Phim “Lý Công Uẩn…” – vài thông tin bên lề

Nguyễn Hồng Kiên

Bộ phim tai tiếng Lý Công Uẩn – đường tới Thăng Long bị phê phán là hàng chợ, là mất gốc, là thiếu cảnh giác, vân vân và vân vân. Tất cả đều không sai. Nhưng có một sự thực trần trụi hơn rất nhiều, cay đắng hơn rất nhiều: nhân danh văn hoá, nhân danh bồi đắp lòng tự hào về lịch sử nước nhà, nhân danh phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long, người ta mưu toan đánh quả! Trên thực tế, thời kỳ Đổi mới mở ra một không gian thoáng đãng hơn xưa cho dân tộc nhưng đồng thời cũng tạo tiền đề cho một nhân tố trước đó chưa hề chiếm vị trí đáng kể nào trong giới cầm quyền: cái uy lực của đồng tiền. Quả vậy, các vị tiền bối như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn,… có thể phạm nhiều sai lầm với nhiều nguyên nhân, khách quan cũng như chủ quan, nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ là những sai lầm vì tiền. Nhưng nay ở đâu ta cũng cũng thấy đồng tiền thống trị, cũng thấy bóng dáng của (cái gọi một cách mỹ miều là) “nhóm lợi ích”. Bộ phim này không phải là một ngoại lệ.

“Phi thương bất phú”, người xưa dạy thế. Nhưng cha ông ta, trong thế phải quyết sinh bên cạnh ông láng giềng khổng lồ phương Bắc, bao giờ cũng quyết giữ gìn văn hoá dân tộc, lấy đó làm gốc rễ cho nền độc lập quốc gia. Than ôi, lãnh đạo như thế nào mà nay ngay cả những gì thiêng liêng nhất trong tâm thức Việt Nam cũng bị biến thành món hàng buôn bán! Câu thơ đau đớn của Nguyễn Du “Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền” tưởng chỉ miêu tả cái hiện thực của thời phong kiến, hóa ra nay vẫn thời sự, vẫn là cái quốc nạn làm cho chúng ta chua xót. Và phẫn nộ!

Anh Hoàng

Một độc giả bảo tôi:

“Bộ phim này là sự hợp tác giữa Công ty cổ phần Truyền thông Trường Thành, Kênh truyền hình Asean TV (Trung Quốc) và Đài Truyền hình Việt Nam.
VTV đóng 10% cổ phần vào dự án bằng việc quy đổi thành thời lượng quảng cáo trên VTV3:

clip_image002

Xem thêm chi tiết ở Mời tài trợ Phim Lý Công Uẩn.ppt

“Bộ phim này thực chất là 1 bộ phim thị trường không hơn không kém, mà đối tượng nhắm đến là các kênh truyền hình của TQ, nên việc đóng  ở TQ là đương nhiên.
Vì như thế thì TQ mới mua lại phim để phát sóng….

- Về thời gian viết kịch bản phim, phải nói là ngắn kỷ lục. Chỉ từ giữa năm 2009 ông Trịnh Văn Sơn (có 2 đứa con, một đứa đầu tên là Trung, đứa thứ 2 tên là Tôn – ghép lại cả tên lẫn tên cha là Tôn Trung Sơn) mới bắt đầu viết. Chất lượng dở cũng là đương nhiên…
Ngoài đời ông Trịnh Văn Sơn rất tôn sùng TQ, toàn chê ngoài Việt Nam thôi. Tên công ty Trường Thành = Great Wall thì mọi người đã hiểu.

- Nói phim do đạo diễn Việt Nam làm đồng đạo diễn?
Đó chỉ là hình thức thôi, chứ thử hỏi xem đạo diễn Tạ Huy Cường là ai? Chắc chắn trong giới điện ảnh ở Việt Nam chẳng ai biết.”

clip_image003

Ảnh này trích trong Mời tài trợ Phim Lý Công Uẩn.ppt.
Đáng ra để hấp dẫn tài trợ thì cũng phải “Mông má” ÔNG Tạ Huy Cường lên 1 chút. Nhìn như là chú nhóc trốn theo bố vào phim trường COI KÉ.

“Tay này là tên cơ hội ăn theo ông Trịnh Văn Sơn thôi. Sang bên TQ cũng chỉ là bù nhìn, tất cả đều do đạo diễn TQ làm hết. Mà cũng phải đưa một đạo diễn Việt Nam nào đó vào đoàn phim chứ, nếu không đưa vào thì hóa ra phim TQ à? Nói chung chẳng đủ trình để làm phim truyền hình…

- Nói về trang phục và các đạo cụ: Hầu như tất cả là của Tàu hết, made in Viet Nam chẳng được bao nhiêu cả. Thậm chí nếu không có người Việt Nam giám sát thì TQ họ sản xuất đạo cụ và trang phục đều là của TQ hết. Nên Tết vừa rồi, nhân viên Cty Trường Thành phải ở lại TQ để trông chừng người TQ đấy chứ, có ai được về ăn Tết với gia đình đâu.”

clip_image004

Đây là chân trang thông tin điện tử 
của Công ty cổ phần Trường Thành

(http://truongthanhmediacorp.com/News/Home/).

clip_image005

clip_image006

Với hai văn bản này thì có nên gọi 
đây là PHIM TƯ NHÂN nữa không nhỉ?

BONUS:

1 - “Bối cảnh đúng hoàn toàn với lịch sử là điều không tưởng”

clip_image008

Đó là ý kiến của GS Đinh Xuân Dũng (Ủy viên thường trực Hội đồng Lý luận-Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung Ương). Ông nói: “Quả là điện ảnh Việt Nam chưa có sự chuẩn bị đầy đủ để có những bộ phim về lịch sử. Trong khoảng 20 năm Hàn Quốc có khoảng 1.000 phim lịch sử…Còn với “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long” tôi nhận thấy chất Việt Nam độc đáo.

Phim thể hiện sinh động, phản ánh trung thực với những nét cơ bản nhất bằng ngôn ngữ điện ảnh về một giai đoạn rất độc đáo của lịch sử dân tộc, giai đoạn Đinh, Tiền Lê và Lý với nhân vật trọng tâm là Lý Công Uẩn.

Tuy nhiên, bộ phim cũng đứng trước thách thức lớn, hạn chế khi chúng ta không có trường quay, không có đạo diễn thực sự đủ tầm cho phim quy mô lớn, không có lực lượng diễn viên đông đảo, thiếu thốn đạo cụ, trang phục… Có thể sử dụng trường quay, trang phục (may tại Trung Quốc)… thậm chí cả đạo diễn Trung Quốc. Song, tính cách nhân vật, mối quan hệ của người Việt Nam trong phim giữ chuẩn. Và cái nữa cần nhấn là âm nhạc Việt trong phim…

Tôi có thể kể ví dụ về một tác phẩm múa trước đây: kịch múa Xô Viết- Nghệ Tĩnh- tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật múa Việt Nam. Tác phẩm này thành công chính nhờ đạo diễn người Triều Tiên là Kim Hoàng dàn dựng.

Bối cảnh đúng hoàn toàn với lịch sử là điều không tưởng. Song từ bộ phim này cũng gợi cho chúng ta thấy cần phải có một trường quay Việt Nam, ê-kíp làm phim lịch sử Việt Nam…
Bởi dòng phim lịch sử Việt Nam trong tương lai cần được phát triển.
Con người càng vươn lên hiện đại càng phải trở về cái gốc.
Lịch sử Việt Nam giúp chúng ta có nhiều bài học.
Nhân vật lịch sử của chúng ta độc đáo lắm, vĩ đại lắm…”

Ông Dũng chính là cố vấn Hội đồng thẩm định kịch bản bộ phim này.

2- Các nhà làm phim khác nói gì?

- Đạo diễn Song Chi: Những suy nghĩ từ sự kiện bộ phim “Lý Công Uẩn-Đường đến thành Thăng Long: SỰ LỆ THUỘC VỀ VĂN HÓA-KHÔNG PHẢI ĐẾN BÂY GIỜ MỚI XẢY RA!…TÂM LÝ CỨ LÀM, BẤT CHẤP LỜI CẢNH BÁO RỒI CÓ GÌ TÍNH SAU!

- Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát: “Đạo diễn Trung Quốc theo tôi không hiểu hết văn hóa, phong tục tập quán Việt Nam. Hoặc họ cốt làm sao cho hấp dẫn…Quan trọng nhất là phục trang và bối cảnh… Dù là dàn diễn viên Việt, mà mặc trong hình thức ấy thì “chết” rồi… Nên chiếu thăm dò trong phạm vi hẹp”

- NSND Thế Anh: Làm phim lịch sử, đừng tưởng dễ…Tay nghề non mà động vào phim lịch sử thật đáng sợ. Nhiều người làm sai lịch sử. Không thể mạnh vì gạo, bạo vì tiền với loại phim này”

- Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên (thành viên Hội đồng thẩm định): “Đây là một bộ phim Trung Quốc, không có gì để tranh cãi. Đạo diễn Trung Quốc, biên kịch Trung Quốc”.

3- Phim đã được chỉnh sửa ra sao?

Trước hết, YÊU CẦU CHỈNH SỬA LÀ GÌ? 
Theo VnExpress:
Trong 2 ngày 28 – 29/8, Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện và lãnh đạo Cục Điện ảnh đã tiến hành xem xét bộ phim 19 tập về đề tài lịch sử.
Căn cứ vào ý kiến các thành viên Hội đồng, Cục Điện ảnh đã gửi công văn cho Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành – đơn vị sản xuất bộ phim.
Nội dung công văn nêu rõ: Tuy đã cố gắng bám sát những mốc lịch sử quan trọng, có tính chuyên nghiệp cao… nhưng do đa số cảnh quay thực hiện ở Trung Quốc nênThái Tổ Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long dễ gây cho người xem cảm giác đây là bộ phim truyền hình Trung Quốc.
Cục cho rằng, một số chi tiết trong phim cần tái hiện đúng với lịch sử, tránh mang dáng dấp dã sử Trung Quốc.
Những cảnh quay tại các địa danh quá quen thuộc của nước này hay những đại cảnh có đông diễn viên quần chúng là người Trung Quốc tham gia bị yêu cầu cắt bỏ.
Ngoài ra, công văn cũng đề nghị đơn vị sản xuất chỉnh sửa lại những lời thoại hoặc quá hiện đại hoặc mang màu sắc phim dã sử Trung Quốc…

Theo Cục Điện ảnh, phim còn có nhiều chi tiết chưa phản ánh đúng lịch sử:
Như việc Lê Hoàn lên ngôi; địa danh diễn ra sự kiện Lê Hoàn đánh đuổi quân Tống (tại sông Bạch Đằng – Tây Kết chứ không phải núi Chu Tước như trong phim); chuyện con Lý Công Uẩn sau này sẽ thi đỗ Trạng nguyên (vì thời đó chưa có Trạng Nguyên); cảnh Lý Công Uẩn đứng trên núi cao nhưng lại bảo đây là thành Đại La…

Cục cũng đề nghị chỉnh lại phần kết phim.
Theo đó, quyết định dời Đô của Lý Công Uẩn là sự thể hiện tầm nhìn sáng suốt của ông trước nhu cầu phát triển của nhà nước Đại Cồ Việt chứ không phải bắt chước theo Trung Quốc.”

Tác giả Quỳnh Chi báo Lao Động cho rằng: Phim Lý Công Uẩn “đậm chất Trung Hoa”: Sửa không đơn giản
Yếu tố Trung Hoa trong phim là điều không còn gì phải bàn cãi, nó thể hiện trong bối cảnh, trang phuc, đạo cụ…
Vì thế, về mặt kỹ thuật làm phim, việc sửa chữa theo quyết định của Hội đồng duyệt phim quốc gia không hề đơn giản, không đơn thuần chỉ là việc cắt cúp.
Hơn nữa, để sửa một cảnh phim đã khó, trong khi hầu như cảnh nào trong phim cũng đậm màu Trung Hoa.
Theo những nhà làm phim, phim quay xong có thể sửa được bằng hai cách.
Một là bỏ cảnh đó, quay lại; hai là sửa trực tiếp bằng kỹ xảo trên phim đã dựng như vẽ lại quần áo…
Tuy nhiên, phương án hai tốn kém hơn phương án một rất nhiều và không thể xong chỉ trong “một sớm một chiều”.

NHƯNG,

VnExpress.net (cập nhật lúc 11g33 ngày thứ Bảy 18/9/2010) cho biết:
Theo ông Trịnh Văn Sơn – Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành –những chi tiết mà Cục Điện ảnh yêu cầu cắt gọt, chỉnh sửa chỉ là những tiểu tiết, xử lý rất đơn giản, không ảnh hưởng nhiều tới nội dung phim.“Chúng tôi hoàn toàn làm theo chỉ đạo của Cục Điện ảnh, hiện đã chuyển phần phim được chỉnh sửa lên Cục chờ xét duyệt” – ông Sơn cho biết.
Ông cũng khẳng định, ông chính là người chấp bút cho kịch bản và nhà biên kịch Trung Quốc, Kha Chương Hòa chỉ là người cố vấn. Ông Sơn cho rằng, việc chỉnh sửa một bộ phim là điều rất bình thường.

Chiều 17/9, ông Lê Ngọc Minh – Cục phó Cục Điện ảnh cho biết, Cục đã nhận được bản phim chỉnh sửa của Công ty Cổ phần đầu tư Trường Thành vào ngày 11/9.
Tuy nhiên, nhiều ủy viên trong Hội đồng thẩm định đang đi công tác nên việc kiểm định chưa thể tiến hành.
Trong tuần tới, Cục Điện ảnh sẽ có kết quả cuối cùng về Thái tổ Lý Công Uẩn – Đường tới Thành Thăng Long.

NGHĨA LÀ CHỈ TRONG CHƯA ĐẦY NỬA THÁNG BỘ PHIM ĐÃ ĐƯỢC CHỈNH SỬA XONG VÀ NỘP LẠI CHO CỤC ĐIỆN ẢNH.

N. H. K.

Nguồn: Gocsay Blog

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn