Năng lượng hạt nhân ở Việt Nam: Mỹ và Nga tranh nhau

Matt Steinglass

image Trước đây, khi miền Bắc Việt Nam ủng hộ Nga, còn miền Nam thì theo Mỹ, cả hai siêu cường này không hề nghĩ đến chuyện xây dựng một nhà máy năng lượng hạt nhân tại Việt Nam.

Nhưng hôm nay, Nga và Mỹ đang cố gắng gây ảnh hưởng lên Việt Nam, và họ rao bán lò phản ứng hạt nhân cho Việt Nam.

Tổng Giám đốc của Rosatom – Tập đoàn năng lượng hạt nhân độc quyền của nhà nước Nga – Sergei Kirienko, thăm Hà Nội vào hôm thứ 6 và bắt tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Vào tháng 12 năm ngoái, ông Dũng thăm Moscow. Hai tháng sau, ông tuyên bố hợp đồng xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2020 sẽ được giao cho chi nhánh xuất khẩu của Rosatom, Atomstroiexport.

Ông Dũng cũng dự định cùng với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký bản dự thảo cuối cùng của thỏa thuận xây dựng khi vị Tổng thống Nga thăm Hà Nội vào tháng 10.

Trong cùng thời điểm này, Hà Nội đang đàm phán Hiệp định 123 với Mỹ, hiệp định này cho phép Việt Nam nhập công nghệ hạt nhân từ Mỹ.

Westinghouse Electric và Công ty Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản Hitachi-GE – cùng sử dụng công nghệ của Mỹ, đang đấu thầu hợp đồng lò phản ứng hạt nhân thứ hai của Việt Nam. Một nhóm chuyên gia Mỹ đến Hà Nội vào đầu tháng 7 để thảo luận về Hiệp định 123, và Đại diện Sứ quán Mỹ Michael Michalak dự đoán rằng các điều khoản của Hiệp định sẽ được thống nhất vào cuối năm.

Việt Nam chưa giải thích rõ lý do vì sao lại giao hợp đồng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên cho Rosatom. Trong một hội thảo về an toàn hạt nhân ở Hà Nội vào tháng 6, một chuyên gia Việt Nam cho biết những lò phản ứng hạt nhân chịu được áp suất cao của Nga hoạt động tốt hơn thiết kế của Mỹ, và giá cũng rẻ hơn.

Tuy nhiên một số nhà phân tích chỉ ra rằng, khi ở Moscow vào tháng 2 để ký hợp đồng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên này, ông Dũng cũng đặt hàng 3,2 tỷ đô vũ khí quân sự của Nga.

Ở Hà Nội vào tháng 7, trong khoảng thời gian các chuyên gia Mỹ và Việt Nam đang đàm phán về Hiệp định 123, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tham dự cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, và thể hiện sự ủng hộ ngầm đối với tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trong chanh trấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Vào tháng 8, hải quân Mỹ và Việt Nam cùng tổ chức một vài bài tập quân sự lần đầu tiên trong lịch sử.

Trong cùng thời điểm này, Việt Nam có vẻ không suy tính về việc mua lò phản ứng hạt nhân từ các công ty Trung Quốc. Thỉnh thoảng, các quan chức năng lượng của Việt Nam lại thông báo về các cuộc thảo luận với giám đốc các công ty năng lượng hạt nhân của Pháp, đặc biệt là về vấn đề an toàn hạt nhân. Các công ty Nam Hàn có vẻ như bị bỏ ngoài cuộc.

Tóm lại: Các chuyên gia Việt Nam tin rằng việc lựa chọn công ty nào sẽ xây dựng lò phản ứng hạt nhân thứ hai sẽ phụ thuộc vào định hướng chiến lược.

Trong quan hệ quốc phòng, Việt Nam thường nói là muốn kết bạn với tất cả các nước. Tình bạn này sẽ sâu sắc hơn gấp bội đối với các quốc gia có lực lượng quân đội hùng hậu và công nghệ hạt nhân cấp tiến.

Hà Nội đã cho phép Moscow bày tỏ tình hữu nghị. Có vẻ như tiếp theo sẽ đến lượt Washington.

DTKT dịch

Nguồn: http://blogs.ft.com/beyond-brics/2010/09/06/vietnam-nuclear-power/

Người dịch gửi trực tiếp cho BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn