Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi quá khó cho Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

Ngọc Quang

(GDVN) – Sáng nay, đại biểu Quốc hội Lê Văn Lai (đoàn Quảng Nam) đã đặt ra một câu hỏi không dễ chút nào với Bộ trưởng Phạm Vũ Luận.

Đại biểu Lê Văn Lai mở đầu: “Trước hết nhân ngày 20/11, tôi xin chân thành gửi tới thầy Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và không sai sót bất cứ điều gì trong quá trình tiến hành cải cách giáo dục”.

Đại biểu Lê Văn Lai cho biết ông có gần 10 năm công tác trong ngành giáo dục và rất quan tâm tới vấn đề của ngành.

Cụ thể, gần đây dư luận xáo động tận tâm can về một vấn đề rất nhạy cảm, đó là sự thay đổi cách dạy bộ môn Lịch sử.

“Trước sự phản ánh mạnh mẽ của dư luận xã hội, Bộ trưởng nêu chính kiến của mình về vấn đề này, nhất là tính đúng đắn tính ưu việt của nó?

Bộ trưởng có dự định gì hoặc hoãn chủ trương thay đổi chủ trương giảng dạy môn Lịch sử trong trường phổ thông theo hướng tích hợp không?

Nếu không dừng, không hoãn thì Bộ trưởng có dám khẳng định trách nhiệm của mình trước nhân dân về tính đúng đắn của vấn đề?

Xin nói thêm rằng, sai lầm về phương pháp sẽ dẫn tới sai lầm về kiến thức, nhất là kiến thức Lịch sử trong thế hệ trẻ và sẽ không có chỗ cho sự khắc phục hoặc thiếu kinh nghiệm”, ông Lai đặt câu hỏi khó với Bộ trưởng Luận.

clip_image001

Đại biểu Quốc hội Lê Văn Lai (đoàn Quảng Nam). Ảnh: Trung tâm thông tin Quốc hội.

Đại biểu Lê Văn Lai nói rằng với sự hiểu biết hạn hẹp của mình, chỉ nhìn vấn đề ở một góc độ rất nhỏ trong việc đổi mới chương trình sách giáo khoa. Đó là những vấn đề tưởng như nhỏ, nhưng thực chất lại không nhỏ, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự nỗ lực của ngành chủ quản và các chủ thể liên quan.

“Theo tôi, bất cứ sự phá vỡ lớn nào cũng có nguyên nhân từ sự phá vỡ hệ thống. Chứng minh cho nhận định này là vấn đề tôi vừa chất vấn thầy Bộ trưởng về cách dạy môn Lịch sử. Vì đơn giản hóa vấn đề, chỉ chú trọng tới giấc mơ tích hợp mà quên mất hệ lụy khác”, ông Lai nêu quan điểm.

Đại biểu Lê Văn Lai đồng thời nêu ra một thí dụ rất cụ thể, đó là việc tự ý thay đổi bản dịch cũ trong bài “Sông núi nước Nam” đã tồn tại bao đời nay, có chỗ đứng vững chắc trong lòng nhân dân, được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên của dân tộc bằng một bản dịch mới.

Khi đọc bản dịch mới thì từ nhà nghiên cứu Lịch sử, nhà nghiên cứu văn học cho tới người bình thường đều không thể đồng tình.

Thí dụ, đó câu thứ hai trong bài “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt: “Rành rành định phận tại sách trời/Vằng vặc sách trời chia xứ sở”.

“Theo tôi, câu thứ hai trong bản dịch cũ là bất khả sửa và không còn có chỗ nào thể hiện chất lượng hơn, nhất là trong tình hình bảo vệ chủ quyền quốc gia hiện nay.

clip_image002[1]

Ông Dương Trung Quốc: “Bộ Giáo dục không minh bạch”

Nhìn dưới bất kỳ góc độ nào, về phân tích ngôn ngữ, về ý nghĩa Lịch sử hay tính sát nghĩa của nguyên tác thì không thể có sự tương đồng giữa “tiệt nhiên” với “vằng vặc” và giữa “định phận” với “chia xứ sở”.

Tôi đề nghị, Bộ Giáo dục cần lưu tâm đặc biệt đến những vấn đề có hàm lượng lịch sử cao, những vấn đề nhạy cảm, để khắc phục sai sót không đáng có, nhằm hoàn thành đề án cải cách chương trình đề án cải cách sách giáo khoa phổ thông đã được Quốc hội phê chuẩn”, ông Lai nói.

N.Q.

Nguồn:

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Dai-bieu-Quoc-hoi-dat-cau-hoi-qua-kho-cho-Bo-truong-Pham-Vu-Luan-post163402.gd

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn