Thử “Giải phẫu” 3.500 tỷ của Petro Vietnam "không rõ ràng" ở đâu?

Mai Huy

“Nếu áp dụng luật doanh nghiệp vào hình thức “Tập đoàn kinh tế nhà nước” thì  theo lời Chủ tịch Petro Vietnam và  trên thực tế, Tập đoàn này ngoài việc hoạt động theo Luật Doanh nghiệp còn phải tuân thủ Luật Dầu khí, đó là điều bình thường vì [Petro Vietnam] cũng là một doanh nghiệp, và hoạt động trong lĩnh vực  nào thì chịu chi phối của luật ngành đó, nhưng theo [Petro Vietnam] thì  còn có quy chế quản lý tài chính riêng theo nghị định của Chính phủ ban hành. Nhưng nếu Petro Vietnam không được hưởng đầy đủ những điều kiện của một doanh nghiệp bình thường thì theo đó sẽ cũng không có nghĩa vụ trách nhiệm đầy đủ bình thường đối với đồng vốn chăng? Câu hỏi này chỉ có thể được giải phẫu khi và chỉ khi xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của tập đoàn với đồng vốn kinh doanh. Như vậy xét về mặt thực tế thì tái đầu tư 3.500 tỷ cho hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí  (Petro Vietnam) như hiện nay là đương nhiên vì nếu không thì sẽ phân bổ như thế nào khi không có chế tài trách nhiệm với hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn “lỗ cũng như lãi” mà thôi?” – Mai Huy.

Những câu hỏi trên đặt ra thật chí lý vì việc dành cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) một tài khoản khổng lồ 3.500 tỷ sau một năm làm ăn lẽ ra phải đưa về cho Nhà nước số tiền lãi bằng chừng ấy là điều không thể lý giải được, và bản thân việc đó là bằng chứng cho thấy sự tồn tại như hiện nay của các tập đoàn kinh tế nhà nước đối với sự nghiệp đẩy mạnh nền kinh tế nước nhà đi lên thật không có bao lăm thực chất. Song chúng tôi còn muốn lý giải sự việc vượt ra ngoài những điều ông Mai Huy đã đặt dấu hỏi. Chẳng hạn, chức năng của các tập đoàn kinh tế nhà nước xét từ yêu cầu thực tế-thực dụng nhất là gì? Là để cho Nhà nước chủ động nắm một nguồn mạch tài chính khi cần phải đối phó với một số đòi hỏi đặc thù nào đó của “cầu” mà Nhà nước không biết nắm ở nguồn nào cả - hãy cứ nhìn vào một việc nhỏ là các khoản chi cho những kiểu đại hội khác nhau, hoành tráng từ cấp trung ương đến tận cơ sở thì có thể ngầm hiểu. Tập đoàn kinh tế nhà nước đương nhiên phải chấp hành xuất ra cung ứng cho Nhà nước, nhưng xuất ra lúc này thì lại có quyền đòi lại lúc có thể đòi. Và đây là luật bất thành văn, nếu có chế tài cũng chắc gì đã xóa bỏ được. Lại chẳng hạn, Nhà nước khi giải thể Vinashin đã từng gán quá nhiều khoản nợ khổng lồ lưu cữu của Vinashin cho Tập đoàn Petro Vietnam mà Tập đoàn này đành phải è cổ gánh chịu, thì biết đâu đây cũng chính là món “lại quả” ngầm, như một cách Nhà nước gián tiếp bỏ tiền ra trả nợ cho Vinashin mà không mang tiếng đi ngược với những quy định cứng công khai không được phép làm. Ấy là cứ giả định thế chứ không nhất thiết giả định đó đã đúng. Dù sao, con số 3.500 tỷ đồng cũng làm tâm lý xã hội rơi vào một cơn choáng váng, có khả năng dẫn đến mất niềm tin - và phá vỡ các quy tắc vốn có - đối với cách quản lý tập đoàn kinh tế của Nhà nước như hiện nay. Giải đoán cách này cách khác trong dư luận nhân dân là điều không lấy gì làm ngạc nhiên, nhưng sẽ rất có ích để người cầm chịch tỉnh táo suy ngẫm, hoặc kịp thời điều chỉnh.

Nguyễn Huệ Chi

(Tamnhin.net) - Chừng nào chưa rõ ràng chừng ấy phải trả giá? Mọi mắc mớ không thể giải quyết được khi hiệu quả kinh doanh không được đánh giá và phân định rõ ràng, từ đó không có hướng giải quyết hay nói cách khác là không có lối thoát khi không biết ai là chủ khối tài sản của Tập đoàn kinh tế nhà nước.

clip_image001

 

Đã là kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải kinh doanh mà khi  kinh doanh thì mục tiêu là  phải kiếm lời vì kinh doanh không tránh được quy luật giản dị là cần có vốn và lợi nhuận.

Khi phân tích kết quả của quá trình đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp  thì nếu có lợi nhuận ắt doanh nghiệp phát triển hoặc thua lỗ thì dẫn đến phá sản. Nhưng bài toán phân chia trách nhiệm về tài sản ở cả hai tình huống này của tập đoàn kinh tế nhà nước đang không có hoặc có mà không rõ ràng? Dẫn đến nhiều thắc mắc của nhân dân và làm giảm niềm tin của nhân dân từ  nhiều cách giải quyết không hợp  lý nhưng không có cách nào khác tốt hơn vì chưa có chế tài? 

Mối liên kết giữa quyền và nghĩa vụ của kinh tế tập đoàn nhà nước đang rất mơ hồ và không theo quy luật phát triển kinh tế và cũng không theo quy luật kinh doanh nào cả mà ngay từ đầu nó được sinh ra đã có mầm mống của sự không rõ ràng về quyền sở hữu khối tài sản đó là ai? Trách nhiệm bảo tồn và phát triển khối tài sản này đang vô hướng?

Là Nhà nước ư vậy thì Nhà nước giao cho “Tập đoàn kinh tế nhà nước” họ  quản lý và kinh doanh khối tài sản ấy thì họ có quyền lợi và trách nhiệm gì?  Hay nói cách khác họ có quyền thay mặt Nhà nước định đoạt khối tài sản đó không? Nếu có thì chế tài như thế nào? Khi họ mang về lợi nhuận và ngược lại khi họ bị thua lỗ và phá sản?

Đã là kinh tế thị trường thì  đồng vốn thả vào kinh doanh bắt buộc phải kiếm lời nếu không có lợi nhuận thì chắc chắn là thua lỗ và phá sản? Vậy ta định hướng giải quyết vấn đề hậu của kinh doanh này ra sao đối với mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước mà làm sao giải quyết được khi không biết cái đầu vào là của ai thì cái đầu ra chắc cũng là “không ai cả”.

Vì vậy xét theo luật kinh doanh thì khoản tiền 3.500 tỷ đồng mà Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) Đinh La Thăng đã cho biết không phải là vốn ngân sách là đúng vì đấy là lợi nhuận của kết quả kinh danh mà Tập đoàn này đem lại của năm hoạch toán tài chính  2010 và tái đầu tư cho kế hoạch tài chính kinh doanh của Tập đoàn cho năm sau 2011. Điều đó là đương nhiên nếu như khi giao vốn cho tập đoàn kinh doanh mà Nhà nước không yêu cầu phải nộp về ngân sách Nhà nước khoản lãi suất nhất định theo quy chế thể chế tài chính hoặc là yêu cầu Tập đoàn phải nộp bao nhiêu phần trăm lợi nhuận về ngân sách Nhà nước.

Nhưng nếu xét về quyền sở hữu tài sản thì khoản tiền 3.500 tỷ tái đầu tư cho Tập đoàn năm 2011 đó là của Nhà nước vì Tập đoàn kinh doanh bằng vốn của Nhà nước?

Vậy thì rất bất công. Xét về mặt khách quan thì vấn đề hiệu quả trong kinh doanh của tập đoàn kinh tế nhà nước mà Nhà nước sở hữu 100% vốn thì lãi Nhà nước hưởng lỗ Nhà nước chịu còn tâp đoàn sẽ không có trách nhiệm gì khi thua lỗ mà cũng chẳng có quyền lợi gì khi phát triển và có lợi nhuận?

Điển hình là vụ Vinashin thua lỗ đến 86.000.tỷ đồng nhưng biết quy trách nhiệm về tài sản cho ai trong Tập đoàn mà chỉ quy trách nhiệm về thiếu tinh thần  trách nhiệm trong quản lý mà thôi.

Do vậy việc 3.500 tỷ mà  Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) được tái cấp vốn năm 2011 là đương nhiên và có thể nói không phải chỉ có [Petro Vietnam] mà các tập đoàn kinh tế nhà nước khác nếu kinh doanh có lợi nhuận chắc chắn cũng sẽ được hưởng như vây? Nếu như không có quy định bắt buộc về tài chính khi giao vốn và trách nhiệm về tài chính đến cùng với hiệu quả kinh doanh đối với tập đoàn nói chung và với cá nhân, tập thể  sử dụng nguồn vốn Nhà nước.

Nếu áp dụng luật doanh nghiệp vào hình thức “Tập đoàn kinh tế nhà nước” thì  theo lời Chủ tịch Petro Vietnam và  trên thực tế, Tập đoàn này ngoài việc hoạt động theo Luật Doanh nghiệp còn phải tuân thủ Luật Dầu khí, đó là điều bình thường vì [Petro Vietnam] cũng là một doanh nghiệp, và hoạt động trong lĩnh vực  nào thì chịu chi phối của luật ngành đó, nhưng theo [Petro Vietnam] thì  còn có quy chế quản lý tài chính riêng theo nghị định của Chính phủ ban hành. Nhưng nếu Petro Vietnam không được hưởng đầy đủ những điều kiện của một doanh nghiệp bình thường thì theo đó sẽ cũng không có nghĩa vụ trách nhiệm đầy đủ bình thường đối với đồng vốn chăng? Câu hỏi này chỉ có thể được giải phẫu khi và chỉ khi xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của tập đoàn với đồng vốn kinh doanh. Như vậy xét về mặt thực tế thì tái đầu tư 3.500 tỷ cho hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí  (Petro Vietnam) như hiện nay là đương nhiên vì nếu không thì sẽ phân bổ như thế nào khi không có chế tài trách nhiệm với hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn “lỗ cũng như lãi” mà thôi?.

Vì vậy để giải quyết tận gốc bài toán kinh doanh là xác định nguồn vốn và hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn, tức cần xác định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể và cá nhân về tài sản trong mô hình kinh tế tập đoàn.

Giao cho tập đoàn nguồn vốn nếu tập đoàn đầu tư kinh doanh có lãi thì được hưởng là bao nhiêu? Khoản bắt buộc khi giao nguồn vốn Nhà nước đầu tiên phải tính đến trả được gốc và lãi là bao nhiêu, còn lợi nhuận thì tập đoàn được hưởng bao nhiêu %. Theo đó nếu tập đoàn kinh doanh thua lỗ thì trách nhiệm về tài chính phải chịu là bao nhiêu % số lỗ.

Nếu ta quy định được quyền và trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân của tập đoàn kinh tế  về trách nhiệm tài chính như vậy thì nhân dân, hay các đại biểu của dân không ai thắc mắc gì về việc tái cấp vốn hay việc  Nhà nước phải  ghánh chịu về tài chính  hoàn toàn về việc  thua lỗ của các tập đoàn mà Vinahsin là một ví dụ.

Như vậy xét về mặt lý thì nếu cách quản lý tài chính của Nhà nước với các tập đoàn kinh tế nhà nước như hiện nay thì vấn đề Chính phủ tái cấp vốn hay tái đầu tư 3.500 tỷ cho [Petro Vietnam] năm 2011 là đương nhiên mà vẫn làm như vậy vì có phương án nào khả quan và đúng đắn hơn đâu khi nguồn vốn đầu tư cho các tập đoàn chưa xác định trách nhiệm của hiệu quả  kinh doanh.

“Chừng nào chưa rõ ràng, chừng ấy phải trả giá” đó là quy luật của kinh tế, đã là kinh doanh phải kiếm lời và “ăn cho” nhưng “buôn so” mới có hiệu quả khi kinh doanh.

M.H.

Nguồn:Tamnhin.net

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn