữ “trỗi dậy hòa bình”, mục tiêu của Trung Quốc là trở thành một “đất nước giàu có và hùng mạnh”, thành ngữ đã được sử dụng trong công cuộc khôi phục kỷ nguyên Minh Trị hồi năm 1868 cho phép Nhật Bản tự coi mình như một cường quốc khu vực và thế giới. Giờ đây, cả hai nước thống trị châu Á chiếm một vị trí trái ngược nhau trong phép biện chứng giữa sự giàu có và hùng mạnh này. Nhật Bản tự coi mình là người lãnh đạo về kinh tế ở châu Á nhưng Hiến pháp theo tư tưởng hòa bình của nước này lại không cho phép họ thực hiện những con bài mang tính chiến lược đối với nước làng giềng khổng lồ của mình. Trái lại, Trung Quốc đã lao vào một cuộc chạy đua nhằm bù lại sự thụt lùi về kinh tế của nước mình. Khả năng của Trung Quốc trong việc tự coi mình là cường quốc duy nhất trong khu vực, dựa vào ưu thế cả về kinh tế lẫn chiến lược của mình, phụ thuộc vào kết quả của cuộc cạnh tranh này.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng đầu tư Golman Sachs hồi năm 2007 về các cường quốc lớn mới nổi “BRIC” (Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc), đến năm 2030, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế hàng đầu trên thế giới (tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập tính theo đầu người dân với tỷ giá hối đoái của thị trường. Những tác động của cuộc khủng hoảng có thể còn làm gia tăng những khác biệt về sự tăng trưởng giữa Trung Quốc và Mỹ và như vậy là đẩy mạnh sự đuổi kịp này), thậm chí chỉ đến năm 2027. Mặc dù những điều dự kiến về lâu dài còn rất bấp bênh, nhưng rất có khả năng là trong khoảng 20 năm tới, Đế quốc Trung Hoa sẽ lại đứng ở hàng đầu, vị trí mà nước này đã từng có vào đầu thế kỷ XIX, cho dù mức sống của người dân ở nước này vẫn thấp hơn mức sống của người dân tại các nước phát triển. Trong thứ tự thế giới mới, Trung Quốc sẽ đứng đầu, tiếp theo là Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản, nước đến năm 2030 chỉ chiếm một phần tư nền kinh tế của Trung Quốc. Rất có thể tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc sẽ vượt tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản ngay từ năm nay. Sự lật ngược thế cờ này chắc chắn tạo ra một ảnh hưởng mang tính biểu tượng mạnh mẽ ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sự vươn lên này của Trung Quốc, mà cuộc khủng hoảng đã đẩy mạnh, là nằm trong trật tự của tình hình: đây là biểu hiện của trò chơi cơ học về sức mạnh, vì dân số ở độ tuổi lao động của Trung Quốc nhiều gấp 10 lần so với Nhật Bản. Trái lại, về mặt chất lượng, khoảng cách về năng suất giữa hai nền kinh tế vẫn rất lớn, tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người dân ở Trung Quốc thấp hơn 10 lần so với Nhật Bản. Ngoài ra, ưu thế về kinh tế của Nhật bản đã được khẳng định ở châu Á trên tất cả các mặt – công nghệ, công nghiệp và tài chính. Được ủng hộ bởi một nền ngoại giao kinh tế tích cực, Nhật Bản đã triển khai một mạng lưới rất dày đặc các xí nghiệp và ngân hàng, mạng lưới này bao phủ toàn khu vực và cơ cấu phân chia việc làm của khu vực. Nhật Bản đã tài trợ phần lớn cho sự phát triển của châu Á mới nổi và, mặc dù có những vết ô nhục trong lịch sử, Nhật Bản vẫn là một mô hình tham khảo không thể bỏ qua đối với các nước châu Á, mà phần lớn đã học theo mô hình kinh tế của Nhật Bản. Con át chủ bài của Nhật Bản để duy trì vai trò lãnh đạo kinh tế của mình ở châu Á là khả năng đổi mới tuyệt vời (các xí nghiệp của Nhật Bản chiếm 70% thị trường thế giới trong ít nhất 30 lĩnh vực công nghệ mà mỗi lĩnh vực là một thị trường hàng năm mang lại ít nhất một tỷ USD). Trung Quốc sẽ sử dụng tất cả các phương tiện của mình trong cuộc chiến giành ưu thế về công nghệ này.
Hiện nay, bản tổng kết về công nghệ của ngành công nghiệp Trung Quốc vẫn còn khá tương phản nhau, nhưng sự đuổi kịp đang đạt được những bước tiến lớn trong một số lĩnh vực có độ nhạy cảm cao (như chế tạo ô tô, công nghiệp vũ trụ và đường sắt, v.v.). Tháng 9/2008, tàu Thần Châu 7 của Trung Quốc chở người lên vũ trụ đã đạt được thành công vang dội. Các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc đã không quên nhấn mạnh rằng Trung Quốc, từ nay trở thành cường quốc về vũ trụ, đã thực hiện được kỳ tích này trước khi Nhật Bản có thể đạt được điều đó. Thí dụ khác là về các siêu máy tính với việc sắp đưa vào sử dụng loại máy tính Dawning dòng 6.000 sử dụng một bộ xử lý Gordson – 3 của Trung Quốc và sẽ là một trong 5 bộ xử lý mạnh nhất thế giới. Việc tăng nguồn dành cho công cuộc nghiên cứu từ năm 2000 đã được nói tới nhiều. Đây là một dấu hiệu tốt đẹp cho thấy chính sách rất theo thuyết ý chí mà Trung Quốc muốn thực hiện để trở thành “phòng thí nghiệm của thế giới” chứ không chỉ là “công xưởng của thế giới” nữa. Lễ khai mạc hoành tráng Thế vận hội Olympique Bắc Kinh ngày 8/8/2008 đã nhắc lại vấn đề “4 phát minh lớn” của Trung Quốc cũ, compas, giấy, nghề in và phấn đen. Đây cũng là một bức thông điệp và một cách để nhắc lại với phần còn lại của hành tinh năng lực sáng tạo về khoa học vẫn sáng chói của một Trung Quốc vĩnh cửu. Nếu Trung Quốc nhấn mạnh đến quá khứ vinh quang và những thành công hiện nay của mình, thì đó là họ muốn nhanh chóng tự coi mình như một cường quốc lớn về công nghệ.
Những tiêu chuẩn phải được lưu ý tới để đánh giá tình trạng hiện nay về công cuộc nghiên cứu của Trung Quốc: các nguồn tài chính và nhân lực; sản xuất khoa học, và nhu cầu cấp văn bằng. Những chi phí cho công cuộc nghiên cứu và phát triển đã tăng gấp 3 lần trong vòng 6 năm, nhưng nỗ lực nghiên cứu này vẫn chưa bằng của Nhật Bản. Số nhà nghiên cứu của Trung Quốc cũng kém xa số nhà nghiên cứu của Nhật Bản: mặc dù con số này gần như đã tăng gấp đôi từ năm 2000, đạt 1,2 triệu người vào năm 2006, song nó vẫn thấp hơn 10 lần so với của Nhật Bản nếu người ta lưu ý đến số dân ở độ tuổi lao động (1,6 phần nghìn của Trung Quốc so với 11,1 phần nghìn của Nhật Bản). Nhưng con số này sẽ tăng mạnh trong những năm tới với việc rất nhiều người có bằng đại học mới ra trường (tăng 20% năm kể từ năm 2000). Theo nhiều bài báo đã được đăng, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đứng ở vị trí thứ ba trên thế giới và thậm chí ở vị trí thứ hai về khoa học nano. Trái lại, nhu cầu cấp văn bằng ở nước ngoài, mặc dù đang phát triển, nhưng vẫn còn cực thấp vì năm 2006, Trung Quốc chỉ đạt 384 văn bằng “bộ ba” (được cấp đồng thời ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản) so với 14.187 đối với Nhật Bản. Cho dù nhu cầu cấp văn bằng trong ngành điện tử học có một sự đột phá rõ rệt ở châu Âu và ở Mỹ, nhưng cũng chỉ chiếm một phần mười so với ở Nhật Bản, bởi vì các công ty công nghệ cao của Trung Quốc đều có một vai trò thu gom các thành phần nhập khẩu. Tuy nhiên, những tiến bộ trong lĩnh vực này có thể đạt được một cách nhanh chóng vì nó nằm trong những ưu tiên của Kế hoạch 2006-2020 về sự phát triển khoa học và công nghệ. Kế hoạch này đã được công bố sau khi đã tiến hành trao đổi ý kiến một cách tỉ mỉ với cộng đồng khoa học trong nhiều năm trời. Mục tiêu của nó là phát triển những khả năng đổi mới tự chủ trong các lĩnh vực chủ chốt trong tương lai bằng cách tăng gấp đôi các quỹ dành cho công cuộc nghiên cứu và phát triển. 7 lĩnh vực ưu tiên đã được ghi nhận, trong đó có: ngành vi điện tử; công nghệ sinh học, các ngành công nghiệp hàng không và hàng không vũ trụ; cũng như các thiết bị mới. Vì vậy, sự theo kịp về công nghệ của Trung Quốc dường như đã được thực hiện căn cứ vào những kết quả đầu tiên này và những nguồn tài nguyên ồ ạt sẽ được huy động. Giải pháp cho “cuộc trường chinh” này vẫn còn bấp bênh bởi vì Nhật Bản đang đẩy mạnh nhịp độ trong cuộc chạy đua của mình nhờ một hệ thống đổi mới thường xuyên. Đối với Trung Quốc, thách thức của cuộc cạnh tranh về công nghệ này là chủ yêu bởi vì đó là chiếc chìa khóa giành ưu thế về kinh tế ở châu Á, điều kiện để tiến tới giành vai trò lãnh đạo toàn cầu trong khu vực. Mục tiêu này dường như khó có thể thực hiện được trước năm 2025 – 2030.
Trái lại, ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á là nổi trội, nhất là về mặt an ninh. Trung Quốc có ảnh hưởng đến tất cả các công việc của diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và vai trò của Trung Quốc có tính quyết định trong các “cuộc thương lượng 6 bên” liên quan đến Bắc Triều Tiên. Nói rộng hơn, Trung Quốc cho rằng với vai trò là nước châu Á duy nhất là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc là người đại diện cho châu Á tại diễn đàn lớn nhất thế giới này, nhất là châu Á mới nổi, và vì vậy Trung Quốc có một quyền uy nào đó đối với các nước trong khối ASEAN. Ngay cả trong lĩnh vực kinh tế, thái độ tích cực của Trung Quốc trong việc đạt được những thỏa thuận theo chủ trương mậu dịch tự do đã buộc Nhật Bản phải khắc phục sự trì trệ trong lĩnh vực này. Ngoài những lợi ích về kinh tế mà Trung Quốc có được trực tiếp từ các thỏa thuận trên, chính sách của Trung Quốc nằm trong một khuôn khổ rộng lớn hơn mà một số người có thể so sánh với chế độ phụ thuộc cũ. Theo cách giải thích này, Trung Quốc sẽ khôi phục trật tự cũ, dựa vào một mối quan hệ không cân xứng: ở trung tâm của châu Á mới, Trung Quốc sẽ là đối tác có trách nhiệm và khoan dung bảo đảm cho tất cả, và trước hết là cho bản thân mình, sự ổn định và phồn vinh. Chế độ châu Á của Trung Quốc – trung tâm này là chế độ của một “sự ổn định bá quyền” kết hợp ý muốn bá quyền của cường quốc thống trị, khả năng của cường quốc này trong việc thực hiện nó và việc các nước yếu hơn chấp nhận phục tùng nó.
Bằng những thỏa thuận theo chủ trương mậu dịch tự do, các vốn đầu tư trực tiếp và viện trợ cho sự phát triển, Trung Quốc đã lập ra một chủ nghĩa khu vực mới, sự biến đổi của chế độ phụ thuộc cũ mang màu sắc hám lợi. Sự hợp tác của Trung Quốc với các nước trong khối ASEAN phát triển hơn so với của Nhật Bản và đã dẫn đến một khu vực trao đổi tự do có hiệu lực vào năm 2010. Về mặt hợp tác tiền tệ và tài chính, ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng được khẳng định trong khuôn khổ các nước ASEAN cộng 3 (các nước trong khối ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), cũng như trong các cuộc họp của Ngân hàng phát triển châu Á. Nó xem xét lại vai trò lãnh đạo của Nhật Bản trong hai tổ chức, như người ta đã có thể thấy trong cuộc họp của Ngân hàng phát triển châu Á diễn ra tại Bali hồi tháng 5/2009, tiếp theo cuộc họp của các nước G20 diễn ra tại Luân Đôn hồi tháng 4/2009; các cuộc họp này đã thể hiện rõ sự trở thành cường quốc của Trung Quốc về mặt địa chính trị – tại Bali như là chủ thể hàng đầu trong khu vực, tại Luân Đôn như là cường quốc toàn cầu.
Tình thế tiến thoái lưỡng nan của một cường quốc toàn cầu trong tương lai
Trong sự phát triển của thế giới, Chính quyền Bắc Kinh ngày càng phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa một bên là phải bảo vệ những lợi ích riêng của đất nước mình và một bên là trách nhiệm ngày càng nặng nề trên trường quốc tế. Trung Quốc dựa vào ảnh hưởng của mình tại châu Á để củng cố uy tín quốc tế của mình và dần dần tự khẳng định mình là cường quốc toàn cầu. Để làm được điều đó, Trung Quốc có hai con bài mà Nhật Bản không có: Trung Quốc là thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và là cường quốc hạt nhân. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc vừa nhằm phát triển những sự trao đổi kinh tế song phương vừa nhằm góp phần vào sự ổn định của hệ thống thế giới dựa trên cơ sở chủ nghĩa đa phương và đa cực.
Sự phát triển các quan hệ đối tác song phương về kinh tế là ưu tiên để bảo đảm an ninh cho việc tiếp tế nguyên liệu cho Trung Quốc và để đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu của mình. Sự phát triển rõ rệt mối quan hệ với châu Phi, nơi dưới lòng đất chứa đựng các nguồn khoáng sản mang tính chiến lược đối với Bắc Kinh, là minh chứng rõ rệt nhất cho thấy điều đó. Những sự trao đổi đã tăng gấp 10 lần kể từ đầu thập niên đến nay và đã đạt hơn 100 tỷ USD vào năm 2008. Kết quả của cuộc tấn công thương mại này đã trở thành hiện thực qua cuộc họp thượng đỉnh ở Bắc Kinh hồi tháng 11/2006, nơi đã tụ họp 48 nguyên thủ quốc gia của các nước châu Phi để chào mừng một “một quan hệ đối tác chiến lược” giữa Trung Quốc và châu Phi. Thí dụ khác, châu Mỹ Latinh, mà Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ ba với những sự trao đổi đạt 140 tỷ USD. Bắc Kinh đã đầu tư vào các lĩnh vực dầu lửa và mỏ, xuất khẩu các hàng dệt may và các sản phẩm điện tử và nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp và các nguyên liệu. Năm 2008, Trung Quốc đã thay thế Mỹ là đối tác thương mại hàng đầu của Braxin và đã trở thành thành viên thứ 48 của Ngân hàng phát triển liên châu Mỹ.
Trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của mình, Trung Quốc dựa vào chủ nghĩa đa phương, nhưng nền ngoại giao song phương của Trung Quốc bị chi phối mạnh mẽ bởi kinh tế đôi khi không nhất quán với tiêu chí trên. Đúng vậy, đối với Bắc Kinh, ưu tiên tuyệt đối dành cho việc phát triển kinh tế của đất nước buộc Trung Quốc phải có một thái độ thực dụng nào đó, như người ta có thể thấy điều đó ở châu Phi. Những kết quả mà Trung Quốc đạt được ở châu Phi là do sự lợi dụng một cách khéo léo nhiều con bài: quá khứ thuộc thế giới thứ ba, tình đoàn kết được thể hiện giữa các nước đang phát triển và nhất là từ chối mọi sự can thiệp của các nước phương Tây vào các công việc nội bộ của các nước châu Phi – dù với danh nghĩa nhân quyền, các điều kiện được gắn với khoản tín dụng, v.v. Mặc dù chủ nghĩa đa phương đã được công bố, cách nhìn của Trung Quốc về các mối quan hệ quốc tế phản ánh quan niệm Westphalie mà Trung Quốc coi là chủ quyền riêng của mình (người ta đã thấy rõ điều đó trong Hội nghị cấp cao Côpenhaghen hồi tháng 12/2009: đối với Trung Quốc, một sự kiểm soát siêu quốc gia những cam kết về năng lượng – khí hậu của Hội nghị này là một sự gây tổn hại đến chủ quyền của Trung Quốc) và tìm ra những giới hạn của mình trong khái niệm hệ quả của sự “không can thiệp”, chủ đề quán xuyến trong hành động quốc tế của nước này. Đây là lý lẽ mà Trung Quốc đã sử dụng để tránh cho đối tác và là tay chân của mình là Xuđăng khỏi mọi sự lên án của Liên Hợp Quốc trong tấn thảm kịch Darfur; đây cũng là một trong những lý do khiến Trung Quốc có thái độ dè dặt đối với mọi thái độ cứng rắn trong những sự trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhằm vào Iran – ngoài thực tế Iran là nước cung cấp dầu lửa ngày càng quan trọng cho Trung Quốc.
Điểm chính trong nền ngoại giao của Trung Quốc rõ ràng đối với Mỹ bởi vì ưu tiên mà Trung Quốc dành cho sự phát triển kinh tế đang buộc Trung Quốc phải có một hình thức quan hệ đối tác với Mỹ. Mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ có tính chất sống còn đối với cả Mỹ và Trung Quốc và phải tuân theo một sự bắt buộc đối xứng: Trung Quốc cần thị trường Mỹ, Mỹ lại cần số tiền tiết kiệm của Trung Quốc. Những sự mất cân bằng của phần tiết kiệm vẫn còn thiếu ở Mỹ và quá nhiều ở Trung Quốc thể hiện bằng một sự thâm hụt thương mại lớn của Mỹ. Năm 2009, thâm hụt thương mại của Mỹ đạt tổng số 517 tỷ USD đối với những sự trao đổi tài sản, trong đó 227 tỷ USD là của riêng Trung Quốc. Vấn đề này là mầm mống gây bất hòa lớn giữa hai đối tác trong chừng mực mà đối với Mỹ, việc định giá thấp đồng nhân dân tệ đang tăng cường một cách quá đáng tính cạnh tranh của các sản phẩm Trung Quốc và là một lợi thế bất chính. Điều này đặc biệt khiến người ta nhớ lại vào đầu những năm 1980, khi Mỹ giải thích việc gia tăng sự thâm hụt thương mại với Nhật Bản bằng việc định giá thấp đồng yên. Sẽ là ảo tưởng khi cho rằng với một sự tái định giá đồng nhân dân tệ, cán cân thương mại của Mỹ và châu Âu sẽ được cải thiện mạnh mẽ, bởi vì tính cạnh tranh của các sản phẩm Trung Quốc chủ yếu bắt nguồn từ việc chi phí cho sản xuất ở Trung Quốc thấp. Bằng chứng là việc tăng giá 21% đồng nhân dân tệ so với đồng đôla từ tháng 7/2005 ảnh hưởng rất ít đối với sự thâm hụt của Mỹ. Vấn đề là nếu đồng nhân dân tệ dao động tự do, thì sự bùng nổ những số dư lưu hành sẽ dẫn đến một sự định giá còn mạnh hơn nhiều. Dù sao thì người ta vẫn có thể cho rằng ngoại hối của Trung Quốc vẫn bị định giá thấp, rõ ràng là từ 20% đến 30% so với đồng đôla hoặc đồng euro. Tình hình này là có hại đối với phần còn lại của thế giới nhưng trước hết là đối với Trung Quốc. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã ngừng định giá ngang nhau của đồng nhân dân tệ và đồng đôla từ khi bắt đầu nổ ra cuộc khủng hoảng để hạn chế việc ngày càng xấu đi của ngành ngoại thương (tháng 11/2009, tỷ giá hối đoái thực tế của đồng nhân dân tệ – phản ánh tỷ giá hối đoái với toàn bộ các đối tác thương mại – đã trở lại mức như năm 2001, theo nguồn tin của Ngân hàng các giải pháp quốc tế). Nhưng chính vì thế, Ngân hàng trung ương Trung Quốc phải theo tỷ lệ lãi suất rất thấp của Mỹ, với nguy cơ nuôi dưỡng một bong bóng tiền tệ ở quy mô lớn. Ngoài ra, sự chỉ số hóa đồng nhân dân tệ trên thực tế này theo một đồng đôla thấp một cách quá mức là một mối đe dọa nặng nề đối với sự ổn định hệ thống tài chính thế giới. Còn nữa, Trung Quốc đang bị rơi vào thế giằng co giữa việc bảo vệ những lợi ích riêng của mình và những trách nhiệm của cường quốc toàn cầu. Nhưng Trung Quốc khong phải là một mình: nếu một sự đánh giá đồng nhân dân tệ, từng bước được thực hiện nhưng rất vững chắc, là cần thiết, thì điều đáng mong muốn là Mỹ sẽ góp một phần gánh đỡ cho gánh nặng này bằng cách nâng tỷ lệ tiết kiệm, mà sự suy yếu là nguồn gốc gây ra sự mất cân bằng ở cấp thế giới. Trung Quốc chủ trương một chủ nghĩa đa phương mà nhân danh nó Trung Quốc tiến hành tranh cãi, dưới hình thức các cuộc chiến nhỏ, sự bá quyền của Mỹ: vai trò của đồng đôla, đại diện trong các thể chế đa phương, sự lộn xộn về tài chính khi bắt đầu nổ ra cuộc khủng hoảng v.v.
Về vấn đề đồng nhân dân tệ cũng như vấn đề khí hậu nóng lên, cho đến nay, Bắc Kinh vẫn dành ưu tiên cho những đòi hỏi của sự phát triển của mình. Nhưng đằng sau hình ảnh của một đất nước Trung Quốc chinh phục, thậm chí là ngạo mạn dưới con mắt của một số người, thực tế lại phức tạp hơn nhiều. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không ngây ngất trước những kết quả mới đây của họ; trái lại, họ hoàn toàn tỉnh táo để nhận thức được những thách thức mà đất nước của họ phải đối mặt để đạt tới “vị trí thích đáng” của mình trên thế giới. Giảm bớt 3 sự phụ thuộc vào nước ngoài; sữa chữa những sự mất cân bằng nội bộ; chinh phục ưu thế kinh tế ở châu Á; và làm cho mình trở thành cường quốc toàn cầu: Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc biết rõ rằng tính hợp pháp của Đảng phụ thuộc vào việc thực hiện các mục tiêu này. Đây là điều kiện cần thiết để làm cho công dân Trung Quốc chấp nhận sự kiểm soát chặt chẽ về xã hội đối với họ./.
Nguồn: http://anhbasam.com/
Việc mở cuộc chiến lãm thế giới tại Thượng Hải ngày 1/5/2010 là điểm nhấn của một năm 2009, năm đánh dấu một bước ngoặt trong sự khẳng định những tham vọng toàn cầu của đất nước Trung Hoa. Dựa vào khả năng kháng cự giẻo giai của nền kinh tế của đất nước mình trước cuộc khủng hoảng – một sự tăng trưởng 8,7% so với một sự suy thoái 2,4% ở Mỹ và 5% ở Nhật Bản – Trung Quốc đã cho thấy rõ rằng sự bảo lãnh của mình từ nay là cần thiết đối với các vấn đề quốc tế lớn.
Tháng 4/2009, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, tự tin vào bản thân mình và quả quyết, đã chi phối cuộc họp các nước thuộc G20 tại Luân Đôn, thủ đô của nước Anh. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã không dừng lại ở đó trong Hội nghị cấp cao ở Côpenhaghen hồi tháng 12… với tinh thần phối hợp thể hiện trong Hội nghị G20 để ngăn chặn cuộc khủng hoảng thế giới. Bức thông điệp là rõ ràng: đối với các vấn đề môi trường cũng như đối với các vấn đề khác (chính sách hối đoái, nhân quyền, vấn đề Tây Tạng…), Trung Quốc muốn buộc các nước khác phải tôn trọng chủ quyền của mình và không nhượng bộ trước sức ép ở bên ngoài. Nếu các cuộc cải cách phải diễn ra thì cũng phải với nhịp độ mà Trung Quốc cho là tương hợp với những mục tiêu riêng của mình: tiếp tục một sự tăng trưởng vững vàng, sự toàn vẹn lãnh thổ, vai trò lãnh đạo của đảng v.v…
Dưới con mắt của một số nhà quan sát, sự kết hợp lòng quyết tâm mang màu sắc ngạo mạn này với thành công vang dội về kinh tế (tỷ lệ tăng trưởng năm 2009 là 8,7% bất chấp cuộc khủng hoảng, vươn lên là nhà xuất khẩu hàng đầu và thị trường ô tô hàng đầu trên thế giới v.v.) là dấu hiệu cho thấy rằng Trung Quốc đã tự cho mình là người đối thoại không thể lẩn tránh của Mỹ trong cái gọi là Hội đồng điều hành thế giới; nhóm G2 này đã đóng dấu bảo đảm chấm dứt sự bá quyền của Mỹ, giai đoạn tạm thời trước khi một đất nước Trung Quốc chinh phục có thể chiếm “vị trí thích đáng” trên thế giới – tức là đến lúc nào đó, sẽ là vị trí hàng đầu. Một sự gợi lại của lịch sử không phải là vô ích để tiết chế sự hăng hái quá mức của các phương tiện thông tin đại chúng khi nói về sự nổi lên của cường quốc Trung Quốc. Trong những năm 1980, không có cái gì dường như kìm hãm được sự bay bổng sáng chói về sức mạnh công nghiệp, công nghệ và tài chính của đất nước Nhật Bản trước sự suy tàn của Mỹ. Nhật Bản đã chinh phục được toàn thế giới và tấn công vào các biểu tượng của nước Mỹ – Rockefeller Center, CBS Records, Uninversal MCA, v.v. Người ta biết rõ điều gì xảy ra tiếp sau sự lên giá của đồng yên và sự đầu cơ trong suốt những năm cuối 1980, sau đó là sự trì trệ về chính trị của thập niên tiếp theo đó. Đối với Trung Quốc, kinh nghiệm này của Nhật Bản trong những năm 1980 và 1990 đã được xem xét kỹ lưỡng và những bài học đã được rút ra từ đó. Trái với cảm tưởng mà một số thái độ hoặc những lời tuyên bố mới đây có thể mang lại, không phải sự ngông cuồng chỉ đạo các nhà lãnh đạo Trung Quốc mà, trái lại, một nhận thức sắc sảo về những thách thức mà đất nước này phải đương đầu nếu họ muốn giành lại vị trí của mình sau hai thế kỷ vắng bóng. Nhà lý luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (PCC) Zeng Bijian đã tóm tắt những thách thức này vào năm 2004 theo “nguyên tắc về phép nhân và phép chia”: “Mọi phép tính đều nhân với 1,3 tỷ (người) và mọi kết quả đều chia cho chính con số trên”. Những thách thức này bao gồm ở 3 lĩnh vực đối với Trung Quốc. Về mặt đối nội, tiến hành cải cách mô hình kinh tế và sửa chữa những sự mất cân bằng xã hội. Về mặt khu vực, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Trung Quốc ở châu Á bất chấp ảnh hưởng kinh tế nổi trội của Nhật Bản. Về mặt quốc tế, dung hòa việc bảo vệ những lợi ích riêng của mình và những trách nhiệm là cường quốc lớn trong khuôn khổ một chủ nghĩa đa phương đã được công bố.
Một sự phụ thuộc gấp ba vào nước ngoài
Những thách thức nội bộ của Trung Quốc đang gia tăng nhưng vào lúc này nó xuất phát từ một mô hình phát triển vừa dẫn đến một sự phụ thuộc mạnh mẽ đối với nước ngoài vừa dẫn đến tình trạng mất cân bằng đến một lúc nào đó không thể chịu đựng được cả về mặt xã hội lẫn về môi trường. Nền kinh tế của Trung Quốc có một tiềm năng thực tế về sự tăng trưởng nhờ hai con bài chủ yếu: tiền tích lũy nhiều (nhất là do một sự bảo hộ xã hội yếu) và lượng nhân công dồi dào (với điều mà người ta có thể gọi là một “đội quân dự bị” kép những người lao động). Tuy nhiên, mô hình phát triển của Trung Quốc khiến cho nước này phụ thuộc vào nước ngoài. Đúng vậy, sự tăng trưởng của Trung Quốc phần lớn dựa vào xuất khẩu, bộ máy sản xuất của Trung Quốc phần nhiều cần đến các công nghệ của nước ngoài và sự bùng nổ nhu cầu về công nghiệp đòi hỏi phải nhập khẩu hàng loạt các nguyên liệu. Về xuất khẩu, tỷ lệ tăng trưởng 8,7% được ghi nhận vào năm 2009 không phải là ảo tưởng. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng nặng nề đén gót chân Achille của Trung Quốc – sự phụ thuộc vào các thị trường xuất khẩu – và sự tăng trưởng của năm 2009 chỉ đạt được nhờ các vốn đầu tư công cộng ồ ạt. Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng là rõ ràng: mô hình tăng trưởng phải tái tập trung vào nhu cầu gia dụng trong nước. Thế nhưng, nhu cầu này đã giảm mạnh từ năm 1996 đến 2008, từ 47% giảm xuống còn 37%, trong khi trái lại phần xuất khẩu lại tăng vọt từ 20% lên 40%. Sự thay đổi triệt để này trong mô hình tăng trưởng đòi hỏi phải có một sự tăng thu nhập của các gia đình cũng như sự phổ cập một sự bảo bộ xã hội hiện đang chỉ là từng phần. Một sự tiến triển như vậy sẽ là chậm chạp và nền kinh tế sẽ vẫn còn phụ thuộc lâu dài vào xuât khẩu và do đó, dễ bị tổn thương trước những biến cố về nhu cầu của thế giới.
Điều bất lợi khác của ngành công nghiệp Trung Quốc: một sự phụ thuộc mạnh mẽ về công nghệ mà chính quyền nước này đang nỗ lực giảm bớt bằng cách dành cho nó nguồn quan trọng về tài chính và nhân lực. Các công nghệ của quốc gia chỉ còn chiếm 30% kho kỹ thuật của đất nước. Mục tiêu là đảo ngược chỉ số này đến năm 2020. Những chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển (R&D) tăng gấp ba lần trong vòng 6 năm nhưng chỉ chiếm 1,4% tổng sản phẩm quốc nội so với 3,4% đối với Nhật Bản và 2,6% trung bình đối với các nước thuộc OCDE. Ngay cả trong các lĩnh vực công nghệ cao, các nguồn mà các xí nghiệp dành cho công cuộc nghiên cứu và phát triển chỉ chiếm 4% việc bán hàng so với 38% ở Mỹ và 29% ở Nhật Bản. Cần phải nhắc lại rằng con số này bao gồm cả các xí nghiệp nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc như Dell, Toshiba, v.v. thực hiện khoảng 70% lượng xuất khẩu công nghệ cao của Trung Quốc. Bất lợi lớn thứ ba cản trở một sự tăng trưởng mạnh mẽ: sự phụ thuộc về việc cung cấp nguyên liệu. Mặc dù Trung Quốc có các nguồn khoáng sản dồi dào, nhưng vẫn chưa đủ để duy trì cho sự tăng trưởng rất nhanh và rất tốn kém này. Những nhu cầu về năng lượng là rất to lớn: với tổng sản phẩm quốc nội chỉ chiếm 8% của toàn thế giới, Trung Quốc đã thu hút 17,7% nguồn năng lượng được sản xuất trên hành tinh, và tỷ lệ này sẽ tăng gấp đôi từ nay đến năm 2030. Dù Trung Quốc tự cung cấp được phần lớn than, nguồn năng lượng quan trọng nhất (64%), thì sự phụ thuộc của Trung Quốc về dầu lửa vẫn gia tăng vì Trung Quốc là nước tiêu thụ nhiều dầu lửa thứ hai trên thế giới, sau Mỹ: tự cung cấp cho đến năm 1992, từ nay Trung Quốc phải nhập khẩu một nửa lượng tiêu thụ dầu lửa, khiến Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu lửa nhiều thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Nhật Bản (năm 2008, nhập khẩu thô của Trung Quốc chiếm 10% toàn thế giới và chiếm 48% nhu cầu của Trung Quốc. Từ năm 2000 đến năm 2008, nhập khẩu thô của Trung Quốc đã tăng 68% so với 10% đối với toàn thế giới). Từ nay đến năm 2030, nhập khẩu dầu lửa của Trung Quốc sẽ tăng gấp ba và tỷ lệ phụ thuộc sẽ đạt 80%, nhất là do bãi để xe khi đó sẽ gồm 270 triệu chiếc – nhiều gấp 5 lần quy mô hiện nay. Để giảm bớt sự phụ thuộc của mình về nguyên liệu và năng lượng, Trung Quốc đã tăng cường việc nghiên cứu và thăm dò các mỏ dầu mới trên lãnh thổ của mình, nhất là ở Tây Tạng.; Sở dĩ chính quyền tỏ thái độ không nhân nhượng về vấn đề Tây Tạng không phải là do nỗi ám ảnh về sự toàn vẹn lãnh thổ, mà là do nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào ở tỉnh này. Phần chủ yếu của các nguồn mới là từ nước ngoài và sự an toàn cho việc cung cấp năng lượng cho thấy rõ nền tảng địa lý của một nền ngoại giao kinh tế cực kỳ năng động ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh và khu vực Trung Đông. Trung Đông có một con bài chủ đạo cho phép giảm bớt sự phụ thuộc này: quy mô của các phương tiện tài chính mà Trung Quốc có được nhờ việc tích lũy những số dư từ cán cân thanh toán của nước mình. Cũng giống như Nhật Bản trong những năm 1980, việc Trung Quốc nhanh chóng trở nên hùng mạnh về mặt tài chính thể hiện bằng những khoản tiền tích lũy trong nước rồi lại được chuyển ra nước ngoài: xuất khẩu các sản phẩm chế biến và cũng xuất khẩu cả vốn. Số dư hiện hành năm 2008 đạt 426 tỷ USD, chiếm 10% tổng sản phẩm quốc nội – một con số phi thường đối với một nước lớn mới nổi. Tài sản minh bạch của Trung Quốc ở nước ngoài, khấu trừ từ khoản nợ, là 1.519 tỷ USD năm 2008 (chiếm 35% tổng sản phẩm quốc nội). Trữ lượng hối đoái chính thức đã tăng 12 lần kể từ năm 2000 và đạt 2.400 tỷ USD vào tháng 12/2009. Người ta cho rằng hơn hai phần ba số tiền trên được đầu tư bằng USD, nhất là bằng trái phiếu của kho bạc Mỹ. Trung Quốc (theo sau là Nhật Bản) nắm giữ 22% khoản nợ công nước ngoài của Mỹ và trở thành chủ nợ hàng đầu nước ngoài của Mỹ. Gần như chắc chắn là phần tiền tích lũy này chỉ hạn chế ở việc phổ cập sự bảo trợ xã hội – điều kiện cho một sự tái định tâm nền kinh tế trên thị trường nội địa. Hơn nữa, việc sử dụng số dư phải được tái định hướng: thay vì tài trợ cho những sự thâm hụt của Mỹ, sức mạnh tài chính này cho phép Trung Quốc bảo đảm an ninh cho việc cung cấp năng lượng của mình bằng những hợp đồng dài hạn và sở hữu ở nước ngoài các công ty công nghệ cao, như vậy là đốt cháy giai đoạn để theo kịp Nhật Bản trong các lĩnh vực tương lai. Tiến trình đã được bắt đầu một cách rộng rãi. Nó thể hiện bằng một sự tăng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, từ 3 tỷ USD năm 2003 tăng lên đến 52 tỷ USD năm 2008. Vào lúc này, điều chủ yếu là tập trung vào lĩnh vực nguyên liệu và năng lượng (châu Phi, Mỹ Latinh, khu vực Trung Á). Tuy nhiên, một chính sách công nghiệp theo thuyết ý chí dần dần thể hiện rõ: nó huy động các nguồn tài chính lớn cho việc các công ty hàng đầu quốc gia phát triển ở nước ngoài và cho việc các công ty Trung Quốc hoặc quỹ China Investment Corporation, thành lập tháng 9/2007, đạt được thành quả trong các lĩnh vực chiến lược.
Những sự mất cân bằng nội bộ đáng lo ngại
Ngoài 3 sự phụ thuộc trên có thể đe dọa sự tăng trưởng, chính quyền Trung Quốc đã hoàn toàn nhận thức được những mối đe dọa có thể gây tổn hại đến tính hợp pháp của Đảng nếu sự rạn nứt xã hội lan rộng và nếu cuộc khủng hoảng môi sinh không được ngăn chặn.
Sự phát triển của Trung Quốc đã cho phép một sự giảm đáng kể nạn đói nghèo, nhưng nó cũng dẫn tới một sự rạn nứt kép. Những sự bất bình đẳng xã hội không ngừng gia tăng và những sự chênh lệch giữa các khu vực không ngừng lan rộng. Khoảng cách về thu nhập giữa nông thôn và thành thị gần như tăng gấp đôi trong vòng 20 năm và những người dân nông thôn, chiếm 55% số dân, chỉ nắm giữ 11% số tài sản của đất nước. Những sự bất bình đẳng về thu nhập ở cấp quốc gia khiến cho những sự chênh lệch giữa các khu vực, giữa các tỉnh miền biển với các tình khác, gia tăng mạnh mẽ. Các cấp chính quyền, khuyến khích việc thực hiện biểu ngữ “xã hội hài hòa”, thể hiện ý muốn giảm bớt những sự mất cân bằng này. Về cái gọi là những sự chênh lêch giữa các khu vực, một số tiến bộ đã được ghi nhận từ đầu những năm 2000; trái lại, những sự bất bình đẳng xã hội vẫn gia tăng và nạn đói nghèo vẫn ảnh hưởng đến 16% dân chúng – theo những tiêu chuẩn đã được đề ra thì thậm chí tỷ lệ này là 36% – gần như không giảm nữa từ cuối những năm 1990.
Mối đe dọa thứ hai: thảm họa môi sinh mà tiến trình công nghiệp hóa quá mức và công cuộc đô thị hóa rất nhanh chóng dẫn tới. Do việc sử dụng quá mức than, năm 2007, Trung Quốc đã trở thành nước xả khí điôxin các bon hàng đầu chiếm 21% tổng lượng toàn thế giới. Hơn một phần ba lượng nước sông bị ô nhiễm; một nửa lượng nước giếng bị ô nhiễm; và 300 triệu người dân nông thôn không được dùng nước sạch. Các cơn mưa axit ảnh hưởng đến một phần ba lãnh thổ và Trung Quốc có 20 trong số 30 thành phố bị ô nhiễm nhất trên thế giới. Tình hình càng đáng lo ngại hơn vì nhu cầu về năng lượng của Trung Quốc – khoảng 15% tổng số hiện nay trên thế giới – gần như sẽ tăng gấp đôi từ nay đến năm 2030. Vì vậy, điều tồi tệ có thể sẽ xảy ra nếu các cuộc cải cách hà khắc không được tính đến. Trong các hội nghị của Liên Hợp Quốc diễn ra vào năm 2009 về mối đe dọa của khí hậu, Trung Quốc đã cho biết rằng từ nay đến năm 2020, Trung Quốc sẽ tăng phần năng lượng có thể tái tạo trong quá trình tiêu thụ năng lượng khoảng từ 15% đến 20%; Trung Quốc cũng đề nghị giảm bớt khoảng từ 40% đến 45% “lượng các bon” so với năm 2005 trong nền kinh tế của mình. Đề nghị này không bảo đảm một sự giảm khí thải theo giá trị tuyệt đối, nếu sự tăng trưởng vẫn còn mạnh thì những lượng khí thải có thể vì thế mà gia tăng, mặc dù với một nhịp độ chậm hơn. Thỏa thuận đã ký tại Côphenhaghen hồi tháng 12/2009 chỉ hạn chế ở những lời tuyên bố về ý định mà không phải là bắt buộc do lập trường không thể hòa giải được của Mỹ và Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, đây không phải là là những đòi hỏi của các nước phát triển, đứng đầu là Mỹ, những nước sẽ chuyển hướng chính sách của mình, mà là những sự phân xử mà chính quyền sẽ thực hiện giữa nhịp độ và chất lượng của sự tăng trưởng dưới sức ép của dư luận công chúng Trung Quốc. Thực vậy, cuộc khủng hoảng môi sinh đang góp phần vào sự gia tăng cuộc tranh cãi của nhân dân và các “cuộc nổi dậy xanh” của những người phản đối sự gây ô nhiễm của các công xưởng ở sát bên đang gia tăng. Cũng như các cuộc nổi dậy của những người dân bị lãng quên từ sự tăng trưởng (những nông dân được thuê mướn với giá thấp, những người ăn lương bị thôi việc và vì vậy không được sự bảo đảm của xã hội v.v.), các hành động này vẫn có tính chất hạn chế và không dẫn đến các phong trào có cơ cấu chặt chẽ ở cấp tỉnh hoặc quốc gia. Nhưng số lượng của nó không ngừng tăng và mầm mống gây ra tình trạng bất ổn này khiến chính quyền lo ngại vì họ biết rằng hòa bình và sự đoàn kết nhất trí xã hội là điều kiện cần thiết cho việc tiếp tục một sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Cạnh tranh với Nhật Bản để giành ưu thế về kinh tế ở châu Á
Đảng Cộng sản Trung Quốc hiểu rõ rằng tính hợp pháp và sự sống còn của mình là dựa vào kết quả của chính sách kinh tế và sự khẳng định sức mạnh của đất nước Trung Quốc trên thế giới, bắt đầu là châu Á, nơi Trung Quốc phải loại bỏ đối thủ Nhật Bản của mình. Ngoài biểu ngữ “trỗi dậy hòa bình”, mục tiêu của Trung Quốc là trở thành một “đất nước giàu có và hùng mạnh”, thành ngữ đã được sử dụng trong công cuộc khôi phục kỷ nguyên Minh Trị hồi năm 1868 cho phép Nhật Bản tự coi mình như một cường quốc khu vực và thế giới. Giờ đây, cả hai nước thống trị châu Á chiếm một vị trí trái ngược nhau trong phép biện chứng giữa sự giàu có và hùng mạnh này. Nhật Bản tự coi mình là người lãnh đạo về kinh tế ở châu Á nhưng Hiến pháp theo tư tưởng hòa bình của nước này lại không cho phép họ thực hiện những con bài mang tính chiến lược đối với nước làng giềng khổng lồ của mình. Trái lại, Trung Quốc đã lao vào một cuộc chạy đua nhằm bù lại sự thụt lùi về kinh tế của nước mình. Khả năng của Trung Quốc trong việc tự coi mình là cường quốc duy nhất trong khu vực, dựa vào ưu thế cả về kinh tế lẫn chiến lược của mình, phụ thuộc vào kết quả của cuộc cạnh tranh này.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng đầu tư Golman Sachs hồi năm 2007 về các cường quốc lớn mới nổi “BRIC” (Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc), đến năm 2030, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế hàng đầu trên thế giới (tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập tính theo đầu người dân với tỷ giá hối đoái của thị trường. Những tác động của cuộc khủng hoảng có thể còn làm gia tăng những khác biệt về sự tăng trưởng giữa Trung Quốc và Mỹ và như vậy là đẩy mạnh sự đuổi kịp này), thậm chí chỉ đến năm 2027. Mặc dù những điều dự kiến về lâu dài còn rất bấp bênh, nhưng rất có khả năng là trong khoảng 20 năm tới, Đế quốc Trung Hoa sẽ lại đứng ở hàng đầu, vị trí mà nước này đã từng có vào đầu thế kỷ XIX, cho dù mức sống của người dân ở nước này vẫn thấp hơn mức sống của người dân tại các nước phát triển. Trong thứ tự thế giới mới, Trung Quốc sẽ đứng đầu, tiếp theo là Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản, nước đến năm 2030 chỉ chiếm một phần tư nền kinh tế của Trung Quốc. Rất có thể tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc sẽ vượt tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản ngay từ năm nay. Sự lật ngược thế cờ này chắc chắn tạo ra một ảnh hưởng mang tính biểu tượng mạnh mẽ ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sự vươn lên này của Trung Quốc, mà cuộc khủng hoảng đã đẩy mạnh, là nằm trong trật tự của tình hình: đây là biểu hiện của trò chơi cơ học về sức mạnh, vì dân số ở độ tuổi lao động của Trung Quốc nhiều gấp 10 lần so với Nhật Bản. Trái lại, về mặt chất lượng, khoảng cách về năng suất giữa hai nền kinh tế vẫn rất lớn, tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người dân ở Trung Quốc thấp hơn 10 lần so với Nhật Bản. Ngoài ra, ưu thế về kinh tế của Nhật bản đã được khẳng định ở châu Á trên tất cả các mặt – công nghệ, công nghiệp và tài chính. Được ủng hộ bởi một nền ngoại giao kinh tế tích cực, Nhật Bản đã triển khai một mạng lưới rất dày đặc các xí nghiệp và ngân hàng, mạng lưới này bao phủ toàn khu vực và cơ cấu phân chia việc làm của khu vực. Nhật Bản đã tài trợ phần lớn cho sự phát triển của châu Á mới nổi và, mặc dù có những vết ô nhục trong lịch sử, Nhật Bản vẫn là một mô hình tham khảo không thể bỏ qua đối với các nước châu Á, mà phần lớn đã học theo mô hình kinh tế của Nhật Bản. Con át chủ bài của Nhật Bản để duy trì vai trò lãnh đạo kinh tế của mình ở châu Á là khả năng đổi mới tuyệt vời (các xí nghiệp của Nhật Bản chiếm 70% thị trường thế giới trong ít nhất 30 lĩnh vực công nghệ mà mỗi lĩnh vực là một thị trường hàng năm mang lại ít nhất một tỷ USD). Trung Quốc sẽ sử dụng tất cả các phương tiện của mình trong cuộc chiến giành ưu thế về công nghệ này.
Hiện nay, bản tổng kết về công nghệ của ngành công nghiệp Trung Quốc vẫn còn khá tương phản nhau, nhưng sự đuổi kịp đang đạt được những bước tiến lớn trong một số lĩnh vực có độ nhạy cảm cao (như chế tạo ô tô, công nghiệp vũ trụ và đường sắt, v.v.). Tháng 9/2008, tàu Thần Châu 7 của Trung Quốc chở người lên vũ trụ đã đạt được thành công vang dội. Các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc đã không quên nhấn mạnh rằng Trung Quốc, từ nay trở thành cường quốc về vũ trụ, đã thực hiện được kỳ tích này trước khi Nhật Bản có thể đạt được điều đó. Thí dụ khác là về các siêu máy tính với việc sắp đưa vào sử dụng loại máy tính Dawning dòng 6.000 sử dụng một bộ xử lý Gordson – 3 của Trung Quốc và sẽ là một trong 5 bộ xử lý mạnh nhất thế giới. Việc tăng nguồn dành cho công cuộc nghiên cứu từ năm 2000 đã được nói tới nhiều. Đây là một dấu hiệu tốt đẹp cho thấy chính sách rất theo thuyết ý chí mà Trung Quốc muốn thực hiện để trở thành “phòng thí nghiệm của thế giới” chứ không chỉ là “công xưởng của thế giới” nữa. Lễ khai mạc hoành tráng Thế vận hội Olympique Bắc Kinh ngày 8/8/2008 đã nhắc lại vấn đề “4 phát minh lớn” của Trung Quốc cũ, compas, giấy, nghề in và phấn đen. Đây cũng là một bức thông điệp và một cách để nhắc lại với phần còn lại của hành tinh năng lực sáng tạo về khoa học vẫn sáng chói của một Trung Quốc vĩnh cửu. Nếu Trung Quốc nhấn mạnh đến quá khứ vinh quang và những thành công hiện nay của mình, thì đó là họ muốn nhanh chóng tự coi mình như một cường quốc lớn về công nghệ.
Những tiêu chuẩn phải được lưu ý tới để đánh giá tình trạng hiện nay về công cuộc nghiên cứu của Trung Quốc: các nguồn tài chính và nhân lực; sản xuất khoa học, và nhu cầu cấp văn bằng. Những chi phí cho công cuộc nghiên cứu và phát triển đã tăng gấp 3 lần trong vòng 6 năm, nhưng nỗ lực nghiên cứu này vẫn chưa bằng của Nhật Bản. Số nhà nghiên cứu của Trung Quốc cũng kém xa số nhà nghiên cứu của Nhật Bản: mặc dù con số này gần như đã tăng gấp đôi từ năm 2000, đạt 1,2 triệu người vào năm 2006, song nó vẫn thấp hơn 10 lần so với của Nhật Bản nếu người ta lưu ý đến số dân ở độ tuổi lao động (1,6 phần nghìn của Trung Quốc so với 11,1 phần nghìn của Nhật Bản). Nhưng con số này sẽ tăng mạnh trong những năm tới với việc rất nhiều người có bằng đại học mới ra trường (tăng 20% năm kể từ năm 2000). Theo nhiều bài báo đã được đăng, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đứng ở vị trí thứ ba trên thế giới và thậm chí ở vị trí thứ hai về khoa học nano. Trái lại, nhu cầu cấp văn bằng ở nước ngoài, mặc dù đang phát triển, nhưng vẫn còn cực thấp vì năm 2006, Trung Quốc chỉ đạt 384 văn bằng “bộ ba” (được cấp đồng thời ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản) so với 14.187 đối với Nhật Bản. Cho dù nhu cầu cấp văn bằng trong ngành điện tử học có một sự đột phá rõ rệt ở châu Âu và ở Mỹ, nhưng cũng chỉ chiếm một phần mười so với ở Nhật Bản, bởi vì các công ty công nghệ cao của Trung Quốc đều có một vai trò thu gom các thành phần nhập khẩu. Tuy nhiên, những tiến bộ trong lĩnh vực này có thể đạt được một cách nhanh chóng vì nó nằm trong những ưu tiên của Kế hoạch 2006-2020 về sự phát triển khoa học và công nghệ. Kế hoạch này đã được công bố sau khi đã tiến hành trao đổi ý kiến một cách tỉ mỉ với cộng đồng khoa học trong nhiều năm trời. Mục tiêu của nó là phát triển những khả năng đổi mới tự chủ trong các lĩnh vực chủ chốt trong tương lai bằng cách tăng gấp đôi các quỹ dành cho công cuộc nghiên cứu và phát triển. 7 lĩnh vực ưu tiên đã được ghi nhận, trong đó có: ngành vi điện tử; công nghệ sinh học, các ngành công nghiệp hàng không và hàng không vũ trụ; cũng như các thiết bị mới. Vì vậy, sự theo kịp về công nghệ của Trung Quốc dường như đã được thực hiện căn cứ vào những kết quả đầu tiên này và những nguồn tài nguyên ồ ạt sẽ được huy động. Giải pháp cho “cuộc trường chinh” này vẫn còn bấp bênh bởi vì Nhật Bản đang đẩy mạnh nhịp độ trong cuộc chạy đua của mình nhờ một hệ thống đổi mới thường xuyên. Đối với Trung Quốc, thách thức của cuộc cạnh tranh về công nghệ này là chủ yêu bởi vì đó là chiếc chìa khóa giành ưu thế về kinh tế ở châu Á, điều kiện để tiến tới giành vai trò lãnh đạo toàn cầu trong khu vực. Mục tiêu này dường như khó có thể thực hiện được trước năm 2025 – 2030.
Trái lại, ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á là nổi trội, nhất là về mặt an ninh. Trung Quốc có ảnh hưởng đến tất cả các công việc của diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và vai trò của Trung Quốc có tính quyết định trong các “cuộc thương lượng 6 bên” liên quan đến Bắc Triều Tiên. Nói rộng hơn, Trung Quốc cho rằng với vai trò là nước châu Á duy nhất là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc là người đại diện cho châu Á tại diễn đàn lớn nhất thế giới này, nhất là châu Á mới nổi, và vì vậy Trung Quốc có một quyền uy nào đó đối với các nước trong khối ASEAN. Ngay cả trong lĩnh vực kinh tế, thái độ tích cực của Trung Quốc trong việc đạt được những thỏa thuận theo chủ trương mậu dịch tự do đã buộc Nhật Bản phải khắc phục sự trì trệ trong lĩnh vực này. Ngoài những lợi ích về kinh tế mà Trung Quốc có được trực tiếp từ các thỏa thuận trên, chính sách của Trung Quốc nằm trong một khuôn khổ rộng lớn hơn mà một số người có thể so sánh với chế độ phụ thuộc cũ. Theo cách giải thích này, Trung Quốc sẽ khôi phục trật tự cũ, dựa vào một mối quan hệ không cân xứng: ở trung tâm của châu Á mới, Trung Quốc sẽ là đối tác có trách nhiệm và khoan dung bảo đảm cho tất cả, và trước hết là cho bản thân mình, sự ổn định và phồn vinh. Chế độ châu Á của Trung Quốc – trung tâm này là chế độ của một “sự ổn định bá quyền” kết hợp ý muốn bá quyền của cường quốc thống trị, khả năng của cường quốc này trong việc thực hiện nó và việc các nước yếu hơn chấp nhận phục tùng nó.
Bằng những thỏa thuận theo chủ trương mậu dịch tự do, các vốn đầu tư trực tiếp và viện trợ cho sự phát triển, Trung Quốc đã lập ra một chủ nghĩa khu vực mới, sự biến đổi của chế độ phụ thuộc cũ mang màu sắc hám lợi. Sự hợp tác của Trung Quốc với các nước trong khối ASEAN phát triển hơn so với của Nhật Bản và đã dẫn đến một khu vực trao đổi tự do có hiệu lực vào năm 2010. Về mặt hợp tác tiền tệ và tài chính, ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng được khẳng định trong khuôn khổ các nước ASEAN cộng 3 (các nước trong khối ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), cũng như trong các cuộc họp của Ngân hàng phát triển châu Á. Nó xem xét lại vai trò lãnh đạo của Nhật Bản trong hai tổ chức, như người ta đã có thể thấy trong cuộc họp của Ngân hàng phát triển châu Á diễn ra tại Bali hồi tháng 5/2009, tiếp theo cuộc họp của các nước G20 diễn ra tại Luân Đôn hồi tháng 4/2009; các cuộc họp này đã thể hiện rõ sự trở thành cường quốc của Trung Quốc về mặt địa chính trị – tại Bali như là chủ thể hàng đầu trong khu vực, tại Luân Đôn như là cường quốc toàn cầu.
Tình thế tiến thoái lưỡng nan của một cường quốc toàn cầu trong tương lai
Trong sự phát triển của thế giới, Chính quyền Bắc Kinh ngày càng phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa một bên là phải bảo vệ những lợi ích riêng của đất nước mình và một bên là trách nhiệm ngày càng nặng nề trên trường quốc tế. Trung Quốc dựa vào ảnh hưởng của mình tại châu Á để củng cố uy tín quốc tế của mình và dần dần tự khẳng định mình là cường quốc toàn cầu. Để làm được điều đó, Trung Quốc có hai con bài mà Nhật Bản không có: Trung Quốc là thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và là cường quốc hạt nhân. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc vừa nhằm phát triển những sự trao đổi kinh tế song phương vừa nhằm góp phần vào sự ổn định của hệ thống thế giới dựa trên cơ sở chủ nghĩa đa phương và đa cực.
Sự phát triển các quan hệ đối tác song phương về kinh tế là ưu tiên để bảo đảm an ninh cho việc tiếp tế nguyên liệu cho Trung Quốc và để đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu của mình. Sự phát triển rõ rệt mối quan hệ với châu Phi, nơi dưới lòng đất chứa đựng các nguồn khoáng sản mang tính chiến lược đối với Bắc Kinh, là minh chứng rõ rệt nhất cho thấy điều đó. Những sự trao đổi đã tăng gấp 10 lần kể từ đầu thập niên đến nay và đã đạt hơn 100 tỷ USD vào năm 2008. Kết quả của cuộc tấn công thương mại này đã trở thành hiện thực qua cuộc họp thượng đỉnh ở Bắc Kinh hồi tháng 11/2006, nơi đã tụ họp 48 nguyên thủ quốc gia của các nước châu Phi để chào mừng một “một quan hệ đối tác chiến lược” giữa Trung Quốc và châu Phi. Thí dụ khác, châu Mỹ Latinh, mà Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ ba với những sự trao đổi đạt 140 tỷ USD. Bắc Kinh đã đầu tư vào các lĩnh vực dầu lửa và mỏ, xuất khẩu các hàng dệt may và các sản phẩm điện tử và nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp và các nguyên liệu. Năm 2008, Trung Quốc đã thay thế Mỹ là đối tác thương mại hàng đầu của Braxin và đã trở thành thành viên thứ 48 của Ngân hàng phát triển liên châu Mỹ.
Trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của mình, Trung Quốc dựa vào chủ nghĩa đa phương, nhưng nền ngoại giao song phương của Trung Quốc bị chi phối mạnh mẽ bởi kinh tế đôi khi không nhất quán với tiêu chí trên. Đúng vậy, đối với Bắc Kinh, ưu tiên tuyệt đối dành cho việc phát triển kinh tế của đất nước buộc Trung Quốc phải có một thái độ thực dụng nào đó, như người ta có thể thấy điều đó ở châu Phi. Những kết quả mà Trung Quốc đạt được ở châu Phi là do sự lợi dụng một cách khéo léo nhiều con bài: quá khứ thuộc thế giới thứ ba, tình đoàn kết được thể hiện giữa các nước đang phát triển và nhất là từ chối mọi sự can thiệp của các nước phương Tây vào các công việc nội bộ của các nước châu Phi – dù với danh nghĩa nhân quyền, các điều kiện được gắn với khoản tín dụng, v.v. Mặc dù chủ nghĩa đa phương đã được công bố, cách nhìn của Trung Quốc về các mối quan hệ quốc tế phản ánh quan niệm Westphalie mà Trung Quốc coi là chủ quyền riêng của mình (người ta đã thấy rõ điều đó trong Hội nghị cấp cao Côpenhaghen hồi tháng 12/2009: đối với Trung Quốc, một sự kiểm soát siêu quốc gia những cam kết về năng lượng – khí hậu của Hội nghị này là một sự gây tổn hại đến chủ quyền của Trung Quốc) và tìm ra những giới hạn của mình trong khái niệm hệ quả của sự “không can thiệp”, chủ đề quán xuyến trong hành động quốc tế của nước này. Đây là lý lẽ mà Trung Quốc đã sử dụng để tránh cho đối tác và là tay chân của mình là Xuđăng khỏi mọi sự lên án của Liên Hợp Quốc trong tấn thảm kịch Darfur; đây cũng là một trong những lý do khiến Trung Quốc có thái độ dè dặt đối với mọi thái độ cứng rắn trong những sự trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhằm vào Iran – ngoài thực tế Iran là nước cung cấp dầu lửa ngày càng quan trọng cho Trung Quốc.
Điểm chính trong nền ngoại giao của Trung Quốc rõ ràng đối với Mỹ bởi vì ưu tiên mà Trung Quốc dành cho sự phát triển kinh tế đang buộc Trung Quốc phải có một hình thức quan hệ đối tác với Mỹ. Mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ có tính chất sống còn đối với cả Mỹ và Trung Quốc và phải tuân theo một sự bắt buộc đối xứng: Trung Quốc cần thị trường Mỹ, Mỹ lại cần số tiền tiết kiệm của Trung Quốc. Những sự mất cân bằng của phần tiết kiệm vẫn còn thiếu ở Mỹ và quá nhiều ở Trung Quốc thể hiện bằng một sự thâm hụt thương mại lớn của Mỹ. Năm 2009, thâm hụt thương mại của Mỹ đạt tổng số 517 tỷ USD đối với những sự trao đổi tài sản, trong đó 227 tỷ USD là của riêng Trung Quốc. Vấn đề này là mầm mống gây bất hòa lớn giữa hai đối tác trong chừng mực mà đối với Mỹ, việc định giá thấp đồng nhân dân tệ đang tăng cường một cách quá đáng tính cạnh tranh của các sản phẩm Trung Quốc và là một lợi thế bất chính. Điều này đặc biệt khiến người ta nhớ lại vào đầu những năm 1980, khi Mỹ giải thích việc gia tăng sự thâm hụt thương mại với Nhật Bản bằng việc định giá thấp đồng yên. Sẽ là ảo tưởng khi cho rằng với một sự tái định giá đồng nhân dân tệ, cán cân thương mại của Mỹ và châu Âu sẽ được cải thiện mạnh mẽ, bởi vì tính cạnh tranh của các sản phẩm Trung Quốc chủ yếu bắt nguồn từ việc chi phí cho sản xuất ở Trung Quốc thấp. Bằng chứng là việc tăng giá 21% đồng nhân dân tệ so với đồng đôla từ tháng 7/2005 ảnh hưởng rất ít đối với sự thâm hụt của Mỹ. Vấn đề là nếu đồng nhân dân tệ dao động tự do, thì sự bùng nổ những số dư lưu hành sẽ dẫn đến một sự định giá còn mạnh hơn nhiều. Dù sao thì người ta vẫn có thể cho rằng ngoại hối của Trung Quốc vẫn bị định giá thấp, rõ ràng là từ 20% đến 30% so với đồng đôla hoặc đồng euro. Tình hình này là có hại đối với phần còn lại của thế giới nhưng trước hết là đối với Trung Quốc. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã ngừng định giá ngang nhau của đồng nhân dân tệ và đồng đôla từ khi bắt đầu nổ ra cuộc khủng hoảng để hạn chế việc ngày càng xấu đi của ngành ngoại thương (tháng 11/2009, tỷ giá hối đoái thực tế của đồng nhân dân tệ – phản ánh tỷ giá hối đoái với toàn bộ các đối tác thương mại – đã trở lại mức như năm 2001, theo nguồn tin của Ngân hàng các giải pháp quốc tế). Nhưng chính vì thế, Ngân hàng trung ương Trung Quốc phải theo tỷ lệ lãi suất rất thấp của Mỹ, với nguy cơ nuôi dưỡng một bong bóng tiền tệ ở quy mô lớn. Ngoài ra, sự chỉ số hóa đồng nhân dân tệ trên thực tế này theo một đồng đôla thấp một cách quá mức là một mối đe dọa nặng nề đối với sự ổn định hệ thống tài chính thế giới. Còn nữa, Trung Quốc đang bị rơi vào thế giằng co giữa việc bảo vệ những lợi ích riêng của mình và những trách nhiệm của cường quốc toàn cầu. Nhưng Trung Quốc khong phải là một mình: nếu một sự đánh giá đồng nhân dân tệ, từng bước được thực hiện nhưng rất vững chắc, là cần thiết, thì điều đáng mong muốn là Mỹ sẽ góp một phần gánh đỡ cho gánh nặng này bằng cách nâng tỷ lệ tiết kiệm, mà sự suy yếu là nguồn gốc gây ra sự mất cân bằng ở cấp thế giới. Trung Quốc chủ trương một chủ nghĩa đa phương mà nhân danh nó Trung Quốc tiến hành tranh cãi, dưới hình thức các cuộc chiến nhỏ, sự bá quyền của Mỹ: vai trò của đồng đôla, đại diện trong các thể chế đa phương, sự lộn xộn về tài chính khi bắt đầu nổ ra cuộc khủng hoảng v.v.
Về vấn đề đồng nhân dân tệ cũng như vấn đề khí hậu nóng lên, cho đến nay, Bắc Kinh vẫn dành ưu tiên cho những đòi hỏi của sự phát triển của mình. Nhưng đằng sau hình ảnh của một đất nước Trung Quốc chinh phục, thậm chí là ngạo mạn dưới con mắt của một số người, thực tế lại phức tạp hơn nhiều. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không ngây ngất trước những kết quả mới đây của họ; trái lại, họ hoàn toàn tỉnh táo để nhận thức được những thách thức mà đất nước của họ phải đối mặt để đạt tới “vị trí thích đáng” của mình trên thế giới. Giảm bớt 3 sự phụ thuộc vào nước ngoài; sữa chữa những sự mất cân bằng nội bộ; chinh phục ưu thế kinh tế ở châu Á; và làm cho mình trở thành cường quốc toàn cầu: Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc biết rõ rằng tính hợp pháp của Đảng phụ thuộc vào việc thực hiện các mục tiêu này. Đây là điều kiện cần thiết để làm cho công dân Trung Quốc chấp nhận sự kiểm soát chặt chẽ về xã hội đối với họ./.
Nguồn: http://anhbasam.com/
Sáng lập:
Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng
Điều hành:
Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]
Liên lạc: bauxitevn@gmail.com
boxitvn.online
boxitvn.blogspot.com
FB Bauxite Việt Nam
Bài đăng phổ biến
- Khóc người có công
- Nếu giữ được 3 điều này, không có AI nào thay thế được con người
- Thêm những tiếng nói của Lương Tri
- Quan hệ Mỹ - Việt trong bốn năm tới
- Trump làm thế nào để kết thúc chiến tranh ở Ukraine: Thuyết phục Kyiv đổi lãnh thổ lấy tư cách thành viên NATO
- Kiểm định khí thải xe máy
- Vụ ám sát vị tướng hàng đầu của Nga là thông điệp được Ukraine gửi đi: Bạn không an toàn ngay cả khi ở nhà
- Nvidia và Việt Nam *
- Hai nguyên tắc tinh gọn bộ máy nhà nước
- Kỷ nguyên của chiến tranh gián điệp chuỗi cung ứng
Bài đã đăng
Được tạo bởi Blogger.
Nhãn
- Giáo Dục
- Sử Liệu
- chính phủ
- Pháp Luật
- Nhân quyền
- !00 năm ĐCSTQ
- “Bên thua cuộc”
- "Bộ tứ" Châu Á - Thái Bình Dương
- "Cuồng Trump" tại Mỹ
- "Dịch hạch"
- "phản động"
- 10 năm Bauxite Việt Nam
- 100 năm Trung Cộng
- 1000 năm
- 14/3
- 2638349
- 30 năm tạp chí Diễn đàn
- 30 năm tạp chí Diễn đàn
- 30 tháng Tư 1975
- 30-04-1975
- 30-4-1975
- 30/04/1975
- 30/4
- 30/4/1975
- 30/4/1975. Bên thắng cuộc
- 39 người chết ở Anh
- 40 năm Chiến tranh biên giới
- 5 cửa
- 90 năm
- 90 nnăm sinh Nguyên Ngọc
- 99 năm
- Abigail McGowan
- Adam Smith
- ADIZ
- Afghanistan
- AI
- Ải Nam Quan
- AI và độc tài
- AIC
- Albert Camus
- Alexander Vindman
- Alexandre de Rhodes
- Algerie
- Allegra Mendelson
- Ambrose Evans-Pritchard
- Án bỏ túi
- an ninh
- An ninh CS
- An ninh lương thực thực phẩm
- an ninh mạng
- An ninh quốc gia
- an ninh quốc phòng
- An ninh thế giới
- An ninh tiền tệ
- An ninh tư tưởng
- An ninh văn hóa
- án oan
- Án oan sai
- An sinh xã hội
- An toàn thực phẩm
- An Tôn
- án tử hình
- Án tử hình của CS
- Án văn tự
- An Viên
- Anchal Vohra
- André Menras
- Andrei Sakharov
- Angela Merkel
- Anh
- Anh hùng
- Anh hùng Lê Mã Lương
- Anh Quốc
- Anthony Zurcher
- Ảo vọng trí thức
- Áp lực thể chế
- Army Games 2022
- ASEAN
- Assad
- AUKUS
- AVG
- Ăn cắp công nghệ
- Âm mưu Tàu Cộng
- Âm mưu phá hoại kinh tế của Trung Quốc
- Âm mưu Tàu Cộng
- Âm mưu Tàu Cộng
- Âm mưu Tàu cộng biến các nước đang phát triển thành con nợ
- Âm mưu Tàu Cộng Lê Xuân Nghĩa
- Âm mưu Tàu Cộng. Đảng CSTQ
- Âm mưu Trung Cộng
- Âm mưu Trung Quốc
- Âm mưu và mặt thật Tàu Cộng
- Ấn độ
- Ấn Độ Dương
- Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
- Ấn kiếm Bảo Đại
- Ân xá và đặc xá
- Âu châu
- ấu dâm
- B A Hamzah
- Ba Lan
- Ba Lan chống dịch covid-19
- Bà Nà
- Bá quyền nước lớn
- Bá quyền Trung Cộng
- Ba Sàm
- Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh
- Bạch Long Vĩ
- Bách thú Thủ Lệ
- bachkhoadanang.net
- Bãi Ba Đầu
- Bài Hoa
- Bài học Ukraine
- bài Trung
- Bãi Tư Chính
- Bản án sơ thẩm Phạm Đoan Trang
- Bản chất con người
- Bản chất CS
- Bản chất thâm hiểm của Đại Hán
- Bản chất thể chế
- Bản chất Việt Cộng
- Bán chất xám
- Ban Công lý và Hoà Bình GP Vinh
- Bàn cờ thế giới
- Bán đảo Sơn Trà
- bản đồ
- Bản đồ đường lưỡi bò
- Bản lĩnh chính trị
- bán nước
- Bán phá giá
- Bàn tay CA
- Ban Tổ chức trung ương
- Ban tuyên giáo
- Bang giao Mỹ - Việt
- Bangladesh
- Bành Lệ Viện
- bành trướng
- báo cáo
- Bao cấp
- Bao cấp quyền lực
- Báo chí
- Báo chí cách mạng
- Báo chí đảng
- Báo chí độc tài
- Báo chi lề phải
- Báo chí nhà nước
- Báo chí quốc doanh
- Báo chí Sài Gòn trước 1975
- Báo chí thời đổi mới
- Báo chí truyền thông
- Báo chí trước 1945
- Báo chí tự do
- Báo chí Việt Nam
- Báo chí với tù nhân lương tâm
- Báo chí xuất bản tự do
- bạo động
- Bạo hành
- Bạo hành trong lứa tuổi họ trò
- Bảo hiểm
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế học sinh
- Bảo hộ công dân
- Bảo hộ thương mại
- bạo loạn
- Bạo loạn 6/1 tại nhà Quốc hội Mỹ
- Bạo loạn 6/1/2021
- bạo lực
- Bạo lực CS
- Bạo lực cướp đất
- Bạo lực học đường
- Bạo lực và chuyên chính
- Báo Nhân dân
- Bảo Như
- Báo Sạch
- Báo Tiếng Dân
- Bảo tồn di sản
- Bảo tồn địa danh
- Bảo tồn văn hoá Chăm
- Báo Tuổi Trẻ
- Báo Tuổi trẻ bị đình bản
- Báo Văn nghệ thời Đổi mới
- Bảo vệ đảng
- Bảo vệ môi trường
- Bảo vệ nhân quyền
- Bảo vệ rừng
- Bảo vệ Trẻ em
- Barack Obama
- Bauxite
- Bauxite Tây Nguyên
- Bauxite Việt Nam dịch
- Bắc Cực
- Bắc Hàn
- Bắc Mỹ
- Bắc Triều Tiên
- bắc vân phong
- Bằng cấp
- Bằng câp quan chức
- bằng giả
- Băng nhóm
- Bắt bớ giam cầm
- Bắt cóc
- Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
- Bắt dân
- Bắt giữ tùy tiện
- Bắt người tùy tiện
- Bần cùng hóa
- Bần cùng hóa trong thể chế cộng sản
- Bất bình đẳng
- Bất bình đẳng kinh doanh
- Bất bình đẳng sắc tộc
- bất công
- Bất đồng chính kiến
- Bất động sản
- Bất ổn chính trị
- Bất tuân dân sự
- Bầu cử
- Bầu cử Mỹ 2024
- Bầu cử dân chủ
- Bầu cử Đức
- Bầu cử Hoa Kỳ 2024
- bầu cử Mỹ
- Bầu cử Mỹ 2020
- Bầu cử Mỹ 2024
- Bầu cử Pháp
- Bầu cử Quốc hội
- bầu cử Tổng thống Mỹ
- Bầu cử Tổng thống Pháp
- Bầu cử Úc
- Bầu đại biểu Quốc hội
- Bẫy bốn không
- Bẫy nợ
- Bẫy nợ Trung Quốc
- Bầy sâu
- BBC
- bè phái
- Belarus
- Ben Hall
- Bên thắng cuộc
- Bên thua cuộc
- Bênh Nga
- bệnh thành tích
- Bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh xã hội
- Bhutan
- Bhutan - Trung Quốc
- Bí mật thông tin
- Biden
- Biden và chiến lược mới với Tàu Cộng
- Biden và chiến lược toàn cầu
- Biên chế công an
- Biến chủng Covid
- Biến chủng virus
- Biến đổi khí hậu
- biển Đông
- Biển Đông và tham nhũng
- Biển Đông; Quan hệ Việt - Trung
- Biên giới
- Biển Hồ
- biểu tình
- Biểu tình chống TQ
- Bill Clinton
- Binh biến Prigozhin
- Bình đẳng cộng sản
- Bình đẳng dân tộc
- Bình đẳng giới
- bình ổn
- Blog
- Bloomberg
- Bỏ phiếu LHQ
- Bỏ phiếu Liên Hiệp Quốc
- Bỏ phiếu Liên hợp quốc
- Bóc lột
- bóng đá
- Bóng đá và lòng dân
- BOT
- BOT bẩn
- Boudarel
- bộ chính trị
- Bộ Công thương
- Bộ đội chiến đấu với virus Vũ Hán
- Bộ luật hình sự
- Bộ máy
- Bộ máy chính quyền
- Bộ máy chính quyền CS
- Bộ máy chính quyền CS sách nhiễu dân
- bộ máy công an
- Bộ máy CS
- Bộ máy đảng và CA
- Bộ máy hành chính quan liêu
- Bộ máy lãnh đạo CS
- Bộ máy nhà nước
- Bộ máy quan chức
- Bộ máy quyền lực
- Bộ máy thể chế
- Bộ máy thi hành luật
- Bộ máy Tư pháp
- Bộ mặt thạt quan chức cộng sản
- Bộ mặt thật của quan chức cộng sản
- Bộ Quốc phòng và nhiệm vụ quốc phòng
- Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC
- Bộ Thông tin và Truyền thông
- Bộ Tứ
- Bộ Văn hóa
- Bô Xít
- Bộ Y tế
- bồi thường
- Bốn không
- Bông Lau
- Brexit
- BRI
- BRICS
- BS Fauci
- BS Lý Văn Lượng
- BS Nguyễn Đan Quế
- Bùi Bằng Đoàn
- Bùi Chát
- Bùi Chí Vinh
- Bùi Mạnh Hùng
- Bùi Mẫn
- Bùi Minh Quốc
- Bùi Như Mai
- Bùi Thanh Hiếu
- Bùi Thị Nối
- Bùi Tín
- Bùi Văn Thuận
- Bùi Viết Hiểu
- Bùi Võ
- Buôn người
- Buôn thần bán thánh
- buồn vui Chủ nhật
- Bữa ăn trường học
- Bức tranh thế giới
- Bức tường Berlin
- Bước đường cùng của nông dân Việt
- Bưu điện
- ç
- C. Raja Mohan
- CA bắt cóc
- Cà Mau
- Ca sĩ dấn thân
- Ca sĩ Thủy Tiên
- Cạc Ma
- Các nước
- Các tổ chức chân rết của đảng
- Cách ly Covid-19
- Cách ly trong đại dịch bùng phát
- cách mạng
- Cách mạng 4.0
- Cách mạng dân chủ
- Cách mạng Dù Vàng
- Cách mạng tháng Tám
- Cách mạng tháng Tám Con đường dân chủ hóa đất nước
- Cách mạng thàng Tám và bước lùi của lịch sử
- Cái ác
- Cái ác tận căn
- cải cách
- Cải cách chính trị
- Cải cách hành chính
- Cải cách ruộng đất
- Cải cách thể chế
- Cải cách thể chế chính trị
- Cải cách tư pháp
- Cái chết cụ Kình
- Cái chết của quan chức Cộng sản
- Cải lương
- Cải tạo sau 30-4-1975
- cải tổ
- Cái Tôi
- Cai trị kiểu trương tuần
- Calder Walton
- Cam kết nhân quyền
- Cam Ranh
- Campuchia
- Campuchia và Việt Nam
- Cán bộ
- Cán bộ CS
- Cán bộ đảng
- Canada
- cảng Lạch Huyện
- Cảnh báo đỏ
- Cánh Buồm
- Cảnh giác CS
- Cảnh giác Tàu Cộng
- Cảnh sát biển
- Cảnh sát cơ động
- cánh tay của đảng
- Cánh tay nối dài của đảng
- canh tân
- Cạnh tranh chiến lược
- Cạnh tranh quốc gia
- Cao Bằng
- cáo buộc chống nhà nước
- Cao điểm 772
- Cáo phó
- Cao tốc Bắc - Nam
- Cao tốc Bắc Nam
- Cáp ngầm
- Carl Thayer
- Carlyle A. Thayer
- Cassidy Hudchinson
- Cămpuchia - Trung Quốc
- Căn cứ Ream
- Căn cước dân tộc
- Căn tính người Việt
- Cắt điện
- Cẩm Hà
- Cấm kỵ
- Cầm nhầm thương hiệu
- cấm nhập cảnh
- cấm vận
- Cấm vận Nga
- Cấm xuất cảnh
- Cận huyết chính trị
- Cận huyết khoa học
- Cấn thị Thêu
- Cần Thơ
- Câu chuyện cuối năm
- Câu đối
- Câu đối Tết
- Cây xanh thành phố
- Champa
- Charles Kupchan
- Chạy án
- Cháy chung cư
- Cháy nhà chung cư
- Cháy rừng
- Chạy tội
- Chăm
- Chân dung quan chức
- Chấn hưng văn hoá
- Chấn hưng văn hóa
- Chân lý nước Tàu
- Chân Phương
- Chân rết của đảng
- Chân vạc Mỹ - Nga - Trung
- Chất độc da cam
- Chất lượng Đại biểu Quốc hội
- Châu Á
- Châu Âu
- Châu Âu hậu cộng sản
- Cheonan
- chế độ
- chế độ công an trị
- Chế độ công an trị
- Chế độ cộng sản
- Chế độ Cộng sản TQ
- Chế độ CSVN
- Chế độ dân chủ
- Chế độ độc tài
- Chế độ Việt Nam Cộng hòa
- Chế độ VNCH
- Chênh lệch xã hội
- Chết dưới tay Trung Quốc
- Chỉ số dân chủ
- Chỉ số Thượng tôn Pháp luật
- Chỉ thị 24
- Chi tiêu ngân sách
- Chỉ tiêu tăng trưởng
- Chia buồn
- Chiếc ghế Hội đồng nhân quyền
- Chiến dịch "đốt lò" của Nguyễn Phú Trọng
- Chiến dịch đánh văn nghệ sĩ
- Chiến dịch khinh khí cầu
- Chiến lang
- Chiến lang của Tàu Cộng
- Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Chiến lược bành trướng
- Chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ
- Chiến lược Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ
- Chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ
- Chiến lược cường quốc
- Chiến lược đối phó Tàu Cộng của Hoa Kỳ
- Chiến lược đối phó Trung Quốc
- Chiến lược mềm thôn tính các nước của Tàu cộng
- Chiến lược Mỹ tại Đông Nam Á
- Chiến lược ngoại giao
- Chiến lược phát triển công nghệ thông tin
- Chiến lược quốc gia
- Chiến lược Quốc phòng
- Chiến lược Thái Bình Dương
- Chiến lược toàn cầu
- Chiến lược Trung Quốc
- Chiến lược vaccine Biden
- Chiến lược Vành đai và Con đường
- Chiến sự Ukraine
- Chiến sự UUkraine
- Chiến thắng Điện Biên Phủ
- Chiến thuật vùng xám
- chiến tranh
- Chiến tranh biên giới
- Chiến tranh biên giới 1979
- Chiến tranh Biên giới Việt - Trung
- Chiến tranh Do Thái-Hamas
- Chiến tranh hạt nhân
- Chiến tranh không gian
- Chiến tranh kinh tế
- Chiến tranh lai
- Chiến tranh Lạnh
- Chiến tranh lạnh mới
- Chiến tranh mạng
- Chiến tranh mạng Nga - Ukraine
- Chiến tranh Nam Bắc
- chiến tranh nguyên tử
- Chiến tranh sinh học
- Chiến tranh Thế giời 2
- chiến tranh thương mại
- Chiến tranh thương mại
- Chiến tranh thương mại Mỹ Trung
- Chiến tranh Triều Tiên
- Chiến tranh Trung Đông
- Chiến tranh Ukraine
- Chiến tranh và hòa bình
- Chiến tranh Việt Nam 1959 - 1975
- Chiến tranh Việt Nam 1959-1975
- Chiến tranh Việt Nam và Đông Nam Á
- chiến tranh Việt Trung
- Chilê
- Chinalco
- Chinanazi
- Chinazi
- Chính đề Việt Nam
- Chính khách Dân chủ & Độc tài
- Chính khách Việt Nam
- chính phủ
- Chính phủ Tràn Trọng Kim
- Chính phủ Trần Trọng Kim
- Chính Quyền
- Chính quyền Biden
- Chính quyền cho dân vì dân
- Chính quyền Cộng sản
- Chính quyền và người dân
- Chính quyền và tôn giáo
- Chính quyền. Quản trị nhà nước
- chính sách
- Chính sách "bốn không"
- Chính sách 4 không
- Chính sách ba không
- Chính sách bảo hiểm xã hội
- Chính sách cán bộ
- Chính sách chống covid-19
- Chính sách chống đại dịch
- Chính sách chống đại dịch virus Vũ Hán
- Chính sách của nhà nước trong đại dịch
- Chính sách dân tộc
- Chính sách đối ngại của J. Biden
- Chính sách đối ngoại
- Chính sách đối ngoại của chính quyền Biden
- Chính sách đối ngoại Joe Biden
- Chính sách Joe Biden
- Chính sách ngân hàng
- Chính sách ngoại giao
- Chính sách nhà nước
- Chính sách nhà nước chống đại dịch virus Vũ Hán
- Chính sách nhà nước trong đại dịch
- Chính sách quản lý kinh tế
- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
- Chính sách thuế
- Chính sách thuế vàng
- Chính sách thương mại
- Chính sách Việt kiều
- Chính sách xã hội
- Chính sách xoay trục 2.0 của Mỹ
- Chính trị
- Chính trị Đức
- Chính trị Mỹ
- Chính trị phe phái
- Chính trị thế giới
- Chính trị thống soái
- Chính trị Trung Quốc
- Chính trị Việt Nam và thế giới 2024
- Chính trị xã hội
- Chính trị Xã hội VN
- Chính trường
- Chính trường Nga
- Chính trường Trung Quốc
- Cho thuê rừng
- Chọn đường
- Chống covid ở VN
- Chống covid-19 ở VN
- Chống dịch
- Chống dịch Covid 19
- Chống diễn biến tư tưởng
- Chống đại dịch virus Vũ Hán
- Chống đại dịch virus Vũ Hán ở VN
- Chống lãng phí
- Chống tham nhũng
- Chống tham nhũng & Phe phái trong đảng
- Chống tham ô
- chống Trung Quốc xâm lược
- Chống Trung Quốc xâm lược mềm
- Chống virus Vũ Hán
- Christopher Miller
- Chu Ân Lai
- Chu Hảo
- Chu Hảo Tuyên bố
- Chu Hồng Quý
- Chu Mộng Long
- Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán
- Chủ nghĩa bầy đàn
- Chủ nghĩa cá nhân
- Chủ nghĩa cộng sản
- Chủ nghĩa CS
- Chủ nghĩa dân tộc
- Chủ nghĩa Dân túy
- chủ nghĩa Đại Hán
- Chủ nghĩa độc tài
- Chủ nghĩa hiện sinh
- chủ nghĩa Mác
- Chủ nghĩa Mác
- Chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa nhân văn
- Chủ nghĩa Mác-Lê
- Chủ nghĩa tân tự do
- Chủ nghĩa thân hữu
- Chủ nghĩa Trump
- Chủ nghĩa Trump và CNCS Trung Quốc
- Chủ nghĩa tư bản
- Chủ nghĩa tư bản thám sát (surveillance capitalism)
- Chủ nghĩa Tư bản Thân hữu
- Chủ nghĩa vô sản quốc tế
- chủ nghĩa xã hội
- Chủ nghĩa xã hội lý thuyết và hiện thực
- Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc
- Chu Ngọc Anh
- Chủ quyền
- Chủ quyền biển đảo
- Chủ quyền Biển Đông
- Chủ quyền lãnh thổ
- Chu Tất Tiến
- Chú Tễu
- Chủ tịch Hà Nội
- Chu Vĩnh Hải
- Chùa Ba Vàng
- Chùa chiền và Phật giáo Cộng sản
- Chúc mừng năm mới
- Chúc Tết
- Chung vận mệnh
- Chuyến bay giải cứu
- Chuyên chế XHCN
- Chuyên chính
- Chuyên chính trong thể chế Cộng sản
- Chuyên chính vô sản
- Chuyển đổi quyền lực toàn cầu
- Chuyển đổi thể chế
- Chuyên gia
- Chữ Hán
- Chữ Hán - Việt
- Chữ Hán Việt
- Chữ quốc ngữ
- Chức năng của quân đội và công an dưới thể chế đảng trị
- Chức năng quân đội
- Chứng chỉ carbon
- Chứng khoán Mỹ
- Chứng khoán VN
- Chương trình "Thách đố & Cộng hưởng"
- Chương trình Vua Tiếng Việt
- CLB Lê Hiếu Đằng
- Climate Central
- CNCS
- CNXH
- CNXH mang màu sắc TQ
- CNXH màu sắc Trung Quốc
- CNXH trại lính
- coi thường luật pháp
- Con cái quan chức
- Con đường của dân tộc
- Con đường dài hạn của kinh tế Mỹ
- Con đường dân chủ hóa
- Con đường đổi mới
- Con đường làm giàu
- Con đường lây lan Covid-19
- Con đường ngầm của giới doanh nhân Việt
- Con đường phát triển
- Con đường quyền lực
- Con đường Việt Nam
- Con người mới hôm nay
- Con người Nam Bộ
- Con người xã hội
- Con số người chết dịch Coronavirus ở Trung Quốc
- Con số thống kê
- Cookie Dương
- Corona
- Coronavirus
- Covid -19 ở Việt Nam
- Covid 19
- COVID 19 ở VN
- COVID-19
- Covid-19 ở Việt Nam
- COVID-19 ở VN
- Cộng sản cướp đất
- Công an
- Công an CS
- công an đánh dân
- công an tra tấn
- Công an trị
- Công an trị.
- Công an và nhóm lợi ích
- Công an và văn hóa nhân văn
- Công an Việt Nam trong chế độ độc tài
- Công an Việt Nam và sự lộng hành
- Công chức
- Công chức nhà nước
- Công dân và thần dân
- công đoàn
- Công đoàn CS
- Công đoàn độc lập
- Cộng đồng
- Cộng đồng người Việt
- Cộng đồng người Việt ở nước ngoài
- Công đồng người Việt tị nạn
- Cộng đồng Pháp ngữ Thế giới
- Công giáo
- Công giáo hôm nay
- Công giáo và Cộng sản
- Công giáo và CS
- Công hàm Phạm Văn Đồng
- Cộng hòa MAGA Mỹ
- Công lý
- Công lý cộng sản
- Công nghệ
- Công nghệ AI
- Công nghệ chip
- Công nghệ giáo dục
- Công nghệ hóa và vấn đề quyền con người
- Công nghệ thông tin
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo
- Công nghê VN trong đại dịch
- Công nghệ vũ khí
- Công nghệ vũ trụ Nga
- Công nghệ xe ô tô
- Công nghiệp hóa
- công nhân
- Công pháp quốc tế
- Công quyền
- Cộng sản
- Cộng sản & mê tín
- Cộng sản đối thoại với dân
- Cộng sản phản tỉnh
- Cộng sản sụp đổ
- Cộng sản tha hóa
- Cộng sản Trung Quốc
- Cộng sản Trung Quốc và sự áp chế dân chúng
- Cộng sản và chủ quyền đất nước
- Cộng sản và đảng viên phản tỉnh
- Cộng sản và lòng yêu nước
- Cộng sản và Luật sư
- Cộng sản và trí thức
- Cộng sản và tự do ngôn luận
- Cộng sản và vấn đề bán nước
- Cộng sản và Xã hội dân sự
- Cộng sản vàvấn nạn cải thiện đời sống nhân dân
- Cộng sản Việt Nam và luật pháp quốc tế
- Cộng sản yêu nước
- Công ty làm giả cho ngành giáo dục
- Công ước 87 của ILO
- Công ước Liên hợp quốc 1982
- Công ước quốc tế
- Cơ chế
- Cơ chế đặc thù
- Cơ chế và tham nhũng
- Cơ chế xã hội
- Cơ hội và thách thức
- Cơ quan quyền lực nhà nước
- Cờ tổ quốc
- Cờ vàng ba sọc
- cởi truồng
- CPJ
- CPTPP
- Crimea
- Crưm
- CS
- CS ám sát
- CS chống đại dịch virus Vũ Hán
- CS lo cho dân
- CS lo cho dân trong đại dịch
- CS suy vong
- CS thề nguyền
- CS Trung Quốc
- CS và phẩm cách dân tộc
- CS Việt Nam
- CS Việt Nam tổ chức chống dại dịch virus Vũ Hán
- CS xử trọng án
- CT24
- Cù Huy Hà Vũ
- Cụ Lê Đình Kình
- Cù Tuấn
- Cuba
- Cuba thức tỉnh
- Cuba tỉnh giấc
- Cục diện thế giới
- Cùng chung ý thức hệ
- Cúng dường
- cung đình
- Cung ứng Bắc-Nam
- Cùng ý thức hệ
- Cuộc chiến chống Khơme Đỏ
- Cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo
- Cuộc chiến giữ đất
- cuộc chiến Israel – Hamas
- Cuộc chiến Nga-Ukraine
- Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
- Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung
- Cuốc chiến trang thương mại Mỹ Trung
- Cuộc chiến Ukraine
- Cuộc sống Ukraine thời chiến
- Cuộc xâm lược mềm của Đại Hán
- Cuồng chống Trump
- Cuồng Trump
- Cửa khẩu ùn tắc
- Cửa quyền
- Cực tả và cực hữu
- Cưỡng chế
- Cưỡng chế đất đai
- Cưỡng ép tình dục
- Cường quốc
- cướp bóc
- Cướp đất
- cướp đất của dân
- Cướp đất của dân
- Cướp đoạt nội tạng
- Cướp nội tạng
- cựu binh
- Cựu chiến binh
- Cứu đói
- Cứu trợ
- Cứu trợ trong đại dịch
- Cứu trợ bão lũ
- Cyrille Bret
- Dạ Ngân
- Dạ Thảo Phương
- Daech
- Dan Bilefsky
- Danh dự CS
- Danh dự nhà khoa học
- Danh hiệu
- Danh hiệu nghệ sĩ
- Danh nhân
- Danh nhân văn hóa
- Daniel R. DePetris
- Dàu khí
- David Brown
- David Frum
- Davos
- Dạy học trực tuyến
- Dạy thêm học thêm
- Dạy văn
- Dân chủ
- Dân chủ & Độc tài
- Dân chủ Cộng hòa
- Dân chủ CS
- Dân chủ của đảng
- dân chủ giả hiệu
- Dân chủ hoá
- Dân chủ hóa
- Dân chủ Hoa Kỳ
- Dân chủ hoá Việt Nam
- Dân chủ kiểu cộng sản
- Dân chủ Mỹ
- Dân chủ ở Việt Nam
- Dân chủ và Độc tài
- Dân giúp nhau chống đại dịch
- Dân khí
- dân nghèo
- Dân oan
- Dân oan Dương Nội
- dân quyền
- Dân sinh
- Dân số
- Dân số học
- dấn thân
- Dấn thân vì covid-19
- dân tộc
- Dân tộc dân chủ
- Dân tộc Uighur
- Dân tộc Việt
- Dân Trần
- Dân trí
- dân túy
- Dân tự cứu trong đại dịch
- Dân và chính quyền
- Dân vận
- Dân Việt ở Campuchia
- Dân Việt trước đại dịch
- Dân Việt và nước Mỹ
- Dấu ấn một năm
- Dầu mỏ
- Demon
- Derek Grossman
- Di chúc Hồ Chí Minh
- Di cư sang nước khác
- Di dân
- Di dân Việt Nam
- Di sản
- di sản cuộc chiến
- Di sản thiên nhiên
- Di sản văn hóa
- Di tản về quê trong đại dịch
- di tích
- Dịch Covid-19
- dịch thuật
- Dịch virus Vũ Hán
- Dịch vụ
- Dịch vụ công
- Diễm Thi
- Diễn biến hoà bình
- Diễn biến hòa bình
- Diễn văn
- Diệt chủng
- Diệt chủng Tân Cương
- Dìm giá
- Dinh dưỡng cho trẻ
- Dinh Độc Lập
- Dioxin
- Dipesh Gadher
- DNA
- Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp BĐS
- Doanh nghiệp mùa covid-19
- doanh nghiệp nhà nước
- Doanh nghiệp TQ và đút lót
- Doanh nhân
- Donald Trump
- Dòng chảy các con sông
- Dòng chảy Mekong
- Dòng chảy sông Mekong
- Dộc tài Trung Cộng với bầu cử tự do
- Dối trá Putin Đảo ngược lịch sử Nga Sách giáo khoa Nga
- Dối trá Putin Truyền thông Nga
- Du lịch
- du lịch 0 đồng
- Du lịch tâm linh
- Du lịch trong đại dịch
- Du lịch Việt Nam
- Dũng Hoàng
- dùng tiền TQ trên đất VN
- Duterte
- Duy Ngô Nhĩ
- Dự án thủy lộ Phù Nam
- dự án
- Dự án 2025
- Dự án 88
- Dự án Đại Sự Ký Biển Đông
- Dự án đầu tư nước ngoài
- Dự án đường cao tốc Bắc Nam
- Dự án hồ Pa Két
- Dự án kinh tế
- Dự án nhà máy thép
- Dự án thủy lộ Phù Nam
- dự án từ Trung quốc
- Dự án Vành đai và Con đường
- Dự án xây cất
- Dư âm quan hệ XHCN
- Dự báo
- Dự báo kinh tế
- Dư Lan
- Dữ liệu
- Dữ liệu cá nhân
- Dữ liệu công dân
- Dữ liệu gen
- Dư luận viên
- Dư luận viên của Đảng
- Dự luật đặc khu kinh tế
- Dự ngôn
- Dư Thị Thành
- Dương Danh Dy
- Dương Hưng
- Dương Lệ Chi
- Dương Ngọc Thái
- Dương Ngô
- Dương Nội
- Dương Quốc Chính
- Dương Thu Hương
- Dương Trung Quốc
- Dương Tú
- Dương Tường
- Dương Văn Minh
- Đa dạng sinh học
- Đa đảng
- Đả hổ diệt ruồi
- Đà Lạt
- Đà Nẵng
- Đa nguyên
- Đài Loan
- đại án
- Đại án Đồng Tâm
- Đại án Thủ Thiêm
- đại biểu hội đồng nhân dân
- Đại biểu quốc hội
- Đại dịch Corona
- Đại dịch Coronavirus
- Đại dịch Covid-19
- Đại dịch Covid-19 và Việt Nam
- Đại dịch Trung Quốc
- Đại dịch virus Trung Quốc
- Đại dịch virus Trung Quốc và người nghèo
- Đại dịch virus Vũ Hán
- Đại dịch Vũ Hán
- Đại dịch Vũ Hán và Việt Nam
- Đại gia đình các dân tộc Việt Nam
- Đại Hán
- Đại học
- Đại học Fulbright
- Đại hội 13
- Đại hội Đảng
- Đại hội Đảng XIII
- Đại hội ĐCSVN XIII
- Đại hội XIII
- Đại hội XIII & các mục tiêu
- Đài Loan
- Đài Loan và Biển Đông
- đại lộ Đông-Tây
- Đàm phán biên giới
- đàn áp
- Đàn áp báo chí
- Đàn áp biểu tình
- Đàn áp CS
- Đàn áp dân chống BOT bẩn
- Đàn áp dân chủ
- Đàn áp dân quyền
- Đàn áp người biểu tình
- đàn áp người hoạt động nhân quyền
- Đàn áp nhà báo tự do
- Đàn áp nhân quyền
- Đàn áp tôn giáo
- Đàn áp xã hội dân sự
- Đàn áp XHDS
- đàn bầu
- đảng cầm quyền
- Đảng Cộng hòa Mỹ
- Đảng Cộng sản
- Đảng Cộng sản Trung Quốc
- Đảng Cộng sản và vấn đề cán bộ
- Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đảng CS
- Đảng CS Trung Quốc
- Đảng CS Việt Nam
- Đảng CSTQ
- Đảng CSVN
- Đảng CSVN và mục tiêu giành độc lập
- Đảng hóa
- Đảng lãnh đạo
- Đảng phái
- Đảng quản lý đại dịch
- Đảng sợ dân
- Đảng trị
- Đảng và Dân
- Đảng và Sử gia
- Đảng và Trí thức
- Đảng với dân
- Đánh giá nhân vật lịch sử
- Đảo chính
- Đảo chính Myanmar
- Đảo chính quân sự
- Đảo chính quân sự Miến Điện
- Đào Doãn
- Đạo đức
- Đạo đức cộng sản
- Đạo đức ngành y
- Đạo đức nghề giáo
- Đạo đức nhà giáo
- Đạo đức suy đồi
- Đạo đức xã hội
- Đạo luật Magnitsky
- Đạo lý thể thao
- Đạo lý và pháp lý
- Đạo pháp
- Đạo Phật và vận nước
- Đào tạo cán bộ cộng sản
- Đào tạo quan chức
- Đạo văn
- Đào Vũ
- đặc khu
- Đặc khu kinh tế
- Đặc quyền
- đặc xá
- Đặng Đình Bách
- Đặng Đình Cung
- Đặng Đình Mạnh
- Đặng Quốc Bảo
- Đặng Quốc Thông
- Đặng Sơn Duân
- Đặng Tiến
- Đặng Tiểu Bình
- Đặng Văn Hiến
- Đặng Văn Việt
- Đặng Việt Dũng
- Đặt tên đường
- đâm chìm tàu cá
- Đập thuỷ điện
- Đập thủy điện Mekong. Đập thủy điện Lan Thương
- Đập thủy điện sông Cửu Long
- Đất đai
- Đất đai và tôn giáo
- đất hiếm
- Đấu đá nộ bộ
- Đấu đá nội bộ
- Đấu thầu
- Đấu tố trên mạng
- Đấu tranh
- Đấu tranh cho dân chủ
- Đấu tranh dân chủ
- Đấu tranh văn hóa
- đầu tư
- Đầu tư công
- Đầu tư công nghệ
- Đầu tư của nước ngoài
- Đầu tư Dự án Hải cảng Khu kinh tế
- Đầu tư nước ngoài
- Đầu tư Trung Quốc & Nguy cơ xâm lược mềm
- ĐCS & Dân chủ hóa
- ĐCS và trí thức
- ĐCSTQ
- ĐCSVN
- ĐCSVN chống tham nhũng
- ĐCSVN và việc làm trong sạch đảng viên
- ĐCSVN với Trung Cộng
- Đê bao
- Đế chế bất động sản TQ
- Đê điều và sông ngòi Hà Nội
- Đệ nhất phu nhân Olena Zelenska
- Địa chính trị
- Địa danh
- Địa-chính trị Việt Nam
- Địch - ta
- Điềm gở
- Điện
- Điện ảnh
- Điện ảnh Việt Nam
- Điện ảnh Việt Nam tại Pháp
- Điện Biên Phủ
- Điện gió
- Điện hạt nhân
- Điện khí LNG
- Điện lực
- điện lực Việt Nam
- Điện mặt trời
- Điện năng
- Điện năng Trung Quốc
- Điện rác
- Điện than
- Điện thoại thông minh
- Điện Việt Nam
- Điện VN
- Điều 4 Hiến pháp
- Điều lệ Đảng
- Điều tra án & siêu tham nhũng
- Đinh Quang Anh Thái
- Đình bản báo
- Định chế quốc gia
- Đình chỉ báo Tuổi trẻ
- đình công
- Định cư tị nạn Hoa Kỳ
- Đinh Hoàng Thắng
- Định hướng xã hội chủ nghĩa
- Định hướng XHCN
- Đinh Kim Phúc
- Đinh Quang Anh Thái
- Đinh Thế Huynh
- Đinh Tùng Lâm
- Đình Tuyển
- Đoàn Bảo Châu
- Đoàn H. Quốc
- Đoàn kết
- Đoan Trang
- Đoàn Văn Vươn
- Đoàn viên
- Đọc sách thời đại loạn thông tin
- Đón thời cơ
- Đóng cửa
- Đỗ Hoàng Diệu
- Đỗ Hoàng Diệu
- Đỗ Hữu Ca
- Đỗ Kim Thêm
- Đỗ Minh Tuấn
- Đỗ Mười
- Đỗ Ngọc Bích
- Đỗ Ngọc Thống
- Đỗ Nguyễn Mai Khôi
- Đô thị
- Đỗ Thi
- Đỗ Thủy Hương
- Đỗ Việt Khoa
- độc tài
- độc đảng
- Độc lập dân tộc
- Độc lập tự do
- Độc lập và lệ thuộc
- độc quyền
- độc tài
- Độc tài báo chí
- Độc tài cộng sản
- Độc tài Cộng sản Trung Quốc
- Độc tài cộng sản và khoa học kỹ thuật
- Độc tài CS
- Độc tài Trung Cộng
- Độc tài tư bản và độc tài cộng sản
- Độc tài và dân chủ
- Độc tài và kỳ thị
- Độc tài và phát triển
- Đối đầu Dân chủ - Độc tài
- Đổi mới
- Đổi mới chính trị
- Đổi mới dân chủ
- Đổi mới lần hai
- Đổi mới thể chế
- Đổi mới tư duy
- Đổi mới và phá phách
- Đổi mới và thoái trào
- Đổi mới văn học
- Đối ngoại
- đội ngũ
- Đội ngũ y tế trong đại dịch
- Đội quân chân rết
- Đối tác chiến lược
- Đối tác chiến lược Việt - Mỹ
- đối thoại
- đối thoại giữa nhà cầm quyền và người hoạt động nhân quyền
- Đối thoại Shangri-La
- Đồng bằng sông Cửu Long
- Đông Đức giải thể
- Đông Đức và Tây Đức
- đồng hoa
- đồng hóa
- Đồng hóa sắc tộc
- Đông Nam Á
- Đông Ngàn
- Đồng Rup
- Đồng Sĩ Nguyên
- Đồng Tâm
- Đốt lò
- Đột phá
- Đốt rừng
- Đời sống
- đơn từ
- Đu dây
- Đưa bộ đội vào chống dịch
- Đức
- Đức - Ukraine
- Đức Giáo hoàng
- Đức tin
- Đường cao tốc Bắc Nam
- Đường lối
- Đường lối đảng
- Đường lối đảng trong lãnh đạo
- Đường lối thoát hiểm
- Đường lối XHCN
- Đường lười bò
- Đường lưỡi bò
- Đường sắt
- Đường sắt cao tốc
- Đường sắt cao tốc Bắc Nam
- Đường sắt cao tốc Việt Nam
- Đường sắt Cát Linh
- Đường sắt Cát Linh - Hà Đông
- Đường sắt Cát Linh – Hà Đông
- Đường sắt Cát Linh-Hà Đông
- Đường sắt đô thị
- Đường sắt liên vận VN - Trung Quốc
- Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
- Đường về nô lệ
- Đưường lối thiên tả
- Edward L. Knudsen
- Elon Musk
- Erdoğan
- Erdogan & Thổ Nhĩ Kỳ
- Eric Ang
- Eric Cortellessa
- Eric Henry
- EU
- EU - Ukraine
- EV-FTA
- Evergrande
- EVFTA
- EVFTA và thể chế
- EVIPA
- EVN
- ExsonMobil
- ExxonMobil
- Facebook điều trần
- Facebook và Luật AN mạng
- Facebook và luật an ninh mạng
- Fake news
- Fan Tong Huang Lao Ban
- FBI khám xét Mar-a-Lago
- FDI
- Florian Harms
- FOIP
- Foreign Affairs
- Formosa
- Francesco Guarascio
- Francisco de Pina
- Frank Fenner
- FSB
- Fulbright Việt Nam
- G-20
- G20
- G7
- Gạc Ma
- Ganh tị
- gạo
- Gắn bó ý thức hệ
- GDP
- GDP và tăng trưởng
- George Soros
- Georgi Kantchev
- Gesine Dornblüth
- Ghét Tàu yêu Mỹ
- giả dạng thương binh
- Giá đất
- Giá đất dự án
- Gia đình Cấn Thị Thêu
- Già hoá dân số
- Gia nhập EU
- Giá xăng phi mã
- Giải ảo siêu cường Trung Quốc
- Giai cấp lãnh đạo
- Giải cứu bất động sản
- Giải giới hạt nhân Triều Tiên
- Giải ngân ODA
- Giải Nobel
- Giải Nobel Kinh tế
- Giải Nobel kinh tế 2024
- Giải Nobel văn học
- giải pháp
- Giải phóng
- Giải thưởng HCM
- Giải thưởng Phan Chu Trinh
- Giải thưởng quốc tế Paul K. Feyerabend
- Giải thưởng Sakharov
- Giải thưởng VinFuture
- Giải trừ hạt nhân
- Giải trừ vũ khí hạt nhân Bắc Hàn
- Giam cầm kiểu CS
- Giám đốc thẩm
- Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải
- Giám mục Nguyễn Thái Hợp
- Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp
- Giảm phát thải
- Giãn cách dịch virus Vũ Hán
- gián điệp
- Gián điệp mạng
- giàn khoan TQ
- gian lận
- Gian lận thi cử
- Gian lận thương mại
- Giang Công Thế
- Giáng Sinh
- Giáo
- Giáo dục
- Giáo Dục
- Giáo dục CS
- Giáo dục đại học
- Giáo dục khai phóng
- Giáo dục tâm linh
- Giáo dục và chính trị
- Giáo dục Việt Nam
- Giáo dục Việt Nam trong tương quan Hàn quốc
- Giáo hoàng
- Giáo hội Phật giáo
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất
- Giáo hội Phật giáo VNTN
- Giao Thông
- Giao thông đường sắt
- Giao thông Trung Quốc
- Giao thông vận tải
- Giáo viên
- Giàu nghèo
- giấc mộng siêu cường
- Giấc mộng Trung Hoa
- Giấc mộng Trung Quốc
- Giấc mơ cộng sản
- Giấc mơ khoa học
- Giấy phép con
- Giấy tờ công văn
- Gideon Rachman
- giết chóc
- giết người
- Giolanh
- Giống và khác giữa Triều Tiên và Việt Nam
- Giới cầm quyền
- Giúp người di tản
- Golf
- Góp ý
- Gốc rễ hư hỏng của quan chức Cộng sản
- Gregory Poling
- Gương mặt nguyên thủ
- Gương mặt trí thức Việt
- Gương Nhật Bản
- H. Kissinger
- H.C.
- Hà Dương Tường
- Hạ Đình Nguyên
- Hà Đình Sơn
- Hà Giang
- Hà Lệ Chi
- Hà Nội
- hà Phan
- Hà Sĩ Phu
- Hà Thị Nhung
- Hà Tĩnh
- Hà Văn Thịnh
- Hải Âu
- Hải chiến Hoàng Sa
- Hải Chung
- Hài hòa xã hội
- Hải Phòng
- Hải quân
- Hải quân Hoa Kỳ
- Hạm đội Biển Đen
- Hamas
- Hạn hán
- Hán hóa
- Han Kang
- hạn mặn
- Hàn quốc
- Hàng giả
- Hàng không
- Hàng không Việt Nam
- Hàng không VN
- Hàng rong
- Hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam
- Hàng VN sản xuất
- hành chính
- Hành chính công
- Hành dân
- Hành hung
- Hành pháp
- Hành pháp CS
- Hành xử
- Hanna Dohmen
- Hảo Linh
- Hạo Nhiên
- Happymon Jacob
- Hạt giống đỏ
- hấm điểm công dân Nguyễn Anh Tuấn
- Hậu bầu cử Mỹ 2020
- hậu học văn
- Helmut K. Anheier
- Henry Kissinger
- Henry Foy
- Henry Kissinger
- Henry Kisssinger
- Hệ giá trị
- Hệ lụy Đồng Tâm
- hiểm hoạ
- Hiến pháp
- Hiến pháp Mỹ
- Hiến pháp Việt Nam
- Hiện tại và quá khứ
- Hiện tượng của năm
- Hiện tượng Phương Hằng
- Hiệp định EVFTA
- Hiệp định thương mại
- Hiệp định TPP
- Hiệp địnnh CPTPP
- Hiệp ước AUKUS
- Hiệp ước EVFTA
- Hiệp ước quốc tế chống Nga xâm lược
- Hiệp ước quốc tế chống Nga xâm lược Ukraine
- Hiệp ước quốc tế hòa bình
- Hiếu Chân
- Hiệu Minh
- Hiệu ứng lý thuyết CNXH
- HIMARS bay của Ukraine
- Hình sự hóa
- Hitler
- Hòa bình
- hòa giải
- Hoà giải Dân tộc
- Hòa giải Dân tộc
- Hòa giải hòa hợp
- Hoà hợp dân tộc
- Hòa hợp dân tộc
- Hoà hợp hoà giải
- Hoà hợp hòa giải
- Hòa hợp hòa giải
- Hoa Kỳ
- Hoa Kỳ và ASEAN
- Hoa Kỳ và Thái Bình Dương
- Hoa Kỳ và thế giới
- Hoạ mất nước
- Hoài nghi khoa học
- Hoàng Bình
- Hoàng Cát
- Hoàng Cầm
- Hoàng Chí Bảo
- Hoàng Công Lương
- Hoàng Dũng
- Hoàng Hải Vân
- Hoàng Hưng
- Hoàng Ngọc Giao
- Hoàng Ngọc Hiến
- Hoàng Nhơn
- Hoàng Nhuận Cầm
- Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Hoàng Quốc Dũng
- Hoàng Sa
- Hoàng Sa và Trường Sa
- Hoàng Tấn
- Hoàng Thị Minh Hồng
- Hoàng Trường
- Hoàng Tuấn Công
- Hoàng Tuỵ
- Hoàng Tụy
- Hoàng Văn Minh
- Hoàng Việt Hải
- Hoàng Xuân Tuyền
- Hoạt động của Việt kiều Úc
- Học hỏi và bắt chước
- Học ngoại ngữ
- Học phí
- học tập cải tạo
- Học thêm
- Học thuyết Biden
- Học thuyết Mác - Lê nin
- Honecker
- Hong Kong
- HongKong
- Hồ Cẩm Đào
- Hồ Chí Minh
- Hồ Duy Hải
- Hồ Hữu Hòa
- Hộ khẩu
- Hộ nghèo
- Hồ Ngọc Đại
- Hồ Quang Cua
- Hồ Quốc Tuấn
- Hồ Sĩ Trúc
- Hồ sơ Pandora
- Hồ thủy lợi Ka Pét
- Hỗ trợ đầu tư
- Hỗ trợ xã hội
- Hội An
- Hội Anh Em Dân Chủ
- Hội chứng Stockholm
- Hội chứng tượng đài
- Hội chứng Việt Nam
- Hội đoàn Cộng sản
- Hội đoàn nhà nước
- Hội đồng Bảo an LHQ
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc
- Hội đồng Lý luận
- Hội đồng nhân quyền
- Hội đồng nhân quyền LHQ
- Hội họp
- hồi ký
- Hồi ký Phạm Duy
- Hối lộ
- Hội nghị An ninh München (Munich)
- Hội nghị An ninh Munich
- Hội nghị COP26
- Hội nghị TU đảng
- Hội nghị TW ĐCSVN
- Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam
- Hội nhà văn
- Hội Nhà văn TP HCM
- Hội Nhà văn Việt Nam
- Hội Nhà văn VN
- Hội nhập
- Hồi tỵ
- Hồng Kông
- Hồng và chuyên
- Hợp nhất Tổng bí thư và Chủ tịch nước
- Hợp tác
- Hợp tác năng lượng
- Hợp tác quân sự Trung - Nga
- HRW
- HTS
- Hu Ran
- Huawei
- Hubert Testard
- Hùm xám đường số 4
- Hun Sen
- Hùng Phạm
- Hunsen
- Hunsen & Campuchia
- Hút cát làm sụt lở ruộng vườn nhà cửa xuống sông
- Huxley
- hủy bỏ
- Huy Cận
- Huy động tiền dân
- Huy Đức
- Huy Nguyễn
- Huyền Châm
- Huyền Trân
- Huỳnh Duy Lộc
- Huỳnh Ngọc Chênh
- Huỳnh Sa
- Huỳnh Thục Vy
- Hứa Y Định
- Hữu nghị Cộng sản
- Hữu nghị Việt - Trung
- Hữu Thỉnh
- ICOR
- IDS
- iển Đông
- IJAVN
- IJVN
- Inra Sara
- Internet
- Ionesco
- IPA
- IPEF
- Iran
- Isarel
- Israel
- Israel - Hamas - Palestin
- Italia và Tàu Cộng
- J. Biden
- Jacob Feldgoise
- Jakub Grygiel
- James B. Steinberg
- James Borton
- James Marson
- James Palmer
- James Waterhouse
- Jaroslav Lukiv
- Jason Douglas
- Jason Matheny
- Jennifer Kavanagh
- Jennifer Marsden
- Jens Stoltenberg
- Jeo Biden
- Jesse Peterson
- Joe Biden
- Joe Biden 100 ngày "trăng mật"
- Joe Biden 100 ngày Nhà Trắng
- Joe Brock
- John McCain
- John Steinbeck
- Jon Emont
- Joseph C. Saraceno
- Joshua Kurlantzick
- Jr.
- Julian G. Waller
- Junin 2
- Kalynh Ngô
- Kathryn Armstrong
- Katsuji Nakazawa
- Kazakhstan
- Kẻ thù truyền kiếp
- Kelly A. Grieco
- Kevin Quinlan
- Kênh Techo Funan
- Kênh đào Funan Techo
- Kênh đào Phù Nam Techo
- Kênh đào Suez
- Kênh Phù Nam
- Kênh Phù Nam Techo
- Kênh Techo Funan
- Kêu gọi
- Kêu gọi dân góp tiền mua vaccine chống virus Vũ Hán
- khai dân trí
- Khai thác
- Khai thác cát
- Khai thác dầu khí ở Biển Đông
- Khánh Ly
- Khát vọng thoát Trung của người Việt
- Khắc phục án tử
- Khen thưởng
- Khí hậu
- Khí hóa lỏng
- khiếu kiện
- Khiếu kiện đất đai
- Kho vũ khí hạt nhân của Tàu Cộng
- Khoa học
- Khoa học công nghệ
- Khoa học công nghệ Ukraine
- Khoa học kỹ thuật
- Khoa học vũ trụ
- Khoa Trần
- Khoan sức dân
- Khô hạn
- Khối G 7
- Khởi nghĩa Yên Bái
- Khu công nghiệp - dịch vụ
- Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Khủng bố
- Khủng hoảng
- Khủng hoảng giáo dục
- Khủng hoảng hệ thống XHCN
- khủng hoảng kinh tế
- Khủng hoảng tâm lý
- khủng hoảng thể chế
- Khủng hoảng Ukraine
- Khủng hoảng xã hội
- Khuyến nghị
- Kịch bản thú tội
- Kiểm duyệt
- Kiểm duyệt và chống kiểm duyệt
- Kiểm soát kinh tế
- Kiểm soát quyền lực
- Kiểm soát thông tin
- Kiểm soát tiền tệ
- Kiểm soát truyền thông
- Kiểm soát vũ khí trí tuệ nhân tạo
- Kiểm soát xã hội
- Kiện chính quyền VN
- Kiến nghị
- Kiến nghị chống dịch
- Kiện người tiêu dùng
- Kiện Trung Quốc
- Kiện tụng
- Kiều hối
- Kiêu ngạo cộng sản
- Kiêu ngạo hay ngu xuẩn
- Kim Dung
- Kim Jong Un
- Kim Jong-un
- Kim Van Chinh
- Kim Văn Chinh
- King House
- Kình chống
- Kinh doanh
- Kinh doanh bất động sản
- Kinh doanh nội tạng
- Kinh doanh thi thể
- Kinh doanh tôn giáo
- Kinh phí chống dịch
- Kinh Tế
- Kinh tế - Xã hội - Môi trường
- Kinh tế cạn kiệt
- Kinh tế chính trị
- Kinh tế chính trị xã hội
- Kinh tế Mỹ
- Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh
- Kinh tế Nga
- Kinh tế ngầm
- Kinh tế nhà nước
- Kinh tế số
- Kinh tế thế giới
- Kinh tế thị trường
- Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Kinh tế toàn cầu
- Kinh tế tri thức
- Kinh tế trong đại dịch
- Kinh tế Trung Quốc
- Kinh tế trung ương và kinh tế địa phương
- Kinh tế tư nhân
- Kinh tế và Chính trị
- Kinh tế vĩ mô
- Kinh tế Việt Nam
- Kinh tế xã hội
- Kit test covid-19
- Kit test Việt Á
- Kit xét nghiệm Covid-19
- Kristen Hopewell
- Kursk
- Kỷ luật Đảng
- Kỳ thị
- kỳ thị chủng tộc
- Kỳ thị Mỹ
- Kỳ thị trí thức
- Kyal Sin
- Lã Nguyên
- Lạc Á
- lạc hậu
- Lách luật
- Làm chủ
- Làm giá
- lạm phát
- Làm từ thiện
- Lan Anh
- Lãng phí
- Lãng phí chi tiêu công
- Lạng Sơn
- Làng ung thư
- Làng xã
- lãnh đạo
- Lãnh đạo cộng sản
- Lãnh đạo Đảng
- Lãnh đạo tứ trụ
- Lãnh đạo vì dân
- Lãnh tụ
- Lào
- Lào - Trung Quốc
- Lao động
- Lao động chui Trung Quốc
- Lao động nghèo
- Lao động nhập cư
- Lao động Việt
- Lao động xuất khẩu
- Lao động xuất ngoại
- Lâm tặc
- Lấn sân
- Lấp bãi đá thành đảo
- lập hội
- Lập pháp
- Lập trường Việt Nam
- Lấy dân làm gốc
- Lenin
- Leonie Roderick
- Lê Đức Thọ
- Lê Anh Hùng
- Lê Bá Nhật Thắng
- Lê Công Định
- Lê Công Phụng
- Lê Duẩn
- Lê Đăng Doanh
- Lê Đình Kình
- Lê Đình Lượng
- Lê Đức Anh
- Lê Đức Thọ
- Lê Hiếu Đằng
- Lê Học Lãnh Vân
- Lê Hồng Hiệp
- Lê Mã Lương
- Lê Mạnh Cường
- Lê Minh Nguyên
- Lê Ngọc Luân
- Lê Nguyễn
- Lễ phóng sinh
- Lê Phú Khải
- Lê Quốc
- Lê Quốc Quân
- Lê Quốc Trinh
- Lễ tang Nguyễn Trọng Vĩnh
- Lê Thanh Hải
- Lê Thân
- Lê Thị Dung
- Lê Thị Thanh Loan
- Lê Thị Thu Hà
- Lê Thiếu Nhơn
- Lê Thọ Bình
- Lê Trọng Hùng
- Lê Vạn Hoa
- Lê Văn Cương
- Lê Văn Luân
- Lê Việt Hoa
- Lê Xuân Khoa
- Lê Xuân Nghĩa
- Lên tiếng
- Lệnh không nổ súng trước quân xâm lược Trung Quốc
- Lênin
- LHQ
- LHQ bỏ phiếu trưng cầu lên án Nga
- Lịch sử
- Lịch sử Triều Tiên
- Lịch sử Việt Nam
- Liêm chính học thuật
- Liêm khiết
- Liêm sỉ
- Liên Hiệp Quốc
- Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu
- Liên Hợp Quốc
- Liên kết
- Liên kết quốc tế
- Liên kết vùng
- Liên minh
- Liên minh AUKUS
- Liên minh bộ Tứ chống Tàu Cộng
- Liên minh Châu Âu
- Liên minh chống Chinazi
- Liên minh chống Trung Cộng
- Liên minh Nga-Trung
- Liên minh quân sự
- Liên minh quân sự Nga - Trung
- Liên minh quốc tế
- Liên Xô
- Liên Xô sụp đổ
- Liên Xô xâm lược Afghanistan
- Lính đánh thuê Wagner
- Linh mục Đặng Hữu Nam
- Linh nghiệm
- Lính thợ Việt Nam tại Pháp trong các cuộc Thế chiến
- LivenGuide
- Loài người sơ sinh
- Lọc hóa dầu
- Logistics
- lòng dân
- Lòng nhân ái
- Lòng nhân ái của lớp người dưới đáy
- Lòng tin
- Lòng yêu nước
- Lỗ hổng pháp luật Việt Nam
- Lỗ hổng trong Pháp Luật Việt Nam
- Lộc Hưng
- Lộc vàng
- Lối sống
- Lời hứa
- lợi ích
- Lợi ích dân tộc
- Lợi ích nhóm
- Lợi ích phe nhóm
- Lợi ích quốc gia
- Lời kêu gọi
- Lời Vĩnh biệt
- Lũ lujt miền Trung
- lũ lụt
- Lũ lụt miền Trung
- Luatkhoa
- Luận tội tổng thống
- Luật
- Luật An ninh mạng
- Luật báo chí
- Luật biển
- luật biểu tình
- Luật CS
- Luật dẫn độ
- Luật dẫn độ Hồng Kông
- Luật Đặc khu
- luật đất đai
- Luật đất đai mới
- Luật đất đai sửa đổi
- Luật điều ước quốc tế
- Luật Hải cảnh
- Luật Hộ tịch
- Luật hồi tỵ
- Luật lao động
- Luật lập hội
- Luật lệ thời Covid-19
- Luật Magnisky
- Luật pháp
- Luật pháp cộng sản
- Luật pháp CS
- Luật pháp Việt Nam
- Luật quản lý dữ liệu
- Luật quốc phòng Mỹ
- Luật Quy hoạch
- Luật quyền riêng tư
- Luật rừng
- Luật sư
- Luật sư và Tòa án CS
- Luật sư Việt Nam
- Luật thú y
- Luật tử hình
- Luật Việt Nam
- Luật VN
- Lư hương Trần Hưng Đạo
- Lư hương tượng Đức thánh Trần
- Lừa đảo qua mạng
- Lực cơ bản
- Lực lượng 47
- Lương Công nhân
- Lưỡng đầu chế
- lương hưu
- Lương thực
- Lương thực toàn cầu
- Lưu Bình Nhưỡng
- Lưu hành đồng Nguyên Trung Quốc
- Lưu Hiểu Ba
- Lưu Nhi Dũ
- Lưu Quang Vũ
- Lưu Trọng Văn
- Lưu vong
- Lý Đông A
- Lý Khắc Cường
- Lý lịch
- Lý Nhuệ
- Lý Quang Diệu
- Lý Sơn
- Lý thuyết kinh tế chính trị xã hội
- Lý thuyết văn học
- Lý thuyết xây dựng CNXH của đảng
- Lý tưởng
- Lý tưởng cộng sản
- Lý tưởng tự do bình đẳng
- Lý tưởng xã hội
- Lý tưởng XHCN
- Mã Lai
- Ma túy
- Mạc Văn Trang
- Macron
- MAGA
- Mahathir Mohamad
- Mai Bá Kiếm
- Mai Nguyễn
- Mai Phan Lợi
- Mai Phi Long
- Mai Thái Lĩnh
- Mai Triệu Quang
- Malaysia
- mạng xã hội
- Mạng xã hội và báo chính thống
- Mạnh Kim
- Mạnh Vãn Chu
- Mao Trạch Đông
- Mao Trạch Đông và ĐCSTQ
- Marc von Lüpke
- Marcel Rosenbach
- Marina Ovsyannikova
- Mark Voroshilov
- Markus Becker
- Marx hết vai trò trong các nước tư bản đỏ
- Mathieu Droin
- Matthew Duss
- Matthias Müller
- Máu tham CS
- máy bay rớt
- Mặc cảm sợ Tàu
- mặt thật Cộng sản
- Mặt thật Tập Cận Bình
- Mặt quan
- Mặt thật cộng sản
- Mặt thật CS
- Mặt thật của CSVN
- Mặt thật của những kẻ thèm khát EVFTA
- Mặt thật quan chức
- Mặt thật Tàu Cộng
- Mắt thật Tập Cận Bình
- Mặt thật Tập Cận Bình
- Mặt thật Trung Cộng
- Mặt thật Trung Cộng
- Mặt thật Trung Quốc
- Mặt thật và mặt trơ trẽn của Tàu Cộng
- Mặt thật xã hội
- Mặt thật XHCN
- Mặt trận Tổ quốc
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Mặt Trận TQVN
- Mặt trẽn Tàu Cộng
- Mầm non
- Mậu Thân Huế 1968
- Mẹ Nấm
- Me Too
- Medvedev
- Mekong
- Mẹo Cộng sản
- metoo
- Metro
- Michael C. Horowitz
- Michael McFau
- Michael Tatarski
- Mick Ryan
- Miến Điện
- miền Tây Nam Bộ
- miễn thị thực
- Mike Pompeo
- Mikhail Gorbachev
- Minh Anh
- Minh Kha
- Minh Nhật
- Minh Thùy
- Minh Triều
- Mỏ Cá Voi Xanh
- Mobifone
- Món nợ khổng lồ từ ODA
- Moritz Küpper
- Mô hình kinh tế chính trị
- Mồ mả lăng tẩm
- Môi sinh
- Môi trường
- Môi trường biển Việt Nam
- Môi trường đồng bằng sông Cửu Long
- Môi trường giáo dục
- Môi trường kinh doanh
- Môi trường sinh thái
- Môi trường sống
- Môi trường Thủ đô
- Môi trường và phát triển
- Môi trường và sức khỏe
- Môn văn
- Mộng bá chủ của Trung Cộng
- Mông Cổ
- Một vành đai một con đường
- Một vành đai một con đường đang dần lộ tẩy
- mua dâm
- Mùa nước nổi
- Mua quan bán chức
- Mua quan bán tước
- Mục Đồng
- Mục tiêu cộng sản
- Musk
- Mừng thọ
- Mưu đồ bành trướng của Trung Cộng
- Mưu Tàu Cộng
- Mỹ
- Mỹ - Đài - Trung
- Mỹ - Đài Loan - Trung Quốc
- Mỹ - Tàu Cộng
- Mỹ - Trung
- Mỹ - Trung - Myanmar
- Mỹ cấm vận Iran
- Mỹ Hằng
- Mỹ thách thức Tàu Cộng
- Mỹ và chính sách nhân quyền
- Mỹ và cuộc chiến Trung Đông
- Mỹ và đồng minh
- Mỹ và thế giới hậu Trump
- Mỹ và Trung Quốc và thế giới
- Mỹ và Việt Nam hậu Trump
- Mỹ-Trung
- Mỹ-Việt
- Myanmar
- Mykhailo Albertovich Fedorov
- Nam Lộc
- Nam Trân
- Nạn buôn bán người
- nạn buôn người
- Nạn nhân chiến tranh
- Nạn ô nhiễm môi trường
- Nạn thất nghiệp
- Nancy Okail
- Nancy Pelosi
- Nataliya Zhynkina
- Nataliya Zhynkina Đại biện lâm thời Ukraine tại VN
- National Geographic Society
- Nato
- NATO - Ukraine
- Navalny
- Năng lượng
- năng lượng điện
- Năng lượng sạch
- Năng lượng tái tạo
- Năng lượng xanh
- nâng cao dân trí
- Nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ
- nâng điểm
- Neal Koblitz
- Nền dân chủ Hoa Kỳ
- Nền dân chủ Mỹ
- Nền kinh tế Gig
- Nền kinh tế thị trường
- Nền kinh tế XHCN
- Nga
- Nga - NATO
- Nga - phương Tây
- Nga - Trung và chiến lược thế giới
- Nga - Ukraine
- Nga động viên bắt lính
- Nga sáp nhập lãnh thổ Ukraine
- Nga trưng cầu sáp nhập lãnh thổ Ukraine
- Nga xâm lược
- Nga xâm lược Ukraina
- Nga xâm lược Ukraine
- Nga xâm lược UKraine Chiến sự Ukraine
- Nga Xô Viết
- Ngại giao
- Ngành CA
- Ngành bán dẫn
- Ngày 30-4
- Ngày 30-4-1975
- Ngày 30/4
- Ngày 30/4/75
- NGày Độc lập
- Ngày nhà giáo
- Ngày nhân quyền
- ngày nói dối
- Ngày nước Thế giới
- Ngày nước Việt Nam
- Ngày phụ nữ
- Ngày Phụ nữ quốc tế
- Ngày Quốc khánh và lòng dân
- Ngày thương binh liệt sĩ
- Ngăn sông cấm chợ
- Ngân hàng
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Ngân hàng trong đại dịch
- ngân hàng VN
- Ngân Phát
- ngân sách
- Ngân sách cho Giáo dục
- Ngân sách nhà nước CS
- Ngân sách quốc gia
- Ngập lụt
- ngập úng
- Nghèo
- Nghệ sĩ thứ thiệt
- Nghệ sĩ và thể chế
- Nghệ sĩ và tự do
- Nghệ thuật
- Nghị định 15/2020/NĐ-CP
- Nghị định 71
- Nghị định và lòng dân
- Nghị lực vượt đại dịch
- Nghị quyết Đảng
- Nghĩa trang Biên Hòa
- Nghịch lý
- Nghịch lý phe đảng
- Nghiencuuquocte
- Nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu vũ trụ
- Nghiệp đoàn
- nghiệp đoàn độc lập
- NGO
- Ngoại Giao
- Ngoại giao "bẫy nợ"
- Ngoại giao "chiến lang"
- Ngoại giao ASEAN
- Ngoại giao bẫy nợ
- Ngoại giao cây tre
- Ngoại giao chiến lang
- Ngoại giao CS
- Ngoại giao Nga
- Ngoại giao Trung Quốc
- Ngoại giao và nhân quyền
- ngoại lai
- Ngoại ngữ
- Ngón nghề mật vụ
- Ngô Bảo Châu
- Ngô Di Lân
- Ngô Đình Diệm
- Ngô Huy Cương
- Ngô Ngọc Trai
- Ngô Nhân Dụng
- Ngô Thế Vinh
- Ngô Thị Kim Cúc
- Ngô Thị Tố Nhiên
- Ngô Vĩnh Long
- Ngôi vị và thể chế
- Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ dân tộc
- Ngôn ngữ và pháp luật
- Ngôn từ CS
- ngu dân
- Ngủ gật tronng phiên họp Liên hợp quốc
- Nguoidothi
- Nguồn gốc dân tộc Việt
- Nguồn gốc hực của virus Vũ Hán
- Nguồn gốc virus Vũ Hán
- Nguồn nhân lực
- Nguồn nước sông Cửu Long
- Nguỵ biện
- ngụy biện
- Ngụy biện cộng sản
- Nguy cơ
- Nguy cơ Trung Quốc
- Ngụy Hữu Tâm
- Ngụy Kinh Sinh
- nguỵ quân nguỵ quyền
- Nguyen Khan
- Nguyễn Đức Kiên
- Nguyễn Trường Tô
- Nguyễn Anh Tuấn
- Nguyễn Bắc Son
- Nguyễn Biên Cương
- Nguyễn Binh Nguyên
- Nguyễn Cảnh Thụy
- Nguyễn Chí Tuyến
- Nguyễn Chí Vịnh
- Nguyễn Chiến Thắng
- Nguyễn Du
- Nguyễn Duy Trinh
- Nguyễn Duy Vinh
- Nguyễn Đăng Quang
- Nguyễn Đình Bin
- Nguyễn Đình Cống
- Nguyễn Đình Đầu
- Nguyễn Đình Thắng
- Nguyễn Đức
- Nguyễn Đức Chung
- Nguyễn Đức Minh
- Nguyễn Đức Sơn
- Nguyễn Đức Thành
- Nguyễn H. V. Hưng
- Nguyễn Hải Hoành
- Nguyễn Hải Long
- Nguyễn Hoà Bình
- Nguyễn Hòa Bình
- Nguyễn Hoàng Duyên
- Nguyễn Hồng Anh
- Nguyễn Hồng Lam
- Nguyễn Huệ Chi
- Nguyễn Huy Cường
- Nguyễn Huy Hoàn
- Nguyễn Huy Thiệp
- Nguyễn Huy Vũ
- Nguyễn Hưng Quốc
- Nguyễn Hữu
- Nguyễn Hữu Cầu
- Nguyễn Hữu Đang
- Nguyễn Hữu Liêm
- Nguyễn Khan
- Nguyễn Khắc Giang
- Nguyễn Khắc Mai
- Nguyễn Khắc Viện
- Nguyễn Khoa Thái Anh
- Nguyễn Lân Thắng
- Nguyễn Lương Thịnh
- Nguyễn Mạnh Tường
- Nguyễn Minh Hoàng
- Nguyễn Minh Quang
- Nguyên Ngọc
- Nguyễn Ngọc Ân
- Nguyễn Ngọc Chu
- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
- nguyễn phú trọng
- Nguyễn Phú Trọng đu dây
- Nguyễn Phượng
- Nguyễn Quang A
- Nguyễn Quang A & Viện IDS
- Nguyễn Quang Dy
- Nguyễn Quang Lập
- Nguyễn Quí Đức
- Nguyễn Sĩ Dũng
- Nguyễn Tấn Dũng
- Nguyễn Thái Học
- Nguyễn Thanh Giang
- Nguyễn Thanh Huy
- Nguyễn Thanh Nghị
- Nguyễn Thế Hùng
- Nguyễn Thế Phương
- Nguyễn Thế Thảo
- Nguyễn Thị Bích Hậu
- Nguyễn Thị Kim Ngân
- Nguyễn Thị Kim Phụng
- Nguyễn Thị Thanh Nhàn
- Nguyễn Thị Tịnh Thy
- Nguyễn Thiện Nhân
- Nguyễn Thiện Tống
- Nguyễn Thiếp
- Nguyễn Thông
- Nguyễn Thùy Dương
- Nguyễn Thuý Hạnh
- Nguyễn Thúy Hạnh
- Nguyễn Thượng Long
- Nguyễn Tiến
- Nguyễn Tiến Trung
- Nguyên Tống
- Nguyễn Trãi
- Nguyễn Trần Bạt
- Nguyễn Trọng Tạo
- Nguyễn Trọng Vĩnh
- Nguyễn Trung
- Nguyễn Trung Trực
- Nguyễn Trường Tô
- Nguyễn Trường Tộ
- Nguyễn Tuấn
- Nguyễn Tường Bách
- Nguyễn Tường Thụy
- Nguyễn Văn Bình
- Nguyễn Văn Bông
- Nguyễn Văn Dân
- Nguyễn Văn Đài
- Nguyễn văn Đông
- Nguyễn Văn Hoá
- Nguyễn Văn Thanh
- Nguyễn Văn Thể
- Nguyễn Văn Trung
- Nguyễn Văn Tuấn
- Nguyễn Văn Tuấn Giáo dục Chức danh khoa học
- Nguyễn Văn Vĩnh
- Nguyễn Viện
- Nguyễn Việt Anh
- Nguyện vọng hòa bình của họ nhà Kim
- Nguyễn X. Bich
- Nguyễn Xuân Diện
- Nguyễn Xuân Phúc
- Nguyễn Xuân Thọ
- Nguyễn Xuân Xanh
- Nguyễn-Khoa Thái Anh
- ngư dân
- Ngữ văn
- Ngừng cáp visa cho Việt Nam
- Người Việt
- Người Bảo vệ Nhân quyền
- Người Buôn Gió
- Người Cộng sản
- Người cộng sản Việt Nam trước và nay
- Người CS thức tỉnh
- Người Đông Nam Á tị nạn tại Hoa Kỳ
- Người Hoa
- Người Kurds
- Người lính VNCH
- Người mẹ
- Người Trung Quốc
- Người Việt
- Người Việt "cuồng Trump" và "chống Trump"
- Người Việt anh hùng
- Người Việt bỏ nước
- Người Việt bốn phương
- Người Việt cũ và người Việt mới
- người Việt hải ngoại
- Người Việt hải ngoại
- Người Việt ở nước ngoài
- Người Việt ở Ukraine
- Người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ
- Người Việt và bầu cử Mỹ
- Người Việt và khuynh hướng chống Trung Cộng
- Người VN đấu tranh cho dân chủ
- Ngyên Ngọc
- Ngyễn Phú Trọng
- Nhà báo
- Nhà báo đảng
- nhà máy alumin nhân cơ
- nhà máy nhiệt điện
- nhà nước
- Nhà nước CS
- Nhà nước độc tài
- Nhà nước Hồi giáo
- Nhà nước kiến tạo
- Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới
- Nhà nước ly khai
- Nhà nước quản lý đại dịch
- Nhà nước theo quan điểm Lenin
- nhà nước Việt Nam
- Nhà nước Việt Nam và hội nhập quốc tế
- Nhà nước Việt Nam và việc chi tiêu ODA
- Nhà nước XHCN
- nhà ở và môi trường
- Nhà thầu Trung Cộng
- Nhà thờ Bùi Chu
- Nhà tù
- Nhà tù CS
- Nhà văn
- Nhà văn Liên Xô phản kháng
- Nhà xuất bản Tự do
- nhạc vàng
- Nhân ái
- Nhân cách
- Nhân cách cán bộ
- Nhân cách lãnh đạo
- Nhân cách quan chức cộng sản
- Nhân cơ
- nhân dân
- Nhân dân thức tỉnh
- Nhân đạo
- Nhân loại
- Nhân lực đồng bằng sông Cửu Long
- Nhân lực quốc gia
- Nhân quyền
- Nhân quyền Việt Nam
- Nhân sự Cộng sản
- Nhân sự của Đảng
- Nhân sự Đại hội Đảng
- Nhân sự đảng
- Nhân sự thể chế
- Nhân sự trong guồng máy đảng hiện nay
- Nhân tài
- Nhân tài Việt Nam
- Nhận thức
- Nhận tội
- Nhân văn
- Nhân văn Giai phẩm
- Nhập khẩu vàng
- Nhập vaccine Tàu
- Nhật - Việt
- Nhật Bản
- Nhật Bản - Việt Nam
- Nhật ký Đặng Thùy Trâm
- Nhật ký trong tù
- Nhật ký Yêu nước
- Nhất thể hoá
- Nhất thể hóa
- Nhậtt Bản trong khu vực
- Nhiệm kỳ Biden
- Nhiệm kỳ Donald Trump
- Nhiệt điện
- nhiệt điện ô nhiễm
- Nhiệt điện than
- Nhiệt điện Vĩnh Tân
- Nhìn lại 2021
- Nhìn lại năm 2021
- Nho giáo
- Nhóm Cánh Buồm
- Nhóm lợi ích
- Nhóm lợi ích thân hữu
- Nhu cầu tự do dân chủ
- Những bức ảnh biết nói
- Những cái chết bí ẩn của lãnh đạo Việt Nam
- Những cái chết khó hiểu trong quân đội
- Những gương mặt thân Tàu
- Nhượng đất cho Trung Quốc
- niềm tin
- Nina Hòa Bình Lê
- Ninh Dương
- Nịnh hót và thể chế
- Nobel Hòa bình
- Nọc Nạn
- Noel
- Nói hay làm
- Notre Dame de Paris
- NoUFC
- Novaland
- Nỗi buồn chiến tranh
- Nội các Trump 2.0
- Nỗi sợ của Người Việt
- Nội tình Bắc Kinh
- Nội tình đảng CSVN
- Nội tình Trung Quốc
- nội xâm
- nông dân
- Nông dân và bần cùng hóa
- Nông dân và doanh nghiệp
- Nông dân Việt Nam
- Nông dân Việt Nam và sự bần cùng hóa
- Nông dân VN và sự bần cùng hóa
- Nông Đức Mạnh
- nông nghiệp
- Nông nghiệp Việt Nam
- Nông ngjiệp
- Nông sản
- Nông sản xuất khẩu
- Nông thôn
- Nông thôn mới
- nợ
- Nợ nần
- Nợ nước ngoài
- Nợ Trung Quốc
- nợ xấu
- Nợ xấu
- Nước biển dâng
- Nước Đức
- nước lạ
- nước mắm truyền thống
- Nước Mỹ
- Nước Mỹ hậu Trump
- Nước Mỹ thời Biden
- Nước Mỹ trong đại dịch
- Nước Nga
- Nước Nga độc tài
- Nước Nga động loạn
- Nước Nga hậu Xô Viết
- Nước Pháp
- nước sạch
- Nvidia
- Obama
- ODA
- Oleksandre Syrsky
- Olympic mùa đông Bắc Kinh
- Omar al-Shri
- Oriana Skylar Mastro
- Orwell
- Ô nhiễm
- Ô nhiễm chì
- Ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm môi trường
- ổn định
- ổn định xã hội
- Palestin
- Palestine
- Paris
- Park Chung Hee
- Paul Adams
- Paul Doumer
- PCI
- Peter Schroeder
- Peter Zinoman
- phá hoại môi trường
- Phá hoại rừng
- phá rừng
- Phá rừng thông xây sân golf
- Phạm Bình Minh
- Phạm Chí Dũng
- Phạm Chi Lan
- Phạm Duy
- Phạm Đình Trọng
- Phạm Đoan Trang
- Phạm Đỗ Chí
- Phạm Hiền Mây
- Phạm Kim Dung
- Phạm Lưu Vũ
- Phạm Nhật Vũ
- Phạm Nhật Vượng
- Phạm Như Hồ
- Phạm Phan Long
- Phạm Quang Tuấn
- Phạm Quế Dương
- Phạm Quý Ngọ
- Phạm Quý Thọ
- Phạm Quyết Thắng
- Phạm Sơn
- Phạm Thái Lâm
- Phạm Thanh Nghiên
- Phạm Toàn
- Phạm Trung Kiên
- Phạm Tuấn Hiệp
- Phạm Văn Lừng
- Phạm Văn Nhận
- Phạm Văn Trội
- Phạm Viết Đào
- Phạm Xuân Nguyên
- Phản biện
- Phản biện của báo chí
- Phản biện xã hội
- Phan Châu Trinh
- Phan Châu Trinh
- Phan Chu Trinh
- Phan Đình Diệu
- Phản đối
- Phản đối chiến tranh
- Phản hồi góp ý
- Phan Ngọc
- phản quốc
- Phán quyết Biển Đông
- Phán quyết của Tòa án Quốc tế
- Phan Thị Hà Dương
- Phan Thuý Hà
- Phan Thúy Hà
- Phản ứng của Việt Nam
- Pháp chế Cộng sản
- Pháp chế CS
- Pháp đầu tư xây dựng ở Việt Nam
- Pháp lệnh
- Pháp Luân Công
- Pháp Luật
- Pháp luật chiến tranh
- Pháp luật Việt Nam
- Pháp lý
- Pháp quyền
- Pháp quyền XHCN
- Phạt giao thông
- Phát minh
- Phát ngôn
- Phát ngôn người cầm cân nẩy mực
- phát ngôn quan chức
- Phát ngôn và đầu óc của quan chức đảng
- Phạt nồng độ cồn
- phát triển
- Phát triển bền vững
- Phát triển công nghệ
- Phát triển đất nước
- Phát triển đường sắt VN
- Phát triển kinh tế
- Phát triển nhân tài
- Phát triển nông thôn
- Phát triển vùng ĐBSCL
- Phát xít
- phẩm chất cộng sản
- phẩm chất dân tộc
- Phẩm chất người cầm quyền
- Phân bổ vaccine chống virus Vũ Hán
- Phân hóa đối với Myanmar
- Phân hóa xã hội
- Phân phối Vaccine chống Covid-19
- Phân quyền
- Phân tâm học
- Phân ưu
- Phấp luật Việt Nam
- Phật giáo
- Phật giáo dưới chế độ cộng sản
- Phật giáo dưới thời CS
- Phật giáo nhà nước
- Phật giáo nhập cuộc
- Phật giáo quốc doanh
- Phật giáo Trung Quốc
- Phật giáo và kinh tế thị trường
- Phật giáo và Nhóm lợi ích
- Phật giáo và tư bản đỏ
- Phật giáo Việt Nam
- Phật tử
- Phe Cộng hòa MAGA Hoa Kỳ
- Phe nhóm
- Phe nhóm thân Tàu
- Phe phái
- Phe phái & công cuột "đốt lò"
- Phe thân Tàu
- Phép màu Trung Quốc
- Phê bình văn học
- Phi Nhung
- Phi Vân
- Phiên tòa Phạm Đoan Trang
- Phiên tòa Phạm Thị Đoan Trang
- Phiếu tín nhiệm của Quốc hội
- Phiếu trắng
- Philippines
- Phim ảnh
- Phim Tàu
- Phim Xích lô
- Phó Đức An
- Phò Trump
- Phòng cháy chữa cháy
- Phòng chống Covid-19
- Phòng chống dịch covid-19
- Phòng chống đại dịch covid-19
- Phòng chống đại dịch virus Vĩ Hán
- Phòng chống đại dịch virus Vũ Hán
- Phòng chống virus Vũ Hán
- Phòng ngự Biển Đông
- Phóng sinh
- Phòng thí nghiệm virus ở Vũ Hán
- phong thủy
- Phong thủy Thăng Long
- Phong tỏa Covid-19
- Phong tỏa đại dịch
- Phong tỏa hay không phong tỏa đại dịch
- Phong tỏa trong đại dịch
- Phong trào Áo Vàng
- Phong trào cờ đỏ
- phong trào dân chủ
- Phong trào dân chủ châu Á
- Phong trào đấu tranh dân chủ
- Phổ biến kiến thức
- phố cổ
- Phồn vinh giả tạo
- Phồn vinh Mỹ
- Phụ huynh
- Phú Mỹ Hưng
- Phụ nữ
- Phụ nữ Ukraine trong chiến tranh
- phú quốc
- Phúc Lai G.B
- Phúc Lai GB
- Phục vụ chính trị
- Phùng Liên Đoàn
- Phùng Quang Thanh
- Phuong Nguyen
- Phương Thảo
- Phương Thu
- Poroschenko
- Pottery Barn
- Prigozhin
- Prigozhin đảo chính
- Putin
- Putin - Kim Jong Un
- Putin thăm Việt Nam
- Quách Duy
- QUAD
- Quan chức Hà Nội
- Quan hệ Mỹ - ASEAN
- Quan hệ Mỹ - Việt
- quan chức
- Quan chức cao cấp
- Quan chức cấp cao
- Quan chức cộng sản
- Quan chức cộng sản hưu trí trước nhu cầu thức tỉnh
- Quan chức cộng sản thời nay
- Quan chức Cộng sản vào lò
- Quan chức CS
- Quan chức CS và từ chức
- Quan chức đảng
- Quan chức đảng từ trần
- Quan chức giáo dục
- Quan chức Hà Nội
- Quan chức kỹ trị
- Quan chức nói
- Quan chức nói và làm
- Quan chức quản lý đại dịch
- Quan chức tham nhũng
- Quan chức trong chống đại dịch virus Vũ Hán
- Quan chức tư pháp
- Quan chức tứ trụ
- Quan chức văn hóa
- Quan chức Việt Nam
- Quan chứcCS
- Quan điểm trung lập
- Quan hệ quốc tế
- Quan hệ Việt - Đức
- Quan hệ ASEAN - Mỹ
- Quan hệ ASEAN - TQ
- Quan hệ ASEAN - Trung Quốc
- Quan hệ Campuchia - Tàu Cộng
- Quan hệ Campuchia - Trung Quốc
- Quan hệ Campuchia - Việt Nam
- Quan hệ Châu Âu - Trung Cộng
- Quan hệ chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
- Quan hệ chiến lược Hoa Kỳ-Trung Quốc
- Quan hệ chiến lược Mỹ - Trung
- Quan hệ chiến lược toàn diện Việt - Trung
- Quan hệ Cuba và thế giới
- Quan hệ Czech - Việt Nam
- Quan hệ Dân chủ - Cộng hòa
- Quan hệ đối ngoại toàn cầu
- Quan hệ Đông Nam Á - Trung Quốc
- Quan hệ Đức - Việt
- Quan hệ EU - Hoa Kỳ
- Quan hệ EU - Hoa Kỳ - Trung Quốc
- Quan hệ EU - Tàu Cộng
- Quan hệ EU - Trung Quốc
- Quan hệ Giang - Tập
- Quan hệ hai đảng
- Quan hệ Hoa Kỳ - Đài Loan
- Quan hệ Hoa Kỳ - Philippines
- Quan hệ Israel - Iran
- Quan hệ Israel - Palestin - Hamas
- Quan hệ Israel - Palestine
- Quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc
- Quan hệ Lào - Trung
- Quan hệ Lithuania - Đài Loan
- Quan hệ Lithuania - Trung Quốc
- quan hệ môi răng
- Quan hệ Mỹ - Trung
- Quan hệ Mỹ - ASEAN
- Quan hệ Mỹ - Âu - Trung
- Quan hệ Mỹ - Campuchia - Trung
- Quan hệ Mỹ - Châu Âu
- Quan hệ Mỹ - Đài - Trung
- Quan hệ Mỹ - Đài Loan
- Quan hệ Mỹ - Đài Loan - Trung
- Quan hệ Mỹ - Đài Loan - Trung Quốc
- Quan hệ Mỹ - ĐNA
- Quan hệ Mỹ - Đông Nam Á
- Quan hệ Mỹ - Đông Nam Á - Trung
- Quan hệ Mỹ - Đông Nam Á - Trung Quốc
- Quan hệ Mỹ - EU - Trung Quốc
- Quan hệ Mỹ - Israel
- Quan hệ Mỹ - Nga
- Quan hệ Mỹ - Nhật
- Quan hệ Mỹ - Nhật - Trung
- Quan hê Mỹ - Trung
- Quan hệ Mỹ - Trung
- Quan hệ Mỹ - Trung - Đài
- Quan hệ Mỹ - Trung - Nga
- Quan hệ Mỹ - Úc
- Quan hệ Mỹ - Ukraine
- Quan hệ Mỹ - Việt
- Quan hệ Mỹ - Việt - Trung
- Quan hệ Mỹ - Việt Nam - ASEAN
- Quan hệ Mỹ – Trung
- Quan hệ Mỹ & đồng minh - Trung Quốc
- Quan hệ Mỹ Trung
- Quan hệ Mỹ-Trung
- Quan hệ NATO - Ukraine
- Quan hệ Nga - Ấn - Mỹ - phương Tây
- Quan hệ Nga - Ấn - Phương Tây
- Quan hệ Nga - EU - Ukraine
- Quan hệ Nga - NATO
- Quan hệ Nga - Triều Putin Kim Jong Un
- Quan hệ Nga - Trung
- Quan hệ Nga - Trung - Mỹ
- Quan hệ Nga - Trung Quốc
- Quan hệ Nga - Ukraine
- Quan hệ Nga - Việt
- Quan hệ Nga - Việt - UKraine
- Quan hệ Nga-Bắc Triều Tiên
- Quan hệ Nga-thế giới
- Quan hệ ngoại thương Trung Quốc - thế giới
- Quan hệ ngôn ngữ Nga - Ukraine
- Quan hệ Nhật - Đài
- Quan hệ Nhật - Trung
- Quan hệ Nhật - Việt
- Quan hệ Nhật Bản - ASEAN
- Quan hệ Nhật Đài chống TQ
- Quan hệ Pháp - Úc
- Quan hệ phương Tây - Trung Quốc
- Quan hệ Putin - Tập Cận Bình
- Quan hệ quân sự Việt - Trung
- Quan hệ quốc
- Quan hệ quốc tế
- Quan hệ quốc tế về kinh tế
- Quan hệ Tập - Putin
- Quan hệ Triều Tiên- Trung Quốc
- Quan hệ Trump - châu Âu
- Quan hệ Trump - NATO
- Quan hệ Trump - Tập - Putin hậu bầu cử Mỹ 2024
- Quan hệ Trung - ASEAN
- Quan hệ Trung - Bangladesh
- Quan hệ Trung - Đài
- Quan hệ Trung - Đức
- Quan hệ Trung - Indo
- Quan hệ Trung - Mỹ
- Quan hệ Trung - Nga
- Quan hệ Trung - Nga - Mỹ
- Quan hệ Trung - Nhật
- Quan hệ Trung - Úc
- Quan hệ Trung - Việt
- Quan hệ Trung Quốc - "Bộ tứ"
- Quan hệ Trung Quốc - ASEAN
- Quan hệ Trung Quốc - các nước Đông Bắc Á
- Quan hệ Trung Quốc - Đài Loan
- Quan hệ Trung Quốc - EU
- Quan hệ Trung Quốc - Hong Kong
- Quan hệ Trung Quốc - Mông Cổ
- Quan hệ Trung Quốc - Nga
- Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản
- Quan hệ Trung Quốc - Thế giới tự do
- Quan hệ Trung Quốc - Trung Á
- Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam
- Quan hệ Trung Quốc và cường quốc Á Úc
- Quan hệ truyền thống trong công xã nông thôn
- Quan hệ Úc - Trung
- Quan hệ Úc - Việt Nam
- Quan hệ Việt - Campuchia
- Quan hệ Việt - Campuchia - Trung
- Quan hệ Việt - Đức
- Quan hệ Việt - EU
- Quan hệ Việt - Lào
- Quan hệ Việt - Lào - Campuchia
- Quan hệ Việt - Mỹ
- Quan hệ Việt - Mỹ - Nga -Tàu
- Quan hệ Việt - Mỹ - Trung
- Quan hệ Việt - Mỹ - Trung Nâng cấp quan hệ chiến lược toàn diện Việt - Mỹ
- Quan hệ Việt - Nga
- Quan hệ Việt - Nga - Ukraine
- Quan hệ Việt - Nhật
- Quan hệ Việt - Pháp
- Quan hệ Việt - Thái
- Quan hệ Việt - Trung
- Quan hệ Việt - Trung - Mỹ
- Quan hệ Việt - Ukraine
- Quan hệ Việt -Trung
- Quan hệ Việt – Mỹ
- quan hệ Việt Đức
- Quan hệ Việt Mỹ
- Quan hệ Việt Nam - Asean
- Quan hệ Việt Nam - Campuchia
- Quan hệ Việt Nam - Cuba
- Quan hệ Việt Nam - EU
- Quan hệ Việt Nam - Hàn quốc
- Quan hệ Việt Nam - Indonesia
- Quan hệ Việt Nam - Thái Lan
- Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
- Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc - Philippines
- Quan hệ Việt Nam - Ukraine
- Quan hệ Việt Nam -Trung Quốc
- Quan hệ Việt Nam-Campuchia-Trung Quốc
- Quan hệ Việt-Mỹ
- Quan hệ Việt-Trung
- Quan hệ Việt–Mỹ
- Quan hệ VN - TQ
- Quan hệ xã hội
- Quan họ
- Quan liêu
- quản lý
- Quản lý AI
- Quản lý kinh tế
- Quản lý công nghệ
- Quản lý dân cư
- Quản lý di sản
- Quản lý dữ liệu
- Quản lý dữ liệu cá nhân
- Quản lý đất đai
- Quản lý đô thị
- Quản lý giao thông
- Quản lý hàng không
- Quản lý hành chính
- Quản lý kinh tê
- Quản lý kinh tế
- Quản lý lao động
- Quản lý mạng xã hội VN
- Quản lý môi trường
- Quản lý năng lượng
- Quản lý nguồn nước
- Quản lý nhà nước
- Quản lý nhà nước trong đại dịch
- Quản lý nhà nước trong đại dịch virus Vũ Hán
- Quản lý nhà nước về kinh tế
- Quản lý rừng tự nhiên
- Quản lý tài nguyên
- Quản lý tài nguyên khoáng sản thế giới
- Quản lý tài nguyên nước
- Quản lý thông tin
- Quản lý tiền công đức
- Quản lý tiền tệ
- Quản lý tôn giáo
- Quản lý truyền thông
- Quản lý và giám sát tài sản cá nhân
- Quản lý văn hoá
- Quản lý văn hóa
- Quản lý vốn công
- Quản lý xã hội
- Quản lý xã hội chống đại dịch
- Quản lý xã hội trong đại dịch
- Quản lý xã hội với đại dịch
- Quan niệm sống
- Quan Thế Dân
- Quan trí
- Quản trị công
- Quản trị đất nước
- Quản trị đất nước trong đại dịch
- Quản trị nhà nước
- Quản trị quốc gia
- Quản trị rừng
- Quản trị xã hội
- Quan và dân
- Quảng cáo
- Quang Minh Vu
- Quang Phạm
- Quang Thành
- Quân Đội
- Quân đội Nga
- Quân đội Trung Quốc
- Quân đội VN
- Quân đội VNCH
- Quân phiệt
- quân sự
- Quê hương
- Quốc gia
- Quốc hoa
- Quốc Hội
- Quốc hội châu Âu
- Quốc hội Hoa Kỳ
- Quốc hội Việt Nam
- Quốc khánh
- Quốc khánh trong nỗi sợ
- Quốc khánh trong nỗi sợ lòng dân
- Quốc khánh Trung Cộng
- Quốc kỳ
- Quốc phòng
- Quốc phòng Việt Nam
- Quốc tang
- Quốc Tế
- Quốc thể
- Quốc xã
- Quỹ 50K
- Quỹ đất Hà Nội
- quy định 214
- quy hoạch
- Quy hoạch cán bộ
- Quy hoạch đô thị
- Quy hoạch nhân sự
- Quy hoạch Thủ đô
- Quy hoạch thủy lợi
- Quy luật thị trường
- Quỹ nhân đạo
- Quyền biểu tình
- Quyền con người
- Quyền công dân
- quyền hạn
- Quyền lập hội
- Quyền lợi
- Quyền lực
- Quyền lực đảng
- Quyền lực Đảng CSVN
- Quyền lực mềm
- Quyền lực nhà nước
- Quyền lực và tha hóa
- Quyền phát triển
- Quyền riêng tư
- Quyền sở hữu
- Quyền thu thập thông tin
- Quyền trẻ em
- Quyền tự do dân chủ
- Quyền tự do đi lại
- Quyền tự do ngôn luận
- Quyền tự do thông tin
- Quỳnh Dao
- Rachel Adams
- Raul Pedrozo
- Raymond Powell
- Renaud Foucart
- René Pfister
- Reuters
- RFA
- RFI
- Richard Javad Heydarian
- RISE
- RLI
- Rọ mõm
- Robert A. Manning
- Rodrigo Duterte
- Roger Brent
- RSF
- Ruchir Sharma
- Rửa tiền
- Rừng
- Rừng phòng hộ
- Rừng quốc gia
- Ryan Hass
- Sách
- Sách giáo khoa
- Sách giáo khoa Ngữ văn
- Sách Hán Nôm
- Sách trắng Quốc phòng
- Sài Gòn
- Sài Gòn chống dịch covid-19
- Sài Gòn giữa đại dịch
- Sài Gòn trong đại dịch
- Sài Gòn và Hà Nội chống đại dịch virus Vũ Hán
- sai lầm
- Salushnyi
- Samantha Pearson
- Samsung
- Sản xuất chất bán dẫn
- Sản xuất chip
- Sản xuất lúa gạo
- Sáng kiến Vành đai và Con đường
- Sáp nhập tiền tệ
- Sarah Gilbert
- Sarkozy
- Sáu Dân
- Sáu Tường
- Sắc tộc
- Sầm Đức Xương
- Sân bay Long Thành
- Sân bay Tân Sơn Nhất
- Scott Andrew Fritzen
- SD Pradhan
- SEARAC
- Sergej J. Netschajew
- SGK
- Shangri-la
- Shimon Peres
- Shinzo Abe
- Siêu cử tri
- Silicon
- Simon Book
- Singapore
- Sính bằng cấp
- Sinh nhật
- Solzhenitsyn
- sòng bạc
- Song Chi
- Song Phan
- Sonnie Tran
- Số hóa
- sổ hộ khẩu
- Số liệu thống kê
- Số phận Chinazi
- Số phận người bất đồng chính kiến
- Số phận nông dân
- Sống chung với dịch virus Vũ Hán
- Sống chung với Covid-19
- sông Hồng
- Sông Mekong
- Sông Mékong
- Sông Mê Kông
- Sống nhân văn
- Sở hữu đất đai
- Sở hữu đất đai & Thu hồi đất đai
- Sở hữu đất đai và Thu hồi đất đai
- Sở hữu toàn dân
- Sở hữu toàn dân và tình trạng và cướp đất
- Sở hữu trí tuệ
- Sợ Tàu
- Spac
- sri lanka
- Stalin
- Stanford
- Stasi
- Stefan Wolff
- Stephen Nagy
- Sun Group
- SUNDAY TIMES
- Sùng bái cá nhân
- Suy giảm tài nguyên
- Suy nghĩ
- Suy thoái kinh tế
- Suy tôn lãnh đạo
- suy tư
- Sử dụng chì
- Sự kiện 2021
- Sự kiện chính trị 2021
- Sử Liệu
- Sự nóng lên toàn cầu
- Sư sãi
- Sư sãi thời kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Sư thật sư giả
- Sư thật và sư giả
- Sức mạnh quân sự Mỹ
- Sức sống dân tộc
- Sức sống Ukraine
- Sức sống XHDS
- Syria
- Syrskyi
- T. Greg McKelvey
- Tạ Duy Anh
- Tạ Kiều Trang
- Tạ Phong Tần
- Tạ Tỵ
- Tả và hữu trong nền chính trị dân chủ
- Tác động của chính sách
- tái cấu trúc
- Tài chính
- Tài chính ngân hàng
- Tai họa
- Tài năng
- Tài nguyên
- Tài nguyên môi trường
- Tài nguyên nước
- Tam duy
- Tam Đảo
- Tam quyền phân lập
- Tàn dư phe XHCN hiện nay
- tản mạn
- Tản mạn chính trị
- Tản mạn thời thế
- tàn phá
- Tang lễ Nguyễn Trọng Vĩnh
- Tạp chí Bách Khoa
- Tạp chí Diễn đàn
- Tasnim Nazeer
- Tàu cá Trung Quốc
- Tàu cá VN bị tấn công
- Tàu Cộng
- Tàu sân bay Âu Mỹ đến Biển Đông
- Tăng giá điện
- Tăng lương
- tăng thuế
- tăng trưởng
- Tâm linh
- Tâm lý chiến lang
- Tâm lý dân tộc
- Tâm lý nhà độc tài
- Tâm lý thời đại
- Tâm lý xã hội
- Tầm nhìn của Đảng Cộng sản
- Tâm thư mạo danh
- Tâm trạng xã hội
- Tấn công mạng
- Tân Cương
- Tần Cương
- Tân Đại sứ Mỹ
- Tân Hiệp Phát
- Tân Hoàng Minh
- Tân Rai
- Tầng lớp tinh hoa
- Tập Cận Bình
- Tập Cận Bình - Lý khắc Cường
- Tập Cận Bình Chiến lược Vành đai và con đường
- Tập Cận Bình tham vọng và thực tế
- Tập đoàn tham nhũng
- Tập đoàn xe Grab biểu tình
- Tập hợp xã hội
- Tập quyền
- Tập quyền tham nhũng
- tập thể
- Tập trận RIMPAC
- Tẩy chay Trung Quốc
- Tây Nguyên
- Tây sơn
- Tây tạng
- Tedros Adhanom Ghebreyesus
- Test kit Việt Á
- Tệ nạn
- Tên cơ quan nhà nước
- tên lạ
- Tết
- Tết Trồng cây
- Tha hóa xã hội
- Thả thơ Rằm tháng Giêng
- Thạch Quỳ
- Thái Lan
- Thái Anh Văn
- Thái Bá Tân
- Thái Hạo
- Thái Kế Toại
- Thái Lan
- Thái tử đảng
- Tham
- Tham nhũng
- Thảm họa Cộng sản
- Thảm họa môi trường
- Tham nhũng
- Tham nhũng chính sách
- Tham nhũng đấu thầu
- Tham nhũng giáo dục
- Tham nhũng nhiệm kỳ
- Tham nhũng ở Việt Nam
- Tham nhũng quyền lực
- Tham nhũng y tế
- Tham nhũng’
- Thảm sát Bucha
- Thảm sát Gạc Ma
- Tham vọng bá chủ
- Tham vọng quyền lực
- Tham vọng Trung Quốc
- Thành Chương
- Thành Được
- Thanh Hà
- thanh lọc
- Thành ngữ tục ngữ
- Thanh niên
- Thanh Thảo
- Thành thật
- thành tích dổm
- Thanh toán Nhân dân tệ
- Thanh tra
- thanh trừng
- thanh trừng quân đội Trung Quốc
- Thanh Tùng
- Thành ủy Hà Nội
- Thành viên Liên hợp quốc
- thanhnien
- thao túng chính trị
- Thao túng tiền tệ
- Thăm nuôi tù cải tạo
- Thặng dư thương mại
- Thăng Long
- Thân phận nông dân
- Thân phận dân tộc Việt Nam dưới thời Cộng sản
- Thân phận dân Việt
- Thân phận người Việt
- Thất nghiệp
- thầy giáo
- The Diplomat
- Thẻ đảng
- The Economist
- Thẻ vàng/đỏ thuỷ sản
- thể chế
- Thể chế cận huyết
- Thể chế chính trị
- Thể chế chính trị ở Việt Nam
- Thể chế chính trị Việt Nam
- Thể chế Cộng sản
- Thể chế cộng sản bế tắc
- Thể chế CS
- Thể chế dân chủ
- Thể chế dân chủ và lá phiếu
- Thể chế đảng CS
- Thể chế độc tài
- Thế chế trong buổi mạt vận
- Thể chế và công lý
- Thể chế và đồng tiền
- Thể chế và kinh tế
- Thể chế và lòng dân
- Thể chế và lối thoát
- Thể chế và pháp luật
- Thể chế và phát triển
- Thể chế Việt Nam
- Thế chiến thứ Ba
- Thể dục thể thao
- Thế giới
- Thế giới 2021
- Thế giới 2022
- Thế giới 2023
- Thế giới cảnh giác Trung Cộng
- Thế giới chống Trung Quốc
- Thế giới tẩy chay Tàu Cộng
- Thế giới tẩy chay Trung Quốc
- Thế gới quan tâm tù nhân lương tâm ở Việt Nam
- Thế hệ theo đảng
- thế hệ trẻ
- Thế lực chống lưng
- Thế lực thù địch
- Thề nguyền ở QH
- Thể thao
- Thế vận hội Bắc Kinh
- Thềm lục địa
- thi đua
- Thi tốt nghiệp phổ thông
- Thị trường
- thị trường chứng khoán
- Thị trường kinh tế
- Thị trường tài chính
- Thị Vải
- Thích Chân Quang
- Thích Minh Tuệ
- Thích Nhất Hạnh
- Thích Nhất Hạnh và Nguyễn Ngọc Lan
- Thích Quảng Độ
- Thích Trí Quang
- Thích Trúc Thái Minh
- Thích Tuệ Sĩ
- Thích Tuệ Sỹ
- Thiên An Môn
- Thiện nguyện tài phiệt
- thiên nhiên
- Thiên tai
- thiết chế xã hội
- Thiểu số thức tỉnh
- Thiều Thị Tân
- Thiệu Thiện Ba
- thiếu văn hóa
- Thỉnh nguyện và tiếp nhận
- Thoả thuận ngũ cốc
- thoả ước Thành Đô
- thòa ước Thành Đô
- Thoái Đảng
- Thoái hóa đoàn thể cánh tay của CS
- Thoát Cộng
- Thoát Trung
- Thomas Franke
- Thomas Lim
- Thổ Nhĩ Kỳ
- Thông điệp
- Thống nhất đất nước
- Thống nhất và khác biệt
- Thông tin
- Thông tin "dỏm"
- Thông tin giả
- Thông tin vaccine
- Thông tư 19
- Thơ
- thơ ca
- Thơ và hiện thực
- Thơ văn Lý - Trần
- Thời cơ
- Thời đại
- Thời Pháp thuộc
- Thủ đoạn Tàu Cộng
- Thủ đô
- Thủ đô Hà Nội
- Thù hận và viễn kiến
- thu hồi đất
- Thu Quỳnh
- Thu thập DNA
- Thủ Thiêm
- Thủ tục hành chính
- Thủ tướng
- Thục Quyên
- Thục-Quyên
- thuế
- Thuế carbon
- Thuế môi trường
- Thuế quan
- Thuế suất văn hóa
- Thuế tài sản
- Thuế tối thiểu toàn cầu
- thùng nhân
- Thuốc giả
- Thuỷ điện
- thủy điện
- Thủy điện Lan Thương
- Thủy điện Lancang (TQ)
- Thủy điện Luang Prabang
- Thủy điện Mekong
- Thủy điện Mékong
- Thủy điện miền Trung
- Thủy điện miền Trung xả lũ
- Thủy điện thượng nguồn Mékong
- Thủy điện Trung Quốc trên sông Lan Thương
- Thủy điện và môi trường
- Thủy hải sản
- Thụy Linh
- Thuỷ lợi
- Thủy lợi
- Thụy My
- Thúy Nga Paris By Night
- Thủy Tiên
- thuyền nhân
- Thuyết âm mưu
- Thuyết âm mưu virus Vũ Hán
- Thư
- thư bạn đọc
- Thư bày tỏ quan điểm chính trị
- Thư giãn
- Thư giãn Chủ nhật
- Thư giãn CN
- thư giãn cuối tuần
- thư gửi bạn đọc
- Thư ngỏ
- Thư tín
- Thực chất quan hệ Trung - Việt
- Thực dụng Mỹ
- Thực hành dân chủ
- Thức tỉnh ý thức dân chủ trong dân chúng
- thực trạng đất nước
- Thương binh Liệt sĩ
- Thương chiến Mỹ - Trung
- Thương chiến Nỹ - Trung
- Thượng đỉnh Dân chủ
- Thượng đỉnh Trump - Kim
- Thương hiệu
- Thương mại điện tử
- thương mại quốc tế
- Thương mại toàn cầu
- Thương mại Việt - Mỹ
- Thương mại Việt - Trung
- Thương mại Việt Mỹ
- Thưởng thức nghệ thuật
- Thượng Tùng
- Tia Sáng
- Tiêm chủng
- tiềm lực
- Tiêm vaccine chống Virus Vũ Hán
- Tiến hóa
- Tiên học lễ hậu học văn
- Tiên hộc lễ
- Tiền lương
- tiến sĩ
- Tiền TQ
- Tiếng dân
- Tiếng nói của Tuổi trẻ
- Tiếng nói của xã hội dân sự
- Tiếng nói phản chiến ở Nga
- Tiếng nói trí thức Việt Kiều góp phần xây dựng đất nước
- Tiếng nói vì dân
- Tiếng thơ tự do
- Tiếng Việt
- Tiết kiệm
- Tiêu hủy tranh
- Tiểu thuyết "1984"
- Tiểu thuyết Chốn Vắng
- tiêu tiền TQ trên đất VN
- Timothy Snyder
- Timothy Taylor
- Tín chỉ carbon
- tin giả
- Tín ngưỡng
- Tín ngưỡng và mê tín
- Tin tặc
- tin tặc tấn công
- Tin tức
- Tình báo
- Tình báo kinh tế
- Tính chính danh của nhà nước cộng sản
- tính đảng
- Tinh giản bộ máy
- Tình hữu nghị vô sản
- Tình người
- Tình người Cộng sản
- Tinh thần công dân
- Tinh thần quý tộc
- Tình yêu Tổ quốc
- Titan
- TKV
- TM111
- Toà án
- tòa án
- Tòa án CS
- Toà án Hình sự Quốc tế
- Tòa án Quốc tế
- Toà án Việt Nam
- Tòa trọng tài Quốc tế
- toàn cầu hóa
- Toán học
- tố
- Tố Cáo
- Tổ chức nhà nước
- Tổ chức nhân sự
- Tổ chức quần chúng của đảng
- Tổ chức tín dụng
- Tổ chức xã hội dân sự
- Tô Hải
- Tô Huy Rứa
- Tô Lâm
- Tổ quốc
- Tổ quốc và thể chế
- Tô Thuỳ Yên
- Tô Thức
- Tố tụng
- Tô Văn Lai
- Tô Văn Trường
- Tội ác Đồng Tâm
- Tội ác chiến tranh
- Tội ác Đồng Tâm
- Tội phạm công nghệ cao
- Tội phạm tham nhũng
- Tôi phạm VN tại Czech
- tôn giáo
- Tôn giáo và chính quyền
- Tôn giáo và dân tộc
- Tôn Quốc Tường
- Tổng cục 2
- Tổng kết một năm
- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
- Tổng tấn công Mậu Thân 1968
- TP Hồ Chí Minh
- TP Mariupol của UKraine
- TQ bị tẩy chay
- TQ che dấu dịch bệnh
- TQ mua gỗ Thái Bình Dương
- Trà My
- Trả nợ nước ngoài
- tra tấn
- Tra tấn và nhục hình
- Trách nhiệm công dân
- Trách nhiệm Nhà nước
- Trách nhiệm quan chức
- trách nhiệm Trung Quốc
- Trách nhiệm xã hội
- Trái đất
- Trại súc vật
- Trang Bauxite Việt Nam
- Trang Nguyen
- Tranh ăn
- tranh chấp ruộng đất
- Tranh cử Tổng thốn Mỹ
- Tranh luận
- Trao đổi ý kiến
- Trào lộng
- tráo trở Tàu Cộng
- Trần Anh Hùng
- Trấn áp bất đồng
- Trấn áp công luận
- Trần Doãn Nho
- Trần Duy Long
- Trần Đại Quang
- Trần Đĩnh
- Trần Đình Thiên
- Trần Đình Triển
- Trần Độ
- Trần Đông A
- Trần Đức Thạch
- Trần Gia Huấn
- Trần Hoài Dương
- Trần Hoài Thư
- Trần Hồng Hà
- Trần Huy Quang
- Trần Huỳnh Duy Thức
- Trần Hữu Dũng
- Trần Khải Thanh Thủy
- Trần Kiên
- Trần Minh Tuấn
- Trần Mộng Tú
- Trần Ngọc Cư
- Trần Ngọc Ninh
- Trần Nhơn
- Trần Nhương
- Trần Quyết Thắng
- Trần Thế Kỷ
- Trần Thị Nga
- Trần Thị Trường
- Trần Thủ Độ
- Trần Trọng Kim
- Trần Trung Đạo
- Trần Văn Chánh
- Trần Văn Phương
- Trần Văn Thọ
- Trần Văn Thủy
- Trần Vũ Hải
- Trần Xuân Bách
- Trật tự thế giới trong Toàn cầu hóa
- Trẻ em
- Trí thức
- Trí thức bất đồng
- Trí thức bên thua cuộc
- Trí thức bỏ đảng
- Trí thức dấn thân
- Trí thức độc lập
- Trí thức gốc Việt
- Trí thức hải ngoại
- Trí thức miền Nam
- Trí thức miền Nam sau 1975
- Trí thức người Việt quốc gia
- Trí thức theo đảng
- Trí thức tinh hoa
- Trí thức trong thể chế CS
- Trí thức trong xã hội cộng sản
- Trí thức và hiện tình đất nước
- Trí thức và thể chế
- Trí thức và thời cuộc
- Trí thức và văn hóa
- Trí thức Việt Nam
- Trí thức yêu nước
- Trí tuệ nhân tạo
- Trí tuệ nhân tạo trong công nghệ truyền thông
- Triển lãm tranh gò đồng Phạm Xuân Trường
- Triển lãm tranh khắc đồng của PXT
- Triển lãm tranh khắc đồng PXT
- Triển vọng Sài Gòn sau đại dịch
- Triều Tiên
- Trịnh Bá Khiêm
- Trịnh Bá Phương
- Trịnh Bá Tư
- Trình Bội Minh
- Trịnh Khải Nguyên-Chương
- Trịnh Thị Thảo
- Trịnh Vĩnh Bình
- Trịnh Xuân Thanh
- trò hề bầu cử
- Trọng dụng người tài
- Trọng Thanh
- Trọng Thành
- trốn chạy cộng sản
- Trồng cần sa xứ người
- Trồng rừng
- Trợ giá
- Trơ trẽn Tàu Cộng
- Trúc Linh
- Trục ma quỷ mới
- Trúc Phương
- Trúc Thích Thái Minh
- Trump
- Trump và Biden
- Trumpism
- Trung - Mỹ
- Trung Cộng
- Trung Cộng & mưu mô bành trướng
- Trung Cộng phát triển thần kỳ
- Trung Đông
- Trung Hoa
- Trung Hoa mộng
- Trung Khang
- Trung lập
- Trung Quốc
- Trung Quốc - Campuchia
- Trung Quốc - Hoa Kỳ
- Trung Quốc bành trướng
- Trung Quốc cướp đảo
- Trung Quốc đuổi theo Mỹ
- Trung quốc thao túng
- Trung Quốc và dự án Vành đai và Con đường
- Trung Quốc và Đông Nam Á
- Trung Quốc và phần còn lại của thế giới
- Trung Quốc xâm chiếm Gạc Ma
- Trung Quốc xâm nhập biên giới
- Trung Quốc xâm nhập trái phép
- trung với Đảng
- Truy nguồn virus Vũ Hán
- Truyện chưởng
- truyền hình
- Truyện Kiều
- truyền thông
- Truyền thông bẩn
- Truyền thông cộng sản
- Truyền thông CS
- Truyền thông định hướng
- truyền thông mạng
- Truyền thông nhà nước
- Truyền thông ở Việt Nam
- Truyền thông quốc gia và sự trục lợi
- Truyền thông số
- Truyền thông về cứu trợ bão lụt
- Truyên truyền CS
- Trực cảm chính nghĩa
- Trưng cầu dân ý
- Trưng cầu dân ý sáp nhập lãnh thổ Ukraine vào Nga
- Trừng phạt kinh tế
- Trương Duy Nhất
- Trường hợp Thụy Điển
- Trương Mỹ Lan
- Trường Sa
- Trương Tấn Sang
- Trương Thị Mai
- Trương Tuần
- Trương Văn Dũng
- Trường viết văn Nguyễn Du
- Trương Vĩnh Ký
- TS Nguyễn Văn Tuấn
- TT Biden
- Tu hành
- Tù ngục và tự do
- Tù nhân lương tâm
- tù nhân chính trị
- tù nhân lương tâm
- Tù nhân lương tâm dưới chế độ Cộng sản
- Tù nhân tâm thần
- Tù nhân trong đại dịch
- Tu thật tu giả
- Tu thật và tu giả
- Tuấn Khanh
- Tuệ Sỹ
- Tuổi trẻ
- Tuổi trẻ thức tỉnh
- Tuổi trẻ Việt Nam
- Tuyên bố
- Tuyên bố chung Hoa Kỳ - Phillippines
- Tuyến cáp biển
- Tuyên giáo
- Tuyên ngôn cộng sản
- Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
- Tuyên truyền
- Tuyên truyền Cộng sản
- Tuyên truyền xã hội chủ nghĩa
- Tuyệt chủng
- Tuyệt thực
- Tự do ngôn luận
- Tự tử
- tư bản đỏ
- Tư bản thân hữu
- Tự bào chữa
- Tư cách lãnh đạo
- từ chức
- Từ chức và cách chức
- Tự do
- Tự do báo chí
- Tự do cá nhân
- Tự do chính kiến
- Tự do dân chủ
- Tự do học thuật
- Tự do lập hội
- tự do ngôn luận
- Tự do sáng tác
- Tự do sáng tạo
- tự do thông tin
- Tự do tín ngưỡng
- tự do tôn giáo
- Tự do tư tưởng
- Tự do và giới hạn
- Tự do và nô lệ
- Tự do và phản biện
- Tự do yêu nước
- Tư duy CS
- Tư duy quan chức
- Tử Đinh Hương
- Tự giải cứu bằng xe máy và đi bộ
- Tư Giang
- Tự hào
- Tư liệu
- Tự lực văn đoàn
- Tư pháp
- Tư pháp CS
- Tự sát ở đồn công an
- Từ thiện
- Từ Thức
- tự tôn dân tộc
- Tứ trụ
- Tứ trụ phát ngôn
- Tử tù
- Tử tù Đặng Văn Hién
- Tử tù Hồ Duy Hải
- Tử tù Lê Văn Mạnh
- Tự tử
- Tư tưởng cộng sản
- Tư tưởng Phan Châu Trinh
- Tự ứng cử
- Tử vong vì covid-19
- Tường An
- Tường biên giới
- Tượng đài
- Tượng đài Trần Hưng đạo
- Tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo
- Tương lai dân tộc
- Tướng lĩnh CS
- Tưởng niệm
- Tương quan chiến lược Mỹ - Trung
- Tương quan so sánh Ukraine - Việt Nam
- Tượng Trần Hưng Đạo
- Tỵ nạn giáo dục
- Tỷ phú Charles ‘Chuck’ Feeney
- Úc
- Úc Châu
- Úc-Trung Quốc
- Ukraine
- Ukraine - EU
- Ukraine - Hoa Kỳ
- Ukraine - NATO
- Ukraine chống Nga xâm lược
- Ukraine chống tham nhũng
- Ukraine chống xâm lược
- Ukraine chống xâm lược Nga
- Ukraine và Biển Đông
- Umeda Kunio
- UNCLOS
- Ủng hộ Putin
- Ủng hộ Ukraine
- Ủng hộ Ukraine chống Putin cướp nước diệt chủng
- UNWGAD
- Ủy ban Âu châu
- Uỷ ban Bảo vệ Ký giả
- Ứng cử vào Hội đồng Bao an LHQ
- Ứng xử
- Ước vọng năm mới
- Vaccine chống coronavirus
- Vaccine chống Covid-19
- Vaccine chống Covid-19 của Trung Cộng
- Vaccine chống covid-19 của Trung Quốc
- Vaccine chống Covid-19 của Việt Nam
- Vaccine chống Virus Vũ Hán
- Vaccine chống virus Vũ Hán của VN
- Vaccine chống virus Vũ Hán đến VN
- Vaccine chống virus Vũ Hán ở VN
- Vaccine chống Vrus Vũ Hán
- Vaccine Tàu Cộng
- Vaccine Trung Cộng
- Vaccine Trung Quốc
- Vaccine Trung Quốc chống virus Vũ Hán
- Vaccine Trung Quốc ở Việt Nam
- Vaccine Việt Nam
- Vai trò cá nhân trong lịch sử
- Vai trò của Mỹ với thế giới
- Vai trò của Mỹ hậu Trump
- Vai trò Hoa Kỳ ở Châu Á Thái Bình Dương
- Vai trò người đứng đầu nhà nước trong đại dịch
- Vai trò nhà nước đối phó đại dịch covid-19
- Vai trò trí thức trong thể chế
- Vãn hóa
- Van Nguyen
- Vạn Thịnh Phát
- Vàng trong nền kinh tế
- Vành đai và Con đường
- Vào đời
- VASFCESR
- văn chương "cách mạng"
- Văn chương miền Nam Việt Nam
- Văn chương và quyền lực
- Văn đoàn độc lập
- Văn Giang
- văn hoá
- Văn hóa
- Văn hóa bạo lực
- Văn hóa công chức
- Văn hóa cộng sản
- Văn hoá của quan chức Việt Nam
- Văn hoá đọc
- Văn hóa Hán
- Văn hóa lối sống
- Văn hóa miền Nam
- Văn hóa Phật giáo
- Văn hóa quan chức
- Văn hóa súng
- Văn hoá suy mạt
- Văn hoá tâm linh
- Văn hóa tên đường
- Văn hóa ứng xử
- Văn hoá và chính trị
- Văn hoá văn nghệ
- Văn hoá xã hội
- Văn hóa xã hội
- Văn học
- Văn học đương đại Trung Quốc
- Văn học hải ngoại
- Văn học miền Nam 1954-1975
- Văn học nghệ thuật
- Văn học nghệ thuật bao cấp
- Văn học nghệ thuật Chủ nhật
- Văn học nghệ thuật XHCN
- Văn học nữ giới
- Văn học phản tỉnh
- Văn học thời đổi mới
- Văn học và hiện thực
- văn học Việt Nam
- Văn kiện Đảng
- văn minh sông Hồng
- Văn nghệ
- Văn nghệ phục vụ chính trị
- Văn nghệ sĩ miền Bắc
- Văn nghệ sĩ miền Nam trước 1975
- Văn nghệ XHCN
- Văn Việt
- Vận chuyển hàng hoá quốc tế
- Vấn đề nhập cư
- vân đồn
- Vận mệnh Đảng Cộng sản Việt Nam
- Vận mệnh tương đồng
- Vấn nạn giáo dục khó gỡ
- Vấn nạn TPHCM
- Vấn nạn tượng đài
- Vận nước
- Vân Phạm
- Vật lý học
- Vedan
- Venezuela
- Về nước đầu tư
- VFA
- vì dân
- Vị trí của Hoa Kỳ trong thế giới tự do dân chủ hiện nay
- Vị trí Hoa Kỳ
- Vị trí xã hội
- Vị Xuyên
- viettel
- Việc làm
- Viên chức
- Viên Đăng Huy
- Viện Khổng Tử
- Viện NA
- Viện trợ An ninh Chính thức OSA
- Viện trợ Ukraine
- Viếng tang
- Việt - Mỹ
- Việt - Mỹ dưới thời Biden
- Việt - Trung
- Việt - Trung - Đài
- Việt - Trung: Môi hở răng lạnh
- Việt Á
- Việt Cộng và Trung Cộng
- Việt Khang
- Việt kiều
- Việt Kiều về xây dựng đất nước
- Việt Minh
- Việt Nam
- Việt Nam - EU
- Việt Nam - Hoa Kỳ
- Việt Nam - Liên Xô
- Việt Nam - Ukraine
- Việt Nam - Vatican
- Việt Nam 2018
- Việt Nam 2019
- Việt Nam 2023
- Việt Nam bắt cóc người tại Đức
- Việt Nam chống dịch covid-19
- Việt Nam Cộng hòa
- Việt Nam Đổi mới sáng tạo
- Việt Nam là bãi rác của thế giới
- Việt Nam năm Quý Mão
- Việt Nam Quốc dân đảng
- Việt Nam thời báo
- Việt Nam trên bàn cờ thế giới hiện tại
- Việt Nam trong ASEAN
- Việt Nam trong Liên Hợp Quốc
- Việt Nam trong quan hệ chiến lược của Mỹ và Anh
- Việt Nam trong thế đối đầu Trung - Mỹ
- Việt Nam và 3 cường quốc
- Việt Nam và AUKUS
- Việt Nam và Virus Covid-19
- Việt Nam xã hội hóa mua vaccine
- Việt Phương
- Viết sử
- Viktor Orban
- Vin group
- Vinashin
- Vinfast
- Vingroup
- Virus Vũ Hán
- virus nhân tạo
- Virus Tàu Cộng
- Virus Trung Quốc
- Virus Trung Quốc và CS Việt Nam
- Virus Trung Quốc và người nghèo
- Virus Trung Quốc và Việt Nam
- Virus Vũ Hán
- Virus Vũ Hán và ĐCSTQ
- Virus Vũ Hán và Việt Nam
- VN cấm lãnh đạo tổ chức nhân quyền nhập cảnh
- VN chống dịch Virus Vũ Hán
- VN chống Virus Vũ Hán
- VN trong quan hệ đại cường
- VN và ASEAN giữa đại dịch và Biển Đông
- VN-Ukraine
- VNexpress
- VNTB
- Võ An Đôn
- Võ Duy Nghi
- Võ Hồng Phúc
- Võ Kim Cự
- Võ Nguyên Giáp
- Võ Thị Hải Minh
- Võ Tòng Xuân
- Võ Văn Kiệt
- Võ Văn Quản
- Võ Văn Tạo
- Võ Văn Thưởng
- Võ Xuân Sơn
- VOA
- Volodymyr Zelenskiy
- Volodymyr Zelenskyi
- Vô danh
- Vốn hỗ trợ doanh nghiệp
- vỡ nợ
- Vỡ nợ nước ngoài
- Vỡ trận Covid
- Vụ án "xét lại chống đảng"
- Vụ án Chất độc Da cam
- Vụ án Chuyến bay giải cứu
- Vụ án cô Lê Thi Dung
- Vụ án Đồng Tâm
- Vụ án Hàn Đức Long
- Vụ án Hồ Duy Hải
- Vụ án Lê Thị Dung
- Vụ án Lưu Bình Nhưỡng
- Vụ án Năm Cam
- Vụ án Nguyễn Văn Chưởng
- Vụ án Vạn Thịnh Phát
- Vụ án xét lại chống đảng
- Vụ AVG
- Vũ Cao Đàm
- Vu cáo học thuật
- Vũ Đình Huỳnh
- Vũ Đức Đam
- Vũ Đức Khanh
- Vũ Huy Hoàng
- vũ khí
- vũ khí hạt nhân
- Vũ khí sinh học
- Vũ Khoan
- Vu khống chữ nghĩa
- Vụ kiện chất độc da cam
- Vụ kiện chất độc da cam tại Pháp
- Vụ kiện Formosa
- Vụ kiện Trung Quốc về Biển Đông của Philippines lên Tòa án quốc tế
- Vũ Kim Hạnh
- Vũ Ngọc Bảo
- Vũ Ngọc Chi
- Vũ Ngọc Hoàng
- Vũ Ngọc Tiến
- Vũ Quốc Thúc
- Vũ Thành An
- Vụ Thiền Am
- Vũ Thư Hiên
- Vụ Trịnh Xuân Thanh
- Vũ Tường
- Vụ Việt Á
- Vua cờ Kasparov
- Vua Lê Chúa Trịnh
- Vũng Áng
- Vùng cấm bay
- Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)
- Vùng EEZ
- Vùng miền
- Vườn quốc gia Cát Tiên
- Vườn rau Lộc Hưng
- Vương Trí Nhàn
- Vượt biên
- Vượt biên tìm đường sống
- Vượt biên trái phép
- Vượt biên trái phép sang VN
- Wall Street Journal
- Walter Russell Mead
- Wang Jisi
- WHO
- Will Nguyễn
- William Pesek
- William Winberg
- WJP
- World Bank
- World cup
- WTO
- Xã hội dân sự
- Xã Hội
- Xã hội chủ nghĩa
- Xã hội công dân
- Xã hội cộng sản
- Xã hội dân chủ
- xã hội dân sự
- Xã hội dân sự đang lớn mạnh
- Xã hội đen
- Xã hội Mỹ
- Xã hội tha hóa
- Xã hội toàn trị
- Xã hội Trung Quốc
- Xã hội tự do
- Xả lũ
- Xăng dầu
- Xâm lược kinh tế
- Xâm lược mềm
- Xâm lược mềm của Tàu Cộng
- Xâm phạm quyền riêng tư
- Xây dựng Chủ nghĩa xã hội
- Xây cầu
- xây dựng
- Xây dựng luật
- Xe tự lái
- Xét nghiệm covid-19
- Xét nghiệm đại trà
- XHCN
- XHDS
- Xoay trục sang châu Á
- Xô viết
- Xu hướng thoát Trung
- Xuân Duy
- Xuất bản sách
- Xuất khẩu
- Xuất khẩu chính ngạch sang TQ
- Xuất khẩu cửa khẩu phía Bắc
- Xuất khẩu gạo
- Xuất khẩu lao động
- Xuất khẩu nông sản sang TQ
- xung đột
- Xung đột ở dải Gaza
- Xung đột Trung Đông
- Xung đột Ukraine
- Xử án
- Xử lý môi trường
- Xưng hô
- Ý dân
- Y đức
- Ý kiến
- Y tế
- Y tế chống đại dịch virus Vũ Hán
- Y tế Nhà tù
- Y tế Việt Nam
- Ý thức hệ
- Ý thức pháp luật
- Yeltsin
- Yến Năng
- Yêu cầu Tập Cận Bình từ chức
- yêu nước
- Yêu sách
- Yêu sách 8 điểm năm 2019
- Yêu Trump và ghét Trump
- Zachary Abuza
- Zack Cooper
- Zaluzhnyi
- Zelenska
- Zelenskiy
- Zelenskyi
- Zero-Covid
- Zhao Jianwei
- ���Giáo Dục�
- ���Pháp Luật�
- ���Sử Liệu�