Trung Quốc đang nghĩ gì?

The Council on Foreign Relations (CFR)

23/9/2010

Joshua Kurlantzick

image Sau những tháng bất ổn gần đây trên Biển Đông và bây giờ là những căng thẳng với Nhật Bản, tôi có nhiều câu hỏi, mà quan trọng nhất là: Trung Quốc đang nghĩ gì?

Như tôi đã ghi chép trong cuốn Charm Offensive: How China's Soft Power Is Transforming the World [tạm dịch Chiêu thức quyến rũ: Quyền lực mềm của Trung Quốc đang biến đổi thế giới như thế nào?], từ cuối thập niên 1990 cho đến giữa những năm 2000, Bắc Kinh đã làm một công việc tuyệt vời: trình bày diện mạo của một “anh hàng xóm” tử tế, một “cầu thủ” tích cực trong các “đội hình” của khu vực, một “diễn viên” tài năng với cách hành xử hoà hợp đối với các quốc gia phát triển ở Đông Á, mà đặc biệt là Đông Nam Á. Thế nhưng, chỉ vài tháng qua, Bắc Kinh đã tự hủy hoại nhiều thành tựu ngoại giao mà phải mất cả một thập kỷ để tích lũy.

Việt Nam đã nhanh chân theo đuổi sự hợp tác với Hoa Kỳ. Các quốc gia Đông Nam Á khác cũng đang thúc giục Washington trở lại khu vực và thậm chí cả Campuchia, nơi mà giới lãnh đạo vốn không ưa gì các cường quốc phương Tây, lại cũng đang hâm nóng quan hệ với Washington.

Vậy câu hỏi là tại sao? Chắc chắn, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận ra các hành động leo thang gây hấn của họ ở Biển Đông và các vấn đề khác đã phá hủy ít nhiều uy tín. Dưới đây là 3 câu trả lời khả dĩ:

1. Canh bạc dài. Tôi nghĩ rằng các quan chức Hoa Kỳ, các chuyên gia, viện sĩ đôi khi đã trao cho Trung Quốc quá nhiều sự tin cậy trong việc hoạch định chính sách vĩ mô. Tom Friedman (tác giả Thế giới phẳng) đã viết quá nhiều cột báo ca ngợi các chiến lược năng lượng của Trung Quốc. Nhưng cũng có thể Bắc Kinh đang đi nước cờ mạo hiểm, mặc dù các hành động khiêu khích của họ đang nhất thời gây phản ứng từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ, bằng cách đặt cược vào các sức mạnh khác, qua thời gian các quan điểm sẽ chuyển biến theo cách đặt cược đó, sao cho Trung Quốc phải chi phối các cuộc thảo luận về tranh chấp Biển Đông và các vấn đề khác.

2. Tình cảm quốc gia. Nếu người Mỹ quá thường xuyên tâng bốc chiến lược tư duy của người Trung Hoa, họ lại cũng thường đánh giá chưa cao sức mạnh tình cảm quốc nội của người Trung Quốc. Mỹ gia tăng thăm dò tiềm năng dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông và các vùng khác, khiến giới học giả, văn sĩ theo chủ nghĩa dân tộc và quân đội Trung Quốc không thể làm ngơ, chính phủ Bắc Kinh đã phải phản ứng. Đặc biệt, nên nhớ Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo không có được sự tín nhiệm ở nơi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa so với các nhà lãnh đạo trước đó.

3. Đánh giá thấp sức mạnh của khu vực nhỏ hơn. Mặc dù các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh có một sự hiểu biết khá hơn về các quốc gia khác trong khu vực so với hai mươi năm trước, nhưng họ vẫn có xu hướng đánh giá thấp năng lực và tham vọng của các nước nhỏ hơn ở Đông Nam Á có thể dám quay lại chống chính sách của Trung Quốc. Khinh suất này đặc biệt rất rõ ràng trong vấn đề Việt Nam – nơi có tinh thần chống Trung Quốc mạnh mẽ và ăn sâu trong tình cảm các nhà lãnh đạo cũng như toàn thể nhân dân. Ngược lại, không nhiều các vị lãnh đạo Trung Quốc hoặc người dân đại lục thường xuyên nghĩ về Việt Nam một chút nào.

Quốc Ngọc dịch

Từ http://blogs.cfr.org/asia/2010/09/23/what-is-china-thinking/

Người dịch gửi trực tiếp cho BVN

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn